Hôm nay,  

Làm Sao Hiểu Thấu

30/08/200900:00:00(Xem: 3399)

Làm sao hiểu thấu – Mõ Sàigòn

Khổng Tử một hôm thức dậy, thấy đầu nằng nặng, chân tay như thể bị ai lấy keo hồ dán vào chiếu, liền dõi mắt ra ngoài cửa sổ. Hiu hắt nói:
- Xin cứ đường thẳng mà đi, đừng có thấy đường tắt mà rẽ. Cứ thong thả mà làm, chớ đừng chạy theo thời gian mà mần cho nhanh chóng. Đừng thẹn mình làm sai, bởi không sai thì chẳng thể nào làm đúng được. Đừng trách mình là đói là nghèo, bởi không đói không nghèo thì làm sao biết tằn tiện mà giàu lên cho… bà con thêm ngán. Lời ta dạy môn sinh rành rành làm vậy, mà bây giờ chỉ mới bị giựt hụi thôi, thời tim óc đã đau thương không bút mực nào tả được…
Rồi vịn vào thành giường, thở một hơi mấy cái rồi bùi ngùi nói tiếp:
- Góp ý cho người ta làm thì dễ, nhưng để cho mình làm thiệt thiên vạn gian nan. Khó mần ngay cho đúng!
Bất chợt có Khổng Miệt là cháu của Khổng Tử, đứng ở cửa phòng. Vòng tay nói:
- Trời đang bước vào xuân, cây lá tưng bừng, mà cậu vẫn ủ ê theo từng cơn tuyết phủ, là nghĩa làm sao"
Khổng Tử uể oải đáp: 
- Sáng dạy, chiều dạy, tối dạy. Thét rồi đầu óc bí rị luôn, nên hổng tươi vui là vì duyên cớ đó.
Miệt nghe vậy, “à” một tiếng rõ to, rồi mau miệng nói:
- Núi Thái Sơn, nổi tiếng về hoa đào, đã vậy cảnh sắc lại ít nhiều thơ mộng, nên muộn phiền dễ tan, còn áo não sẽ lẹ làng sang bến khác. Cậu! Cực nhọc với nghề, mà không được nghỉ ngơi, khiến hào khí châu thân phải chịu nhiều thương tổn. Chi bằng dãn nhẹ thì hơn.
Khổng Tử lâu nay lo dạy để trả biu, bây giờ nghe chữ nghỉ, bèn rúng động tâm can. Thảng thốt nghĩ rằng: “Muốn kiếm tiền thì phải có sức khỏe, mà muốn được sức khỏe thì thân tâm phải đặng nghỉ ngơi, mà muốn trọn vẹn chữ nghỉ ngơi thì cách tốt nhất là xài tiền của thiên hạ, mà một khi muốn xài tiền của thiên hạ thì phải biết ưu tư, thốt lời ai oán.”. Nghĩ vậy, liền trầm giọng nói:
- Của chồng công vợ. Tiền cậu làm được đồng nào, mợ giữ ngay đồng đó, nên lắm lúc muốn kiếm chút mồi, hoặc nốc chén rượu cay, thời không làm được. Nay dầu biết sức khỏe là trọng, nhưng túi rỗng bụng không, thì đầu làng cuối ngõ còn chưa đi được. Hà huống vườn đào ở Thái Sơn. E ngàn thu chưa tới!
Rồi co mình lại mà thở. Miệt thấy vậy, mới vội vã nói:
- Môn sinh của thầy. Ít thì hàng trăm, nhiều thì hàng vạn. Chẳng lẽ một chuyến đi ngoạn cảnh của thầy, mà không chu toàn được hay sao"
Khổng Tử xua tay đáp:
- Ta trước mặt học trò, luôn xiển dương lời dạy cùa Thánh nhân, lại đề cao nhân lễ nghĩa trí tín, đã vậy học phí lại tính đều. Nào đã thoát một ai" Thời làm sao ta có thể… chơi tiếp mà lòng không day dứt"
Khổng Miệt lẹ miệng nói:
- Day dứt là khi nào cậu đòi. Cầm bằng như điều đó là tự nguyện của đám môn sinh, thời không nhận mới nghe lòng day dứt.
Khổng Tử nghe cháu mình bàn vô như vậy, tâm hồn bỗng nhẹ tênh. Khoan khoái mà rằng:
- Vui chơi mà không tốn tiền của vợ, thì phải lượm ngay, bởi cơ hội thế ni khó chường ra cho thấy!
Mấy ngày sau, Khổng Tử cùng đám học trò đi chơi núi Thái Sơn. Lúc ngừng nghỉ dọc đường, thầy trò mới lấy cơm nắm ra mà ăn, nếp than ra mà uống. Bất chợt thầy Mạnh Tử vòng tay thưa:
- Thưa thầy. Đời người như một giấc mơ, mà đã là giấc mơ thì hầu như ai ai cũng chẳng muốn mơ ác mộng bao giờ. Vậy, nếu chúng con ao ước mơ những giấc mơ đẹp, thời phài làm sao"
Khổng Tử đảo mắt nhìn học trò. Vung tay đáp:
- Các ngươi chỉ cần nhớ một chữ… “Quên” là đủ. Tất cả đã rõ chưa"
Bật Tử Tiện, chuẩn bị châm rượu cho Khổng Tử, bỗng nghe cần nhớ một chữ “Quên”, bèn ngừng đôi tay lại . Thảng thốt nói:
- Từ ngày theo thầy cho đến nay, đệ tử chưa hề nghe chữ này. Dám xin thầy mở lượng bao dung, giải bày ra cho biết.
Khổng Tử nét mặt bỗng lạnh tanh. Gằn giọng nói:
- Một xị mở mang trí hóa. Ta vô chưa đủ xị, mà ngươi lại ngưng ngang, là cớ làm sao"
Tử Tiện vừa châm rượu cho thầy, vừa run run đáp:
- Vẫn biết tha thứ cho quân thù, dễ hơn là tha thứ cho một người thân. Hà huống là học trò, thì thiệt khó hổng biết bao nhiêu mà nói nữa! Đệ tử chỉ dám xin thầy cho một cơ hội, để sửa chữa lỗi lầm, hầu những lúc hầu rượu mai sau, sẽ dài lâu vô bến.
Khổng Tử thấy học trò của mình thành khẩn như vậy, nét mặt bỗng dịu đi, thư thả mà rằng:
- Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải tập quên. Quên tuổi tác. Quên tiền tài danh vọng. Quên con cái đầy đàn, và quên cả những thất bại chua cay, muộn phiền khúc mắc.
Tử Tiện nghe tới đâu lùng bùng theo tới đó, toan hỏi, bất chợt nghe tiếng nhạc, ngoái đầu nhìn lại, thời thấy một tiên sinh đang đi trên đường làng, tay gảy đàn cầm, vừa đi vừa hát, vẻ mặt… đã như là vừa trúng độ. Bất chợt nghe giọng của thầy oang oang nói:
- Có phải Vinh Khải Kỳ đó không"
Người ấy đáp:
- Phải!
Khổng Tử lại hỏi:
- Tiên sinh có vợ chưa"
Khải Kỳ đáp:
- Hai con rồi còn hỏi!
Khổng Tử mặt bỗng nghệch ra một chút, rồi sửng sốt nói:
- Còn vợ, mà lại vui vẻ như thế này. Tiên sinh làm sao để có thể vui tràn ra như thế"
Khải Kỳ hớn hở đáp:


- Trời sinh muôn vật. Loài người cao quý nhất. Ta được làm người, đó là một điều đáng vui. Trong loài người, đàn ông ví như cây tùng cây bách cho hiền thê nương tựa, mà ta được làm đàn ông, đó là hai điều đáng vui. Người ta sinh ra có người đui què, có người sứt mẻ, trong khi ta hoàn toàn khỏe mạnh, là ba điều đáng vui. Ta đi trên đàng, thấy bao người khổ nhọc vì miếng cơm, vất vã vì manh áo, mà ta lại tay đàn miệng hát, cơm nóng đợi ở nhà, ấy là bốn điều đáng vui. Người ta lúc trẻ thì khổ với vợ, về già thì khổ với con, già nữa thì tơi tả trông bồng bế cháu, mà ta lại thong dong, ấy là năm điều đáng vui. Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là hết sự đời. Nay ta vui hưởng cái sự thường của thế gian, mà an lòng đợi chết, thì còn gì là lo buồn nữa…
Mạnh Tử nghe Khải Kỳ thuyết cho một tràng, bỗng ruột dạ xôn xao, liền chắp tay nói:
- Tiên sinh sống trong… cái sự thường của thế gian, mà vợ vẫn vui lòng, thì thiệt khiến cho đệ tử phải viễn chi. Ngàn thu đứng ngó!
Khải Kỳ thấy giữa đám đông, có người vừa khen mình vừa khen vợ, bèn sướng tận tâm can. Cao hứng nói:
- Cái sung sướng ở đời, thực không biết lấy gì mà đo lường, cũng như không thể biết ở đâu mà mưu tìm cho được, bởi, vui sướng hay buồn khổ, đều tự trong lòng mà ra. Chớ không ở trong tiền trong bạc, trong lọng trong danh, trong sự giàu sang nhỉnh hơn người bên cạnh, mà chỉ cần một cái tâm an vui, biết thỏa với số phận cùa mình, thì sung sướng sẽ kéo dài theo sung sướng…
Khổng Tử nghe vậy, liền ngẩng mặt lên trời, thích thú nói:
- Phải lắm! Tiên sinh thế là biết cách tự làm cho khoan khoái mà hưởng sự vui thú ở trên đời. Chớ tham lam vô chừng, mê man quá độ, thời biết bao giờ mới sung sướng được đây"
Tối ấy, Khổng Miệt lang thang ở bìa rừng tìm ý thơ, bất chợt thấy Tử Tiện đang ngồi trên tảng đá, dưới chân lăn lóc mấy cái chai, liền rúng động tâm can, mà bảo dạ rằng: “Thường rất khó nói ra sự thật cho người khác nghe, càng khó hơn nữa là mình tự nhận với mình. Nay đồng môn của ta mượn rượu để quên, ắt sự thương đau đã tràn trong tâm khảm, mà một khi đã tràn trong tâm khảm, thì trước là dễ làm chuyện bậy, sau mau lẹ bi quan, sau nữa vợ con chết chìm trong nước mắt. Ta! Tuy với Tử Tiện chưa phải là tri kỷ, nhưng nhậu với nhau đã nhiều, thì lẽ nào lại quay mặt bước đi, hướng về nơi xa khác"”. Nghĩ vậy, liền vội vàng chạy đến kề bên. Tha thiết nói:
- Nghịch cảnh không đáng sợ, mà điều đáng sợ là không có ai để xẻ chia trong lúc ôm vào nghịch cảnh. Có phải vậy chăng"
Tử Tiện nhừa nhựa đáp:
- Phải! Phải!
Khổng Miệt lại nói:
- Giàu vì bạn, sang vì vợ, vỡ nợ vì tham. Đệ không sang không giàu, lại chưa có cơ hội để tham. Sao lại có thể sầu tuôn ra như thế"
Tử Tiện thở ra một cái, rồi nghiêm mặt nói rằng:
- Đệ theo thầy, đến nay đã được mười hai năm. Thực tế cũng nhiều, lý thuyết cũng lắm, nhưng chưa bao giờ tâm của đệ lại bất an như lần này. Đệ nghĩ: Thầy là kẻ tột cùng thông minh trong thiên hạ, thì không thể sai. Vậy cái sai chỉ là do sự thiển cận của đệ mà ra cả. Công vợ may ngày may đêm cho đi học, rồi cơm nắm cơm đùm, lại nhịn mặc nhịn ăn để chồng không thua sút thiên hạ, mà bây giờ lại trớt quớt kiểu này, thì trước là lỗi đạo phu thê, sau chẳng còn hy vọng chút công danh để dày công báo đáp!
Khổng Miệt càng nghe càng không hiểu, bèn bụng ruột sôi lên, lẩm bẩm nói:
- Dù ở trong hoàn cảnh khắt khe, ngặt nghèo đến đâu đi nữa, mà còn hy vọng, thì vẫn còn đường binh. Chớ một khi hy vọng mất rồi, thì chẳng những hỏng ăn, mà không khéo lại tanh bành thân xác nữa! Còn người đồng môn này, chỉ nhắc tới thầy mà không nhắc tới vợ, ắt không phải chuyện phận duyên, mà có lẽ dính thầy vô trong đó!
Nghĩ vậy, liền mau chóng nói:
- Quân, sư, phụ. Thầy tuy hơn cha mẹ, nhưng cũng là người, nên tính bậy tính non, tưởng rằng luôn luôn có.
Tiện lại thở ra một cái, rầu rĩ đáp:
- Đệ có thừa dũng cảm, dzô đặng trăm phân, nhưng lại không đủ can đảm nhìn vào sự thật, nên gan bụng rối bời, ruột dạ nôn nao. Thiệt có sống cũng cầm như không sống!
Miệt! Nghe tới đây thời biết đụng cậu của mình, bèn ngồi xuống cạnh bên. Khẳng khái nói:
- Trong nhà là thân tộc. Ngoài cửa là người dưng. Đệ cứ việc đổ trút những điều đang tức tối.
Tiện nghe vậy, mới bực bội mà nói rằng:
- Công danh sự nghiệp là gì" Phải chăng đó là mục đích để đời ta cố gắng. Chớ không có sự nghiệp công danh, thì kẻ chịu khó chịu thương có hơn gì hạng phàm phu tục tử" Đời sống của một con người. Nếu không vì một lý tưởng cao cả để dấn thân, thì giờ khắc được gần gũi bên con cái là một hạnh phúc, như ngọn lửa thiêng của trời đất cấy vào lòng người, như cây với rễ, như lá với hoa - và như vậy - sống ở cõi này mới không có gì để luyến tiếc. Còn những bài học thấm thía nhất đâu có phải do thành công mang lại, mà do ở thất bại gian truân, ở chỗ muộn phiền hòa nước mắt. Rõ ràng là vậy, thầy lại bảo phải nhớ một chữ “Quên”, thời không hiểu có còn… linh không nữa"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.