Hôm nay,  

Anh Hùng Đông A : Gươm Thiêng Hàm Tử

05/08/200900:00:00(Xem: 11322)

HỒI THỨ NĂM MƯƠI TÁM<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

 

Nguyên tổ họ Lý Hàn quốc

 

 

Hồi mới được Hưng Đạo vương nhận làm con nuôi, Dã Tượng vào sống trong vương phủ. Hằng ngày, các vương tử, quận chúa, gia tướng đều phải nghe gia sư, trưởng sử giảng sách. Một buổi, gia sư giảng về giai đoạn từ triều Lý chuyển qua Trần có đoạn:

 

Niên hiệu Kiến trung thứ nhì (Đời vua Trần Thái tông, 1226) Đại đô đốc là Kiến bình <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />vương Lý LongTường cùng gia thuộc trên sáu nghìn người bôn xuất. Không biết đi đâu.

 

Lý Long Tường là hoàng tử thứ 6, con vua Lý Anh Tông, do Hiền-phi Lê Mỹ Nga, sinh vào niên hiệu Chính-long Bảo-ứng thứ 12 (DL.1174, Giáp-Ngọ). Kiến Trung hoàng đế (tức Trần Thái tông) phong chức tước phong như sau:

Thái-sư Thương-trụ quốc,

Khai-phủ nghị đồng tam tư,

Thượng-thư tả bộc xạ,

Lĩnh đại đô đốc,

Tước Kiến Bình vương.

 

Niên hiệu Kiến-trung thứ nhì đời đức Kiến Trung nhà ta (1226 tức Trần Cảnh), tháng tám, ngày rằm, vương cùng gia thuộc hơn 6 ngàn người bôn xuất.

 

Bây giờ gặp Như Lan, chàng chắp tay vái:

 

– Thì ra cô nương là quận chúa con của Kiến bình vương đấy. Vậy hiện vương gia ở đâu"

 

– Tại vùng Hoa sơn bên nước Cao ly.

 

– Xa quá! Quận chúa năm nay bất quá 19 hay 20 mùa xuân trên mái tóc. Mà vương gia ra đi đã 32 năm. Như vậy quận chúa sinh ra trên đất Cao ly. Thế mà quận chúa nói tiếng Việt văn chương muốn hơn gã mục đồng này.

 

Như Lan thuật:

 

Niên hiệu Kiến-trung thứ nhì đời vua Thái-tông nhà Trần (DL.1226, Bính Tuất), lo sợ bị Thái-sư Trần Thủ Độ hãm hại, vì vị thế trọng yếu của mình:

 

– Là con vua Anh-tông, em vua Cao-tông, chú vua Huệ-tông.

 

– Thân vương duy nhất nắm quyền hành.

 

– Chức tước cực phẩm Thái-sư Thương-trụ quốc, Khai-phủ nghị đồng tam tư, Thượng-thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc.

 

Vương âm thầm cùng Bình Hải công Lý Quang Bật từ căn cứ Đồn-sơn về Kinh Bắc, lạy ở lăng miếu Đình-bảng. Lại đến Thái-miếu mang bài vị, các tế khí ra trấn Đồn-sơn, rồi đem hết tông tộc hơn 6 nghìn người, xuống hạm đội ra đi.

 

Sau hơn tháng lênh đênh trên biển, thì gặp bão. Hạm đội phải ngừng lại một đảo (Đài-loan") rồi tiếp tục lên đường. Một trong các con của vương là Thế-tử Lý Đăng Hiền cùng vợ con ở lại đảo. Hạm đội lênh đênh trên biển một thời gian, thì táp vào cửa Phú-lương giang, quận Khang-linh (Ong Jin-Gun) tỉnh Hoàng-hải (Hwang-hac) thuộc Bắc Cao-ly. Nơi hạm đội táp vào, dân chúng gọi là Nak-nac-wac có nghĩa là Bến của khách phương xa có đồ thờ cúng.

 

Theo gia phả của con cháu vương thì: Đêm hôm trước, vua Cao-tông (Kojong) của Cao-ly mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lại đậu ở bờ Tây-hải. Tỉnh lại, vua sai người tới đó tìm kiếm, thì gặp hạm đội của Kiến-bình vương. Kiến-bình vương được bệ kiến. Vương dùng bút đàm với vua Cao-tông và các đại thần Cao-ly. Triều đình Cao-tông đối xử với vương rất tốt, chu cấp lương thực. Cho làm nhà ở Ung-tân phủ Nam-trấn sơn (Chin-sang). Thế là mấy nghìn người Việt trở thành thuyền nhân kiều ngụ tại Cao-ly.

 

Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc bắt đầu cuộc sống mới. Họ trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi làm kế sinh nhai. Vương mở trường dạy học: Thi phú, lễ nhạc, tế tự, binh pháp, võ thuật. Vương soạn sách Học vấn giảng hậu. Vì học trò đông, Vương cho xây Độc-thư đường, Giảng võ đường. Đệ tử của Vương lúc nào cũng trên nghìn người.

 

Tháng 7 năm Quý-sửu (1253) đời vua Cao-tông năm thứ 40, quân Mông-cổ xâm lăng Cao-ly, vượt Hỗn-đồng giang, chiếm Tây-hải, phá An-giang Tây-thành. Về mặt thủy, Mông-cổ chiếm các đảo Đại-thanh, Tiểu-thanh, Sáng-lân, rồi tiến chiếm Tây-đô (Giang-hoa). Thủ-đô Cao-ly bị đe dọa. Các tướng sĩ hầu hết bị tử trận.

 

Thấy tình hình Cao-ly nguy ngập, Kiến Bình vương đến gặp Thái-úy (tướng tổng chỉ huy quân đội) là Vi Hiển Khoan, cố vấn cho ông về binh pháp Đại-Việt. Đích thân vương cỡi bạch mã chỉ huy cuộc giữ thành: Đắp thành cao lên, đào hào đặt chông quanh thành. Trong thành đào giếng để có nước uống, tích trữ lương thảo. Vương đem tất cả binh pháp Đại-Việt trong những lần đánh Tống, bình Chiêm ra giúp Cao-ly.

 

Đánh nhau suốt 5 tháng, quân Nguyên bị tuyệt lương thảo, bị chặn đường rút lui, xin hàng. Tết năm ấy, toàn Cao-ly mừng chiến thắng. Triều đình khen ngợi Lý Long Tường, lấy tên ngọn núi ở quê hương vương là Hoa-sơn; phong cho vương làm Hoa-sơn tướng quân. Lại cho đổi tên ngọn núi nơi vương cư ngụ là Hoa-sơn. Nhà vua sai dựng bia ghi công vương trên núi Hoa-sơn, đích thân vua viết ba chữ Thụ hàng môn (Cửa tiếp thụ giặc đầu hàng)

 

Như Lan tiếp:

 

– Năm ngoái (1257), được tin Mông cổ đánh Đại Việt, phụ thân tôi lo lắng vô cùng. Người nói:

 

"Đất nước của chúng ta là đất nước của vua Hùng, vua An Dương, vua Trưng, chư vị tiên đế Tiêu sơn để lại. Họ Lý ta làm vua hay họ Trần làm vua cũng vậy thôi, miễn sao mang hạnh phúc cho trăm họ là được."

 

Người nhấn mạnh:

 

– Nay Mông cổ sang đánh, chúng sẽ tàn phá đến ngọn cỏ cũng không còn. Bố định mang hạm đội trở về Đại Việt tham chiến. Bố cần một gia tướng thân tín về nước thám thính tình hình. Nhưng các anh của con đều làm đại thần cho Cao ly cả rồi. Anh cả Lý Cán Đại lĩnh Đề-học nghệ văn quán, Kim-tử quang lộc đại phu. Anh thứ nhì Lý Huyền Lương, Tham-nghị lễ tào, Chính-nghị đại phu. Anh thứ ba Lý Long Tiền lĩnh Chiêu văn quan đại học sĩ, Giám-tu quốc sử. (Tể tướng).

 

Người nhìn tôi than:

 

– Tại sao con không là con trai, để lĩnh nhiệm vụ này"

 

Tôi thưa:

 

– Ngày trước trong 162 tướng thời vua Trưng thì có đến 99 nữ tướng. Con là con cháu của vua Trưng, tại sao con không làm được cái việc cỏn con này" Bố đừng coi thường con gái của bố.

 

Phụ thân tôi mừng lắm. Tôi thưa:

 

– Giòng họ Lý nhà ta từng có công chúa Bình Dương, Kim Thành, Trường Ninh, Thiên Ninh, Đoan Nghi, một thời trấn ngự biên cương, khiến người Tống kinh sợ. Không lẽ bây giờ con không làm được việc này"

 

Nghe đối đáp giữa Dã Tượng với Như Lan, trong lòng Thúy Hồng ngùn ngụt hối hận:

 

Hỡi ơi, mình chưa biết gốc tích Như Lan, đã tỏ vẻ ghen, thực đáng trách. Vả dù gì chăng nữa thì Dã Tượng cũng là chồng của Thanh Ngoan rồi, mình có ghen cũng vô ích, chỉ làm mất tư cách mà thôi. Nhưng liệu cô này có thực là giòng giống vua Lý không" Ta phải dò mới được.

 

Nàng nói với Như Lan:

 

– Quận chúa có nhớ hành trạng của các công chúa Bình Dương, Kim Thành, Trường Ninh, Thiên Ninh, Đoan Nghi không"

 

– Cái chị xinh đẹp này thử tôi đấy à" Các công chúa ấy đều là tổ cô của tôi, mà tôi không nhớ hành trạng thì phụ vương sẽ đánh đòn. Này nhé công chúa Bình Dương khuê danh Mỹ Linh hạ giá với phò mã Thân Thiệu Thái; công chúa Kim Thành hạ giá với phò mã Lê Thuận Tông; công chúa Trường Ninh hạ giá với phò mã Hà Thiện Lãm. Cả ba công chúa đều là con của vua Thái Tông. Ba công chúa trấn ngự Bắc cương, đánh những trận kinh thiên động địa, khiến Tống bỏ ý định xâm lăng Đại Việt. Công chúa Thiên Ninh tức bà chúa Kho con vua Thánh Tông, gọi ba vị công chúa trên là cô. Còn công chúa Đoan Nghi hạ giá với phò mã Trần Thủ Huy. Công chúa là sinh mẫu Thái sư Trần Thủ Độ, là cô ruột tôi.

 

Thúy Hồng khen:

 

– Giỏi! Trí nhớ của quận chúa tốt lắm. Mời quận chúa nghe một bài hát này nghe.

 

Thúy Hồng vẫy tay, Hoàng Hoa kéo nhị, Bạch Hoa vỗ trống cơm, Huyền Hoa đánh đàn đáy, Thanh Hoa thổi sáo, Hồng Hoa đánh đàn bầu, Tử Hoa đánh trống mảnh, Lan Hoa gõ phách. Nàng cất tiếng hát theo điệu ca trù:

Nực cười châu chấu đá xe,

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng

 

Thời Chiêu-Thắng (1), mùa Xuân năm Đinh Tỵ,(2)

Tống Thần-tông đem tướng sĩ Nam xâm.

Phong Quách Quỳ với Triệu Tiết, làm nguyên soái, cầm quân. (3)

Đến Như-nguyệt (4) vượt sông, như thác đổ.

 

Nam-quốc sơn hà, Nam đế ở,

Bắc-cương địa giới, Bắc vương cư.

 

Lũ giặc kia, bay dám đến đây ư"

Trận Cổ-pháp phơi thây dư chục vạn.

Bọn Miêu Lý, Lưu Mân, Trương Thế-Cự,(5)

Bị quần thoa, yếm thắm, đánh tan hoang.

Thương thay cái mộng họ Vương!(6)

 

Ghi chú

 

(1) Chiêu thắng, tức niên hiệu Anh Vũ Chiêuthắng thời vua Lý Nhân Tông.

(2) Đinh Tỵ, tức năm 1077.

(3) Quách Quỳ, Triệu Tiết, tướng tư lệnh, tư lệïnh phó quân Tống sang đánh Đại Việt.

(4) Như nguyệt một đoạn sông Cầu, nay thuộc Bắc Ninh, nơi ngài Lý Thường Kiệt làm phòng tuyến chống Tống.

(5) Miêu Lý, Lưu Mân, Trương Thế Cự là các danh tướng Tống vượt qua chiến lũy Như nguyệt tiến về Thăng long bị công chúa Thiên Ninh đánh bật về Bắc Như nguyệt.

(6) Vương để chỉ Vương An Thạch, Tể tướng của vua Tống Thần Tông, chủ xâm lăng Đại Việt.

 

Thúy Hồng hát xong, thì Hoàng Hoa cất tiếng hát tiếp theo, biến bài ca trù thành điệu chầu văn. Hoàng Hoa vừa ngừng thì Tử Hoa hát theo điệu Xẩm, rồi Lan Hoa hát theo điệu Quan họ. Năm giọng hát, theo năm điệu khác nhau làm Dã Tượng, Như Lan ngây ngất như người say rượu.

 

Thúy Hồng hỏi Như Lan:

 

– Quận chúa có biết bài hát trên để ca tụng ai không"

 

Như Lan lại cười:

 

– Bài này do một danh sĩ làm để tụng công chúa Thiên Ninh. Công chúa là con vua Thánh Tông. Khi Quách Quỳ, Triệu Tiết sang đánh nước mình, Thái úy Lý Thường Kiệt thiết lập ba vòng đai phòng thủ. Vòng đai thứ nhất là các trang dộng Bắc biên. Vòng đai thứ nhì là phòng tuyến sông Như nguyệt. Vòng đai thứ ba bảo vệ Thăng long. Công chúa chỉ huy vòng đai thứ ba. Quân Tống phá vỡ vòng đai thứ nhất, thứ nhì, tràn về Thăng long như sóng vỗ. Ba tướng Tống là Miêu Lý, Lưu Mân, chỉ huy bộ binh, Trương Thế Cự chỉ huy Kị binh bị công chúa đánh bật về Như nguyệt. Hiện đền thờ công chúa ở Thị Cầu, Kinh Bắc.

 

Dã Tượng khen:

 

– Cô nương xứng đáng là cháu của các vị công chúa. Như vậy tại Cao ly lúc đầu có 6 nghìn người Việt, nay sau 32 năm ắt thành một vạn không chừng. Trăm năm sau, nghìn năm sau, hễ gặp ai họ Lý tại Cao ly thì biết là con cháu của Kiến Bình vương. Kiến Bình vương là nguyên tổ giòng họ Lý tại Cao ly.

 

Như Lan lắc đầu:

 

– Tướng quân ơi. Phụ vương tôi không phải là giòng họ Lý đầu tiên tới Cao ly đâu. Trước phụ vương tôi, đã có một vị vương trốn khỏi Đại Việt kiều ngụ ở Cao ly rồi!

 

– Vị vương nào nhỉ"

 

Dã Tượng nặn óc suy nghĩ một lúc thì nhớ ra:

 

– À tôi nhớ ra rồi. Tôi được gia sư trong phủ Hưng Đạo vương giảng cho nghe như sau:

 

"Vua Lý Nhân-tông không có hoàng nam, người nhận con của các thân vương trong hoàng tộc làm con nuôi. Năm Đinh Dậu (1117) nhận con của hầu Sùng Hiền, Thành Khánh, Thành Quảng, Thành Chiêu, Thành Hưng làm con nuôi. Sau truyền ngôi cho con của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, tức vua Lý Thần-tông. Khi Lý Thần-tông băng, Thái-tử Thiên-tộ còn bế ngửa, triều thần muốn tôn con của Thành Quảng hầu là Lý Dương Cônlên nối ngôi. Cuộc tranh quyền trong giòng họ Lý diễn ra, sau vợ của vua Lý Thần-tông nhờ có tình nhân là Đỗ Anh Vũ giúp đỡ, mà loại hết các địch thủ. Năm Canh Ngọ (1150) nhân vụ chính biến, Cảm Thánh thái hậu mưu với tình nhân Đỗ Anh Vũ giết hết tông tộc của các hầu Thành Khánh, Thành Chiêu, Thành Hưng.

 

Bấy giờ con Thành Quảng hầu là Kiến Hải vương Lý DươngCôn (Lee Yang Kon) đang là đô đốc Thủy-quân, bèn đem gia thuộc xuống chiến thuyền lưu vong. Song không biết đi đâu (1150)".

 

Như Lan gật đầu:

 

– Kiến Hải vương Lý DươngCôn cùng hạm đội lưu lạc sang Cao ly.

 

Dương Cônhiệu là Nguyên Minh, hoàng tử thứ ba con nuôi vua Lý Nhân Tông.

 

"Hậu đuệ đời thứ sáu của Lý Dương Cônlà Lý Nghĩa Mẫn (Lee Unimin) trở thành nhân vật kiệt hiệt trong lịch sử. Bấy giờ Cao-ly đang ở dưới triều đại vua Nghị-tông (Ui-jiong 1146-1170). Nhà vua rất sủng ái Lý Nghĩa Mẫn, phong cho chức Biệt-trưởng. Nước Cao-ly trong thời gian này, phải chống trả với cuộc xâm lăng của Khiết-đan tức Đại-liêu, nên các võ tướng nắm hầu hết quyền hành. Năm 1170 tướng Trịnh Trọng Phu (Jeong Jung-bu) chưởng môn một võ phái, đảo chính vua Nghị-tông lập vua Minh-tông (Mycong 1170-1179). Trọng Phu bị các võ phái, võ tướng nổi lên chống đối. Lý Nghĩa Mẫn là người phụ tá đắc lực cho Trịnh Trọng Phu, đem quân dẹp các cuộc nổi dậy. Ông được thăng chức Trung-lang tướng, rồi dần dần thăng Tướng-quân, Đại-tướng quân (1173), Thượng-tướng quân (1174), cuối cùng là Tây Bắc bộ binh mã sứ (1178) (Tức Tư-lệnh quân lực miền Bắc Cao-ly). Năm 1179, một võ quan khác là Khánh Đại Thăng (Kyung Dae-Seung) làm cuộc chính biến, giết chết Trịnh Trọng Phu, lên nắm quyền. Bấy giờ Lý Nghĩa Mẫn giữ chức Hình-bộ thượng thư (1181) (Bộ trưởng Tư-pháp). Vì ông thuộc phe Trịnh Trọng Phu, nên bị nghi ngờ, chèn ép. Ông cáo quan về hưu.

 

Sau khi Khánh Đại Thăng chết, vua Minh-tông mời Lý Nghĩa Mẫn vào bệ kiến, được trao chức Tư-không, Tả-bộc xạ, Đồng-trung thư môn hạ bình chương sự tức Tể-tướng trong 14 năm (1183-1196).

 

Năm 1196, một phe võ tướng do Thôi Chung Hiếu (Cho Chung Heon) cầm đầu làm cuộc đảo chính, giết Lý Nghĩa Mẫn. Ba con ông là Lý ChínhThuần, Lý Chí Vinh, Lý Chí Quang đều là tướng cầm quân, cũng bị giết chết. Quân phiến loạn chỉ tha cho người con gái ông là Lý Hiền Bật. Giòng họ Lý Tinh-thiện tưởng đâu tuyệt tự. Nhưng may mắn thay, giòng họ này còn kế tục là nhờ người anh Lý Nghĩa Mẫn và các con không bị hại.

 

Dã Tượng kéo mọi người trở lại:

 

– Quận chúa, thế rồi lý do nào vương gia lại cử quận chúa đi với sư phụ"

 

Như Lan chỉ sư Huệ Đăng:

 

– Người suy nghĩ một buổi rồi đồng ý.

 

"Vậy thì thế này, ta gửi đại sư đi với con. Con chuẩn bị lên đường càng sớm càng tốt. Ta có tất cả 8 con trai. Trừ Long Hiền, đã có vợ có con. Vậy khi về nước con cùng sư phụ chú ý tuyển lấy bẩy lương gia thiếu nữ mang sang đây làm vợ cho các anh-em con. Không cần học giỏi, không cần dung nhan đẹp mà cần có khí phách nữ kiệt".

 

Chúng tôi dùng một con thuyền đi biển, thủy thủ đoàn gồm 10 người. Lênh đênh trên biển 21 ngày, khi về tới trấn Đông triều thì gặp bão. Thuyền phải ẩn vào một ngọn núi nhỏ ven biển. Sư phụ để thủy thủ đoàn ở lại, rồi thầy trò lên đường về Thăng long. Giữa lúc đó thì được tin Mông cổ bị Đại Việt phá.

 

Nói đến đây nàng nhìn Lý Long Vân:

 

– Trên đường từ trấn Đông triều về Tiên yên, chúng tôi gặp một toánthương nhân trang phục Tống không ra Tống, Đại lý không ra Đại lý, ẩn ẩn hiện hiện. Sư phụ nghi rằng đây là bọn gian tế Mông cổ. Người dẫn tôi theo dõi. Sau một tuần chúng tôi thấy họ không phải gian tế, mà là người Việt kiều ngụ trên đất Tống. Họ thuộc nhóm người Việt sống lâu năm tại Văn sơn, Khâu bắc. Họ về nước tuyển mộ người xung vào đạo nghĩa quân phục hồi triều Lý. Tôi ngay thật tự giới thiệu là con của Kiến bình vương Lý LongTường, cháu vua Anh Tông. Họ rủ chúng tôi gia nhập vào lực lượng phục quốc này. Sư phụ đặt điều kiện: trong hoàn cảnh vàng thau lẫn lộn, người muốn gặp thủ lĩnh của nghĩa quân.

 

Ghi chú

 

Trong dịp thăm Hoa-sơn, Bắc hàn năm 1981, tôi xin người đại diện tộc Lý cho phép được mượn thợ khắc vào một phiến đá bài thơ cổ phong bằng chữ Trung-quốc (Hán, Nho), đặt cạnh tấm bia trên, gọi là chút lòng của người sau, tế người trước. Xin phiên âm như sau:

 

Điếu Kiến Bình vương

 

Phúc tại Tiêu-sơn lĩnh,

Thất đại bôn Bắc Cao,

Bình Mông danh vạn đại,

Tử tôn giai phong hầu.

Học phong nhân bất cập.

Vọng quốc hồn phiêu phiêu,

Kim tải quá bát bách,

Hà thời quy cố hương"

 

<"xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" />

Cổng trong đền thờ Bà chúa kho (Công chúa Thiên-Ninh) tại Thị-cầu Bắc-ninh

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.