Hôm nay,  

Mỹ Nói Nhưng Yếu Xìu

22/07/200900:00:00(Xem: 7665)
Mỹ Nói Nhưng Yếu Xìu
Vi Anh
Dữ hông, bây giờ Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới mới mở miệng nói về những tranh chấp gây cấn có máu, nước mắt, bắt bớ, tù đày, phạt vạ mà người dân Việt đã phải chịu khi làm ăn ở Biển Đông mà đất nước ông bà VN đã để lại. Bây giờ Mỹ nói nhưng nghe yếu xìu. Nhưng làm sao nói mạnh được vì không ai có thể giúp cho một chế độ như CS Hà nội không dám tự vệ lại có đầu óc thần phục ngoại xâm là Tàu Cộng.
Thực vậy gần hơn nửa năm nay, từ khi có cuộc họp đối thoại thường niên Mỹ - Việt  lần thứ hai ở Washington, về các vấn đề an ninh song phương cũng như trong khu vực nhằm củng cố mối quan hệ song phương giữa hai nước đến nay, bao nhiêu chuyện đã xảy ra ở Biển Đông, bây giờ Mỹ mới lên tiếng. Không phải Hành Pháp tự khởi lên tiếng mà Uûy Ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ, cụ thể là Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương tổ chức điều trần. Các viên chức của Hành Pháp nhơn cơ hội này phải nói, mới nói. Chỉ ở cấp dưới ủy ban quốc hội, chỉ là những lời của những người không làm ra chánh sách, không được biểu quyết trong hội đồng nội các, chỉ là hai vị phó cho hai trợ lý [tức phụ tá] của Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng. Nhưng đây là một cuộc điều trần hữu thệ trước ủy ban quốc hội, nên có thể tìm hiểu một phần nào đường lối chánh sách của Hành pháp Mỹ liên quan đến cuộc tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông mà Trung Cộng và CS Hà nội là hai đối tượng chánh.
Một, hai Bộ quan trọng của Hành Pháp Mỹ, Ngoại Giao và Quốc Phòng, chỉ mới quan ngai tình hình căng thẳng nhưng Mỹ vẫn giữ lập trường trung lập và không nghiêng về phía nào trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Trong cuộc điều trần ngày 15-7-09 này, ông Scot Marciel, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Nam Á kiêm Đại sứ Hoa Kỳ tại ASEAN nói vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông - là khá 'phức tạp' và Hoa Kỳ giữ lập trường trung lập và không nghiêng về phía nào trong vấn đề này. Cả hai nước TQ và VN đều muốn 'khai thác nguồn dầu khí tiềm năng phía dưới biển Nam Trung Hoa. Đặc sứ Scot Marciel cho thấy Mỹ chỉ có nói mạnh với TC những gì ảnh hưởng đến quyền lợi Mỹ. "Oâng cũng  nhắc lại Trung Quốc đã yêu cầu 'một số công ty dầu khí nước ngoài và Mỹ ngừng thăm dò với Việt Nam ở khu vực biển Nam Trung Hoa, nếu không sẽ phải đối mặt với các hậu quả khi làm ăn với Trung Quốc'. Washington đã 'phản đối bất kỳ một nỗ lực đe dọa nào nhắm vào các công ty Hoa Kỳ'. "Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại trực tiếp với phía Trung Quốc. Các vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia không nên được giải quyết bằng cách gây áp lực cho các công ty không liên quan tới cuộc tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tránh các hành động gây hấn, de dọa hay sử dụng vũ lực, khi giải quyết vấn đề tranh chấp.”
Còn ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách Vấn đề An ninh Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết rằng Hoa Kỳ mới đây đã thiết lập các cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng cấp cao với một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Mục đích tăng cường mối quan hệ quân sự đó -- theo ông Scher -- là nhằm ngăn chặn căng thẳng ở vùng biển Nam Trung Hoa trở thành một mối đe dọa đối với các lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực. Như thế về quân sự chỉ mới thiết lập các cuộc đối thoại thôi, chớ chưa có cam kết gì hay hành động  nào.

Xin chú ý chữ "Biển Nam Trung Hoa" là chữ của TC dùng để chỉ biển này thuộc chủ quyền TC, còn VN gọi là Biển Đông. Ô Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Nam Á kiêm Đại sứ Hoa Kỳ tại ASEAN và  Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách Vấn đề An ninh Châu Á - Thái Bình Dương đều dùng chữ ấy. Điều này gợi nhớ đến dự thảo Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình khi xưa, giữa Mỹ và CS Hà nội thảo, dùng toàn "từ CS", cho thấy Mỹ có thể giải quyết quyên lợi Mỹ ở Biện Đông trực tiếp với TC, giải quyết trên đầu trên cổ Hà nội.
Hai, nhưng phiá Uûy Ban Quốc Hội và các tổ chức nghiên cứu Mỹ thì quan tâm hơn. Chủ tịch Tiểâu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Uûy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Jim Webb của đảng Dân chủ mở đầu phiên điều trần, nhấn mạnh Trung Quốc 'không chỉ đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị mà còn tìm cách mở rộng cả lãnh thổ. Vị Thượng nghị sĩ Dân chủ của tiểu bang Virginia [có khá đông người Mỹ gốc Việt] nhắc đến trường hợp Đại tướng hồi hưu Võ Nguyên Giáp của VNCS 'viết thư ngỏ lên chính phủ [VNCS]. Ông cũng dẫn lời các nhà quan sát đánh giá rằng hành động đe dọa của Trung Quốc, trong đó có việc bắt giữ các ngư dân Việt Nam cùng với việc cản trở các công ty dầu khí Mỹ hoạt động ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông), có thể sẽ 'gây trở ngại tới việc phát triển kinh tế tự do và thuận lợi trong khu vực'.Theo TNS Jim Webb, Mỹ cần cung cấp "một sự bảo vệ khả tín cho phép các nước khác phát triển kinh tế mà không bị đe dọa ".  Các nước mà TNS Webb nói ở đây gồm TC, Đài loan, Phi luật tân, Mã Lai, Brunei tranh chấp vùng biển này, chớ không phải chỉ có VN và TC.
 Và cơ quan nghiên cứu của Mỹ cũng quan tâm. Ô. Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy hòa bình và an ninh ở Washington, trong cuộc điều trần, Ông kêu gọi tổng thống Barack Obama nên chấm dứt thái độ "thụ động" của Mỹ trong các hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. "Chính quyền Obama ít nhất nên đưa ra sự hỗ trợ về mặt tinh thần cho các nước Đông Nam Á hiện đang là đối tượng của những dọa nạt, đồng thời cương quyết khẳng định quyền của mình được tự do qua lại trước những khiêu khích của Trung Quốc ".
Nói tóm gọn Mỹ mới quan tâm về những căng thăûng ở Biển Đông nhưng vẫn giữ lập trường trung lập và không nghiêng về phía nào trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Ba và sau cùng, không có thế giới hay siêu cường nào có thể giúp cho một chế độ không dám tự vệ trong việc bảo toàn đất nước mà lại muốn thần phục một ngoại bang đang xâm lấn để được yên thân bám quyền hành cai trị.  Mỹ "thụ động" ở Biển Đông vì quyền lợi của Mỹ đối với TC lớn hơn đối với CS Hà nội. Vì chánh quyền và nhân dân Mỹ õ không thể đồng minh với một chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện như CS Hà nội. Ngay khi TC xua quân qua đánh CS Hà nội, giả sử Hành Pháp Mỹ có muốn đổ quân giúp Hà nội đi nữa, hiến pháp Mỹ, Quốc Hội Mỹ, luật pháp Mỹ, nhứt là dân chúng Mỹ và báo chí Mỹ cũng không dễ gì đồng ý cho quân đội Mỹ đến tiếp một chế độ CS như nhà cầm quyền CS Hà nội. Mỹ có thể giải quyết quyền hải hành  của Mỹ và đồng minh qua Eo biển Mã lai qua Biền Đông với TC trên đầu trên cổ Hà nội.
Còn CS Hà nội thì từ nhiều năm nay đã quyết định thần phục Trung Cộng để  tiếp tục cai trị VN. CS Hà nội đã trấn áp dân chúng Việt Nam chống TC xâm lấn giang sơn gấm vóc VN. CS Hà nội  đệ nạp hô sơ thềm lục điạ phiá Nam với Mã lai, trong đó không có đảo Hoàng sa. CS Hà nội "in trí lớn", đã nắm công an trong tay, nắm quân đội trong tay, và lại có "tiền rừng bạc biển" nhờ tham nhũng của nhà nước và của nhân dân, nên họ chắng sá gì việc mất đất, mất đảo, mất biển. Họ chỉ cần được yên thân để "ăn trên ngồi trốc" và để "thu vén cuối đời".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.