Hôm nay,  

Đài Loan Và Vn Hải Ngoại

29/08/200500:00:00(Xem: 5078)
- Báo Foreingn Policy ( FP) gần đây có mở cuộc phỏng vấn Bà Phó Tổng Thống Đài Loan, Annette Lu. Báo này ví Bà là Nelson Mandela của Đài Loan vì Bà là nhà tranh đấu đối lập bị giam cầm nhiều năm dưới thời Quốc Dân Đảng nắm chánh quyền. Một số cảm nghĩ của Bà về lý do và công cuộc đấu tranh dai dẳng - lâu dài hơn VN -- chống Trung Cộng đang ngự trị nước nhà của Bà bên kia bờ đảo quốc có nhiều điểm tương đồng với những người Việt Hải Ngoại. Công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ nước nhà đó của người Đài Loan và VN hải ngoại đã từng bị tài phiệt muốn làm ăn với CS, những người "phù thịnh" đón gió trở cờ, những người làm chánh trị salon chủ trương "hòa giải hòa họp" với CS theo kiểu "xin cho" với CS Hà nội, chụp mũ là "nặng quá khứ nên quá khích." Những ý kiến của Bà thiết nghĩ có thể là niềm an ủi cho người Việt đấu tranh không thấy cô đơn, thất vọng trên con đường dài chống Cộng đến nay đã ròng rã 30 năm trời.
Người Đài Loan chống Cộng có nhiều ưu thế hơn người Việt ở hải ngoại nhiều. Sau khi bị Mỹ bỏ rơi để đi với TC về ngoại giao, Đài loan mất ghế trong đại diện trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Và do áp lực của TC nhiều nước gián đoạn ngoại giao, Đài loan chỉ còn một số nước thừa nhận như một quốc gia thôi. Dù vậy Đài Loan cũng còn có một quốc gia, một lãnh thổ dù là một đảo quốc nhỏ, còn có một chánh quyền dân cử trên thực tế , có một dân số quá ít so với TC nhưng cùng được trên hai mươi mấy triệu, có nền kinh tế đã kỹ nghệ hóa vững chắc, và có một số ngoại tệ sỡ hữu dư thừa lớn.
Còn người Việt Hải Ngoại, không quốc gia, không chánh quyền, không ngân sách, chỉ có khoảng 3 triệu người, đại đa số hiện là công dân của các nước định cư. Người Việt Hải ngoại chống Cộng trên quốc gia quê hương mới, qua chánh quyền của nước mới nhập tịch thành công dân, chống Cộng bằng tiền túi nhưng với quyết tâm cao và ý chí mạnh và lòng kiên nhẫn thế hệ này không thành thế hệ sau sẽ thánh. Vì thế cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, cho đồng bào trong nước đang nàm trong rọ CS thật là thiên nan vạn nan. Thế mà công cuộc chống CS ấy bên ngoài có vẻ như châu chấu chấu chông xe, lại kéo dài đến nay được 30 năm. Ở hải ngoại công cuộc đấu tranh trở thành một thế trận quốc tế vận làm lung lay chiếc xe ngoại giao của CS. Hà Nội Còn bên trong nước việc chuyển lửa về quê hương sắp biến thành trận bão lửa đấu tranh của các tôn giáo và đồng bào kinh thượng, trí thức, nông dân sắp đốt cháy cơ đồ CS.
Trở lại cuộc phỏng vấn của báo FP và phân tích những điểm mấu chốt tương đồng giữa Đài Loan và VN hải ngoại để thấy trên con đường chống Cộng, nội tâm và ngoại cảnh không cô đơn trên con đướng đấu tranh cho tự do, dân chủ, cho đất nước và đồng bào. Và để thấy những gì người Việt trong ngoài nước đã, đang, và sẽ làm là những cố gáng phi thường chỉ có lòng yêu nước nhà, thương đồng bào thực sự mới nuôi dưỡng và đem lại sức mạnh vật chất và tinh thân mạnh mẽ và lâu dài như vậy.
Trả lời Báo FP, Bà Annette Lu nói. Một, tương quan Trung Quốc và Đài Loan về văn hóa là đồng bào, về địa lý là láng giềng. Đồng bào thì không nên đánh nhau. Láng giềng thì nên sống chung và cộng tác. Thế nhưng Bắc Kinh nói "chúng ta" cùng một nhà nhưng đối xử với Đài Loan còn tệ hơn kẻ thù nữa.
CS Hà Nội cũng thế. Họ cần tiền bạc, chất xám của người Việt Hải Ngoại thì gọi là Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận của dân tộc; miệng CS Hà Nội kêu gọi hòa giải hòa hợp. Nhưng ai về bằng đầu gối thì cho, ai có ý kiến khác thì chụp mũ "lực lượng thù địch."

Hai, có một điều khôi hài là mối dây kinh tế giữa lục địa và đảo quốc càng chặt thì tình hình chánh trị giữa hai bên càng căng. Bà nói Đài Loan biết hàng trăm ngàn nhà kinh doanh sang lục địa tìm cơ hội đầu tư và đang phân vân làm thế nào tỏ tình yêu nước đối với Đài Loan. Làm sáng tỏ chánh nghĩa tự do dân chủ là điều kiện tiên quyết của phát triễn và cân phân kinh tế với chánh trị là một thử thách lớn của Đài Loan đối với nhân dân.
Người Việt mỗi năm gởi về giúp gia đình 3 tỷ Đô, nhưng về đầu tư rất ít và đi về thăm VN hàng trăm ngàn người, nhưng ở lại hầu như con số không. Khuynh hướng hòa họp, hòa giải cuội với CS Hà Nội rất yếu dù được Washington- Hà Nội kêu gọi để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước. Kinh nghiệm CS của người Việt trong ngoài nước chỉ rõ CS đổi vỏ kinh tế thị trường chớ không đổi chất chánh trị độc tài CS.
Ba, TC phát triển sức mạnh kinh tế, quân sự trong vài thập niên nữa thì làm sao Đài Loan giữ được tương quan lực lượng với TC như hiện trạng. Đài Loan, theo Bà Phó TT, việc đó không ảnh hưởng đến nền độc lập Đài Loan. Đài Loan đã độc lập và tự trị nhiều thập niên rồi. Còn TC nhiều thập niên qua đã tăng cường quân sư, dành quá nhiều tiền cho quân sự. Thực trạng là Đài Loan vẫn độc lập, và TC vẫn hiếu chiến.
Còn người Việt, chiến tranh VN đã tàn và biến thành cuộc đấu tranh chánh trị. Người Việt Hải Ngoại không có lãnh thổ quốc gia nhưng có lá phiếu, có nhiều những nhà ngoại giao " bình dân", có xu thế tự do kinh tế và dân chủ của thời đại yểm trợ. Chưa bao giờ CS Hà Nội bị Quốc Hội các siêu cường, các tổ chức phi chánh phủ của các siêu cường bao vây ngoại giao như bây giờ. Quốc kỳ VN được các thành phố nửa dân số Mỹ cư ngụ thừa nhận, được xuất hiện khắp ba châu trong nhiều lễ hội quốc tế, quốc gia, và công đồng người Việt Hải Ngoại. Lửa đấu tranh nhờ con đường kinh tế đã chuyển và bắt đầu cháy ở VN ngoài dân lẫn trong đảng.
Bốn, ưu tiên nội bộ cao nhứt của Đài Loan là hòa giải, hòa hợp giữa hai đảng. Đảng Đối Lập không thừa nhận sự chính thống của chánh quyềøn do TT Chen Shui-bian lãnh đạo. TT và Bà bị ám sát khi tranh cử nhưng vẩn thắng cử với tỷ lệ cao hơn 0.2%. Nhưng theo Bà Phó Tổng Thống, Đối lập chưa chịu hợp tác với chánh quyền đặc cử trên phương diện Lập Pháp.
Việt Nam Hải ngoại cũng thế chia rẽ còn hơn Đài Loan nhiều vì sống khắp ba châu và trong môi trường chánh trị tự do. Nhưng mẩu số chung đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN có và thuần nhứt. Đi riêng nhưng vẫn làm chung. Cách làm có khác nhưng vẫn làm việc chung ấy.
Năm, nếu Mỹ vận động Nhựt thông qua một đạo luật như luật Tương quan với Đài Loan (The Taiwan Relations Act) của Mỹ do TT Jimmy Carter ban hành năm 1979, điều đó sẽ làm giảm bớt nguy cơ sóng gió trên Eo Biển Đài Loan. Hiện thời Canada đang cứu xét một đạo luật như thế đối với Đài Loan.
Người Việt Hải Ngoại đã thành công trong quốc tế vận cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, tức gián tiếp chộng CS. . CS Hà Nội bị chánh quyền Mỹ nói chung ghi sổ bìa đen với biện pháp cần quan tâm đặc biệt vì đàn áp tôn giáo. Hầu hết các nước cấp viện, cho vay đều có điều kiện cải tổ cơ cấu với Hà Nội. Cuộc đấu tranh của người dân Việt đã biến qui trình tự do, dân chủ, nhân quyền VN, là qui trình không thể đảo ngược được, dù là CS Hà Nôi hay bất cứ một chánh quyền ngoại quốc nào muốn giữ Hà Nội lằm tay sai.
Phân tích và đối chiếu hoàn cảnh, việc làm của Đài Loan và VN hải ngoại cho thấy cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN không có gì đáng bi quan. Sự nghiệp ấy đòi hỏi kiên nhẫn vì hữu chí mới cánh thành. Nào ai đoán được sự đột quị, sụp đổ của CS Liên xô mới có 75 tuổi, về quân sự có lúc mạnh hơn Mỹ, về ảnh hưởng sắp chiếm gần phân nửa Nhân Loại"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.