Hôm nay,  

Thiền Tĩnh Lặng, Thiền Động Hay Khí Công Tâm Pháp

26/08/200500:00:00(Xem: 5763)
- Hiện nay tại Hoa Kỳ và nhiều nước tây phương có các chương trình thực hành thiền để phát riển sức khỏe, thành công và giảm trừ bệnh tật. Vào thế kỷ 20, thiền có mặt khắp nơi qua các chương trình tu tập của các thiền viện thuộc nhiều tông phái Phật Giáo và Ấn Giáo. Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, nhiều người Âu Mỹ đã trở thành các thiền sư bên cạnh những thiền sư Á Châu. Điều quan trọng hơn nữa, có nhiều người cư sĩ học thiền và sau khi nắm vững tinh yều của thiền đã đem thiền vào trong nhiều ngành sinh hoạt khác nhau như y khoa, khoa học, giáo dục, xã hội, kinh tế, thể thao, v.v… qua những hoạt động thế tục phổ biến hữu hiệu hơn là những sinh hoạt giới hạn trong sự phát triển đời sống tôn giáo và tâm linh tại các thiền viện. Có những nhóm thực hành thiền phối hợp thiền hoạt động và thiền tĩnh lặng phối hợp một phần tập luyện và một phần phát triển đời sống tâm linh như những nhóm tập Thái Cực Quyền hay Taichi, Khí Công và Thiền, Khí Công Tâm Pháp, có những tổ chức đi xa hơn, hoàn toàn cởi bỏ màu sắc tâm linh và chỉ chú trọng đến những hoạt động cụ thể trong đời sống hàng ngày. Do đó, trước khi đi sâu vào Khí Công Tâm Pháp, chúng ta nên biết rõ những ích lợi các chương trình tập luyện thuần túy về phát triển sức khỏe và an vui đang cống hiến khắp nơi để thấy rõ những ích lợi đặc biệt của các chương trình này đồng thời có cơ hội so sánh với những lợi ích cụ thể của Khí Công Tâm Pháp nhiều người đang hay sẽ thực hành.
Hiện nay có hai tổ chức hướng dẫn thiền phát triển sức khỏe và sống đời an vui là tổ chức Giảm Căng Thẳng Bằng Tỉnh Thức (Minhdfulness-Based Stress Reduction hay MBSR) là một tổ chức tư nhân do tiến sĩ Jon Kabat-Zinn thuộc viện đại học y khoa Massachussetts Umass Medical School thành lập trên 25 năm qua. Điều đặc biệt thổ chức thiền làm giảm căng thẳng MBSR có những chuyên viên như bác sĩ, y tá, cán sự xã hội, bác sĩ tâm thần, những người hướng dẫn hợp tác với nhau để xây dựng thành những tổ chức địa phương khắp nơi cung ứng các dịch vụ cho các chương trình chữa trị phụ thêm vào hay chọn lựa riêng. Hiện nay có đến 250 trường đại học và nhà thương khắp nơi trên thế giới trong đó có những đại học lớn như Duke, Umass, Stanford, UC Sansfrancisco có chương trình MBSR này. Uy tín của chương trình này càng lúy càng gia tăng vì qua nhiều cuộc nghiên cứu người ta thấy rõ những người thực hành các chương trình thiền tập của MBSR có khả năng làm cho sự căng thẳng tinh thần và thể chất giảm đi, các xúc cảm tiêu cực bớt đi và sức khỏe tổng quát gia tăng. Tiến sĩ Kabat Zinn và các đồng nghiệp của ông trong chương trình MBSR đã chữa trị cho trên 16, 000 người và dạy cho trên 2, 000 chuyên viên sức khỏe về chương trình thiền tỉnh thức để họ hướng dẫn lại bệnh nhân.

THIỀN TỈNH THỨC
Trong khi thực hành hành thiền, chúng ta thường được khuyến khích phải chú tâm thoải mái vào hơi thở hay thực hành chánh niệm. Nói khác đi, chúng ta chú tâm vào giây phứt hiện tại thay vì để tâm của chúng ta chạy theo những chuyện đã qua trong quá khứ hay những điều chứ xảy đến trong lai. Đó là thực hành thiền tỉnh thức: Chú tâm vào hơi thở hay quán niệm hơi thở và sống trọn vẹn trong hiện tại đã được đức Phật nói rõ trong Kinh Người Biết Sống Một minh như sau:
Đừng tìm về quá khư
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi.
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả.
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người biết sống một mình."
(T.S Nhất Hạnh dịch)
Ngoài ra, trong kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật chỉ dạy cách chú tâm thoải mái về thân thể, về cảm giác, về những cảm xúc, những tâm tư cùng mọi thứ đối tượng thấy biết hàng ngày. Từ đó, sự thấy biết chân thật, niềm an vui và tình thương yêu tỏa sáng đời sống chúng ta. Chương trình Giảm Căng Thẳng Bằng Tỉnh Thức MBSR cũng ứng dụng các nguyên tắc thực hành trên nhưng soạn ra một chương trình giản dị về phương diện thực hành mà ai cũng có thể làm được và các kết quả được khảo cứu cẩn thận để tạo một nền tảng khoa học vững chắc. Đây là một chương trình cung cấp dịch vụ bình thường nên những người hưởng dụng phải đóng lệ phí, thường là từ 300 đến 500 mỹ kim cho một khóa trong tám tuần lễ, một tuần lễ có một ngày đến thực hành chung và có hướng dẫn độ hai giờ rưởi, một ngày thực hành chung vào tuần lễ thứ sáu hay thứ bảy , tổng cọng là có 27 giờ được hướng dẫn thực hành trong lớp. Như vậy, trong 8 tuần lễ có 27 giờ ở lớp hướng dẫn ngoài những giờ học viên thực hành tại nhà hay trong bệnh viện. Và để cho hiệu quả của chương tình MBSR được gia tăng, người ta tổ chức một ngày họp mặt thực hành chung miễn phí hàng năm cho những người đã tốt nghiệp trong vùng họ cư ngụ.
NHỮNG KẾT QUẢ TỐT ĐẸP CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIẢM CĂNG THẲNG MBSR
Vì đây là một chương trình được xử dụng tại nhiều trường đại học y khoa cũng như tại các nhà thương nên các chuyên viên đã làm rất nhiều cuộc nghiên cứu y khoa để tìm hiểu chương trình giảm căng thẳng MBSR trong 25 năm qua và họ thấy nhiều kết quả tốt đẹp qua các cuộc khỏa cứu y khoa như sau (Xin đọc tài liệu viện dẫn nơi phần các cuộc nghiên cứu dài hạn phía sau):
1. Làm Gia Tăng Sức Khỏe, Giảm Đau:
- Làm cho hệ thống miễn nhiễm mạnh lên
- Làm bớt các loại đau nhức kinh niên
- Làm giảm sự cần thiết uống thuốc bớt đau nhức
- Làm cho sức khỏe gia tăng
- Làm giảm đau đầu
- Làm giảm huyết áp
- Làm giảm bệnh tim mạch khi phối hợp với dinh dưỡng
- Làm giảm đau đớn khi bị ung thư và đóng góp vào sự chữa trị bên cạnh thuốc men và sự chăm sóc bác sĩ
2. Làm Giảm Các Chứng Bệnh Tâm Thần:
- Làm giảm chứng lo âu
- Làm giảm bệnh trầm cảm
- Làm giảm chứng hoảng hốt
- Làm giảm chứng giận dữ, căng thẳng tinh thần
- Làm giảm những khó khăn trong tương giao
- Làm giảm số ngày phải vào bệnh viện tâm thần
- Làm giảm các thái độ nguy hiểm
3. Làm Tăng Sự Tốt Đẹp Trong Đời Sống:
- Làm cho sức khỏe gia tăng
- Làm cho ý nghĩa tốt đẹp đời sống gia tăng
- Làm cho sự tự quý trọng (self esteem) gia tăng
- Làm cho sự buông thư và bén nhạy gia tăng
- Làm cho các sinh hoạt xã hội gia tăng cả phẩm lẫn lượng
- Làm cho đời sống gia đình tăng hạnh phúc
- Làm cho sinh viên, học sinh học giỏi hơn
- Làm cho công nhân có an lạc và làm việc có kết quả tốt.
Càng ngày, càng có thêm nhiều cuộc nghiên cứu xác nhận những lợi ích gia tăng. Riêng về cá nhân người thực hành, họ tự lượng giá và thấy có sự thay đổi tốt đẹp trong đời sống như gia tăng sự thanh thản, bao dung và cảm thông hơn đối với những người trong gia đình hay sở làm, thoải mái sống trong hiện tại, bớt sự dính mắc vào những ý tưởng hay cảm xúc tiêu cực, trí óc trong sáng hơn, cảm nhận được nhyiều điều tốt đẹp trong đời sống.

DUYÊN KHỞI VÀ TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI


Duyên là những yếu tố kết hợp với nhau như chúng ta có một hạt lúa. Gieo các hạt lúa xuống đất, tưới nước, bón phân và có ánh sáng ấm áp của mặt trời thì các cây mạ hay lúa non xuất hiện. Cây mạ được chuyển sang trồng trên ruộng lúa, cách xa nhau hơn để có khoảng cảnh đủ cho cây phát triển. Với sự chăm sóc đầy đủ phân bón, nước, ánh sáng mặt trời cùng trừ sâu bọ thì cây lúa mọc tốt tươi cho đến lúc chín vàng và người nông dân gặt lúa về. Người nông dân bán lúa để mua thực phẩm, áo quần, phân bón cùng trang trải các chi phí khác. Người đi thâu mua lúa tập trung lúa lại rồi chuyển đến nhà máy xay. Sau đó cho vào bao và đem xuất cảng. Những người mua gạo ở các nước khác có thể nấu cơm hay làm bánh. Như vậy một cái nhân như hạt lúa, có những cái duyên thuận lợi, như đất, nước, phân bón, mặt trời thì đưa đến cái quả tốt như thóc lúa. Đó nhân hợp với duyên đưa đến qua, đó là duyên khởiû. Quả này lại trở thành một nhân mới để hợp với các duyên khác đưa đến những quả khác như người mua lúa xuất cảng gạo, nuôi sống những người ở nước khác hoặc làm bánh kẹo, và cứ thế mà tiếp nối không cùng. Đó là trùng trùng duyên khở. Các nhà khoa học hiện nay chú trọng nhiều đến tính cách nhân đưa đến quả, tính cách duyên khơiû và trùng trùng duyên khở trong các cuộc nghiên cứu về khoa học, nhất là trong sự ứng dụng vào việc bảo vệ sinh môi. Những chương trình thiền để chữa trị bệnh tật hiện nay cũng nằm trong định luật duyên khởi và trùng trùng duyên khởi nói trên.
Vào ngày 8, 9 và 10 tháng Mười Một năm 2005 viện nghiên cứu thân và tâm Mind and Body Institute, trường đại học y khoa John Hopkins University School of Medecine và trung tâm y khoa viện đại học Georgetown University Medecine Center cùng bảo trợ tổ chức một cuộc hội luận với sự tham dự của ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV để các nhà khoa học nổi danh và các người tu thiền nhiều nơi trên thế giới trình bày và thảo luận qua năm đề tài chính:
1. Can thiệp lâm sàng bằng thiền tập: Khoa học, thực hành.
2. Nền tảng khả hữu sinh vật nơi thiền
3. Nghiên cứu lâm sàng I: Thiền và sức khỏe tâm thần
4. Nghiên cứu lâm sàng II : Thiền và sức khoẻ thể chất
5. Tổng kết và phát biểu cảm tưởng.
Ngài Đạt Lai Lạt ma sẽ tham dự thảo luận trong cả năm đề tài. Đây là thành quả của một chuổi dài nhân duyên tốt đẹp được ngài Đạt Lai lạt ma và các nhà khoa học gieo trồng cách đây trên hai thập niên. Chúng ta hãy tìm hiểu về những yếu tố nhân và duyên sinh khởi này qua phần tóm lược tin tức trình bày của ký giả Stephen S. Hall trong tờ The Newyork Times số ngày 14 tháng Chín, năm 2000 như sau:
Vào năm 1992 ngài Đạt Lai Lạt Ma chuyển một lá thư qua máy fax đến tiến sĩ Richard Davidson để mời ông ta nghiên cứu về trạng thái thần kinh hay bộ não và hoạt động của các tế bào thần kinh khi thực hành thiền. Tại sao lại mời giáo sư Davidson" Vì ông là một nhà khoa học được huấn luyện về thần kinh học tại trường đại học nổi tiếng Havard và cũng là một nhà khoa học nổi tiếng về nghiên cứu tánh chất các cảm xúc tích cực, điều rất phù hợp với sự thực hành thiền đem lại hạnh phúc, tình thương yêu và sự lành mạnh trong đời sống của Phật Giáo.
Thường thì các nhà khoa học về thần kinh rất thận trọng trong vấn đề nghiên cứu và ít khi chọn một đối tượng nghiên cứu như Thiền Phật giáo vì nghe mơ hồ và không có vẽ gì là có nền tảng rõ ràng về khoa học. Tuy nhiên, tiến sĩ Davidson là một người thực hành thiền, ông ta biết rõ về thiền tập nên ông ta lập tức nhận lời đến vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn với các máy vi tính, máy điện não đồ, máy phát điện để và thu xếp một chương trình khảo cứu bộ não các vị thiền sư Tây Tạng khi thiền. Sau khi vượt qua
nhiều khó khăn ban đầu, nhóm nghiên cứu càng lúc càng phát triển và được sự tham dự của nhiều nhà khoa học khác cùng với những thiền sư nổi tiếng trong đó có thiền sư Pháp Matthieu Ricard, có bằng tiến sĩ về phân tử sinh vật học. Không những vậy, máy móc nghiên cứu càng ngày càng tân kỳ hơn như máy họa hình các chuyển động trong bộ não qua các tiếng dội từ trường Functional Magnetic Resonance Imaging, giúp cho thấy không những các hoạt động trong bộ não khi thiền mà cả ảnh hưởng tốt đẹp tồn tại sau nhiều tháng kế đó. Các nhà khoa học khác như Paul Ekman thuộc viện đại học University of California vùng San Francisco và Stephen Kosslyn của trường đại học Havard cũng nghiên cứu về thiền.
Cứ hai năm một lần, dưới sự chủ tọa cùng tham dự thảo luận của ngài Đạt Lai Lạt Ma, các nhà khoa học đến nơi chỗ ngài cư trú dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn hay các nơi khác để cùng hội luận về những ích lợi cụ thể của thiền và những cảm xúc tích cực như lòng từ bi, niềm an lạc cũng như các phương thức chuyển hóa các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thù hận, bất an, phiền muộn qua sự thực hành đời sống tâm linh để đóng góp vào hòa bình và hạnh phúc nhân loại. Cách đây hai năm, năm 2003 có chương trình hội luận tại viện kỷ thuật nổi tiếng M.I.T, Massachussetts Institute of Technology, mà tiến sĩ Kabat-Zinn, người khai sinh chương trình giải trừ căng thẳng qua thiền MBSR, cũng là một thành phần tham dự với những nhà nghiên cứu thần kinh tên tuổi khác như giáo sư Joathan D. Cohen, chuyên gia về sự chú tâm và nhận thức của viện đại học Princeton, giáo sư Eric Lander, một trong những người lãnh đạo về chương trình toàn bộ hệ gen con người, giáo sư Daniel Khaneman, nhà kinh tế được giải Nobel qua chương trình nghiên cứu về tâm lý liên hệ đến kinh tế cùng nhiều nhà khoa học khác. Chúng ta nên nhớ đây là một quyết định quan trọng khi họ tham dự vào cuộc thảo luận về thiền vì các nhà khoa học đứng đắn không bao giờ muốn tên tuổi mình bị dính líu vào những vấn đề trừu tượng, mơ hồ hay không khoa học. Những đề tài trình bày trong cuộc hội luận vào tháng 11 năm 2005 là sự đúc kết các cuộc nghiên cứu quan trọng trong ngành thần kinh học liên hệ đến sức khoẻ thể chất và tinh thần mà các viện đại học, các tổ chức y tế cũng như những cơ quan cung ứng dịch vụ chữa trị thân và tâm đang mong chờ. Điều quan trọng hơn hết cho những người thực hành thiền và tập khí công, yoga và dưỡng sinh là các nhà khoa học và các thiền sư trình bày cho chúng ta thấy rõ sự liên hệ mật thiết giữa bộ não và tâm, nền tảng sự thực hành thiền có gốc rễ nơi thân thể cùng những phương thức thực hành đưa đến những kết quả cụ thể. Như vậy tâm linh không chỉ là tâm mà còn cả nơi bộ não mà người ta có thể đo lường, huấn luyện và làm cho thành tốt đẹp hơn.
Tỳ kheo Phụng Sơn

GHI CHÚ:
Quý Vị muốn tập Khí Công Tâm Pháp ở tại vùng Quận Cam (Orange County) xin gọi Bác Sĩ Trịnh Văn Chính, trưởng nhóm, điện thoại số (714) 636-6804 hoặc bà Hạnh Nhân, điện thoại số (714) 539-3545 để ghi danh. Những vị ở vùng Long Beach xin gọi chùa Phật Tổ, điện thoại số (562) 559-5100. Quý Vị ở vùng Bonsall, Vista, Ocean Side, San Diego xin gọi ông Huỳnh Xuân Thu, điện thoại số (760) 310-4056.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.