Hôm nay,  

Hiến Pháp Và Chiến Pháp

26/08/200500:00:00(Xem: 5618)
- Những gì đang xảy ra tại Iraq thực sự thách đố sự hiểu biết của chúng ta - và sự thành công của Hoa Kỳ…
Tình hình Iraq biến chuyển quá nhanh mà khó ai đoán ra kết quả, kể cả những phe trong cuộc. Nhưng nếu không làm một bảng tổng kết dù tạm thời, ta khó giải thích được cho dư luận về những gì đang xảy ra trong một mớ bòng bong rối mù (về bối cảnh, xin đọc lại bài "Thế Chiến quốc trong một bản Hiến pháp" cũng trên cột báo này, trong số ra ngày 23 tháng Tám).
Tối Thứ Hai 22, giờ Iraq, Quốc hội Lâm thời Iraq tiếp nhận bản dự thảo Hiến pháp vào phút chót và quyết định dành ba ngày để tham khảo, thảo luận (và vận động), trước khi sẽ biểu quyết vào ngày Thứ Năm 25. Nếu được chấp thuận, bản Hiến pháp sẽ được đưa ra cho dân Iraq biểu quyết trong một cuộc đầu phiếu vào tháng 10 tới đây. Căn cứ trên cơ cấu chính trị của Quốc hội hiện nay - kết quả của cuộc bầu cử hồi tháng Giêng - lãnh tụ hai phe Shia và Kurd trong Quốc hội sẽ dễ dàng thông qua bản dự thảo vì họ đã thương thảo và đồng ý với nhau rồi mới đệ nạp lên Quốc hội. Câu hỏi còn lại là lập trường của phe thứ ba, các lãnh tụ Sunni. Họ sẽ đồng ý, bác khước, quay trở lại giải pháp bạo động hay tìm một cơ hội mặc cả khác với hai phe kia" Trong ván cờ tay ba này, Hoa Kỳ muốn phe Sunni nhập cuộc và tiến vào đấu tranh chính trị trong nghị trường hơn là cầm súng nổi loạn. Nếu phe Sunni trở thành một lực lượng chính trị, các nhóm khủng bố Thánh chiến ngoại nhập và hoạt động trong cộng đồng Sunni sẽ bị cô lập - hoặc ít nhất sẽ không còn được một số dân Sunni kín đáo yểm trợ.
Như vậy, từ ngày Thứ Ba 23, mọi người nín thở theo dõi thái độ của phe Sunni và những vụ mặc cả ngầm giữa các lãnh tụ Shia và Sunni.
Thế rồi, giữa lúc căng thẳng ấy - trong khi khủng bố vẫn ra tay - thì một vụ khủng hoảng khác bất ngờ nổ ra trong cộng đồng Shia. Đó là sự tái xuất hiện của Giáo sĩ Muqtada al-Sadr và tổ chức võ trang có vài ngàn tay súng của ông (gọi là quân đội Mehdi) đã nổ súng tại thành phố An Najaf. Kết quả là năm người chết, 10 người bị thương.
Là một lãnh tụ trẻ của cộng đồng Shia, al-Sadr đã từng thách đố quyền lực của Đại giáo chủ Ali al-Sistani và Hội đồng Tối cao của Cách mạng Hồi giáo (SCIRI), tập hợp lớn nhất quy tụ các lãnh tụ Shia. Dưới chiêu bài chống Mỹ và chống các lãnh tụ Shia muốn hợp tác với giải pháp chính trị do Hoa Kỳ đề xướng, năm ngoái, al-Sadr đã kêu gọi dân Shia nổi dậy. Cuộc nổi dậy thất bại, lực lượng Mehdi tan rã và al-Sadr phải rút lui, văn phòng của ông tại An Najaf và nhiều cơ sở khác đã bị đóng cửa.
Nào ngờ là trong lúc các lãnh tụ Shia và Kurd đang cố thuyết phục phe Sunni nhập cuộc chơi thì al-Sadr xuất hiện cùng nhiều tay súng và đòi mở lại văn phòng tại An Najaf. Xung đột bùng nổ giữa các nhóm Mehdi với các đơn vị võ trang của chính quyền lâm thời Iraq. Chưa ai biết rõ được diễn biến thực tế của tình hình, trong khi phe al-Sadr đổ lỗi cho Hội đồng SCIRI và ngược lại. Bộ trưởng Nội vụ Iraq, một thành phần của Hội đồng SCIRI, thông báo đã gửi một Lữ đoàn đến vãn hồi trật tự tại An Najaf. Đến tối Thứ Tư 24, giao tranh lan rộng ra vài thị trấn khác, nhưng an ninh được vãn hồi tại An Najaf và các nhóm Mehdi của giáo sĩ al-Sadr đã rút. Tuy nhiên, ngay trong Quốc hội Lâm thời, một số đại biểu thân al-Sadr cho biết là họ sẽ không và ngồi trong Quốc hội nữa. Tức là việc bỏ phiếu về Hiến pháp vào Thứ Năm có thể bị trở ngại.

Vì thiếu thông tin chính xác về tình hình tại chỗ, người ta chỉ có thể suy đoán mà thôi.
Trước hết, cho đến nay, dư luận thường cho rằng sau vụ nổi loạn bất thành của al-Sadr vào năm ngoái nhằm giành quyền lãnh đạo dân Shia, cộng đồng Shia ngày nay tương đối thống nhất, đã tham gia bầu cử rất đông đảo. Bên sau, Đại giáo chủ al-Sistani cùng Hội đồng SCIRI đã kiểm soát được tình hình và sẽ có lợi lớn vì có ưu thế trong cơ chế chính trị tương lai của Iraq sau cuộc bầu cử tháng Giêng.
Trong khi phe Shia thống nhất như vậy, rạn nứt nếu có thì chỉ xảy ra trong cộng đồng Sunni: một số lãnh tụ ôn hòa chủ trương chấm dứt giải pháp bạo động mà tiến vào đấu tranh chính trị, giải pháp võ trang nếu có thì chỉ nhằm hỗ trợ những đòi hỏi về chính trị mà thôi; ngược lại, nhiều nhóm quốc gia cực đoan thì chống lại mọi giải pháp chính trị và tiếp tục tấn công quân đội và cảnh sát của Chính quyền lâm thời; trong khi ấy, các tay đặc công khủng bố ngoại nhập vẫn trà trộn vào cộng đồng Sunni để tấn công cả Mỹ lẫn chính quyền và thường dân Iraq, trong vùng sinh hoạt của dân Sunni.
Đấy là sự am hiểu thông thường của dư luận, cho đến hôm Thứ Tư vừa qua.
Bất ngờ ở đây là sự tái xuất hiện của al-Sadr và những xung đột dù nhỏ cũng đẫm máu ngay trong cộng đồng Shia. Liệu cộng đồng này có vỡ đôi không" Nếu nội chiến bùng nổ trong sắc tộc Shia thì làm sao xây dựng nền móng tạm ổn cho Iraq" Muốn tìm giải đáp cho câu hỏi này, người ta phải hỏi tiếp là al-Sadr có thế lực gì, và vì sao xung đột đã bùng nổ.
Lối giải thích thông thường và có vẻ đúng đắn nhất là viên Giáo sĩ trẻ này không chịu thua và tìm cách sách động đám thanh niên nghèo đói người Shia - chủ yếu tại thủ đô Baghdad- để đòi một vị trí quan trọng hơn trong cơ chế chính trị mới và khai thác những tỵ hiềm nhỏ ở cấp địa phương hoặc vị trí của phe cánh trong hội đồng hàng tỉnh. Vì tính toán như vậy, al-Sadr mới châm ngòi cho khủng hoảng và sau cùng bị đẩy lui.
Điều éo le cho Iraq và "khôn ngoan" cho al-Sadr là ông ta gây rối vào thời điểm sinh tử nhất, trước ngày Quốc hội bỏ phiếu về một văn kiện sẽ tạo dựng nền móng lâu dài cho xứ này.
Hội đồng SCIRI không thể chấp nhận một lối mặc cả tai ác như vậy nên trả đũa nặng vì nếu Đại giáo chủ al-Sistani trụ không vững, cộng đồng Shia sẽ loạn to và nội chiến có thể lan rộng tại Iraq. Phải chăng vì vậy mà hôm Thứ Năm 25 Giáo sĩ al-Sadr đã kêu gọi buông súng để khỏi đổ máu. Ông ta lại rút lui, nhưng được bao lâu"
Người lạc quan thì cho rằng từ nay al-Sadr sẽ bị Đại giáo chủ úp dưới Ngũ hành sơn và hết cựa trong khoảng thời gian đủ dài cho nếp sinh hoạt tương đối ổn định hơn tại Iraq. Nhưng, mấy ai dám lạc quan về tình hình Iraq.
Đã vậy, trong không gian hai chiều của bài toán al-Sistani đi cùng al-Sadr, mọi sự lại rắc rối hơn nếu ta kết hợp thêm ẩn số Sunni. Làm gì mà phe Sunni này không biết là đối phương đang gặp biến nên sẽ lên giọng mặc cả quyết liệt hơn, để đòi hỏi nhiều hơn. Vì vậy mà tình hình vẫn còn có thể xoay chuyển trong những ngày giờ tới đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.