Hôm nay,  

Kết Hôn Với “việt Kiều” (bài 2)

01/05/200400:00:00(Xem: 4720)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Khách đến ngày đầu tiên với vẻ mặt lo âu, căng thẳng. Vì có vốn liếng Anh ngữ, anh tự làm đơn, nộp giấy tờ bảo lãnh cho hôn thê ở Việt Nam. Sau tờ biên nhận vài tháng, anh nhận được thư của cơ quan di trú Hoa Kỳ đòi bổ túc thêm chứng cớ về sự liên hệ của hai bên. Nhưng sau khi bổ túc theo yêu cầu, như anh cho biết, hồ sơ xin bảo lãnh hôn thê bị từ chối. Anh không hiểu tại sao và không biết phải làm sao"
- một trở ngại khác, khách đến nhờ văn phòng làm lại bộ Công Hàm Độc Thân để về Việt Nam lấy chồng. Lý do: khách đã từng ly hôn nhưng không hề biết luật rắc rối ở Việt Nam đòi hỏi phải có thêm bộ "Ghi chú ly hôn". Và rất nhiều trường hợp khác gặp trở ngại từ Lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, làm sai bảo trợ tài chánh, không biết thủ tục kháng cáo khi bị từ chối, gặp khó khăn trong thủ tục khám sức khoẻ, và nhiều vấn đề nan giải khác... Chính vì vậy, điều mà các thân chủ quan tâm đầu tiên cho hồ sơ bảo lãnh là tìm một văn phòng chuyên môn đảm trách.
- Uỷ thác niềm tin
Hầu hết thân chủ đều muốn đến một văn phòng chuyên về di trú được người thân quen giới thiệu. Người Việt mình trọng hai chữ "tín nhiệm". Khi những người thân quen giới thiệu một văn phòng dịch vụ đã hoàn tất thành công các hồ sơ bảo lãnh cho chính họ, thường mang lại niềm tin giới thiệu tiếp cho họ hàng, bạn hữu... Sự tín nhiệm này luôn được người bảo lãnh ở Hoa Kỳ và người được bảo lãnh ở Việt Nam quan tâm. Một số đông khác chọn sự uỷ thác của mình qua những dịch vụ di trú được quảng cáo trên các cơ quan truyền thông. Tâm lý của nhiều người muốn chọn các văn phòng có người ngoại quốc và có chi nhánh dịch vụ ở Việt Nam. Khách cũng có thể thẩm định phần nào về những loại quảng cáo "giá rẻ bất ngờ" mà nhiều người đã phải ân hận khi lỡ "trao duyên" cho các văn phòng này. Khách cần lệ phí bảo lãnh trong tầm tay nhưng điều quan trọng vẫn là công việc bảo lãnh phải trôi chảy. Những văn phòng uy tín luôn xem trọng khách hàng, theo dõi hồ sơ như công việc nhà, và nhất là không thể có quan niệm "kiếm sống" bằng cách hứa hẹn với khách hàng những điều mà chính họ biết rằng không thể làm được.
Khách hàng biết rất rõ những văn phòng uy tín có thể giúp họ vượt qua những trở ngại, vì các văn phòng này được sự tín nhiệm trong cộng đồng, có uy tín với các công sở liên hệ đến di trú của chính phủ; cũng như có một đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và chân thành.
Về phía bên nhà, người được bảo lãnh - vợ hay chồng - thường giao phó việc chọn lựa văn phòng cho người hôn phối bên Mỹ. Họ chỉ quan tâm khi hồ sơ gặp vấn đề: thời gian chờ đợi quá lâu hay gặp trở ngại với Lãnh sự Hoa Kỳ. Vấn đề lo âu đầu tiên là thủ tục giấy tờ làm Công Hàm Độc Thân của người bên Mỹ. Đối với các Sở Tư Pháp ở Việt Nam, mỗi tỉnh có "quyền" giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn theo kiểu của mình. Người bảo lãnh chưa hề kết hôn thường dễ dàng hơn người đã từng ly hôn. Với tâm lý tiện lợi, người hôn phối ở Việt Nam vẫn thích những dịch vụ có thể lo "từ A đến Z", chẳng hạn như: lo luôn thủ tục đăng ký kết hôn (thường rất tốn kém), tổ chức nghi lễ đám cưới, tìm chỗ thuê xe cưới, tiệc ăn đãi khách, giấy tờ bảo lãnh và những giấy tờ liên quan khác, giới thiệu và, nếu có thể, lo luôn việc hướng dẫn những chuyến đi hưởng tuần trăng mật....
Nhưng, các loại dịch vụ được quảng cáo lo "từ A đến Z" như đã kể trên thường để lại nhiều kinh nghiệm không vui cho khách hàng. Giống như sức khỏe vậy, người ta thường tìm đến các bác sĩ chuyên khoa hơn là bác sĩ toàn khoa, khi muốn được chữa bệnh đặc biệt của mình đến nơi đến chốn. Nhưng con đường được đoàn tụ với vợ, chồng ở Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng như mặt nước hồ thu...
- Đoạn trường ai có qua cầu mới hay....
Như các bài góp ý khác của văn phòng Robert Mullins International trước đây, việc bảo lãnh vợ-chồng, hay hôn phu-hôn thê, không còn dễ dàng như trước biến cố 11 tháng 9 năm 2001. Với tiêu lệnh "an ninh quốc gia", các cơ quan liên hệ đến di trú của chính phủ được toàn quyền về thời gian xem xét các hồ sơ bảo lãnh, nhất là những người bảo lãnh đến từ các quốc gia có tên trong "danh sách cần quan tâm". Cộng thêm việc thiếu nhân viên di trú và ngân sách thiếu hụt, các cơ quan di trú không thể nào làm khác hơn là chịu đựng những lời than phiền, đôi khi phẫn nộ, từ khách hàng về sự chậm trễ giải quyết hồ sơ bảo lãnh. Và các văn phòng chuyên trách về di trú cũng bị ảnh hưởng không ít về sự "kiên nhẫn" của khách hàng.

Thông thường, những khách hàng chọn được văn phòng chuyên môn và theo đúng sự hướng dẫn của văn phòng thì hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận dễ dàng. Và ngược lại, hoặc vì những lý do "thầm kín" đi ra ngoài sự hiểu biết của văn phòng, những hồ sơ bị từ chối hẳn, hoặc được yêu cầu bổ túc thêm chứng minh, giấy tờ; hay phải chờ đợi quá lâu, phản ứng nóng nảy thường xảy ra và đôi khi bất chấp những lý giải hợp tình, hợp lý. Dù sao đi nữa, những phản ứng này có thể hiểu được và nên chia xẻ.
Trong hoàn cảnh này, người vợ ở Việt Nam thường có phản ứng sốt ruột dữ dội nhất, và cũng thường lên tiếng than trách những người liên hệ trong hồ sơ bảo lãnh. Người bảo lãnh, người chồng, luôn lãnh chịu những áp suất hối thúc từ người vợ, gia đình vợ, họ hàng và bạn bè bên vợ. Người bên ngoài thường hay góp ý, bàn tán và sự tưởng tượng đôi khi đi quá xa. Người chồng bên này đại dương bỗng chốc bị mang tiếng "không sốt sắng" và "có ý muốn" bỏ rơi người vợ bên nhà! Thí dụ không thiếu: Anh A đến văn phòng trong trạng thái mệt mỏi, xin tham vấn trường hợp bảo lãnh của anh. Vì muốn tiết kiệm tiền, anh đã tự làm hồ sơ bảo lãnh vợ, và hồ sơ gặp trở ngại phía lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam. Họ của anh giống với họ của vợ. Lãnh sự yêu cầu anh và vợ anh phải nộp khai sinh của hai bên cha-mẹ. Anh không có khai sinh cha mẹ. Không biết xoay sở ra sao, anh đành thúc thủ và đã để hồ sơ kéo dài. Bên gia đình vợ "tiếng chì tiếng bấc", cho rằng anh muốn bỏ... vợ! Có lúc, lòng kiên nhẫn của anh mòn dần. Anh đến nhờ văn phòng giúp đỡ. Dĩ nhiên, vợ anh sau đó đã sang Mỹ đoàn tụ với anh và mọi việc sáng tỏ. Anh được rửa mối "hàm oan" và tình yêu ngày càng mặn nồng....
Ngày rời Việt Nam vốn là kỷ niệm khó quên. Nước mắt, nụ cười, thương nhớ, với biết bao kỳ vọng, mong chờ nơi xứ lạ quê người của người đi và những người ở lại. Một điều mà ít ai để ý là tại phi trường trong ngày tiễn biệt, người đi từ Sài Gòn thường được vây quanh đông đảo bởi toàn bộ gia đình và bạn bè thân thiết; nhưng số đông này nhỏ dần với những người đến từ các tỉnh xa xôi. Nhưng dù nhiều hay ít, tình cảm thân thương vẫn dạt dào.
Tuy nhiên, có người nói: "Hôn nhân không phải là thuyền cập bến mà bắt đầu ra khơi". Sau mười mấy giờ bay với nhiều thổn thức, những người vợ, người chồng sắp gần gũi nhau. Duyên phận thế nào, đó là chuyện mai hậu. Bởi thuyền đã bắt đầu ra khơi. Và đó lại là một chuyển tiếp khác của một đời sống muôn vàn đổi thay, và thính giả của chương trình tham vấn di trú Robert Mullins International sẽ đón nghe trong kỳ tới.
S- DI TRÚ THÔNG BÁO GIA TĂNG Lệ PHÍ
Lịch trình chiếu khán đáo hạn tính đến tháng 5-2004

Sở Di Trú vừa phổ biến kế hoạch gia tăng lệ phí bắt đầu ngày 30 tháng 4, 2004. Kế hoạch tăng lệ phí trung bình khoảng 40% cho mỗi đơn sẽ giúp giảm bớt số hồ sơ đang ứ đọng và ngăn ngừa việc ứ đọng trong tương lai.
Lịch trình đáo hạn chiếu khán di dân tháng 05-2004
A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu)
IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 22 tháng 10-2000
C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 15 tháng 10-1999
D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 15 tháng 05-1995
E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 15 tháng 10-1997
F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 15 tháng 06-1992
G- Diện tu sĩ tôn giáo : Diện SR : luôn luôn có hiệu lực.
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:
Câu hỏi 1: Tôi kết hôn với người có quốc tịch Hoa Kỳ và được chồng tôi bảo lãnh sang Hoa Kỳ từ năm 2000. Nghe nói lệ phí nộp đơn xin nhập tịch sẽ tăng. Xin cho biết là tôi có thể nộp đơn xin nhập tịch ngay bây giờ được không, hay phải chờ có đủ thời gian 5 năm cư trú ở Hoa Kỳ mới có thể nộp đơn "
Đáp : Bà không cần phải chờ có đủ 5 năm cư trú tại Hoa Kỳ. Bà có thể nộp đơn xin nhập tịch ngay bây giờ nếu bà đã có thẻ xanh thường trú và đã lập hôn thú với công dân Hoa Kỳ được 3 năm.
Câu hỏi 2: Xin cho biết lệ phí lăn tay có thay đổi không, và khi nộp đơn xin quốc tịch Mỹ nên trả lệ phí lăn tay chung một chi phiếu hay riêng biệt"
Đáp: lệ phí mẫu đơn N-400 sẽ tăng từ $260 đến $320. Lệ phí lăn tay tăng từ $50 đến $70. Nên viết hai chi phiếu riêng biệt khi nộp đơn xin nhập tịch.
Câu hỏi 3: Tôi đến Mỹ theo diện bảo lãnh của chồng là công dân Hoa Kỳ, xin cho biết bao lâu tôi mới được nộp đơn nhập tịch" Thời hạn tính từ ngày chúng tôi lập giấy hôn thú hay từ ngày tôi đến Mỹ"
Đáp: Ba năm, nhưng bạn có thể nộp đơn trước ba tháng, kể từ ngày bạn đặt chân tới Mỹ.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.