Hôm nay,  

Bài Viết Mùa Vu Lan: Tình Quê Chan Chứa

24/08/200500:00:00(Xem: 5333)
Và rồi, căn nhà bên cạnh cũng có người tới mướn. Cha tôi tỏ vẻ mừng rỡ vì sắp có hàng xóm, sau hơn một năm ở cạnh căn nhà bỏ không. Mẹ tôi cũng mong có hàng xóm lắm, nhưng bà lại không vui, chỉ vì tuần trước, người chủ nhà ghé qua đã tình cờ cho chúng tôi biết là ông ta đã cho một gia đình người Việt Nam mướn. Tâm trạng này của mẹ, cha tôi và tôi đều hiểu rõ. Cái chết của anh tôi trên chiến trường Việt Nam không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai khiến mẹ tôi không muốn thấy, cũng không muốn nghe những gì liên quan đến hai chữ “Việt Nam”.
Khi gia đình hàng xóm dọn đến, mẹ tôi tránh ánh mắt dò xét của cha bằng cách quay xuống nhà bếp, sửa soạn món chili, món ăn thường lệ mỗi sáng thứ bẩy.
Tôi đã xong công tác cắt cỏ vườn trước, vườn sau và tắm cho bầy chó. Thường thì sau đó, tôi tìm gặp đám bạn và chúng tôi sẽ chơi dã cầu. Nhưng hôm nay, cũng nóng lòng muốn biết về gia đình người láng giềng mới, nên, thay vì đi chơi, tôi cầm cuốn sách của Herman Hess đang đọc dở, ra ngoài hiên trước, ngồi đọc.
Gia đình người Á Đông đến bằng hai chiếc xe. Người đàn ông nhỏ thó, tóc thưa, dáng dấp nhanh nhẹn, đi cùng người đàn bà còn trẻ trên chiếc xe Dodge mầu trắng. Theo sau là cô gái nhỏ. có lẽ chỉ khoảng mười bẩy, mười tám, lái chiếc Datsun Z-28. Cả ba người cùng mang theo sơn, cọ, chổi .... mà chưa có đồ đạc gì. Chắc họ còn sơn lại nhà rồi mới dọn tới.
Tôi buông sách xuống, nhìn họ, sẵn sàng một câu xã giao niềm nở, nhưng cả ba người đều không nhìn ngang nhìn ngửa. Họ ôm đồ nghề đi thẳng vào nhà.
Tôi hơi thất vọng, lại cúi xuống cuốn sách.
Câu chuyện về người thanh niên miền núi mà Herman Hess mô tả trong cuốn “Peter Camenzina” cuốn hút tôi vào vùng không gian ngào ngạt hương hoa và rực rỡ tin yêu của những trái tim mở rộng. Tôi đã đọc mấy cuốn của nhà văn này và cuốn nào cũng làm tôi xúc động, say mê; nhưng có lẽ, đắm chìm trong nguồn sung sướng ngọt ngào nhất phải là cuốn “Narcissus and Goldmund”. Đó chỉ là câu chuyện giản dị về tình bằng hữu của hai người bạn trai. Narcissus nhìn cuộc đời qua bóng dáng chói lòa của Thiên Chúa. Anh đặt vào tay Chúa cả tuổi thanh xuân rực rỡ, trí tuệ tươi sáng và cả trái tim rộng mở tình yêu đời, yêu người. Qua niềm tin nơi Thiên Chúa, Narcissus thanh thản nhìn Goldmun trốn khỏi tu viện. Một chút bùi ngùi, có chăng, chỉ vì lòng quá yêu bạn chứ không vì lo lắng hay sợ hãi sẽ mất bạn. Narcissus tin tưởng dẫu sỏi đá lẫn lộn cũng không làm biến thể vàng ròng. Nên anh đã ôm hôn bạn, mở cửa tu viện, nhìn theo bóng bạn lao vào vòng cuồng xoáy của giòng đời ....
Ở đây, cuốn “Peter Camenzina”, tôi lại bắt gặp một tình bạn sáng ngời. Có lẽ, với Herman Hess, tình bằng hữu là một thứ tình cao đẹp, thiêng liêng, có thể rọi sáng những góc bụi tối tăm trong hồn ta, như ánh sáng long lanh của viên kim cương quý giá. Ở đây, tôi lại hân hoan xúc động thấy một Richard thông minh, lịch lãm đã nhìn thấy ở Carmenzina, một thanh niên miền núi quê mùa, cục mịch, một hào quang ẩn dấu nơi ánh mắt tinh khôi, nụ cười tươi đẹp. Richard bảo bạn: “Anh là một thi sỹ”. Carmenzinz cười, không tin. Người đọc cũng không tin. Nhưng Richard lại nói: “Tôi không lầm đâu, anh phải là một thi sỹ”. Người đọc hơi bị giao động. Và rồi, Herman Hess đã dùng ngòi bút mật ngọt vẽ được lên từng nét, từng nét, vóc dáng của thi nhân; đã nối được, từng giây tơ, dìu dặt, trầm bổng hồn thơ bát ngát nơi tâm hồn xúc tích, nhạy cảm của chàng thanh niên miền núi.
Văn từ của Herman Hess trong sáng, trôi chảy như giòng suối ngot. Đọc Herman Hess, tôi đã có cảm tưởng rằng, viết văn dễ lắm ! Từ cảm tưởng đó, tôi đã từng dại dột, gò gẫm một vài bố cục rồi cặm cụi cắn bút viết viết, xóa xóa ... tới khi thùng rác đầy ắp những “tác phẩm” vo tròn trong đó tôi mới biết rằng tuyệt chiêu của nghệ thuật chính là ở chỗ giản dị, giản dị tới mức hóa giải mọi kỹ thuật để đưa được nghệ thuật tới thuần túy giản dị khiến người thưởng thức tưởng như rất dễ dàng đạt tới điều đó.
- Á !
Tôi giật mình, buông rơi cuốn sách. Bên nhà hàng xóm, cô gái nhỏ đang luống cuống trước vòi nước bị bể, nước phun lên như mưa rào.
Tôi chạy tới. Cô gái nhỏ ngước nhìn rồi lùi sang một bên. Cô nói tiếng Anh, giọng khá trôi chảy:
- Tôi vừa mở thì ống khóa gẫy, như là đã gẫy sẵn.
Tôi nói:
- Có lẽ thế, để tôi thử xem sao.
May quá, ống chưa gẫy, chỉ bị hở chỗ mở khóa. Tôi chạy vào nhà, tìm hộp đồ nghề. Mấy phút sau, có thể xử dụng mà nước hết phun.
Cô gái lí nhí nói: “Cám ơn”, rồi dợm bước vào nhà. Tối hấp tấp vội hỏi:
- Cô mới dọn tới "
Rõ ngớ ngẩn. Không dọn tới, ai lại sơn nhà cửa làm gì. Nhưng cô gái cũng mỉm cười, gật đầu. Tay xách sô nước, cô bước vào nhà. Cô không vồn vã cũng chẳng quá lạnh lùng. Tôi lại cúi xuống sách, đọc tiếp. Từ đó tới lúc ăn cơm chiều tôi không nhìn thấy ai trong gia đình người láng giềng mới nữa.
Ngày hôm sau thì họ dọn đồ đạc đến. Tôi đi nhà thờ về thì thấy nhà bên cạnh rộn ràng người ra vào lăng xăng. Một đám thanh niên trẻ, có lẽ đều không quá hai mươi, vẻ mặt vui tươi sáng sủa, người khiêng, kẻ đẩy những đồ đạc linh tinh vào nhà. Đám thanh niên không thầm lặng như người đàn ông nhỏ thó, người đàn bà trẻ và cô gái nhỏ. Họ vừa làm việc, vừa cười nói huyên thuyên.
Tuần lễ sau đó, thỉnh thoảng tôi thấy người đàn bà dọn dẹp lặt vặt ở vườn sau. Người đàn ông thì hình như chiều nào cũng ra tưới nước một khoảng đất nhỏ ở cuối vườn, và chỉ khoảng đất đó thôi. Có lẽ ông ta định trồng trọt gì ở đó chăng " Hơn một năm bỏ hoang, khu vườn rộng mênh mông đó đầy cỏ dại mọc cao tới đầu gối, chỉ ngăn bằng hàng rào kẽm thưa với hai nhà hai bên nên chúng tôi đều rất ngại có rắn rết ẩn núp. Thế nên, chúng tôi đều mừng rỡ khi một sáng chủ nhật, nghe thấy tiếng máy cắt cỏ reo vui, vang động trong khu vườn rậm. Mẹ tôi tươi cười nói với cha:
- Họ mướn người tới cắt cỏ ông ạ. Không biết họ sẽ làm cách nào để dọn được bụi hồng gai vĩ đại kia mà khỏi bị gai đâm.
Lần đầu, sau hai tuần lễ có láng giềng tôi mới nghe mẹ tôi nói về họ bằng giọng thiện cảm.
Tới chiều thì khu vườn rậm đã được dọn sạch sẽ. Hàng chục bó gai lớn chất đống ở giữa sân, cạnh năm, bẩy túi cỏ bự. Người đàn ông lại ra sân, tưới nước trên khoảng đất cố định vừa được dọn sạch sẽ. Gương mặt ông ta bình thản, mắt nhìn chăm chú xuống luống đất. Ông ta không thấy tôi đứng sát hàng rào kẽm này hay là cố tình không thấy " Mặc, tôi cứ bắt chuyện:
- Ông cắt được mấy tấn cỏ rồi "
Ông ta nhìn tôi, cười, và nói đùa lại một câu duyên dáng bất ngờ:
- Không nhiều lắm, có lẽ đủ nuôi một trại bò.
Tôi ngạc nhiên thích thú và có trớn nói tiếp:
- Ông định trồng gì ở đây mà thấy ông tưới nước khu đất này mỗi ngày vậy "
Lại một câu trả lời bất ngờ:
- Bất cứ gì, cho có mầu xanh.
Ông ta tuy nói chuyện nhưng vẫn không có vẻ gì vồn vã, thân thiện hơn. Tôi đành phải nói:
- Tôi là John.
Và giơ tay qua hàng rão thấp. Ông ta đổi vòi nước đang cầm qua tay trái, chùi vội bàn tay phải vào quần jean rồi bắt tay tôi. Tôi thấy nụ cười của ông ta tươi vui cả trên ánh mắt khi ông ta cúi đầu xuống – một cách rất Á Đông – (tôi có xem vài phim của Trung Hoa và Nhật Bản nên biết cách chào rất cung kính của họ), rồi ngẩng lên khi tự giới thiệu mình:
- Tôi là Trần, T R A N. Cậu cứ phát âm như chữ “Train” là đúng đó.
Tôi ấp úng:
- Rất hân hạnh được là hàng xóm của ông, ông Tra ...n.
Con đường nơi chúng tôi cư ngụ là một đường nhỏ, dẫn ra ngã ba của một đường cụt khác nên rất ít xe cộ qua lại. Những gia đình ở khu phố này, đa số đều đã sống tại đây lâu năm nên người lớn, trẻ nhỏ đều biết nhau.
Một hôm, khi tôi cầm cuốn sách ra hiên thì thấy bà Trần đang quét lá sân trước. Bà quét từng nhát chổi chậm chạp nhưng rất chăm chú, chăm chú đến mức tôi tưởng như bà đang tìm gì trong đám lá khô đó. Đúng lúc bà ngừng lại để chuẩn bị gom lá vào bao rác là lúc vợ chồng ông Delgado -người hàng xóm đối diện - bước lên chiếc xe Van của họ đậu bên lề đường. Bà Trần bỗng ngừng tay làm việc, nhìn chăm chú về phía xe Van.

Tôi hơi lấy làm lạ, bởi từ khi dọn tới đây, tôi chưa thấy bà ta chú tâm tới mọi người chung quanh bao giờ. Điều này đã khiến chính tôi bị lôi cuốn, theo dõi cử chỉ của bà. Không những ánh mắt bà chỉ chăm chăm nhìn vợ chồng Delgado mà còn bỗng sáng rực lên, đầy vẻ hốt hoảng khi ông Delgado đề máy xe. Bà buông vội cây chổi, lao mình qua sân cỏ, băng ngang đường. Hình như tôi nghe bà thốt lên: “Con mèo !”. Tôi cũng vội buông sách, đứng bật dậy và mắt tôi chạm vào cái dáng cuộn tròn của một chú mèo lông vàng, ngủ say sưa dưới gầm xe. Tôi không kịp nghĩ tại sao chú mèo lại có thể ngủ say tới mức tiếng nổ của máy xe mà cũng không biết, thì bà Trần đã nhào tới bên kính xe, đập đập mạnh hai bàn tay lên kính khi chiếc xe Van vừa từ từ lăn bánh.
Sự việc quá bất ngờ có lẽ khiến ông Delgado luống cuống và bà Trần quá hấp tấp, mất đà, cũng suýt ngã chúi về phía trước. Ông Delgado tắt máy xe, tông cửa ra, bước xuống. Vừa hoảng sợ, vừa giận dữ, ông quát lên ầm ầm:
- Cái gì vậy " Cái gì vậy hả " Bà từ đâu bay tới vậy " Nếu tôi không thấy kịp, tôi cán bà gẫy cẳng rồi. Bà có điên không " Bà muốn tự tử hả "
Lúc đó tôi đã chạy tới bên cạnh họ. Ánh mắt bà Trần dịu lại khi bà thấy chú mèo vàng đã phóng mình chạy vào nhà. Bà ngước nhìn vẻ hùng hổ của ông Delgado, định nói gì. Nhưng rồi bà bỗng mỉm cười (nụ cười tôi thấy có chút gì khinh mạn). lắc đầu và nói:
- Không có chi, không có gì cả !
Rồi bà thản nhiên đi về như không có chi thật. Tới trước sân, bà cúi nhặt cái chổi, quét dăm ba nhát và như bỗng đổi ý, bà cầm chổi, đi thẳng váo nhà, đóng cửa lại.
Ông Delgado giơ hai tay lên trời, phân bua với tôi:
- Bà ta làm sao vậy " Khi không ở đâu đâm bổ vào xe người ta rồi lại nói “không có chi” và tỉnh bơ đi về. Này cậu, cậu coi chừng, đang ở gần người điên đấy.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy bất mãn và ngạc nhiên thấy mình sẵng giọng với ông ta:
- Ông nói ai điên " Nếu bà ta không chạy ra thì ông đã cán chết con mèo vàng rồi.
Bà vợ ông Delgado hốt hoảng:
- Con mèo vàng nào " Con Nini của tôi đấy hả "
Tôi vẫn còn cáu, quay sang gắt cả bà Delgado:
- Con Nini mà suốt ngày bà bồng bế chứ còn con nào nữa! Nó ngủ vùi dưới gầm xe, xe rồ máy mà nó vẫn không động đậy. Lẽ ra thì giờ này nó đã chết nát bấy rồi !
Bà delgado rùng mình, nhắm nghiền mắt lại, run rẩy, như thể con mèo yêu quý của bà ta đã nát bấy thật. Rồi bà rên rỉ, đay nghiến ông chồng:
- Ông thật là hồ đồ, chưa biết đầu đuôi ra sao đã trách người ta. Ông có đi sang xin lỗi bà ấy không "
Ông Delgado gừ gừ trong cổ họng nhưng rồi cũng bị bà vợ lôi sang nhà đối diện. Tôi trở về hiên nhà mình, theo dõi diễn tiến giữa hai bên hàng xóm.
Bà delgado gõ cửa. Một lát, bà Trần nghiêng đầu ra. Bà Delgado nói:
- Chúng tôi sang để xin lỗi bà. Hồi nãy chồng tôi không biết là bà làm thế vì trông thấy con mèo nằm dưới. Bà hiểu và nói được tiếng Anh chứ "
Bà Trần mỉm cười. Và lần đầu tiên tôi nghe bà ấy nói một câu dài, bằng tiếng Anh:
- Vâng, tôi hiểu chút chút. Tôi cũng biết là chồng bà không trông thấy con mèo, vì đâu có ai lại nạt nộ người làm điều tốt cho mình.
Giọng bà Trần thanh thoát, trôi chảy và cách trả lời của bà không phải bà chỉ hiểu chút chút.

Đã chú tâm tới họ ít lâu nay nên tôi lục lọi trong thư viện, tìm đọc vài cuốn đàm thoại thông dụng Anh-Việt. Tôi tập lõm bõm được dăm mẩu đối thoại nên khi vợ chồng Delgado vừa quay đi, tôi chạy sang, và tôi nói bằng tiếng Việt Nam:
- Chào bà.
Bà Trần nhìn sững tôi, ngạc nhiên. Tôi không biết mình phát âm đúng hay sai, bà hiểu hay không hiểu, nhưng đã lỡ, tôi bồi thêm:
- Tôi là John. Bà là bà Trần phải không "
Bây giờ thì sự ngạc nhiên trở thành vui vẻ. Bà nói bằng tiếng Anh:
- Trời, cậu nói được tiếng Việt Nam hả "
Sợ bà nói tiếp một tràng tiếng Việt thì chỉ có ngọng, tôi phải thú thật là tôi chỉ mới tự học dăm câu xã giao thông thường thôi và hy vọng thỉnh thoảng được học thêm nơi gia đình bà.

Từ buổi đó, tôi trở thành thân thiết với gia đình hàng xóm Á Đông. Bà Trần bảo rằng, chính vì nghe tôi nói tiếng Việt mà bà cảm thấy gần gũi với tôi vì mọi sự nhắc nhở tới quê hương bà đều làm bà xúc động. Tôi khám phá nhiều ngạc nhiên lý thú về gia đình người Việt Nam này. Vẻ lạnh lung khép kín của họ chỉ đối với những người họ chưa coi là bạn. Khi đã là bạn rồi, họ rất nhiệt tình, cởi mở. Mẹ tôi thích thú được nếm những món ăn Việt Nam mà bà Trần mang sang cho. Mỗi lần mang cho thức ăn bà đều nói rõ thức ăn đó nấu từ những chất liệu gì. Ông Trần, người rất lặng lẽ, ngoài giờ đi làm, tưởng như chỉ biết cuốc đất làm vườn, lại là một người rất nhạy cảm với một tâm hồn chan chứa nghệ sỹ tính. Ông đàn tây-ban-cầm và hát cho tôi nghe nhiều bản nhạc do chính ông viết. Âm nhạc quả là ngôn ngữ quốc tế vì tuy không hiểu lời ca nhưng tôi đã bắt được khá chính xác về cảm xúc mỗi bài. Tôi đã nói với ông rằng ông gửi gấm lòng nhớ quê hương qua âm nhạc phải không " Ông tỏ vẻ cảm động khi tôi nói như thế. Còn cô Loan, cô gái nhỏ mà tôi tưởng đang học trung học lại đã là một kỹ sư cơ khí, một ngành rất ít phái nữ chọn học. Tôi cứ nói mãi với cô rằng, không biết đến bao giờ tôi mới hết ngạc nhiên về cô vì trông cô lúc nào cũng bé bỏng và mong manh lắm ! Cô Loan chỉ mỉm cười bảo rằng, đa số người Á Đông đều nhỏ bé. Cô lại còn đùa thêm: “Vì chúng tôi chỉ có gạo và rau chứ không có nhiều bơ sữa”
Hình như chiều nào ông bà Trần cũng làm việc ở ngoài vườn cho đến chập tối. Họ cuốc đất, lên luống, làm cỏ. Họ nói: “đất rộng quá ! bỏ không uổng lắm. Ở quê hương chúng tôi, một tấc đất là một tấc vàng vì đất sẽ tạo được hoa mầu, thực phẩm nuôi sống con người.”
Tôi hỏi bà Trần:
- Bà định trồng những gì ở đây "
Bà nói:
- Chúng tôi muốn có một vườn hoa Việt Nam và một vườn rau Việt Nam cho đỡ nhớ nhà.
Khoảng ba tuần lễ sau, trên những luống đất song song thẳng tắp, tôi đã thấy loáng thoáng mầu xanh. Rồi những dẫy hoa cúc, hoa vạn thọ và cả những loài hoa tôi không biết tên, bắt đầu khoe sắc. Ông Trần thì lúi húi trồng một bụi chuối ở cuối vườn nơi mà tuần trước, hai vợ chồng ông vừa dựng một chòi lá nhỏ với những cột chống bằng tre. Ở đó, ông để hai cái ghế mây thấp, lúc làm việc mệt, hai vợ chồng ngồi nghỉ, uống nước trà. Trông họ thanh thản và tình tứ lắm ! Họ nói với tôi rằng, chòi lá cạnh bụi chuối là hình ảnh quen thuộc ở miềm quê Việt Nam. Nhất nhất những gì họ làm đều hướng về Việt Nam, tưởng như địa danh cách xa nửa trái địa cầu đó chưa bao giờ tách rời họ.
Vài tháng sau, khu vườn hoang đã hoàn toàn lột xác, rực rỡ hoa lá, rau cỏ, cơ man nào hoa trái lạ mà bà Trần gọi là su hào, su su, mướp đắng, mồng tơi ... v... v... Bà hái những rau trái đó, mang cho hàng xóm, ai cũng thích. Cho hàng xóm cũng không hết, hai vợ chồng bỏ vào những bao nylon lớn, chở đi. Tôi tưởng họ mang ra chợ bán, sau này mới biết, họ mang tới những ngôi chùa Việt Nam vì mỗi cuối tuần, chùa nào cũng nấu nướng cỗ chay để Phật tử tới tụng kinh, viếng chùa thì dùng bữa luôn.
Mẹ tôi không hiểu tại sao họ bỏ công sức, tiền bạc trồng trọt để rồi còn mất công mang cho. Tôi không cho đó là lạ, có lẽ vì tôi hiểu họ hơn chăng " Họ trồng những cây trái thân quen vì khao khát tìm gặp những thân quen đó trên xứ người. Họ sung sướng mang tới người đồng hương vì họ cần chia xẻ với nhau chút tình quê tan tác. Khóm trúc trên lối vào nhà, giàn bầu, giàn bí, mái lá, bờ mương, bụi chuối .... Họ vừa dựng lại nơi đây một góc trời quê Việt Nam. Qua sách vở và những hình ảnh lục tìm trong thư viện, mỗi ngày tôi mỗi thấy khu vườn hàng xóm đậm đà sắc thái Việt Nam hơn. Tôi thân thiết với những hình ảnh đó hồi nào không hay. Và cũng không biết từ đâu, có lúc, tôi bỗng tưởng như chợt nhìn thấy Herman Hess. Ông vừa đặt cây bút vào tay tôi và trải trước mặt tôi những trang giấy trắng. Hình như ông nói: “Viết đi, viết chân thực những cảm nghĩ mình bằng xúc động thuần túy. Đó là sự giản-dị-xúc-tích, đó là giọt mưa tinh khôi, đó là vệt nắng rực rỡ, đó là sự cảm thông không ranh giới giữa những trái tim hồng máu đỏ ....
Tràn đầy giòng hoan ca, tôi đặt bút trên trang giấy đầu tiên và viết về gia đình người hàng xóm Việt Nam với tựa đề mộc mac: “TÌNH QUÊ CHAN CHỨA”.

Linh Linh Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.