Hôm nay,  

Tammy Trần (thiện Tâm): Một Ngày Làm Việc Trong Văn Phòng Ong Thượng Nghị Sĩ Lou Correa

28/10/200800:00:00(Xem: 5354)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Thiện Tâm làm việc tại văn phòng Thượng Nghị Sĩ Lou Correa

 

 Thiện Tâm làm thông dịch viên trong cuộc họp của ông Lou Correa với ngành nail

 

Rất nhiều ngươì Việt ở Quận Cam khá quen thuộc với ông Thượng Nghị Sĩ Lou Correa. Bởi vì ông thường xuyên có những họat động liên quan đến cộng đồng người Việt. Gần đây là cuộc họp giữa người Việt làm trong ngành nail với State Board. Được tổ chức bởi văn phòng của ông Thượng Nghị Sĩ, cuộc họp tạo cơ hội để cho các quan chức lắng nghe nỗi uẩn ức của chủ tiệm nail đối với cáccuộc thanh tra của State Board, khiến họ điêu đứng trong suốt thời gian qua. Dư luận cộng đồng đã đánh giá rất cao việc tổ chức được cuộc họp này.

 

Vì sao mà ông nghị viên Mỹ này lại có thể theo sát tình hình của cộng đồng người Việt đến như vậy" Nếu có dịp tham dự các buổi họp của ông Lou Correa với cộng đồng người Việt, ta sẽ luôn thấy có một cô gái Việt trẻ đi cùng, rất nhanh nhẹn, năng động, làm việc như là một trợ lý của ông. Cô gái đó là Tammy Trần, có cái tên Việt rất nhân ái: Thiện Tâm. Nghe đồn rằng cô gái trẻ này đã tư vấn cho ông Thượng Nghị Sĩ làm được rất nhiều thứ có lợi cho cộng đồng mình. Khi gặp được Thiện Tâm ở văn phòng ông Thượng Nghị Sĩ, tôi mới biết rằng cô không chỉ làm trợ lý mà còn kiêm luôn chức vụ District Director cho ông ta. Một ngày làm việc của Thiện Tâm tại văn phòng mới bận bịu làm sao…

 

Thiện Tâm sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Nhưng cô nói tiếng Việt rành rọt, lưu lóat như các bạn lớn lên ở Việt Nam sang định cư vậy. Cô tốt nghiệp đại học USC ngành International Relation vào năm 2002. Có khuynh hướng cộng đồng xã hội từ rất sớm, cô đã từng tham gia các sinh họat Thiếu Nhi Thánh Thể, Liên Đòan Hướng Đạo Trường Sơn, Đòan Thanh Niên Phan Bội Châu, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam Cali.

 

Con đường sự nghiệp của Thiện Tâm có vẻ hanh thông ngay từ lúc khởi đầu. Mới ra trường, cô đã nhận được công việc tại văn phòng của chính ông Lou Correa, lúc đó còn là Dân Biểu của Hạ Viện bang Cali. Nhận thấy vai trò quan trọng của cộng đồng Người Việt tại địa phương mình, ông ta muốn có một trợ lý là người Việt. Đó chính là job đầu tiên của Thiện Tâm cách đây đã 6 năm. Sau đó, ông Lou Correa đắc cử vào chức vụ Giám Sát Quận Cam vào năm 2004, rồi tiếp theo là Thượng Nghị Sĩ của Hạt 34thtừ 2006 đến nay. Thiện Tâm được tín nhiệm nên đã được mời theo ông tiếp tục làm công việc trợ lý. Khi trở thành Thượng Nghị Sĩ, ông giao luôn chức vụ District Director cho cô, một công việc như  Chánh Văn Phòng, thường chỉ dành cho các nhân viên lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm. Thiện Tâm kể rằng nhiều lần đi họp với ông Thượng Nghị Sĩ, nhiều đồng nghiệp ở các văn phòng khác hết sức ngạc nhiên khi biết cô là District Director chứ không chỉ là Assistant, bởi vì trông cô trẻ quá!

 

Một ngày làm việc của Thiện Tâm không phải là “ 8 to 5” như một công chức bình thường. Từ 7 giờ sáng, cô đã phải báo cáo tóm tắt qua điện thọai cho ông Thượng Nghị Sĩ về những vấn đề đáng lưu tâm trong 7 Thành Phố  thuộc Hạt 34th. Kế tiếp là thông báo cho ông ta về lịch làm việc, họp hành trong ngày: họp với ai, về vấn đề gì,  đưa ra một số phương án giải quyết khả thi nhất… Sau đó đến văn phòng, Thiện Tâm điều hành buổi họp hằng ngày. Văn Phòng ông Thượng Nghị Sĩ có 6 nhân viên. Cô rà sóat các vấn đề cần được giải quyết, hỗ trợ những nhân viên thực hiện nếu cần thiết. Còn chuyện phải đi họp hành vào Thứ Bảy, Chủ Nhật là thường xuyên! Nếu xét theo chức năng, văn phòng Thượng Nghị Sĩ phải đảm đương một số nhiệm vụ chính:

 

-        Lập Pháp

-        Thông qua ngân sách Tiểu Bang

-        Phục vụ cử tri: lắng nghe và giúp đỡ cử tri trong các vấn đề luật pháp

Theo Thiện Tâm, ông Thượng Nghị Sĩ Lou Correa muốn văn phòng địa phương của mình dành nhiều thì giờ cho nhiệm vụ thứ ba nhất. Không được trách cộng đồng không nắm luật, mà nhiệm vụ của những người dân cử là phải giúp đỡ để dân hiểu rõ luật pháp hơn. Hàng ngày có nhiều cú điện thọai của người dân trong hạt gọi đến để nhờ giúp đỡ về nhiều vấn đề. Các nhân viên được phân ra để chịu trách nhiệm trả lời những lĩnh vực khác nhau như giáo dục, giao thông, tài chính, sức khỏe… Văn phòng còn có một nhân viên Việt Nam nữa là Mỹ Dung, chuyên giúp đỡ những người Việt lớn tuổi gọi đến mà không biết tiếng Anh. Thế mới thấy là ông Lou Correa quan tâm đến cộng đồng như thế nào. Cuộc họp tổ chức cho ngành nail của người Việt vừa qua chỉ là một ví dụ. Văn phòng cũng đã tổ chức những buổi họp để giải thích cho dân về luật lệ giữa người đi thuê và người cho thuê nhà (Tenant & Landlord), qui định đối với mobile home… Những vấn đề này đều được nhiều người trong cộng đồng người Việt quan tâm.          

 

Công tác phục vụ cử tri làm Thiện Tâm và cả văn phòng bận rộn vô cùng. Nhưng đó lại là niềm vui của cô. Đối với cô, làm việc trong văn phòng dân cử là cơ hội tốt để phục vụ cho cộng đồng người Việt mình. Thiện Tâm nhận thấy rằng người Việt ở Mỹ bây giờ đã ý thức về quyền lợi chính trị của mình nhiều hơn trước đây. Có được hai người Việt (Thiện Tâm & Mỹ Dung) trong văn phòng Thượng Nghị Sĩ của một hạt đông dân Việt nhất nước Mỹ là một lợi thế lớn để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng mình.

 

Khi được hỏi về những dự định tương lai cho sự nghiệp chính trị của mình, Thiện Tâm trả lời rằng thật ra cô không thích họat động chính trị lắm. Khi chọn ngành Quan Hệ Quốc Tế để học, cô đã nuôi một ý tưởng khác. Đó là khi nước Việt Nam đã có dân chủ thực sự, cô sẽ theo ngoại giao đòan Mỹ về làm việc tại quê nhà. Nước Việt khi đó sẽ cần rất nhiều người Việt được đào tạo ở nước ngòai như cô để làm cầu nối ra thế giới tự do dân chủ. Cô còn nghĩ đến việc vừa đi làm trong toà Đại Sứ Mỹ, vừa đi dạy tại các trường đại học Việt Nam về ngọai giao nữa. Tôi rất ngạc nhiên với tư tưởng về nguồn của cô, vì thế hệ trẻ sinh ra tại Mỹ thường không có khuynh hướng này. Thiện Tâm kể lại hồi năm 10 tuổi, cô có về thăm Việt Nam lần đầu vào khỏang năm 1990. Trong một ngày đi lễ sáng sớm với bà ở Sài Gòn, cô tận mắt chứng kiến một cô gái bị một người đàn ông cưỡng hiếp. Hốt hỏang, cô nói bà gọi police ngay đi. Nhưng bà cô lắc đầu, bảo rằng đừng nên  làm, vì police không giúp kịp đâu, mà còn có khi rước họa vào thân. Sống ở xã hội Mỹ, nơi người dân được bảo vệ tối đa, Thiện Tâm không thể chấp nhận được cách giải thích này. Sao mà bất công quá! Từ đó, cô nuôi ý chí phải quay trở về Việt Nam để giúp đỡ cho đồng bào mình. Từ hồi còn đi học, khi tham gia Tổng Hội Sinh Viên, Đòan Thanh Niên Phan Bội Châu, cô đã bắt đầu thực hiện giấc mơ này thông qua các họat động của hội. Mới đây, cô cũng giúp Liên Minh Người Việt Chống Tệ Nạn Buôn Người phổ biến chương trình chống lại việc buôn bán, môi giới hôn nhân bất lương đưa phụ nữa Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn…

 

Buổi nói chuyện của tôi và Thiện Tâm kết thúc khi ông Lou Correa bước vào. Ong vui vẻ hỏi thăm về tờ Việt Báo, và nói rằng Thiện Tâm là người luôn sắp xếp cho một ngày làm việc của ông bận rộn. Tôi nghĩ thầm: cũng tốt thôi, bởi ông bận rộn với những người đã bỏ phiếu tín nhiệm ông. Ước gì mình đem được cung cách làm việc của văn phòng dân cử này về Việt Nam. Ước gì tương lai sẽ có nhiều Thiện Tâm trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, y tế… để có nhiều khối óc và trái tim cùng hỗ trợ quê nhà. Gặp Thiện Tâm, tôi chợt nghĩ về 2 câu thơ của cụ Nguyễn Du:

 

Thiệncăn ở tại lòng ta,

 

Chữ Tâmkia mới bằng ba chữ tài…

 

Đòan Hưng

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.