Hôm nay,  

Phỏng Vấn Ông Nguyễn Đình Khánh Về Tin “Chương Trình Phát Thanh VN Úc Châu Bị Khai Tử!?”

08/09/200800:00:00(Xem: 7941)
LGT: Người Việt tại Sydney, nhất là những người cư ngụ trong vùng Bankstown, Auburn hiện hết sức xôn xao trước tin Chương Trình Phát Thanh Việt Nam Úc Châu do ông Nguyễn- Đình Khánh phụ trách trên đài phát thanh 2B-FM đã bị khai tử. Được biết chương trình phát thanh Việt Nam Úc châu đã đóng góp rất nhiều cho cộng đồng từ nhiều năm qua. Với một lập trường quốc gia vững chắc, với một khả năng chuyên môn già dặn, người phụ trách chương trình đã đem lại món ăn tinh thần cần thiết cho cộng đồng người Việt tị nạn tại Sydney. Nhất là trong công cuộc đấu tranh chống Việt Cộng, Chương Trình Phát Thanh Việt Nam Úc Châu (CTPTVN-UC) luôn luôn là một trong những cơ quan ngôn luận có tiếng nói mạnh mẽ và cương quyết nhất, thể hiện đúng đắn và nhiệt thành nguyện vọng chính đáng của đông đảo người Việt yêu tự do tại Úc. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây, phải chăng vì thái độ chống cộng một cách minh bạch và cương quyết của CTPTVN-UC đã khiến bọn Việt Cộng và phe nhóm thân cộng tại Úc cay cú, tìm mọi cách triệt hạ bằng mọi giá" Để có thể trả lời được phần nào câu hỏi này, đồng thời giải đáp mối ưu tư chung của đông đảo đồng hương, Sàigòn Times đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn gọn với ông Nguyễn-Đình Khánh.

*

SGT: Kính chào anh Nguyễn-Đình Khánh. Xin anh vui lòng cho biết nguồn tin nói rằng chương trình phát thanh Việt Nam Úc Châu vừa bị khai tử, đúng hay sai"

Nguyễn-Đình Khánh: Xin cám ơn quí anh đã cho chúng tôi có cơ hội trình bày vấn đề này với quí báo. Thưa anh, nếu hiểu nghĩa “khai tử” là không còn tiếng nói trên làn sóng của đài 2B-FM thì đúng, nhưng nếu hiểu nghĩa “khai tử” là không còn hoạt động hoặc không còn tiếng nói thì sai, vì Việt Nam Úc Châu vẫn tiếp tục hoạt động và vẫn có tiếng nói trên làn sóng điện của một đài phát thanh khác.

SGT: Xin anh vui lòng nói rõ hơn về việc này"

NĐK: Dạ vâng. Thưa anh, sự cộng tác của Việt Nam Úc Châu với đài 2B-FM đã bị tạm ngưng từ ngày thứ sáu 29 tháng Tám vừa qua vì những người phụ trách (tương lai) từ chối chia giờ phát thanh cho chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi đã liên lạc với một số đài phát thanh khác và đã mua đựơc giờ phát thanh trên làn sóng 90.1FM của đài 2NBC. Tuy chỉ có một tiếng rưỡi một tuần và vào giờ giấc rất trễ nải, từ 10 giờ rưỡi đến 12 giờ đêm mỗi thứ ba, nhưng với quyết tâm, phục vụ thính giả bằng mọi giá, chúng tôi đã quyết định mua giờ này. Thưa anh, là lính khi bị tước súng, chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu bằng… dao găm. Không bao giờ đầu hàng.

SGT: Anh nói là những người phụ trách đài từ chối chia giờ phát thanh cho anh, nhưng theo chúng tôi biết, anh là một giám đốc của đài, tại sao anh lại không thể chống lại việc này"

NĐK: Thưa anh chuyện này hơi dài giòng, tuy nhiên chúng tôi xin tóm tắt như thế này. Trước đây đài do nhóm chúng tôi phụ trách dưới tên 2B-FM. Nhưng năm nay, sau khi bị ACMA từ chối cấp giấy phép 5 năm như thường lệ, đài chỉ được cấp giấy phép tạm 12 tháng, nhưng lại do 3 nhóm phụ trách, mỗi nhóm 4 tháng. Nhóm 2B-FM chúng tôi đã phụ trách 4 tháng đầu, từ ngày 2 tháng Giêng đến hết ngày 1 tháng Năm năm 2008, trong thời gian này chương trình Việt Nam Úc Châu được chia 12 tiếng rưỡi một tuần. Nhóm thứ nhì, 2BACR, phụ trách từ ngày 2 tháng Năm đến hết ngày 1 tháng Chín, trong thời gian này chúng tôi được chia 11 giờ một tuần. Nhưng khi nhóm thứ ba, mang tên CAMS/RADIO chuẩn bị phụ trách từ ngày 2 tháng Chín đến hết ngày 1 tháng Giêng năm tới thì họ không chia cho Việt Nam Úc châu một giờ nào nữa.

SGT: Tại sao lại có chuyện cắt chương trình một cách ngang ngược như vậy" Thưa anh, họ có cho anh biết lý do hay không"

NĐK: Dạ có. Họ nói rằng Việt Nam Úc Châu có sự đụng chạm căn bản về quyền lợi và sự quan tâm (họ dùng chữ “interest”), trong đơn xin của chúng tôi so với sự điều hành của họ. Đây là một lý do hết sức vu vơ vì mối quan tâm duy nhất của Việt Nam Úc Châu là phục vụ cộng đồng. Chúng tôi cho họ biết điều này và hỏi lại họ, “interest” của họ là gì thì họ không trả lời.

SGT: Chúng tôi được biết ACMA là cơ quan phụ trách các hệ thống truyền thông. Vậy anh có ý định gởi đơn khiếu nại lên cho họ hay không"

NĐK: Thưa anh chúng tôi đã làm việc này.

SGT: Anh có những lý do chính đáng nào để chống lại việc làm của nhóm người trên hay không"

NĐK: Vâng, chúng tôi tin rằng những lý do khiếu nại của chúng tôi được coi là chính đáng. Thứ nhất, Chương Trình Phát Thanh Việt Nam Úc châu đã phục vụ cộng đồng người Việt trong vùng Bankstown Auburn từ tháng Tư năm 1991, tức là từ 17 năm qua, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng qua làn sóng của đài phát thanh cộng đồng 2B-FM. Trong khi đó CAMS/RADIO là một nhóm không hề có kinh nghiệm điều hành một đài phát thanh cộng đồng, nhất là không hề phục vụ cộng đồng Bankstown Auburn. Bởi thế, họ không được phép loại trừ một chương trình Việt ngữ được thừa nhận là hữu ích đối với cộng đồng người Việt ở đây.

Kế đến, trên nguyên tắc, trước khi nắm quyền điều hành, đáng lẽ họ phải gởi thư cho các chương trình sắc tộc, hoặc đăng báo mời mọi người tham dự việc sản xuất chương trình cho đài, nhưng họ không hề làm việc này.

Lý do thứ ba, Chương Trình Phát Thanh Việt Nam Úc Châu đã đóng góp vào việc xây dựng đài 2B-FM ngày thêm lớn mạnh. Chứng cớ điển hình là chúng ta đã biến đài 2B-FM, từ một căn nhà cây cũ kỹ ở Georges Hall thành một ngôi nhà hai từng full brick trang bị máy móc tối tân tại khu trung tâm thương mại Padstow. Trong khi đó, việc làm đầu tiên của nhóm CAMS/RADIO, ngay từ trước khi nắm quyền điều hành đài, là đã có những việc làm được coi là phá vỡ tinh thần phục vụ “cộng đồng” của đài khi họ tự tung tự tác, không hề tham khảo ý kiến các chương trình cộng đồng từng phục vụ cư dân trong vùng từ nhiều năm qua.

Chưa hết, CAMS/RADIO là một nhóm không có văn phòng, không địa chỉ, không số phone, không số fax, chỉ liên lạc qua e-mail, và thư từ của họ cũng không có cả letter head. Chỉ chừng đó thôi, làm sao họ có khả năng điều hành một đài phát thanh sắc tộc.

SGT: Một số dư luận cho rằng việc Chương Trình Phát Thanh Việt Nam Úc Châu bỗng dưng bị cắt chương trình là có sự nhúng tay của Việt Cộng. Anh nghĩ sao về điều này"

NĐK: Tôi không có bằng chứng xác đáng nào để xác nhận hay phủ nhận điều đó.

SGT: Nhiều độc giả cho chúng tôi biết rằng họ rất buồn và rất bất mãn khi Việt Nam Úc Châu bị cắt hết giờ phát thanh, vì chương trình của anh đã giúp cho họ rất nhiều, từ những vấn đề pháp lý, di trú, y học đến những tin tức, phóng sự… Nay họ muốn gởi thư phản đối, thì gửi cho ai"

NĐK: Tôi nghĩ rằng thư phản đối nên gởi cho ACMA theo địa chỉ: ACMA – P.O.Box Q500 – Queen Victoria Building – NSW 1230.

SGT: Anh có nghĩ rằng việc gởi thư cho các đại diện dân cử nhờ can thiệp với ACMA có hiệu quả hay không"

NĐK: Vâng thưa anh, đó là ý kiến rất hay.

SGT: Cám ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay. Chúc anh nhiều may mắn và xin anh nhớ rằng Sài Gòn Times luôn luôn hỗ trợ anh trong trọng trách phục vụ cộng đồng.

NĐK: Xin cám ơn quí anh. Chắc chắn trong cuộc đấu tranh chung hiện nay, hơn lúc nào hết, sự đoàn kết là điều vô cùng quan trọng.

Địa chỉ liên lạc của một số đại diện dân cử tiểu bang và liên bang trong vùng Bankstown và Auburn:

1.- Mr. Tony Stewart MP - Suite 1, 3rd floor, 402 – 410 Chapel Rd North - Bankstown 2200.

2.- Mr. Jason Clark – Suite 1, 3rd floor, 400 Chapel Rd. North, Bankstown 2200, or P.O. Box 153 Bankstown NSW 1885. Ph: (02) 9790 2466 - Fax: (02) 9790 0770

3.- Mrs. Barbara Perry MP - PO Box 240 - Regents Park. NSW 2134 - Ph: 96446972.

4.- Mr. Laurie Ferguson - Suite 31 Granville Towers, 10 Bridge Street Granville, NSW 2142. Ph: 96374713 - Fax: 96826320.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.