Hôm nay,  

Xây Lại Niềm Tin

18/06/200800:00:00(Xem: 3385)
Sự tin tưởng giữa người với người cũng cần phải xây dựng lại, sau những thời đổ vỡ. Xã hội nào cũng có những nan đề, nhất là sau một thời chiến tranh. Như trường hợp Cam Bốt, một đất nước đầy đau thương, nơi những người sống sót đều có những vết thương không nơi thân thể thì cũng trong tâm lý.

May mắn, quốc tế đang ra sức giúp người dân Cam Bốt hồi phục qua các chương trình khác nhau. Báo The Christian Science Monitor hôm 16-6-2008 có bài viết nhan đề "One man helps Cambodia rebuild trust" (Chuyện Một Người Đang  Giúp Cam Bốt Xây Lại Niềm Tin) của phóng viên David Montero đã kể về một trường hợp độc đáo: "một cựu tu sĩ huấn luyện những người thiện nguyện giải quyết các tranh chấp có cơ nguy biến thành bạo động." Bài báo viết từ Battambang, Cam Bốt, được dịch toàn văn như sau.

Một vấn đề muôn đời suýt làm hỏng cuộc hôn nhân của cô Buar Sramum: chồng cô, một người bán cá, không kiếm đủ tiền, và thường thì anh lại xài hoang những đồng tiền kiếm được, làm cho chuyện nuôi  ba đứa con của họ trong ngôi làng nghèo mạt này còn gian nan thêm. Khi Sramum cằn nhằn chồng, chuyện còn gay cấn thêm, và họ cứ cãi nhau cay đắng suốt nhiều tuần lễ.

Những chuyện tranh chấp như thế hiếm khi bàn luận công khai ở Cam Bốt, nhưng lại là lý do thông thường của bạo hành trong gia đình. Chúng cũng thường là một sợi trong nguyên một bó dây các mâu thuẫn trong làng, góp thêm vào các vi phạm nhân quyền và bạo hành ở miền quê Cam Bốt, kể cả các chuyện tranh chấp về đất, tội vặt vãnh, và mâu thuẫn về tài nguyên như nguồn nước và trâu bò.

Trung tâm vấn đề là chuyện vẫn thường không dẫn tới đâu để được giúp: nhiều thập niên chiến tranh và đói nghèo đã làm rối bời hệ thống pháp lý Cam Bốt. Tòa án thì thường ở xa và lại quá đắt với dân nghèo miền quê.

Nhưng gia đình Sramum, cũng như nhiều ngàn gia đình khác, không trở thành con số thống kê khác, nhờ vào ông Monychenda Heng, một cựu tu sĩ Phật giáo hiện đang giúp hồi phục hai trong các tài nguyên quý giá nhất mà Cam Bốt đã mất trong các năm tàn phá của Khmer Đỏ: niềm tin và hy vọng.

Từ năm 2002, tổ chức của ông Heng, có tên là Buddhism for Development (Phật Giáo để Phát Triển), đã giúp thành lập các ủy ban giải quyết tranh chấp tại 7 tỉnh phía tây bắc. Các ủy ban này - trong đó có từ 5 tới 9 thành viên từ cộng đồng, kể cả 2 vị trí bắt buộc phải là phụ nữ - lắng nghe cả hai phía tranh chấp. Rồi ủy ban sẽ đưa ra lời khuyên; họ làm việc thường là miễn phí, đôi khi chỉ với giá tượng trưng là 50 cents. Kết quả rất tốt đẹp, không nhất thiết vì lời khuyên đưa ra, nhưng vì sự kiện là dân nghèo như cô Sramum có thể tìm nơi giúp thương thuyết.

Bây giờ, cô và chồng không còn gây nhau nữa. "Uy ban đã khuyên chồng tôi là ảnh nên đổi thái độ, bởi vì ảnh cứ luôn luôn quạu quọ khi làm việc từ đồng ruộng về," theo lời cô nói, làm khuôn mặt chồng cô thoáng hiện nét mắc cỡ và làm những người chung quanh bật cười.

Trong ngôi làng Norea của họ, một ngôi làng của 991 gia đình ở tỉnh Battambang, khoảng 1,000 lãnh đạo cộng đồng đã được huấn luyện cách giải quyết mâu thuẫn. Trong 33 vụ than phiền đưa ra năm ngoái ở ủy ban giải quyết mâu thuẫn, có 30 vụ đã giải quyết, với 2 vụ khác đưa ra một phiên tòa địa phương và một vụ đưa ra tới giới chức cấp tỉnh. Các chính quyền địa phương khen ngợi các ủy ban là đang giúp giảm bạo hành và điền khuyết cho hệ thống pháp lý Cam Bốt. Sok Sambath, xã trưởng Norea, nói, "Số lượng các vụ bạo hành gia đình đã giảm rồi, theo thống kê hàng năm. Dân chúng tin là cách này hiệu quả."

Tỉ lệ thành công đó chỉ là một trong nhiều chiến thắng nhỏ mà hội Buddhism for Development, sáng lập năm 1995, tin là có thể giúp xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho Cam Bốt. Ong Heng biết từ kinh nghiệm riêng rằng hy vọng là một điều được vun đắp. Khi ông còn trẻ, ước nguyện trở thành tăng sĩ của ông như dường trật đường rầy khi Khmer Đỏ chiếm cả nước. Như nhiều ngàn người khác, Heng và gia đình bỏ chạy tới một trại tị nạn gần biên giới Thái Lan hồi cuối thập niên 1970s. Chính nơi đó ông đã gặp Thượng Tọa Pin Sem, vị thầy dạy đạo cho ông và giúp ông ấp ủ một phương pháp Phật Giáo cho phát triển xã hội.

Theo học Thầy Pin Sem, Heng thấy rằng các nguyên tắc Phật Giáo - quán sát và thanh lọc thân, quán sát và thanh lọc tâm, và nuôi dưỡng từ bi yêu thương - có thể là một công cụ để dẫn tới sự phát triển kinh tế và xã hội mà Cam Bốt cần để đứng vững. Và trong khi tự học, Heng bắt đầu dạy trẻ em về lịch sử Cam Bốt, để các em sẽ không quên cội nguồn đất nước và những gì đất nước này có thể tái thiết lại.

Mười năm sau, vào cuối thập niên 1990s, Heng không chỉ có thể về lại quê nhà ở tỉnh Battambang, nhưng còn được một học bổng để vào Đại Học Harvard - một thành quả lớn đối với Heng, một người tị nạn nghèo và không có học vấn trường quy nào.

Heng kể rằng nhu cầu thực dụng cho cuộc sống ở Đại Học Harvard đã buộc ông hoàn tục, nhưng các giáo lý Phật Giáo vẫn tiếp tục hướng dẫn việc làm của tổ chức của ông. Nhờ tiền cúng dường gửi về từ Mỹ và Đan Mạch, hội Buddhism for Development đã huấn luyện một đạo binh thiện nguyện, thanh niên và người điều giải, trong đó có nhiều vị sư và ni cô, để giúp tháo gỡ di sản kinh tế và xã hội đầy đau đớn d Khmer Đỏ để lại. Họ dạy nông dân trồng hạt tốt hơn, cho vay các khoản tín dụng nhỏ, và chăm sóc bệnh nhân.

Heng cẩn trọng chỉ ra rằng tổ chức của ông không có ý giảng Đạo Phật, và nhấn mạnh rằng nhiều làng xã được giúp đỡ là các cộng đồng Hồi Giáo - như ở xã Norea, nơi gần phân nửa các gia đình là tín đồ Hồi Giáo.

Có lẽ công trình quan trọng nhất của hội Buddhism for Development là việc thành lập các ủy ban giải quyết mâu thuẫn làng xã. Preap Kol, một nhà hoạt động cộng đồng làm việc với Heng, viết trong một email, "Niềm tin giữa dân Cam Bốt với nhau đã tan vỡ… Học thấp và mù chữ - đặc biệt ở cấp quần chúng, nơi hầu hết người dân đang sống - làm dân chúng cứ xung đột nhau. Trong bối cảnh đó, một dự án đưa ra một cơ chế giải quyết xung đột ở cấp làng xã là điều quan trọng."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.