Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Quyền Lực Của J. Robertson

06/05/200800:00:00(Xem: 1991)

LGT: Đại hội thường niên của khu bộ đảng Lao Động tại NSW được tổ chức vào hai ngày cuối tuần này, hứa hẹn sẽ có nhiều sự va chạm nảy lửa chung quanh việc chính phủ Iemma dự định tư hữu hoá hệ thống điện lực của tiểu bang NSW trong lúc đa số công đoàn cùng đảng viên đảng Lao Động đều chống đối. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bài viết nhan đề “State Or The Unions: To The Wire” – Tiểu Bang Hoặc Công Đoàn: Cuộc Chiến Tận Lực - của ký giả Andrew West được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald ngày 26/4/08 vừa qua, để hiểu thêm về vấn đề quan trọng này, cũng như về một khuôn mặt chủ động trong cuộc chiến gay go này.

*

Hồi đầu tháng 1/08, trong khoảng thời gian mà giới lãnh đạo công đoàn nghỉ ngơi trong nắng ấm của mùa hè giữa hào quang chói loà từ những đóng góp của phong trào công đoàn vào chiến thắng của đảng Lao Động trong kỳ tổng tuyển cử liên bang thì ông John Robertson, tổng thư ký tổng công đoàn NSW - Unions NSW – vô tình ngồi kế một nhân viên cố vấn của thủ hiến Morris Iemma trong một khu ghế dành cho quan khách quan trọng tại Sydney Cricket Ground.
Vào lúc ấy thì thủ hiến Iemma cùng bộ trưởng kinh tế tiểu bang là Michael Costa vừa mới tiết lộ kế hoạch tư hữu hoá điện lực tiểu bang và qua đó, xách động một cuộc chiến với các công đoàn, các chi bộ đảng, các nhóm bảo vệ người tiêu thụ cũng như các nhóm bảo vệ môi sinh và đại đa số dân chúng của tiểu bang NSW. Thế nhưng, cuộc chiến được tạm đình hoãn vì đấy là mùa cricket. Cho đến giữa trận đấu thì ông Robertson nói đùa với cô cố vấn rằng: “Cô sẽ học được một bài học về Robbo (LND: tên gọi thân mật mà thân hữu dùng để gọi ông Robertson) ngày hôm nay”.
Suốt buổi trưa hôm ấy, ông Robertson đánh gục mọi đối thủ trong cuộc thi ăn meatpie, sau khi ngấu nghiến hết 24 chiếc bánh thịt này. Nuốt trọn cái bánh cuối cùng xong, ông quay sang cô cố vấn và hỏi: “Sao, cô đã học hỏi được điều gì về Robbo này chưa"”
Cô ta ngập ngừng hỏi lại: “Phải chăng điều đó là ông thích ăn meatpie"”
Ông Robertson trả lời: “Sai! Điều tôi thích không phải là ăn meatpie mà là chiến thắng”.
Cuối tuần sắp tới đây trong đại hội thường niên của đảng Lao Động NSW, người tổng thư ký của Unions NSW – một người tuy đã 45 tuổi, và tuy ăn uống không kiêng khem, vẫn còn vóc dáng của một lực sĩ Thế Vận, nhờ việc chuyên cần bơi lội 2 cây số mỗi buổi sáng – chắc chắn sẽ có dịp để thoả mãn sự say mê chiến thắng của ông ta.
Ông đang chuẩn bị cho một cuộc nổi loạn vĩ đại nhất trong gần 100 năm qua, quy tụ đại biểu công đoàn cùng đảng viên, để chống đối lại một thủ hiến Lao động. Ngay cả thủ hiến Iemma cũng phải thú nhận trong vòng thân tín rằng có lẽ đề nghị tư hữu hoá điện lực của ông sẽ bị thảm bại tại đại hội với tỷ số là 650 chống và 150 thuận. Đấy sẽ là sự chối bỏ mạnh mẽ nhất đối với một lãnh tụ Lao Động từ năm 1916 cho đến nay. Thuở ấy, ong William Holman, một trong những sáng lập viên của đảng Lao Động, đã bị chính đảng của ông đánh bại, và sau đó bị trục xuất khỏi đảng vì ông đã yểm trợ việc trưng binh trong Thế Chiến I.
Ông Rodney Cavalier, một cựu bộ trưởng của NSW, và bây giờ là một sử gia của đảng Lao Động, thấy được sự tương đồng giữa hai giai đoạn trong lịch sử đảng này. Ông nói: “Năm 1916, ban thường vụ đảng Lao Động, liên đoàn công nhân, và công đoàn Australian Workers Union, cùng tất cả mọi chi bộ đảng Lao động, đều ra nghị quyết phản đối việc trưng binh. Thời ấy, cũng như bây giờ, vấn đề tố hậu vẫn là: ai là kẻ quyết định"
Có phải tất cả dân biểu và thượng nghị sĩ Lao động trong nghị viện tiểu bang (parliamentary caucus) – hoặc chính xác hơn, cánh Hữu đa số trong nội các, dưới sự ép buộc thôi thúc của hai ông Iemma và Costa – quyết định chính sách của đảng" Hay quyền quyết định này thuộc về đại đa số đảng viên và các công đoàn vốn là những người đã nai công cật lực làm việc để giúp các dân biểu, thượng nghị sĩ này được thắng cử"
Đối với ông Robertson, vốn cũng là một thành viên của Hội Đồng Quản Trị (Administrative Committee) quyền thế của đảng, thì câu trả lời rất đơn giản: “Chúng ta có một cuộc bầu cử tiểu bang năm 2007, với một ông thủ hiến từng tuyên bố rằng “Còn Nhiều Việc Để Làm, Nhưng Đang có hướng đi đúng”. Thế nhưng, khi ông ta nói về “Còn Nhiều VIệc Phải Làm”, ông ta không hề nhắc đến chuyện tư hữu hoá điện lực. Tôi luôn nhắc đến điểm chủ yếu quan trọng nhất: không hề có sự uỷ nhiệm (mandate) nào từ quần chúng cũng như từ đảng Lao động cho việc (tư hữu hoá) này cả.”
Ông Robertson nhấn mạnh thêm: “Tôi không hề thấy bất kỳ một ai trong chính phủ tiểu bang chính thức đứng lên để cố gắng thuyết phục quần chúng về việc tư hữu hoá cả. Điều duy nhất mà tôi được thấy từ phe chính phủ NSW là một bài viết gần đây (trên nhật báo The Ausralian) về một ông bộ trưởng kinh tế - để dùng chính ngôn ngữ của ông ta – muốn bảo mọi người hãy cút xéo đi cho khuất mắt (go and get f..ed). Tôi cho rằng chuyện này đã minh chứng hùng hồn những gì sai quấy với cuộc tranh luận hiên nay về vấn đề này”.
Ông Robertson không phải chỉ đã được tôi luyện như thép cứng mà còn được mài dũa thật sắc bén cho cuộc đấu tranh này. Là người hoạch định chiến dịch Quyền Lợi Của Bạn Nơi Làm Việc (Your Rights At Work) – một phong trào với 12,500 người bao gồm thành viên công đoàn cùng những người tranh đấu trong cộng đồng năng nổ vận động chống luật Work Choices tại 46 đơn vị bầu cử liên bang trên toàn NSW trong kỳ tổng tuyển cử liên bang tháng 11/07 vừa qua – ông Robertson là một nhân tố chính trong việc đánh bại chính phủ Howard. Đảng Lao động chiến thắng mạnh mẽ nhất tại các đơn vị có đội ngũ của ông Robertson.
Và đấy là một trong những lý do mà ông Robertson có thể dễ dàng liên lạc, tiếp kiến với đương kim thủ tướng. Thủ Tướng Kevin Rudd điện thoại cho ông Robertson vào tháng 1/08 chỉ để kể cho nhau nghe về kỳ nghỉ mát trong mùa hè của họ, và Chủ Nhật 20/4 vừa qua thì ông Robertson gởi điện thư qua điện thoại di động cho ông Rudd để cảm ơn về “một cuối tuần tốt đẹp” tại hội nghị thượng đỉnh 2020 mà ông cũng là đại biểu tham dự.
Sự thành công của ông Robertson trong vai trò một người điều khiển chiến dịch vận động cũng khiến cac dân biểu bạch đinh trong chính phủ Iemma kinh hãi. Thế nhưng, ông Robertson cũng biết rất rõ rằng uy tín của các công đoàn cũng sẽ tuỳ thuộc vào phương cách mà họ sẽ phản ứng lại với sự đe doạ từ thủ hiến Iemma rằng ông sẽ gác bỏ ngoài tai nghị quyết của đại hội và đơn phương tiếp tục công việc tư hữu hoá điện lực. Chiếu theo đảng quy thì đại hội là cơ cấu dân chủ có thẩm quyền quyết định chính sách của đảng. Các dân biểu bắt buộc phải tuân chỉ nghị quyết của đại hội.
Nếu các ông Iemma và Costa cùng các dân biểu nghị sĩ nghếch mũi làm ngơ không thèm tuân thủ đại hội và các công đoàn thụ động chấp nhận thái độ đó của họ thì có nghĩa là giới công đoàn mặc nhiên thừa nhận rằng ảnh hưởng của họ đã suy yếu đối với một đảng do chính họ thành lập 118 năm về trước.


Vào năm 1997, người tiền nhiệm của thủ hiến Iemma là Bob Carr, đã phải lập tức từ bỏ ý định bán các cơ sở điện lực ngay sau khi đại hội khước từ nó gần như tuyệt đối. Nhưng 4 năm sau đó thì cựu thủ hiến Carr đã gác bỏ ngoài tai sự phản kháng của công đoàn, kể cả hàng rào người ngăn cản trước cửa nghị viện tiểu bang, và thông qua những thay đổi thật khắt khe cho luật bồi thường để giới hạn tiền bồi thường cho công nhân bị thương tích trầm trọng tại nơi làm việc. Ấy vậy mà giới công đoàn chẳng những xếp re tuân thủ, yểm trợ ông Car trong kỳ bầu cử tiểu bang năm 2003 mà còn đồng thuận cho việc đề cử những bộ trưởng được xem là tả khuynh, như ông Ian Macdonald, vốn đã từng làm việc chặt chẽ với ông Carr để thúc đẩy cho những thay đổi nói trên.
Ông Robertson cương quyết khẳng định rằng thời thế đã thay đổi. Ông lên tiếng cảnh cáo: “Nếu chúng tôi phải đi đến quyết định về các đạo luật, và nếu chúng tôi thấy yểm trợ cho đảng mà khiến phong trào công đoàn phải bị thiệt thòi, thì chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Bất cứ lúc nào mà chúng tôi có thể, thì chúng tôi sẽ vận động cho mục tiêu chung. Nếu chuyện đó không thể nào xảy ra, thì nói cho cùng, chúng tôi chắc chắn không bao giờ chấp nhận làm thảm chùi chân cho người ta dẫm đạp lên”.
Chuyện mà ông Robertson muốn nhắc khéo, nếu không phải là đe doạ thẳng thừng, là chính phủ Iemma sẽ phải tự lo liệu lấy trong kỳ bầu cử tiểu bang năm 2011, ngay vào thời điểm mà họ sẽ cần tất cả những sự đoàn kết mà họ có thể có được để thuyết phục cử tri cho họ được nắm quyền liên tiếp 20 năm.
Ông Robertson bắt đầu sự nghiệp của ông trong kỹ nghệ mà bây giờ ông đang cố hết sức bảo vệ. Lúc 18 tuổi, ông là một thợ điện tập sự (apprentice electrician) chạy dây điện cho nghị viện mới tại đường Macquarie mà chính phủ Lao đông của ông Wran đang xây dựng, và cũng là nơi mà chính phủ Iemma dự định sẽ đi ngược lại quyết nghị của đại hội đảng để thông qua dự luật tư hữu hoá điên lực, có thể trong tháng 5/08 tới đây..
Sau hơn môt thập niên hành nghề thợ điện thì ông Robertson trở thành nhân viên của công đoàn điện lực ETU (Electrical Trades Union). Năm 2001 thì ông thừa kế chức vụ lãnh đạo tổng công đoàn NSW, lúc ấy được gọi bằng danh xưng Hội Đồng Lao Động NSW (NSW Labor Council). Trong kế sách để hình thành một tổ chức “độc lập” và hợp thời hơn, ông Robertson đổi danh xưng của tổ chức thành Unions NSW (Tổng Công Đoàn NSW), và các tiểu bang khác ở Úc cũng nhanh chóng bắt chước đổi tên. Ông nói: “Lúc ấy có rất nhiều người thấy rằng quả thật hơi kỳ cục nếu Hội Đồng Lao Động lại lên tiếng chỉ trích chính phủ Lao động. Một trong hai việc phải thay đổi và chúng tôi quyết định phải đổi tên”.
Ông Robertson cũng bắt đầu thành lập liên minh với các nhóm bảo vệ người tiêu thụ cũng như bảo vệ môi sinh. Ông cũng lãnh đạo nhóm Labor for Refugeess (Lao động yểm trợ người tỵ nan), nhóm vốn đã thành công trong việc làm thay đổi chính sách của đảng lao Động về người tầm tỵ tại đại hội đảng năm 2002. Trước cuộc tổng tuyển cử toàn quốc năm ngoái, ông kéo được người cựu ca sĩ trưởng nhóm Midnight Oil - ban nhạc với những bài ca đã khích lệ ông Robertson tham gia đấu tranh trong thập niên 80 – là dân biểu Peter Garret để làm khuôn mặt dẫn đầu nhắm vào giới trẻ của chiến dịch chống Work Choices.
Ông John Lee, bạn thân của ông Robertson, và đồng thời là một công chức cao cấp ở NSW, nói: “Đối với John - và tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là quan điểm của anh ấy chứ không hẳn là của tôi – không phải chỉ có phần kinh tế của sự tư hữu hoá mới không hợp lý. Anh ấy từng là thợ điện và vấn đề này là một vấn đề tối quan trọng đối với anh ấy. Anh ấy biết rất rõ những thiệt hại mà một dòng điện cao thế 10,000 volt có thể tạo ra cho sinh mạng con người. Và trong cương vị một nhân viên công đoàn, anh ấy đã thấy rất rõ những ngã tắt mà rất nhiều công ty tư nhân đã dùng trong việc bảo đảm an toàn lao động. Robbo đã từng phải đối phó với những vụ công nhân bị điện giật, anh ấy đã thấy chuyện này xảy ra thường xuyên tại các cơ sở tư nhân hơn là công sở”.
Ông Lee nói thêm: “..Khi mà người ta có hơn nửa cuộc đời trong vai trò người điều đình thương lượng của công đoàn, thì người ta luôn biết rằng trong một câu chuyện nào cũng có hai mặt, và tốt nhất là hai phe nên gặp nhau ở chính giữa”.
Sự khác biệt trong cuôc tranh cãi kỳ này là, cho đến bây giờ, hai ông Iemma và Costa quyết định không thoả hiệp nhân nhượng.
Ông Robertson có thể dễ dàng né tránh cuộc tranh chấp này nếu ông chấp nhận một ghế vững chắc của Lao động ở miền Tây Sydney. Ông Lee nói: “Khoảng 18 tháng về trước, anh ấy có đủ thứ để chọn lựa. Trên bình diện liên bang, tôi nghĩ. Thế nhưng, anh ấy muốn dồn thời giờ vào việc tháp tùng chiêc xe buýt “Your Rights At Work” đi khắp nơi tiểu bang để vận động chống Work Choices”.
Nếu ông Robertson chấp nhận những sự chọn lựa nói trên thì ông chắc chắn đã nằm trong chính phủ Rudd và ông Rudd có thể tạ ơn ông bằng cách đưa ông nắm giữ một chức vụ quan trọng torng nội các, bởi vì ông là một trong những người đầu tiên yểm trợ cao vọng của thủ tướng Rudd.
Trong khi vai trò của ông Robertson trong việc đưa ông Rudd lên thay thế ông Kim Beazley làm lãnh tụ đảng Lao động đã được thừa nhận, ông chưa bao giờ công khai thảo luận về vấn đề này. Vào khoảng giữa năm 2006, trong một cuộc họp ở văn phòng của chính phủ liên bang tại đường Philip ở Sydney thì ông Robertson đã nói chuyện một cách thẳng thừng với ông Beazley. Ông Robertson gần đây thừa nhận với ký giả của Sydney Morning Herald rằng “Đấy quả thật là một cuộc đối thoại thật vô cùng khó khăn, đại khái là “Anh à, tụi tôi ai cũng thương anh hết, nhưng anh phải ra đi thôi”. Quả thật là một sự buồn thảm. Ông ấy đã cống hiến phần lớn cuộc đời cho phong trào lao động. Ông có rất nhiều thông cảm với gia đình người lao động, ông ấy là một người hết sức tử tế và vô cùng thông minh. Thành ra việc phải nói với một người mà mình thật sự mến phục rằng “Anh à, anh chỉ có thể leo đến sát chức thủ tướng như thế này mà thôi”, quả thật là một sự khó khăn vô cùng”.
Ông Robertson cho biết ông Beazley thừa nhận tầm quan trọng của ông trong nội bộ đảng Lao động và nói: “Vì cậu, tôi sẽ cân nhắc cuộc đối thoại của chúng ta thật kỹ lưỡng”.
Ông Robertson hồi tưởng: “Tôi đã nói chuyện với ông Rudd suốt 18 tháng trước kỳ bầu cử. Chúng tôi không bao giờ trực tiếp nói về chức lãnh tụ, thế nhưng, chuyện rất rõ rệt là ông Kevin Rudd có nhiều cao vọng và tôi thì quả thật đã chán ngấy việc chúng tôi liên tục thua”.
Ông Robertson cũng bắt đầu giới thiệu ông Rudd với những tổng thư ký công đoàn khác, những người vốn chỉ biết đến Kevin Rudd qua biệt danh ‘Bác Sĩ Tử Thần”, vì ông là một cựu thư lại cao cấp của chính phủ Queensland chuyên cắt giảm nhân viên. Ông Robertson nói: “Tôi bỏ ra rất nhiều thời giờ nói chuyện với nhiều người và khuyên họ nên nghĩ đến chuyện ủng hộ Kevin."
Nếu đại hội cuối tuần sắp tới đây xảy ra như dự doán, khiến ông Iemma phải mất mặt với tỷ số phiếu biểu quyết vĩ đại chống tư hữu hoá điện lực thì ông Robertson một lần nữa lại thấy mình trong vai trò phong vương hoán chủ một lần nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.