Hôm nay,  

Luther King Và Ba Ứng Cử Viên Tổng Thống Mỹ

08/04/200800:00:00(Xem: 4283)

Năm 2008 là năm thứ 40 người Mỹ tưởng niệm nhà tranh tranh đấu cho dân quyền hàng đầu của nước Mỹ, là Martin Luther King Junior, bị ám sát chết. 39 năm đã qua sau cái chết của nhà tranh đấu cho dân quyền này, vần đề kỳ thị chũng tộc ở Mỹ vẫn chưa phai mờ, hãy còn đậm nét trong thời sự nhứt là trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008 này. Tin Reuters, cả ba ứng cử viên ( ƯCV) tổng thống Mỹ hàng đầu của hai đảng Cộng Hòa là John McCain, và của Đảng Dân Chủ là Hillary Clinton và Barack Obama đều tỏ ra ngưỡng mộ nhà tranh đấu dân quyền hàng đầu này. Đương nhiên cả ba  đâu có  điềm nhiên tọa thị được. Cả ba đều vận dụng lễ tưởng niệm này, mỗi người mỗi cách, làm sao lợi cho mình. Nhưng hậu xét sau ngày lễ, có lẽ TNS Obama là người được chú ý nhứt. 

Một năm sau Malcolm X bị sát hại, cộng đồng người Mỹ Da Đen mất thêm Martin Luther King, một đại sứ của tập thể người Mỹ Da Đen và một nhà tranh đấu cho dân quyền nổi tiếng.  Tranh đấu trong ôn hòa nhưng kiên định.  Ngày 4 tháng  Tư năm 1968, vào 6 giờ chiều, tại Memphis (Tennessee), Martin Luther King Junior bị ám sát chết trên ban công của motel Lorraine, bằng một viên đạn bắn xuyên qua hàm và cổ, khi Ong đến đây tổ chức cho công nhân hốt rác làm reo, trên con đường đấu tranh chống nghèo khó của Ong. Những ngày hôm sau dân chúng 125 thành phố Mỹ nổi dậy, và 300 000 người đưa đám tang của Ong. Người bắn Ong là James Earl Ray, một người kỳ thị chũng tộc da Trắng bị truy tố nhưng chối tội, năm 1998 chết trong tù nhưng không chấm dứt những thắc mắc về âm mưu ám sát này.

Di sản của Martin Luther để lại cho quốc gia dân tộc Mỹ rất lớn. 700 thành phố trên nước Mỹ có ít nhứt một con đường mang tên Ong. Nơi Ong bị ám sát được lập thành bảo tàng viện dân quyền. Ong được trao Giải Nobel Hòa Bình năm 1964. Và năm 1986 chánh quyền liên bang và nhân dân Mỹ đã chánh thức dành một ngày để tưởng niệm Ong hàng năm.

Năm nay 2008, trong khi cả nước Mỹ tưởng niệm Martin Luther King Junior, thì ba úng cử viện tổng thống hàng đầu vận dụng thời sự này cho cuộc tranh cử ra sao " Tự nhiên đây là cơ hội tốt cho ứng cử viên  để kiếm phiếu. John McCain và  Hillary Clinton hai ứng cử viên Da Trắng trực chỉ hướng về Memphis (Tennesse).. Còn người ứng cử viên Da Đen Obama, cha gốc Phi Châu, mẹ Mỹ Trắng, lại làm khác. Không đi đến Memphis mà đi tiêu bang Indiana, tưởng niệm Luther King tại Fort Wayne. Nhưng có lẽ người kiếm phiếu nhiều nhứt nhờ ngày lễ Tưởng Niệm Luther King, phải là Ong, TNS Obama.

ƯCV Hillary Clinton nhắc lại kỷ niệm hồi nhỏ đã được tham dự và nghe Luther King nói chuyện ở Chicago. Bài diễn văn đó - Bà nói -- đã mở cửa cho cuộc đời của Bà. Và Bà hứa với cử tri Bà sẽ tạo vị thế cho một sa hoàng chống nghèo khó nếu đắc cử. Nhưng phủ phàng thay, Mục sư Samuel Kyles là một người đã từng ở chung tại motel Lorraine với MS Luther King trước khi bị ám sát chết, lại nói, "bây giờ chúng tôi [người Da Đen] có quyền đến trường. Nhưng chúng tôi cần tiền để trả học phí." Và phủ phàng hơn nữa, khi mà Bà Hillary Clinton nói muốn  trở thành sa hoàng chống nghèo khó, thì truyền thông đại chúng Mỹ đăng tãi lợi tức đồng niên của hai Ong Bà. Bà Cựu Đệ Nhứt Phu Nhân và sau thành Thượng Nghị sĩ và chống Cựu TT Clinton trong 8 năm ra khỏi Tòa Bạch Ốc kiếm được  109 triệu Đô la, trong 8 năm từ 2000 đến 2007. Đóng thuế 51 triệu và tặng dữ 10 triệu cho tổ chức từ thiện. Chính TNS Obama là người thách thức TNS Clinton công khai tài chánh dù hai căp vợ chồng triệu triệu phú này lâu nay từ chối cho biết số tiền kiếm được của mình.

Còn Obama... Barack Obama, ứng cử viên tổng thống Da Đen duy nhứt thì vinh danh Martin Luther King  ở 'Indiana. Ong nói sự nghiệp của Dr King là niềm hy vọng chung, giác mộng bình thường của người Mỹ. Người ƯCV Da Đen này nhắc lại "sự bất công kinh tế" mà Luther King đã  nhấn mạnh ở vùng Trung Tây trong năm 1960, và bây giờ  nơi mà 8000 người dân Mỹ mới mất việc. Và lợi tức đồng niên của người Da Đen  khắp nước Mỹ bây giờ chỉ bằng 54% của người Da Trắng năm 1967, gần 40 năm sau mà chỉ tăng lên được 57%. Lợi tức đồng niên người Da Đen trong 40 năm mới vươn lên được 3%, thì cần phải 500 năm nữa mới có sự bình đẳng kinh tế giữa Đen và Trắng. Giấc mộng của Luther King chưa thành. Vấn đề chủng tộc là một trong những vấn đề mà quốc gia dân tộc Mỹ này không thề lơ là được. Obama hồi tháng rồi, tại Tiểu bang Philadelphia, trong một bài diễn văn được đánh giá có giá trị lịch sử, được Jesse Jackson người bạn hoạt động còn sống của Luther King đúc kết về vấn đề Đen Trắng ở Mỹ như sau , chúng ta đã có những tiến bộ, chúng ta tự do mà không bình đẳng.

ƯCV của Đảng Cộng Hòa John McCain, cũng như ƯCV Hillary Clinton , cả hai đều Trắng, cả hai cùng đi Tennesse, tiểu bang nhà tranh đấu dân quyền, chống kỳ thị chủng tộc. McCain thú thật Ong đã phạm sai lầm khi bỏ phiếu chống việc tiểu bang Arizona lấy một ngày làm tưởng niệm cho Luther King vào năm 1983. Ong bị la ó, chống đối dù Ong đã thực thà thú nhận sai lầm của mình. Nhưng mà không thú nhận cũng không được. Thà Ong thú nhận mà người dân có thể thứ tha, chớ giấu cũng bị khui ra, còn bể bạt hơn nữa.

Chuyện vận dụng thời cơ để kiếm phiếu là chuyện rất bình thường đối với những chánh khách sống bằng lá phiếu của người dân. Các lễ hội, tụ tập đủ loại - kinh tế, chánh trị, văn hóa, xã hội - là cơ hội tốt để xuất hiện trước công chúng vì đây là cơ hội người dân tụ tập đông. Đại diện dân cử có người đắc cử rồi đi đâu mất, chỉ lễ hội, thiên hạ bỏ công sức, tiền bạc ra tổ chức sẵn, mới ló mặt ra. Vì tư cách đại diện dân của người dân cử, ban tổ chức phải mời ăn trên, ngồi trước, được nói nhiều, ai mà không muốn xuất hiện. Nhưng cử tri và dân chúng rất tư do, dân chủ và thừa mứa tin tức như ở Mỹ, không dễ gì bị lầm bởi hình thức hào nhoáng bên ngoài, và qua lời nói hoa mỹ. Dân chúng theo dõi rất kỹ hồ sơ bỏ phiếu, các vận động hành lang của những nhóm quyền lợi đạc biệt, dây mơ rễ mà với các đại tài phiệt. Từ những sự kiện hành động của người dân cử  để so  sánh với lời hứa khi đại diện mình ở nghị trường. Đại diện dân cử đương nhiệm tái ứng cử còn bị đối thủ tấn công, phê bình, chỉ trích, tạo thêm dữ kiện phán xét cho người dân. Người cử tri kinh nghiệm và lịch lãm thường có thái độ lịch sự với dân cư. Nhưng thường dẻ dặt, nghe những gì dân cử nói, nhưng không tin lời mà nhìn kỹ những gì dân cử làm để phối kiểm, và quyết định lá phiếu của mình. Hầu hết các cuộc bầu cử lớn của tổng tuyển cử)  tiểu bang, như ở Cali ngày 3 tháng Sáu bầu giám sát viên và chánh án, và liên bang  đầu tháng 11 năm nay bầu tổng thống, cử tri tư do bầu, đảng viên đảng này có thể bầu cho ứng cử viên của đảng khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.