Hôm nay,  

John Trần Đến Garden Grove Mở Beauty Salon

07/03/200800:00:00(Xem: 14950)

John Trần Đến Garden Grove Mở Beauty Salon: Người Chuộng Nét Đẹp Và Sức Khỏe

John Trần tiếp khách hàng
Khi chúng tôi đến, căn phố rộng 2,100 sqft tọa lạc tại số 312-313 khu thương xá Fortune (Tam Đa), số 9892 đường Westminster (góc đường Brookhurst), thành phố Garden Grove, CA 92844 còn ngổn ngang những thùng, hàng la liệt. Nhưng nay mai, nơi này sẽ là tổng đại lý phân phối độc quyền sản phẩm Young Nails của ngành nail – loại sản phẩm gắn bó với nữ giới chuộng cái đẹp, không phân biệt sắc tộc, và với 80% dân số Việt Nam tại tiểu bang California làm nghề nail.

Ông chủ cửa hàng Beauty Salon hãy còn rất trẻ – mới bước qua khỏi tuổi “băm” - John Trần tỏ ra tự tin về cửa hàng bề thế của mình sắp khai trương. Theo như anh nói, giới làm ăn ở Bolsa cũng như cư dân qua lại, tỏ ra xôn xao, kinh ngạc về sự xuất hiện của Beauty Salon Best Fortune Products Inc., không hiểu liệu người chủ của Beauty Salon mới có tìm hiểu đầy đủ về sức cạnh tranh khốc liệt của ngành nail và sản phẩm nail tại thị trường Quận Cam, và Nam Cali này hay không. Có lẽ nhiều người nhìn thấy điều đó nên lâu nay khu thương xá Fortune vẫn có một số cửa tiệm còn trống. Dọc theo đường Brookhurst một quãng không xa mọc lên từ lâu sáu – bảy Beauty Salon chuyên phân phối sản phẩm nail.

Ngành nail, theo cuộc khảo sát riêng của John Trần, trung bình hai tuần lễ thì quý bà, quý cô lại phải tới tiệm nail để “tu sửa” bộ móng vì móng bắt đầu dài ra. Và sản phẩm nail hiện đang bán chạy nhất là gel làm móng, bột màu kim tuyến và bột màu pink & white…Theo anh, khi người phụ nữ còn có nhu cầu làm đẹp đôi bàn tay thì thợ nail vẫn còn có việc làm, và người sản xuất, phân phối sản phẩm nail vẫn không phải “ngồi chơi xơi nước.” John Trần kể, anh đã từ chối rất nhiều lời mời gọi của các nhà sản xuất, kinh doanh, môi giới đề nghị anh nhận phân phối sản phẩm nail của họ với giá rẻ, dễ bán lại lời nhiều.

John Trần trả lời các câu phỏng vấn sau đây của chúng tôi.

- Giá rẻ, dễ bán, lời nhiều, vì sao anh từ chối"

- Tôi cho đó là việc vô cùng mạo hiểm. Nếu mọi việc êm xuôi thì không nói gì, còn không thì nguy hiểm cho mình. Tôi được biết trong thời gian gần đây có ít nhất 10 tiệm nail bị đóng cửa, bị thu hồi giấy phép chỉ vì không bảo đảm vệ sinh cho khách hàng hoặc sử dụng các loại thuốc làm nail không đạt phẩm chất. Điều lệ mới áp dụng trong năm 2008 của Tiểu Bang rất nghiêm ngặt, trừng phạt nghiêm khắc các cơ sở nail làm ăn gian dối, làm hại sức khỏe của khách hàng.

Giới thiệu một trong những sản phẩm Young Nails thông dụng.

- Anh có nghĩ đến sức canh tranh khốc liệt, đặc biệt trong ngành nail này, điều mà bất kỳ ai kinh doanh trong ngành nail cũng phải băn khoăn khi nghĩ tới"

- Tôi biết là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tiệm nail do người Việt làm chủ đã làm cho “người dân tộc ta giết dân tộc mình.” Mình tự hại mình thôi. Trong khi các tiệm nail do người Mỹ làm chủ vẫn thu tiền với giá 50 – 60 đô mỗi bộ móng thì các tiệm Việt mình đã kéo giá thù lao xuống dần dần, 30 rồi 20, và nay chỉ còn có mười mấy đồng.

- Anh có nghĩ rằng mình sẽ gặp khó khăn khi khởi đầu trong tình thế cạnh tranh khốc liệt như thế"

- Vâng, để chạy theo kịp tốc độ cạnh tranh này mà vẫn sống được với nghề, sẽ có những chủ tiệm nail sử dụng sản phẩm nail dởm, kém phẩm chất, bất chấp pháp luật. Các loại hóa chất làm móng rẻ tiền chắc chắc sẽ làm tổn hại sức khỏe của thợ làm nail và cả khách hàng. Người thợ nail hít thở hóa chất độc hại, còn khách hàng thì bị hư móng. Tôi biết đã xảy ra nhiều vụ khách hàng kiện tiệm nail làm hư móng của mình, nhưng đó là những vụ mà “quả báo nhãn tiền,” cũng có không ít những khách hàng bị khô móng, dòn, gãy…về lâu dài…Nhiều tiệm Mỹ sống được bền vững là vì họ tôn trọng luật lệ, tôn trọng sức khỏe của người thợ và của khách hàng. Tôi quyết định đi theo cách làm ăn lành mạnh, trung thực. Đặc biệt là trước khi bán sản phẩm cho khách, tôi sẽ hướng dẫn họ cách sử dụng sản phẩm một cách tỉ mỉ, chu đáo. Cứ khoảng sáu – bảy tuần, cửa tiệm của chúng tôi lại tổ chức một cuộc hội thảo để các kỹ thuật viên trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng sản phẩm ngành nail. Các show trình diễn như thế của Young Nails ở Las Vegas, New York được tổ chức bán mỗi vé 50 đô, nhưng ở đây thì hoàn toàn miễn phí.

- Young Naisl là hãng sản xuất sản phẩm nail lớn nhất nhì Hoa Kỳ. Theo anh, giá sản phẩm Young Nails so với hãng lớn khác cũng của Hoa Kỳ là O.P.I có gì khác biệt"

- Về phẩm chất thì tôi cam đoan sản phẩm của Young Nails tốt hơn nhưng giá bán sản phẩm Young Nails có thể thấp hơn một tí. Đây là nhãn hiệu đã được FDA cầu chứng, không làm hư móng của khách hàng, và góp phần bảo vệ sức khỏe người thợ nail. Giá sản phẩm Young Nails đắt gấp ba - bốn lần so với các loại thuốc dởm trên thị trường. Young Nails vừa mở show trình diễn tại Chicago tuần rồi. Cuối Tháng Tư sẽ tổ chức ở New York, Tháng Sáu ở Florida và Tháng Bảy ở Las Vegas. Đó là một nhãn hiệu sản phẩm nail mà thợ nail, tiệm nail và nhất là khách hàng làm nail có thể tin cậy hoàn toàn.

- Anh có dự tính gì thêm trong kế hoạch kinh doanh trong tương lai"

- Tôi mong sẽ khuếch trương các địa điểm tổng phân phối độc quyền sản phẩm Young Nails ở khắp 50 tiểu bang toàn Hoa Kỳ. Hiện nay chỉ mới có cửa hàng ở vài tiêu bang như Arizona, Chicago, California…

- Anh có thể kể một vài kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp"

- Phải chịu khó và tôn trọng khách hàng. Tôi được Young Nails tin cậy có phần vì rành tiếng Việt. Đa số thợ nail của mình không biết tiếng Anh nên Young Nails muốn có một tổng đại lý giỏi tiếng Việt. Vừa rồi tôi gặp một khách hàng người Nhật không biết nói và nghe tiếng Anh. Tôi tìm cách đả thông “khoảng cách bất đồng ngôn ngữ” bằng cách viết tiếng Anh ra giấy, từng tờ một, để hướng dẫn người khách Nhật này cách sử dụng sản phẩm Young Nails của mình một cách trọn vẹn.

John Trần sau đó còn đưa chúng tôi vào thăm phòng chăm sóc da ở phía sau cửa tiệm. Phòng nhỏ nhưng được trang trí một bức điêu khắc, với bốn trụ đèn hoa văn La Mã. Anh còn khoe lối thiết kế cửa tiệm của riêng mình “không giống ai” để “bắt mắt” khách hàng, nhất là không bày hàng tràn lan, chật chội,.

John Trần còn tâm sự về những ngày lận đận, vất vả ở trại tị nạn Hồng Kông. Anh vượt biên năm 1989 bị kẹt lại trại 2 năm. Chỉ quá 21 tuổi có hai ngày, anh không được bố mẹ bảo lãnh trong khi em gái được đoàn tụ với gia đình tại Hoa Kỳ. Chờ được “thanh lọc” mãi, cuối cùng anh được định cư tại Nam Cali, vào học trường Orange Coast County. Ra trường, thất nghiệp, anh trôi nổi về miền Đông, đành “trôi” vào nghề nail kiếm sống. Anh may mắn được làm việc ở các tiệm do người Mỹ làm chủ, học được lối làm ăn trung thực, ngay ngắn, coi trọng các yếu tố vệ sinh, sức khỏe…của họ. Khi tay nghề vững vàng, anh trở thành chủ tiệm nail, và nay quyết định tham gia vào hệ thống phân phối sản phẩm, khuếch trương ngành nail – chuyên phục vụ sắc đẹp của quý bà.

Trẻ tuổi, táo bạo, tự tin và ngay ngắn, trung thực là những đặc điểm không dễ tìm ở một thương nhân. John Trần là một trong những thương nhân gốc Việt hội đủ những điều kiện quý báu đó. Có lẽ nhờ vậy mà chúng tôi có cơ hội gặp được anh và chúc anh được mọi điều thuận lợi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.