Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Cử Tri “marginal Seats” Nghĩ Gì Về Lưỡng Đảng?

25/09/200700:00:00(Xem: 2843)

Tuần qua một sự kiện lạ lùng hiếm thấy đã xảy ra trên chính trường Úc. Trong nỗ lực ngăn chận sự xáo trộn trong nội bộ đảng Tự Do về vấn đề quyền lãnh đạo đảng trước những kết quả thăm dò dân ý cho thấy phe liên đảng có nguy cơ bị đại thảm bại trong kỳ tổng tuyển cử tới đây, thủ tướng John Howard đã phải lên tiếng thừa nhận một việc mà mọi người đều biết rõ sẽ xảy ra: ông sẽ từ nhiệm chức Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới, nếu được tái đắc cử. Một trong những lý do chính khiến ông Howard phải đi đến hành động mà hầu như tất cả các nhà phân tích bình luận chính trị ở Úc cho là hành động của một người đã bị dồn vào chân tường là việc nhiều tay bỉnh bút sừng sỏ thuộc phe bảo thủ ở Úc, vốn thường xuyên mạnh mẽ yểm trợ ông Howard, chẳng hạn như Andrew Bolt của nhất báo Herald Sun ở Melbourne hay Miranda Devine của Sydney Morning Herald, hoặc Denis Shanahan của The Australian, đã lên tiếng kêu gọi ông Howard phải từ nhiệm, nhường chức lãnh tụ cho ông Peter Costello TRƯỚC cuộc tổng tuyển cử để cứu vãn cho tương lai của chính phủ Liên đảng. Nhưng, có lẽ lý do mạnh mẽ hơn hết chính là ý kiến của giới cử tri vốn từng được tặng mỹ hiệu "Howards Battlers” - những người thuộc giai cấp lao động hoặc ở nửa phần dưới của giai cấp trung lưu (lower middle class) tại các đơn vị mong manh đã liên tục dồn phiếu cho phe liên đảng trong các cuộc tổng tuyển cử. Sau đây xin mời quý độc giả theo dõi bài viết tựa đề "Election Mind Games” của hai ký giả Peter Hartcher và Annabel được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald hôm Thứ Bẩy 15/09/07 vừa qua để thấy được quan điểm của một số cử tri này, đặc biệt là những người chưa thật sự quyết định sẽ dồn phiếu cho đảng nào ở bốn đơn vị được xem là mong manh nhất (most marginal seats).

*

Khi cử tri thuộc loại chưa thực sự quyết định (undecided voters) nói về John Howard thì có hai ý niệm chính thường xuyên được bày tỏ. Một là ông đã nắm quyền trong một thời gian quá dài, có lẽ đã đủ lâu rồi, và đã đến thời điểm cho một sự thay đổi.
Cô Laura, một người mẹ đơn chiếc làm nghề bán hoa, sinh sống trong đơn vị Parramatta nói: "Lúc khởi đầu thì ông ta rất tốt, thế nhưng bây giờ thì ổng lại "muốn ngồi lâu hơn nữa”. Ổng đã quên mất điều chính yếu rồi”.
Cô Miranda, một bà mẹ trẻ tuổi cũng ở Parramatta, đồng ý: "Tư tưởng (của ông ta) đã cũ rích rồi. Chúng ta cần sáng kiến mới, cần trọng tâm mới”.
Những lời nói và những ý tưởng tương tự cũng được bày tỏ một cách tự nhiên từ trong một nhóm những người đã về hưu ở Victoria. Một người thuộc đơn vị Chisolm nói: "Cũ rích. Tôi khẳng định thế. Ông đã ngồi ở đó quá lâu rồi”. Một người khác, cũng cùng trong nhóm thảo luận, nói: "Tôi nghĩ rằng ông quả thật đã từng hoàn thành công việc thật hoàn hảo. Thế nhưng ông bắt đầu già rồi, và tôi nghĩ ông ta đã hết thời rồi. Chúng ta cần một khuôn mặt mới”.
Đây quả là một sự khác biệt thật rõ rệt so với kỳ bầu cử năm 2004. Dạo ấy, thời gian nắm quyền của ông Howard hoàn toàn không hiện hữu trong sự suy nghĩ của cử tri. Lúc ấy, nhật báo Sydney Morning Herald thuê công ty nghiên cứu Nielsen tổ chức nhiều cuộc hội thảo theo nhóm tại đơn vị Parramatta, và vào thời điểm ấy, trong trí cử tri hoàn toàn không có một ý tưởng gì về chuyện đã đến lúc phải có sự thay đổi cả. Thế nhưng lần này, khi công ty Nielsen được thuê để làm cuộc thử nghiệm giống như trước thì ý tưởng rằng "đã đến lúc phải có thay đổi” tự động được phơi bầy tại 3 trong số 4 đơn vị mong manh (marginal seats).
Tuy luật lệ và hiến pháp Úc không hề giới hạn số nhiệm kỳ của một thủ tướng, thế nhưng, qua một quá trình bí mật nào đó mà hàng triệu người có vẻ đồng loạt đi đến cùng một kết luận vào cùng một lúc, cử tri đã tự động hoạch định ra một giới hạn về thời gian tại chức của một thủ tướng.
Đối với một số người thì tuổi tác của ông Howard là một vấn đề khá quan trọng. Cô Julie, một cử tri độc thân tại đơn vị Lindsay ở miền Tây Sydney nói: "Tôi biết rằng ông ta chỉ là khuôn mặt đàng trước (frontman) mà thôi. Thế nhưng, đối với tôi thì ông ta ngày càng trở nên một lão già khờ không có chủ định (dithering old fool). Theo tôi thì ông ta sẽ làm cho họ bị thảm bại”.
Những cử tri trẻ tuổi khác trong nhóm hội thảo lên tiếng bênh vực ông Howard, nhưng có lẽ ông sẽ không thích nội dung của sự bênh vực này lắm. Anh Andrew trả lời cô Julie rằng: "Ông ta là một người có kinh nghiệm, từng trải”. Chị Maureen tiếp lời: "Ổng vẫn mạnh khỏe mặc dù đã ở cái tuổi 90 mấy đấy, có biết không"” Một người khác lên tiếng: "Ổng mới có 70 ngoài thôi mà, phải không"” Nhiều người gật gù đồng ý. Ông Howard thật ra chỉ mới có 68 thôi! Câu nói của cô Tanya có lẽ biểu hiện trung thực nhất về quan niệm của nhóm này: "Ổng không phải là người của thời đại của chúng ta”.
Thế nhưng, nói chung thì tuổi tác của ông Howard chỉ là một sự quan ngại nhỏ hơn, hay chỉ là biểu tượng của một mối quan ngại khác, to lớn hơn: ông đã nắm quyền thủ tướng quá lâu rồi! Một cử tri thuộc đơn vị Deakin ở Melbourne tuyên bố: "Tôi nghĩ rằng mấy người trong đảng Tự Do quá cũ, quá già rồi. Họ đã hiện diện quá lâu rồi, gần như muôn thuở vậy, kể từ hồi tôi mới bắt đầu đi bầu lận”.
Ý niệm chung thứ nhì của những người cử tri thuộc loại chưa thực sự quyết định là uy tín của ông Howard. Mặc dù cảm tưởng chung vẫn là ông đã gần hết thời rồi (his time was up), nhưng vẫn có một sự nể phục, đôi lúc là một sự thương mến về con người và thành quả của ông.
Anh Gary, một người cha có 3 con từ đơn vị Lindsay, nghĩ rằng ông Howard đã quá già để tiếp tục, thế nhưng, anh lại nói như thế này về ông Howard: "Ông ta quả thật kiên trì và giỏi chịu đòn. Ổng đã từng bị quật ngã trong quá khứ, thế nhưng ổng vẫn ngửng lên, phủi bụi rồi tiếp tục. Tôi khâm phục ông vì thế”.
Ông Howard thường xuyên được miêu tả là một người cố chấp, lì lợm và dai dẳng. Một cử tri từ Deakin bình phẩm: "Ông ta có thể đi đến quyết định khó khăn, cứng rắn khi cần thiết”. Tuy nhiên, ông cũng bị chỉ trích vì được xem như là không dám hoặc không muốn nhìn nhận sai lầm của mình. Đấy cũng là một cảm nhận thường thấy.
Thế nhưng, sự nể phục, kính trọng nói trên lại thường được dành cho quá khứ, như một sự cảm nhận mang tính lịch sử hơn là sự mong đợi ở những việc sẽ xảy ra trong tương lai. Bà Carol từ Parramatta nói: "Trong thời gian mà John Howard nắm chính quyền thì ông đã phải đối phó với nhiều vấn đề hơn là đảng Lao động phải đối diện khi họ nắm chính quyền trước đó”. Ông Richard, một người đã có cháu nội, cũng từ đơn vị Parramatta, phát biểu: "Ông ta có thể được xếp hạng thật cao trong số những Thủ tướng tài giỏi nhất nước Úc. Ông đã thi hành trách nhiệm thật xuất sắc cho đất nước Úc. Tại sao lại phải chỉ trích ông chứ"”
Mặc dù kết quả của các cuộc thăm dò dân ý chỉ mang đến toàn những tin tức kinh hoàng cho các dân biểu Tự Do và Quốc Gia ở các đơn vị mong manh nguy hiểm, một nguồn an ủi cho họ là họ hoàn toàn không hề gặp phải một sự đối kháng hằn học thù nghịch từ cử tri trong đơn vị của họ mỗi khi họ đi thăm dân cho biết sự tình.
Ông Howard vẫn thường xuyên tuyên bố rằng để một chính phủ đương nhiệm bị lật đổ thì cần phải có hai điều kiện tất yếu, đó là một nền kinh tế yếu kém và sự nhận xét rằng chính phủ bất lực, bất tài. Và, trong suốt tuần qua, ông liên tục nhắc nhở những người đã phỏng vấn ông rằng cả hai điều kiện này không hiện hữu trong tình hình chính trị Úc hiện nay.
Những quan điểm từ giới cử tri đong đưa bất định (swinging voters) trong các cuộc thảo luận do nhật báo Sydney Morning Herald tổ chức cũng phản ảnh quan điểm của ông Howard rằng sự bất tài bất lực không phải là một vấn đề hiện nay. Và trong những lời bình phẩm được ghi chép, thâu nhận thì các câu chê bai đầy ác ý không phải là sắc thái chính. Và điều này phù hợp với nhận xét chung của các dân biểu liên đảng như đã nêu trên.
Không ai lên án ông Howard cho rằng ông là một thằng đần độn hoặc một gã vụng về chuyên làm hỏng chuyện (a fool or a bungler). Thật tình mà nói thì những buổi nhóm họp, nếu mang một sắc thái chung nào đó thì sắc thái ấy sẽ là một sự bực dọc, muộn phiền (ennui) - một sự thẩm định thật lạ lùng về một chính phủ vốn từng tạo nhiều tranh cãi, phân hóa cũng như từng mang đến sự thịnh vượng trong suốt một thập niên nắm quyền. Điều này cũng hỗ trợ cho sự khẳng định chung của nhiều dân biểu liên đảng: "Họ không căm ghét chúng tôi. Họ không ẩn nấp với gậy khúc côn cầu để đập chúng tôi như họ đã từng làm với chính phủ Keating năm 1996”.
Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri mà kết quả thường xuyên được phổ biến là những cuộc thăm dò mang tính số lượng (quantitative), được dùng để đo lường tầm mức phổ thông (chiều rộng) của một quan điểm chính trị nào đó trong xã hội. Một trong những mục đích của các nhóm thảo luận chuyên đề (focus groups) - một loại thăm dò ý kiến mang tính phẩm lượng (qualitative) - là để đo lường cường độ (hay sự mãnh liệt) của quan điểm ấy trong lòng cử tri.
Vậy kết quả của 8 nhóm thảo luận chuyên đề mà nhật báo Sydney Morning Herald tổ chức tại bốn đơn vị Parramatta và Lindsay (ở Sydney) cùng Deakin và Chisolm (ở Melbourne), trong 12 ngày vừa qua (cho đến 15/9/07) đã cho chúng ta thấy gì về cường độ của ý niệm rằng cần có một sự thay đổi"
Các nhóm thảo luận xác định, trong lúc quan điểm cho rằng đã đến lúc ông Howard phải ra đi là quan điểm của thật nhiều người trong số những cử tri chưa thật sự quyết định này, thế nhưng, nó lại không phải là một quan điểm thật sự mãnh liệt. Cường độ của nó bị giảm thiểu vì cảm tình mà người ta dành cho John Howard. Và nếu sự từ bỏ ông Howard rất yếu ớt thì sự chào đón một lựa chọn khác cũng có tí dè dặt ngại ngùng.
Maureen nói: "Tôi nghĩ rằng chúng ta e ngại sự thay đổi, và vì thế mà chúng ta giữ ông Howard quá lâu như thế. Ông Howard đã thi hành tốt nhiệm vụ của mình và ông có kinh nghiệm, nhưng vì ông ta đã ở đó quá lâu nên ông ta cần phải nhận thức được thực tế. Chính vì vậy mà người ta mới nghiêng về phía ông Rudd, bởi vì ông Rudd còn trẻ, còn tỉnh táo và có nhiều tư tưởng”.
"Sự tỉnh táo mới mẻ” (freshness) và "tư tưởng mới” (fresh ideas) là hai lý do thường được nêu lên để giải nghĩa cho việc ủng hộ ông Rudd và đội ngũ của ông. Thế nhưng, khi các chuyên viên thăm dò của công ty Nielsen đào sâu thêm với nhóm những gia đình trẻ ở đơn vị Lindsay về chi tiết của những ý kiến mới mẻ thì không ai có thể lập tức xác định được một tư tưởng mới mẻ nào đó người ta có thể liên kết đến vị lãnh tụ đảng Lao động hoặc đội ngũ của ông ta.


Anh Gary, sau một thời gian suy nghĩ, nhận xét rằng đảng Lao Động dự định sẽ tái lập hệ thống quan hệ lao tư trước đây. Dưới mắt của các chuyên viên thăm dò ý kiến cử tri thì những ý kiến như thế thường được gọi là những ý kiến "mềm mỏng” (soft opinions) bởi vì người ta dễ nêu chúng lên, nhưng chúng dễ tan rã vụn vỡ một khi bị chuyên chú xem xét.
Hy vọng của chính phủ Howard là một khi ngày bầu cử được xác định và cử tri bắt đầu suy xét để đi đến quyết định tối hậu thì những ấn tượng hấp dẫn, lôi cuốn mà ông Rudd tạo ra cho cử tri sẽ dần dần bị phai nhạt đi và thay vào đó sẽ là một sự hoài nghi cứng rắn (hard scepticism).
Cô Patricia, một bà mẹ có hai con nhỏ, nói: "Chúng tôi chỉ hy vọng là họ có thể có tư tưởng mới”.
Trong lúc phản ứng đối nghịch chính dành cho chính phủ Howard là sự mệt mỏi của họ thì điểm thu hút chính của đảng Lao Động đối lập là sự tươi trẻ của họ. Nếu quả thật cử tri tin rằng đã vượt quá thời hạn vô hình mà họ đã vạch ra một cách không chính thức cho ông thì hiển nhiên họ phải sẵn sàng để chấp nhận một người lãnh đạo mới. Sức thu hút của ông Rudd và đảng Lao động rõ ràng là mạnh mẽ hơn vì họ rõ ràng là một sự chọn lựa thật sự và khác hẳn với Howard cùng phe liên đảng. Ông Rudd và đảng của ông rõ ràng là có nhiều điểm thuận lợi thực sự thu hút cử tri, và dường như chuyến viếng thăm câu lạc bộ khiêu vũ khỏa thân ở Nữu Ước lúc say xỉn là một trong số các lợi điểm này.
Một phụ nữ nhận xét: "Tuy ông ta có một tí dáng vóc lãnh tụ (charisma) nhưng không bằng ông Hawke thuở xưa”. Một người đàn ông cợt đùa: "Có lẽ ông ta cần phải uống nhiều bia hơn và tới mấy hộp đêm cởi truồng nhiều hơn nữa”.
Ảnh hưởng của vụ vào hộp đêm khỏa thân có lẽ đáng được ghi nhận, ngay cả nếu chỉ vì nó là một thứ nỗ lực bôi bẩn trong cuộc vận động bầu cử. Không một ai trong cả 8 nhóm xem đó là một yếu điểm cả. Phản ứng thông thường nhất vẫn là sự tiết lộ về vụ hộp đêm khỏa thân đã làm cho ông Rudd trở nên gần gũi với người thường hơn (humanised Rudd) và phần lớn người ta đều từng thử qua hộp đêm khỏa thân. Một phụ nữ đứng tuổi trông dáng vóc có lẽ có nhiều tư tưởng xã hội thủ cựu nhiều hơn, nhận xét rằng ngay cả bà ta cũng từng xem vũ khỏa thân, mặc dù đã lâu rồi, và "tôi là đàn bà đấy nhá!”
Chuyện đáng ngạc nhiên là điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa đảng Lao động và chính phủ Howard trong nhiệm kỳ này - chính sách quan hệ lao tư WorkChoices - lại không là một điểm nổi bật trong các nhóm thảo luận này. Theo ông John Stirton (chuyên viên thăm dò của Nielsen) thì đấy là kết quả của quá trình chọn lựa cử tri đong đưa bất định để tạo nhóm bởi vì những người đã có định kiến mạnh mẽ về vấn đề cải tổ quan hệ lao tư đề bị gạt bỏ hết. Theo nhận xét của ông thì ít nhất là 2 tới 3% cử tri đã chuyển từ Liên đảng sang Lao động vì WorkChoices.
Ông Jack, một người đã về hưu ở đơn vị Parramatta, cho là ông Howard đã đi quá đà với WorkChoices: "Ông ta đã tự hủy diệt mình với những thứ nhắm vào công đoàn này. Ông ta không cần phải làm như thế”.
Một xu hướng đáng ngại cho chính phủ là việc những người tham dự các nhóm hội thảo tự cho là chính họ đã bị tách rời khỏi nên kinh tế của Úc, với mức phát triển kỷ lục và sự phồn thịnh dưới sự lèo lái của chính phủ liên đảng.
Khi được hỏi rằng họ có cảm thấy rằng tình hình tài chính của họ sáng sủa hơn hay tệ lậu hơn 5 năm về trước thì những người này phân chia khá đồng đều. Tuy vậy, những người cho rằng mình khá hơn xưa lại cho rằng đấy là thành quả của chính sự cần cù, chịu khó làm việc của chính họ, hoặc do tài đầu tư khéo léo của chính họ. Lời phát biểu của cô Patricia ở Lindsay là lối trả lời tiêu biểu: "Gia đình tôi quả thật khấm khá hơn xưa rất nhiều, nhưng đấy là vì tôi đã mua đi, bán lại nhiều căn nhà. Tôi đã dám liều với thời cơ và chồng tôi thì cật lực làm việc thật nhiều giờ”.
Ngược lại, những người cảm thấy bị thiệt thòi hơn trước thì lại đổ lỗi cho chính phủ liên bang và cho rằng họ đã bị gạt bỏ ra khỏi sự thịnh vượng chung của quốc gia. Anh Gary, một người cha trẻ tuổi ở Lindsay, khi được hỏi làm thế nào mà anh lại cảm thấy mình nghèo đi trong lúc đất nước của anh lại có vẻ giàu hơn xưa, đã trả lời như sau: "Tôi cho rằng đấy là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt với nhau. Đất nước quả thật có khá hơn xưa, thế nhưng, đối với những người dân bình thường thì lại không như thế. Từ khi thuế GST được áp dụng cho đến nay thì tôi không còn để dành tiền được nữa. Tôi không bao giờ có đủ tiền cả, và gánh nặng gần như ngày càng nhiều hơn. Thế rồi thêm vào đó là tiền xăng nhớt, rồi thì lãi xuất gia tăng và đó quả là một gánh nặng quá to cho bất kỳ một đôi vai nào để gánh vác nổi”. Khi được hỏi là những cá nhân hưởng được lợi lộc nhiều nhất từ một nền kinh tế thật mạnh mẽ thì anh lập tức trả lời: "Mấy tay tổng giám đốc các đại công ty”.
Ở cả hai đơn vị Parramatta và Lindsa thì ý tưởng bị cô lập hóa lại càng có một ý nghĩa thật sự về khoảng cách địa lý cũng như một ý nghĩa tiêu biểu tượng trưng.  Chị Audrey, một bà mẹ có hai đứa con trai và là cư dân khu vực Lindsay cho biết rằng chỉ nội việc đi làm ở trung tâm thành phố Sydney đã khiến chị phải tổn hao hơn $130 mỗi tuần để đổ xăng rồi. Cô Tanya, một người không con, sinh sống cùng người bạn đời ở Lindsay tâm sự: "Chúng tôi có cảm tưởng rằng mặc dầu cả hai đứa tôi đều lãnh lương khá cao nhưng chúng tôi phải chật vật lắm mới mong tiến thân được tí đỉnh. Vé xe lửa, xe buýt hàng tuần đã lên đến $50, $60 rồi. Còn những người giầu ở miền Bắc Sydney thì phải trả bao nhiêu"”.
Lệ phí sử dụng xa lộ (road tolls) cộng với một hệ thống giao thông công cộng nghèo nàn và thêm vào đó là giá cả xăng dầu đắt đỏ đã khiến cho cử tri ở những vùng ngoại ô xa (outer-suburb) có cảm tưởng là họ bị thua thiệt về một phương diện nào đó.
Sự gia tăng của lãi suất cũng là một phần của hiện tượng chung này. Cô Ella nói: "Tôi mua nhà cách đây 13 năm, và thật tình mà nói thì tôi không hiểu làm sao mà những người muốn mua căn nhà đầu tiên ở thời điểm này có thể hoàn thành được ước mơ của họ nữa”.
Theo quan điểm của cô Larissa thì: "Giá cả thực phẩm các thứ bây giờ quá cao so với 5 năm về trước. Bây giờ thì mua nhà chỉ là một giấc mơ hão huyền bất khả thi (impossible dream) mà thôi”.
Anh Gary khẳng định: "Đôi lúc tôi thấy mình như lục bình hay rác rưởi trôi trên sông vậy (flotsam and jetsam). Ngay cả bây giờ, khi mọi việc đều đang tiến triển thì thật sự ra chẳng dính líu gì đến chính phủ cả. Tôi nghĩ rằng chúng ta không hề kiểm soát được gì ráo. Chính phủ có thể nói rằng họ kiểm soát, lèo lái nó, nhưng thật sự thì không”.
Suy xét từ các nhóm được phỏng vấn thì việc lãi suất gia tăng có vẻ như đã tạo ít nhiều thiệt hại chính trị cho chính phủ liên bang, tuy nhiên, những thiệt hại này không phải được phơi bày một cách thật rõ rệt. Những người tham dự các cuộc thảo luận dường như có thể nhận xét được thật rõ ràng chuyện chính phủ không có trách nhiệm trực tiếp về lãi suất, thế nhưng, sự bất mãn có vẻ như xoay quanh chiến dịch vận động bầu cử của chính phủ Howard trong kỳ tổng tuyển cử trước. Cô Larissa nói: "Họ hù dọa chúng tôi khiến chúng tôi sợ đến chết được về chuyện lãi suất để rồi bây giờ thì lãi suất cũng vẫn tăng vậy thôi”.
Patricia chia xẻ: "Tôi từng sợ không muốn thấy lãi suất gia tăng. Thế nhưng, chỉ trong vòng một thời gian ngắn thôi mà chúng ta đã thấy lãi suất tăng lên mấy lần rồi" Phe Lao động chắc chắn không thể nào tệ lậu hơn thế được”.
Tuy vậy, vẫn có một số người còn dè dặt, nghi ngại đảng Lao Động trong lãnh vực này. Cô Miranda nói: "Tôi không xem trọng John Howard lắm, nhưng nếu tôi phải chọn lựa giữa họ thì tôi sẽ chọn Howard. Tôi không muốn liều để thấy lãi suất có thể tệ lậu hơn”.

Và câu trả lời này tiêu biểu cho một chủ đề thường được lập lại nhiều lần. Nói một cách tuyệt đối thì cảm tưởng chính về John Howard vẫn là ông quả thật đã làm được việc, nhưng có lẽ thời giờ của ông đã điểm rồi. Và nói một cách tuyệt đối thì cảm tưởng chính về Kevin Rudd là ông quả thật là một sự tươi mát sáng sủa đáng được chào đón.
Thế nhưng, khi đặt để hai mệnh đề này gần nhau - so sánh một cách tương đối giữa hai sự chọn lựa, như trong bất kỳ một cuộc bầu cử nào - thì xu hướng muốn thay đổi lại không được mạnh mẽ lắm và sự chọn lựa của cử tri ít rõ ràng hơn. Và rõ ràng là trong nhóm cử tri chưa thật sự quyết định này thì vẫn còn mềm mỏng lắm.
Và vẫn còn một thứ màn trắng bao bọc đảng Lao động. Khi bị thôi thúc thì cử tri không thể nào nhắc đến một lý do nào mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục về mặt chính sách, để dồn phiếu cho Lao động cả, và họ có rất ít hiểu biết về những chính sách mà đảng Lao động đề ra. Hơn thế nữa, người ta còn cảm nhận được một sự e dè, một sự thận trọng về việc hất bỏ chính phủ để trao quyền cho đảng Lao động. Cô Tanya, một cử tri đơn vị Lindsay hỏi chung: "Liệu chúng ta có nên giữ những thứ mà chúng ta biết rõ hoặc theo một thứ hoàn toàn mới lạ" Và nếu có cuộc khủng hoảng nào đó thì liệu Lao động đủ sức đối phó hay không"”
Andrew, cũng từ đơn vị này, thú nhận rằng anh cảm thấy khó khăn để có thể chọn lựa: "Mặc dù tôi không ưa rất nhiều chính sách của John Howward, nhưng thật tình thì tôi có thể thấy được rằng công ăn việc làm và kinh tế quả thật có tiến triển. Và đó là lý do tại sao tôi cảm thấy vất vả khi phải chọn lựa”. Và theo anh thì lựa chọn đảng Lao động là chuyện "van trời vái phật cầu may” (cross your fingers) mà thôi.
Sự ngần ngừ này cho thấy rằng những cử tri này, những cử tri mà ông John Stirton thuộc công ty thăm dò Nielsen ước lượng là khoảng 10% tổng số cử tri, vẫn còn chưa khép chặt trí óc và vẫn có thể được phe liên đảng thuyết phục. Cuộc tổng tuyển cử, dựa theo sự phân tích này, vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, để có thể phá vỡ được đà tiến ào ạt của đảng Lao động thì tất cả bọn họ phải quay về với chính phủ Howard.
Larissa, một cử tri khác ở Lindsay, có thể được xem như mẫu người tiêu biểu cho các nhóm thảo luận này. Cô cho biết dù gì đi nữa thì cô vẫn muốn có một sự thay đổi, thế nhưng, cô lại nói thòng thêm một câu "Nếu ông ta (John Howard) có thể đưa ra một lập luận khả dĩ chập nhận được về chuyện vì sao tôi nên bầu cho ông ta thì tôi sẽ làm như thế. Tôi đã từng làm như vậy trong quá khức, và tôi sẽ làm vậy một lần nữa. Thế nhưng, ông ta phải có rất nhiều chuyện phải thay đổi cơ”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.