Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Có Thai Khi Chưa Thể/chưa Muốn Làm Mẹ

25/06/200700:00:00(Xem: 2778)

LND: Vào ngày 13/5 dư luận quần chúng Úc xôn xao vì việc bé gái sơ sinh Catherine vừa chào đời vài giờ đồng hồ đã bị mẹ em bỏ rơi tại bệnh viện Dandenong ở Melbourne. Rồi chưa đầy một tháng sau đó, vào ngày 10/6 thì bé gái sơ sinh Joan, cũng chỉ vừa chào đời vài tiếng đồng hồ, bọc nhau vẫn còn chưa được cắt, đã bị bỏ rơi trước cửa một nhà thờ tại Sydney. Vài ngày sau đó, một thi hài một bé trai vừa mới sanh mấy ngày, đã được tìm thấy trong một thùng rác của một xưởng tái biến vật dụng ở Perth. Ba vụ trẻ em bị bỏ rơi khi vừa chào đời đã trở thành đề tài nóng bỏng được tranh cãi ồn ào trên các chương trình truyền thanh trực thoại, được đề cập đến qua vô số bài viết trên báo chí. Nhiều người bầy tỏ sự phẫn nộ. Có kẻ lên tiếng tỏ lòng thương xót tội nghiệp. Rất nhiều người sững sờ thắc mắc vì sao những chuyện như thế này lại có thể xảy ra ở Úc. Lắm kẻ cố đưa ra giả thuyết về những nguyên nhân đã khiến ba bà mẹ, có lẽ đều trẻ tuổi, lại đi đến quyết định thương tâm như thế. Có người tìm cách lên án họ, có kẻ lại bênh vực họ. Ai là người đáng trách, đáng bị quy trách nhiệm trong ba vụ việc này" Chúng ta có quyền lên tiếng phán xét những bà mẹ này không"
Những phản ứng nói trên là những phản ứng thật tự nhiên của con người về một sự việc quả thật trái ngược với những gì mà chúng ta cho là căn bản cao quý nhất về tình mẹ thương con. Thế nhưng, chuyện mà người ta cảm thấy lo âu e ngại tự vấn vì sao mà những người mẹ trẻ tuổi, ở một xã hội tiến bộ như xã hội Úc, lại có thể bị dồn ép vào một sự chọn lựa đau lòng như thế, một sự chọn lựa có thể phản ảnh được tình thương bao la mà họ dành cho con mình. Hay có thể họ không có một sự lựa chọn nào khác hơn là việc phải bỏ rơi con mình như thế" Vì sao mà một bà mẹ lại có thể bỏ rơi con mình như thế" Vì sao mà một người có bạn bè, gia đình chòm xóm, người quen thuộc có thai suốt 9 tháng trời đằng đẵng rồi biến mất dạng trong một buổi sáng, sau đó không còn có vẻ gì là thai nghén nữa và không có con bên mình mà lại không bị phát giác, thắc mắc gì cả" Có ai biết được những phụ nữ này là ai không" Ai là người chăm sóc, hoặc để ý ngó ngàng đến họ" Những lý do đích thự đằng sau những vụ bỏ rơi hài nhi như thế này là gì" Có phải là vì sự cô lập trong xã hội hay không" Hay sự nghèo khổ quá mức" Hoặc do bệnh tâm thần, khủng hoảng tinh thần, hay chứng trầm thống hậu sản" Hoặc các bà mẹ này quá trẻ tuổi" Hay vì một sự sợ hãi, lo âu nào đó"
Để có thể trả lời được phần nào những câu hỏi nan giải trên, sau đây, xin kính mời quý độc giả theo dõi bài bình luận của nữ ký giả Susie O’Brien, đăng tải trên nhật báo Herald Sun ngày 15/6 vừa qua.

*

Hai bé gái bị bỏ rơi Catherine và Joan là sự nhắc nhở rằng cuộc sống quả thật đáng được quý giá vô cùng và trẻ em cần được nâng niu trân quý.
Và thi hài của đứa bé bạc phận bị vất lên đống rác ở Perth là một sự nhắc nhớ thật thê thảm bi thương về những chuyện đau lòng có thể xảy ra một khi gia đình có quá nhiều vấn nạn trầm trọng, mà người thai phụ không thể nào chịu đựng nổi.
Thế nhưng, chuyện của ba đứa bé sơ sinh này cũng là một sự nhắc nhở rằng đã đến thời điểm mà chúng ta cần có một cuộc thảo luận rộng rãi, cởi mở và trung thực về những câu hỏi quan trọng của cuộc đời.
Những trường hợp vừa xảy ra quả thật kinh khủng và chấn động bởi vì chúng ta vốn thường tin tưởng rằng ở một đất nước văn minh như Úc Đại Lợi này phải có đầy đủ mọi dịch vụ cố vấn và yểm trợ để giúp đỡ cho bất kỳ một bà mẹ nào sáp sanh con trước khi họ bị đưa vào hoàn cảnh phải đem con mình bỏ giữa đường, giữa chợ như thế.
Chúng ta có dịch vụ phá thai, có dịch vụ y tế miễn phí, được Medicare tài trợ và một loạt những dịch vụ xã hội do công quỹ tài trợ cũng như nhiều dịch vụ giúp đỡ sản phụ.
Và căn bản trọng yếu nhất của cơ cấu yểm trợ này từ xưa đến nay vẫn là các dịch vụ cố vấn phụ nữ thai nghén thực tế, công bằng, không thiên về bất cứ một quan điểm tôn giáo luân lý nào cả.


Khác với những quốc gia như Đức hay Nhật, chúng ta không gắn các thùng bỏ con (như thùng trả sách tại thư viện công cộng, hay tại các tiệm giặt ủi hấp đồ) - nơi người ta có thể đặt trẻ sơ sinh vô thừa nhận một cách an toàn cho tính mạng của đứa bé vì có nhân viên trực đón nhận tại các bệnh viên công cộng - bởi vì ở Úc, mỗi thập niên chỉ có vài bà mẹ đi đến mức quẫn trí tột cùng phải bỏ rơi con mình như thế.
Thế nhưng, có thể đang bắt đầu có sự thay đổi trong vấn đề này khởi nguồn từ quyết định của chính phủ liên bang trong việc cho phép các tổ chức từ thiện có liên hệ đến tôn giáo với chủ trương bảo tồn sự sống (pro-life agenda) được quyền nhận trợ cấp chính phủ để cung cấp dịch vụ cố vấn về thai nghén cho phụ nữ. Và rồi, âm thầm, lặng lẽ, như tằm ăn dâu, áp lực đè nặng lên các phụ nữ lỡ mang thai ngoài ý muốn phải giữ lấy bào thai cho đến khi sinh sản đã ngày càng trở nên mãnh liệt hơn.
Với sự trợ giúp của tổng trưởng y tế Tony Abbott, quyền căn bản của phụ nữ trong việc tự quyết định về cơ thể của họ, hay nói cách dễ hiểu hơn là quyền được phá thai, ngày càng bị bào mòn đục ruỗng.
Trong nhiều thập niên qua, chưa bao giờ mà chính sách y tế công cộng lại bị ảnh hưởng nặng nề sâu rộng từ những hoạch định tôn giáo như bây giờ. Chính phủ không còn đưa ra quyết định dựa trên căn bản cố tạo nên kết quả y tế tốt đẹp nhất cho phụ nữ. Họ chỉ đưa ra những quyết định về kết quả y tế tốt đẹp nhất phù hợp với quan điểm tôn giáo của một thiểu số vốn tin rằng phá thai là một chuyện sai quấy.
Trong rất nhiều trường hợp, phụ nữ phá thai đều có nhiều lý do thật chính đáng để làm như thế.
Đối với một số phụ nữ, đấy là giải pháp duy nhất, hoặc là giải pháp tốt đẹp nhất trong một loạt những giải pháp rất tệ hại. Và để họ có thể tự chọn lựa và tự động đi đến một quyết định như thế, họ phải được quyền tìm đến dịch vụ cố vấn trung thực, không thiên về một quan điểm nào, một kết quả nào cả. Và chỉ để tìm được một dịch vụ cố vấn thật cân bằng, không thiên vị về những vấn đề như thế quả thật là đã khó rồi, huống hồ gì với sự can thiệp như trên của chính phủ liên bang.
Chỉ cần lên trang Google và đánh hai chữ "abortion” và "help” là người ta có thấy được thật rõ ràng chủ trương "bảo vệ sự sống” của những cơ quan ngoài mặt vẫn giả dạng là có một quan điểm rất cân bằng, vô tư, không thiên vị.
Như một thính giả của chương trình phát thanh trực thoại trên đài ABC 774 ở Melbourne nhận xét, những kẻ có chủ trương bảo vệ sự sống chỉ chú tâm đến thai nhi mà thôi, thế nhưng, một khi thai nhi được sanh sản, thành một đứa bé sơ sinh thì họ phủi tay, bỏ mặc, không cần biết đến, và chỉ có bà mẹ là lãnh trọn tất cả mọi vấn nạn khó khăn mà thôi.
Trở về với chuyện hài nhi bị bỏ rơi, một số phụ nữ, vì một lý do nào đó, cảm thấy rằng họ không đủ khả năng để làm mẹ. Họ có thể có vấn đề trong lãnh vực tâm thần. Họ có thể đang sống trong cảnh bần cùng túng quẫn. Họ có thể là nạn nhân của sự cưỡng dâm hoặc sự loạn luân.
Trong những trường hợp như thế, quyết định của họ rằng mình không, hoặc chưa, sẵn sàng để làm mẹ có thể là một quyết định đầy tinh thần trách nhiệm mà họ có thể đi đến.
Mặc dù tôi yểm trợ những phụ nữ quyết định phá thai, nhưng tôi cũng đồng ý với tổng trưởng Y Tế Tony Abbott rằng con số 70,000 đến 90,000 vụ phá thai mỗi năm quả thật là quá cao.
Thế nhưng, theo tôi, giải pháp cho vấn nạn này là phải có sự giáo dục tính dục hiệu quả hơn ở học đường hơn là cố vấn các thiếu nữ, khi chẳng may có thai, thì bắt buộc phải sanh ra những đứa con mà các em không thể nào chăm sóc được.
Giới trẻ dĩ nhiên là phải có những quan hệ xác thịt. Vì thế, chúng ta có nên chỉ dạy cho con em chúng ta những phương sách an toàn hơn phương pháp được mệnh danh là "Vatican Roulette” (LND: phương pháp ngừa thai bằng cách nam nữ chỉ được giao cấu khi nghĩ rằng người phụ nữ không ở trong thời gian rụng trứng) hay không" Bởi vì cuối cùng thì chúng ta sẽ không giúp được gì cho ai cả khi chúng ta ép buộc phụ nữ phải tiếp tục chịu đựng với sự thai nghén mà họ không muốn (unwanted pregnancies) để sanh ra những đứa trẻ không ai muốn (unwanted babies).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.