Hôm nay,  

Tìm Về Phật Giáo Chiêm Thành Qua Thánh Địa Đồng Dương

02/06/200700:00:00(Xem: 3329)

 Nói đến người Chàm là phải nói đến nền văn hóa và tín ngưởng của họ như Bà La Môn, Bà Ni và Đạo Hồi. Theo các nguồn sử liệu trên thế giới có liên quan, thì Bà La Môn giáo trong thời cực thịnh, đã ảnh hưởng rất lớn đối với Chiêm Thành, một vương quốc nằm trên bờ đông của bán đảo Đông Dương,tồn tại từ đầu thế kỷ thứ I sau TL, tới năm 1693 thì mất nước, có lãnh thổ chạy dài từ đèo Ngang vào tới ranh giới Nam Phần. Tất cả những gì còn lưu dấu hiện nay, qua việc người Chàm thờ các thần thánh trong Ấn giáo như Brama. Visnu, Siva và quan trọng nhất vẫn là việc các triều đại Chiêm Thành, dùng các địa danh cũng như triều hiệu vua chúa Ấn Độ, để đặt tên đất và vương miếu, tôn miếu,miếu hiệu của mình như Amaruvarti, Sinhapura, Indrapura, Vijaya.. Ngoài ra Phạn ngữ-Sankri cũng như lịch cổ Liy Saka đã được xử dụng rất sớm tại vương quốc này từ thế kỷ thứ II-XIII sau TL. Ảnh hưởng của Ấn giáo còn tìm thấy tại hầu hết các đền tháp của người Chàm , suốt dọc các tỉnh Trung Phần từ Thừa Thiên vào tới Bình Thuận, qua kiến trúc theo trường phái tôn giáo Meru. Tuy nhiên đây không phải là một sao chép nguyên vẹn, mà là sự hòa điệu được kết hợp với văn hóa bản địa, đặc biệt qua quá trình phát triển tôn giáo phồn thực,dần thay ba vị thượng đẳng thần trong Ấn giáo cổ xưa, bằng ba anh hùng dân tộc Chàm là Pô Naga (Nử vương xứ sở) và hai vị minh quân có công lớn với đất nước như vua Pô Klong Girai và Pô Rômê.. Trong âm nhạc với những vũ điệu mềm mại, uyển chuyển, qua sự hoá thân vào nghệ thuật của vũ nử thiên thần Apsara trong huyền thoại Ấn Độ, đã tạo nên những tác phẩm bất hủ trong nền văn hoá Chàm. Thánh địa Mỹ Sơn trong tỉnh Quảng Nam, tuy không phải là kinh đô của vương quốc thời đó (Trà Kiệu) nhưng lại là một trung tâm tín ngưỡng , thờ cúng các đấng thiêng liêng , qua nhiều thế kỷ đã chứng kiến những thời kỳ hưng thịnh rực rỡ cũng như suy vong của dân tộc. Song song với Ấn giáo còn có ảnh hưởng của văn hoá Hồi giáo qua hai hệ phái Bani tại Khánh-Ninh-Bình Thuận và Hồi giáo chính thống của người Chàm sống tại Sài Gòn và các tỉnh Nam phần, qua kinh Côran viết bằng chữ Arab, những thánh đường Hồi giáo khắp nơi có tín đồ, nghi thức trong tháng chay Ramanda, tục kiêng cử thịt heo và thủ tục mai táng.. Như vậy trong nền văn hóa rực rỡ của người Chàm bàng bạc qua mười mấy thế kỷ, Phật giáo đã có ảnh hưởng gì tới vương quốc này " sự tìm hiểu lại càng khó khăn hơn vì Phật viện Đồng Dương, một trung tâm Phật giáo Chiêm Thành, còn được biết qua cái tên Lakzmidra-Lokesvara đã bị chiến tranh biến thành bình địa, hơn nữa Chiêm Thành không có các sách chuyên biệt về lịch sử, cho nên người ta chỉ phỏng định qua các tài liệu của các lân bang trong vùng Đông Nam Á và các di vật còn sót lại, trong đó có nhiều pho tượng Phật làm bằng đồng, sắt nổi tiếng. Ngoài ra nhờ sự hiện diện của ngôi cổ tự Trung Phường nằm trên con đường tơ lụa biển, kế cận Phật viện Đồng Dương, được người Việt khi tới tiếp thu Châu Indrapura vào thế kỷ thứ X, bảo quản và gìn giữ tới ngày nay, đã góp phần lớn trong việc bắt một nhịp cầu cho hậu thế tìm đến nguồn ngọn của ngưởng cửa Phật giáo Chiêm Thành, xuất hiện trong thế kỷ thứ 4 ( STL) nhưng thật sự phát triển rực rở và thịnh hành suốt thế kỷ thứ IX, rồi tàn lụn khi vương quốc thiên đô vào Chà Bàn(Bình Định).

+ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO :

Giáo lý cơ bản của Phật Giáo nguyên thủy bao gồm các học thuyết Tứ Đế, Duyên Khởi, Ngũ Uẩn và Vô Thường-Vô Ngã. Tóm lại giáo lý của Đạo Phật cho rằng mọi việc trên cõi đời, đều do DUYÊN mà tạo ra, rồi sinh diệt biến hoá. Do đó PHẢN ĐỐI ta hay linh hồn, đều là nguyên nhân tận cùng của thế giới, theo quan niệm của Bà La Môn. Với Phật Giáo bề ngoài như phản đối TA hay LINH HỒN nhưng vẫn đồng tình thuyết Luân Hồi Nghiệp Báo của đạo Bà La Môn, làm thiện gặp thiện, ở ác gặp ác, tóm lại theo đạo Phật, chỉ có tu hành mới có thể giải thoát được luân hồi.Sự công nhận CHỦ THỂ của luân hồi, về sau trở thành sự tranh luận giữa các tông phái của Phật Giáo.. Từ thế kỷ thứ IV-III TrTL, đã thấy có sự phân hoá khi kết hợp lần thứ hai (Tỳ Xá Lệ) và chính lần này, Phật giáo thật sự chia làm TIỂU THỪA ( Thượng Tọa Bộ) và ĐẠI THỪA ( Đại Chúng Bộ). Riêng trong hai phái, lại còn phân thành nhiều Bộ..

- Sự Khác Biệt Giữa Đại Thừa Và Tiểu Thừa :

Phật Giáo Đại Thừa hưng khởi trong thế kỷ thứ I TrTL, tương đương thời kỳ Ấn độ chuyển từ chế độ Nô Lệ sang chế độ Phong Kiến. Về phương diện lý luận, mỗi thừa thực tiển đều có sự khác biệt trong cách tu trì. Đại Thừa ( MAHAYANA) hay Đại Thăng, chủ trương không câu chấp và nô lệ giáo điều và kinh sách, tự tu, tự độ và phổ độ chúng sanh. Tóm lại Đại Thừa chủ trương không luận, dung hòa, chẳng có mà cũng chẳng không. Trung đạo là tinh hoa của Phật học đại thừa. Tiểu thừa ( HINAYANA) chủ trương tự tu, tự độ, trong văn tự kinh điển, làm đúng lời Phật dạy. Dùng kinh điển bằng tiếng Pali, về phương diện nhận thức vẫn chưa vượt khỏi hiện tượng luận đề, vào bản thể luận như PG đại thừa. Nói chung, Đại Thừa chủ trương Ngã Pháp Lưỡng Không tức là Ta và Pháp cả hai đều không, còn Tiểu Thừa thì bảo Ngã Không Pháp Hữu có nghĩa Ta không Pháp Có. Tiểu Thừa gần như tin rằng Phật Tổ là một nhân vật lịch sữ có thật, còn Đại Thừa thì nhân cách hóa Phật thành một Chân Lý Tuyệt Đối để mọi người sùng bái vô hạn. Trong vấn đề tu trì để đạt tới Phật Quả thành Phật thì Tiểu Thừa tu theo Giới,Định,Tuệ, trọng về lợi kỷ. Riêng Đại Thừa ngoài con đường của tiểu thừa còn tu thêm Sáu Bà La Mật để phổ độ chúng sinh, đó là bố thí, thủ giới,nhẫn nhục, tinh tiến,tọa thiền và trí tuệ. Nói chung Đại Thừa chủ trương Lợi Tha, tức là làm lợi cho người. Đại Thừa có hai phái chủ yếu là Trung Quán (Không Tông) và phái Yoga (Hữu Tông). Ngoài ra trong Phật Giáo vào thế kỷ thứ VI-VII Sau TL tại Ấn Độ, còn xuất hiện Mật Tông phái hay Kim Cương Thừa, là sự kết hợp của Phật Giáo Đại Thừa, Bà La Môn và Tín ngưỡng dân gian. Đầu thế kỷ thứ XI STL, quân Đột Quyết theo Hồi giáo từ Trung Á xăm chiếm miền bắc Ấn, Đạo Phật từ đó cũng lần hồi theo các biến chuyển chính trị và chiến thắng của Hồi Giáo mà tàn lụn dần trên đất Ấn.

- Phật Giáo Truyền Bá Khắp Thế Giới :

Cái nôi của Phật Giáo là miền trung lưu vực sông Hằng , được bành trưởng mạnh mẽ vào thời vua Asôca của vương quốc Maurya, đông tới Miến Điện, Tích Lan, tây sang tận Syria,Ai Cập, phía bắc vào Ba Tư,Trung Á rồi từ đó theo con đường tơ lụa xâm nhập Trung Hoa, truyền sang Cao Ly, Nhật Bản,Việt Nam. Tại phương Nam, Phật Giáo chủ yếu là Tiểu Thừa từ Tích Lan vào Miến Điện,Thái Lan,Lào,Phù Nam,Chân Lạp, Vân Nam. Mặt khác Phật Giáo Đại Thừa cả Tiểu Thừa cũng theo con đường tơ lụa trên biển truyền sang các tiểu quốc trên đảo Sumatra,Java,Bali.. thuộc Nam Dương và chính từ đó Phật Giáo Đại Thừa mới truyền vào Vương quôc Chiêm Thành từ thế kỷ thứ IV STL nhưng thật sự khởi sắc và phát triển rực rở vào thế kỷ thứ X STL.

Theo sử liệu, Phật Giáo từ Trung Quốc truyền tới VN đầu thế kỷ thứ II STL, và phát triển mạnh từ khi dành được độc lập vào năm 939 thời nhà Ngô và trở thành quốc giáo qua các nhà Đinh,Tiền Lê,Hậu Lý,Trần và mất dần uy thế từ nhà Hậu Lê trong thế kỷ thứ XV, khi Nho được tôn làm quốc giáo. Tóm lại Phật Giáo đại thừa khi vào VN đã dung hợp với các tín ngưỡng địa phương, trở thành những nét đặc trưng. Hiện cả nước có hơn 30 triệu người theo PG đại thừa, đó là chưa kể một số lớn theo đạo thờ cúng ông bà, tin Trời- Phật.. Tại Nam Phần có chừng 4 triệu người , phần lớn là Việt gốc Khmer theo PG tiểu thừa, với các tông phái như PG nguyên thủy (Theravada-Tiểu thừa), Cổ truyền,Hoa Tông và Tịnh Độ tông. Riêng Thiền Phái gồm Thảo Đường, Trúc Lâm (Do vua Trần nhân Tôn sáng lập), Tào Động,Liên Tôn,Lâm Tế và Liễu Quán.. cũng phát triển rộng rãi trong quần chúng cả nước.

Lịch sử Phật Giáo tại các nước Âu Mỹ có hơn 150 năm nhưng sự hiểu biết của người Tây Phương thì rất sớm, từ thời Alexandre vào năm 328 TrTL, hiện nay ở các nước thuộc LX củ có 500.000 tín đồ, Châu Mỹ La Tinh gần 1 triệu, Bắc Mỹ trên 5 triệu, Châu Âu 3 triệu, Châu Úc và Châu Phi chừng 1 triệu tín đồ.

+ PHẬT GIÁO CHIÊM THÀNH :

Vào giữa thế kỷ thứ VIII, miền bắc Chiêm Thành có nhiều biến động, nên nước này đã thiên đô về tận miền Nam, xây dựng vương triều Panduranga ở Khánh Hòa và Phan Rang, kéo dài hơn 1 thế kỷ với 6 đời vua và xây dựng thánh địa Pônagar, còn gọi là Tháp Bà, thờ các vị thần Bà La Môn. Từ giữa thế kỷ thứ IX, trung tâm của Chiêm Thành lại chuyển về miền Bắc, để tránh sự xâm chiếm của Chân Lạp, lúc đó là một cường quốc rộng lớn, bao gồm nước Phù Nam , tức là vùng Thủy Chân Lạp . Đây là vương triều Đồng Dương hay là Indrapura, tồn tại từ giữa thế kỷ thứ IX cho đến cuối thế kỷ thứ X,gồm 9 đời vua. Theo thư tịch Trung Quốc, từ đây người Chàm gọi nước họ là Chiêm Thành, do phiên âm từ phạn ngữ Champapuru. Kinh đô của Vương triều này đóng tại Đồng Dương, nằm trên một nhánh sông Thu Bồn, gọi là Ly Ly, cách kinh đô Trà Kiệu cũ chừng 15 km, về phía đông nam. Theo nghĩa của tiếng Chàm, thì Indrapura là chiếu đầy hào quang. Đặc điểm của vương triều này trong dòng lịch sử Chiêm Quốc là Phật Giáo đại thừa được phát triển thành quốc giáo, trong khi đạo Bà La Môn dù bị thất thế, vẫn không bị bài xích.Các sử gia đã gọi vương triều Đồng Dương là vương triều của Phật Giáo. Sau này qua nhiều lần khai quật, đã tìm thấy nhiều tượng Phật bằng đồng rất nổi tiếng cùng nhiều bia ký trong đó nói tới giáo lý của đạo Phật như sinh,tử,lão,bệnh, luân hồi,niết bàn và công xã tăng ni. Khác với Mỹ Sơn và Trà Kiệu trước đây đã phân chia rõ ràng chốn thờ phụng thần thánh tôn nghiêm và nơi đế kinh phồn hoa đô hội, trái lại Đồng Dương là nơi tập hợp cả cung điện và đền chùa, hiện còn tìm thấy gần 30 công trình kiến trúc, ngoài một số lớn chùa thờ Phật, còn có cả tháp thờ thần Bà La Môn.

Phật viện Đồng Dương đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của Phật Giáo Chiêm Thành.Sau đó , Phật giáo bắt đầu tàn lụn vì người Chàm lại thiên đô về Chà Bàn và tôn sùng đao Bà La Môn trở lại. Thời kỳ này Trung Phường được xây dựng để thay thế Đồng Dương và rất may mắn cho ngôi đền cổ , còn tồn tại tới nay do sự bảo quản cuả người Việt.

Trung Phường nay thuộc xã Duy Hải, quận Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam, nằm kế cửa Đại là nơi sông Thu Bồn và các phụ lưu gặp nhau, để chảy ra biển đông. Đây là một thương cảng chính của Chiêm Thành, trên con đường tơ lụa biển của tàu thuyền từ Ấn Độ,Mã Lai,Sumatra,Java tới Trung Hoa,Nhật Bổn, điểm bắt buộc phải ghé khi đi qua chính là Trung Phường. Cửa này hiện đã bị lấp nhưng nhiều di tích vật dụng như neo,gạnh, ván thuyền còn đầy rẫy trong bầu. Khó có thể biết đích xác chùa Trung Phường đưọc dựng năm nào, nhưng căn cứ vào lịch sữ phát triển đạo Phật Chiêm Thành trên vùng đất thuộc châu Amaravati, thì chùa xây vào thời Indrapura,do vua Indravarman II sáng lập. Theo sữ liệu còn lưu trữ tại Chùa Phươc Hải, tên mới của Trung Phường thì lối kiến trúc của ngôi chùa này, cũng giống các chùa tháp tại Phật viện Đồng Dương, có kích thước rất lớn, dài 32m,rộng 28m, xây bằng gạch Chàm không dùng hồ vựa, tường dày 0,60m với nhiều trụ .Riêng về mái chùa, đầu tiên được khép kín bằng lối xây gạch hình tháp,nhưng khi người Việt tới tiếp quản, thì phá bỏ và lợp ngói. Theo một nhật ký mới tìm thấy năm 1959, cho thấy người Việt đã trùng tu chùa Trung Phường rất sớm,dùng vôi tô trét hai mặt tường , tạo nên một kiến trúc mới, che lấp bản sắc cốt lõi Chàm.Riêng lần trùng tu cuối cùng là năm Cảnh Hưng nguyên niên, tiếc thay chùa đã bị hũy hoại vì bom đạn năm 1969. Vì ngôi chùa nằm trên một thương cảng sầm uất lúc đó,nên có rất nhiều khách thập phương từ nhiều nước lui tới và họ đã cúng cho nhà chùa rất nhều tậng vật , đáng kể là các tượng Phật. Theo tư liệu, thì trước năm 1945, trong chùa có tới 350 tượng, gồm 28 tượng đồng,80 tượng gổ và 282 tượng đất, phần lớn nguyên gốc là tượng Phật của người Chàm sáng tạo. Trong số này, quý giá nhất là một pho tượng Phật đúc bằng chì màu đen thẳm, mà theo các nhà khảo cổ có niên đại cùng với các pho tượng Phật tại Phật viện Đồng Dương. Ngoài ra còn co Ôhai tượng bằng đá cẩm thạch được phát tạc hết sức đơn sơ, mang tính tượng hình cách điệu của nghệ thuật Chàm,nên không nhận rõ là vị thần thánh nào. Ngoài ra còn phải kể tới nhiều tượng bằng gốm cũng của người Chàm tạo ra,rỗng ruột, xương gốm mãnh nhưng chắc, nhẹ .Tóm lại đây là ngôi chùa thờ Phật cổ nhất tại miền Trung còn sót lại, vừa làợ di tích, vừa là chứng tích cuả Phật Giào Đại Thừa duy nhất trong dòng lịch sử Chiêm Thành.

Con người sinh ra ai cũng phải chết vì cõi thế vốn vô thường, kể cả cỏ cây sắt đá. Nhớ lại một thoáng lịch sử, bổng thấy như mình đang đứng trên một vùng đất Đồng Dương,Trung Phường nào đó của thời xa lắc, bên tai âm hưởng cảnh rộn rịp trên bến dưới thuyền và tiếng chuông chùa ngân nga mời gọi thế nhân , bước vào cõi mênh mông biển dâu, buồn ơi là buồn . Đó cũng là lý do khiến cho người viết bao chục năm qua, đã miệt mài nghe lóm hay thu tóm tài liệu mọi phía , kể cả của giặc và chốn thị phi. Tất cả cũng chỉ mong ghi lại được những khuất lấp của đời, công việc mà các đại trí thức thời nay tại hải ngoại, có bao giờ thèm ghé mắt tới "

Xóm Cồn

Tháng 6-2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.