Hôm nay,  

Nửa Khuya Đọc Thơ Tù của HT. Quảng Độ

16/04/200700:00:00(Xem: 3109)

Cơn đại hồng thủy 30-4 kéo tới phá xập cả đình, chùa, nhà thờ, lăng miếu và đẩy cả nước vào một ngục tù khổng chưa từng thấy tại Việt Nam. Tuy nhiên chế độ ngục tù này khác hẳn với ngục tù của thuở xa xưa. Thi Vũ Võ Văn Ái trong bài giới thiệu tập thơ đã nhận xét thật sâu sắc khi ông viết “Dưới các triều đại bạo ác, tù ngục biểu trưng cho sự hà khắc, bức hiếp. Kỷ nguyên tù Việt Nam ngày nay vượt xa lằn ranh tàn bạo, trở thành cuộc diệt chủng văn hóa và đạo đức. Vị thế người bị đẩy xuống tầng đáy hạ nhân, súc vật, ngạ quỷ (quỷ đói). Người đâu còn là người khi mất tiếng nói" Người đâu còn là người khi hết được độc lập suy tư" Lạ thay, ở nơi sơn cùng thủy tận lặng câm ma quái ấy, Thơ hiện lên như một niềm hy vọng.” (Trang14).

Đúng vậy, thơ làm trong tù ngục, ngòai nỗi oán than, còn nổi lên như một niềm hy vọng, một cứu cánh giải thóat. Bởi vì nếu địa ngục là sự chết thì thơ là sự sống. Nếu kiếp tù là tuyệt vọng thì thơ là niềm tin. Nếu bạo lực tù hãm xác thân thì thơ có thể cởi trói. Thơ nâng ta dậy, thơ giúp ta bay bổng ra khỏi nhà tù, thơ nuôi dưỡng phẩm giá và khí phách. Thơ là khí giới của kẻ ngã ngựa. Trước họng súng thơ vẫn hiên ngang. Trước cái chết thơ nói hồi sinh. Trước khổ đau thơ ca hát. Trước mất mát thơ nói đền bù. Trước hận thù thơ nói yêu. Thơ khóc cười theo nhân thế. Thơ là trái tim chưa tha hóa. Còn thơ - lòai người chưa thành người máy.

Chính vì thế mà khi cộng sản lùa hằng triệu người Miền Nam vào các quần đảo ngục tù, họ tưởng rằng khối triệu người này sẽ biến thành  vượn người và quên mất tiếng người. Thế nhưng giữa tận cùng của khổ đau, một số rất đông đã đứng dậy- nói đúng ra đã tự vực mình dậy bằng cách làm thơ. Do đó tại hải ngọai đã nở rộ những đóa hoa thơm ngát, đóng góp vào dòng văn học hiện đại của đất nước, trong đó có một số tập thơ tù mà tôi đã được đọc, được biết xin liệt kê như sau:

-Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện.

-Tĩnh Tọa của Hoàng Liên – Nguyễn Văn Đãi xuất bản năm 1991. Ông là một cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, nguyên Đại Biểu Chính Phủ Miền Trung, bị giam tù 18 năm trong hầm tối đào dưới đất từ cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968.

-Lời Viết Hai Tay (1994), Bài Ca Níu Quan Tài (2001) và Những Dấu Chân Ngang Trên Một Triền Phiếm Định (2002) của Cung Trầm Tưởng mà nhà thơ “Lên Xe Tiễn Em Đi” gọi đây là bộ ba tâm sử thi.

-Thơ Tuyển Tô Thùy Yên (1995) trong đó một nửa sáng tác trước 1975 với hai thơ nổi tiếng là Tàu Đêm và Ta Về.

-Khúc Hát Gia Trung (Thơ Hồi Niệm của Một Tội Đồ) của Nguyễn Sĩ Tế xuất bản năm 1995.

-Tiếng Hờn Chiến Mã (1996) của Song Nhị. Và hai vị nữa là Hà Thượng Nhân và Diên Nghị làm khá nhiều thơ tù nhưng chưa chính thức xuất bản thành một tuyển tập. Ngòai ra lại còn có một bài thơ dài Tháng Chạp Buồn với  128 câu buồn xé ruột của một người tù vô danh, hoặc đã chết trong tù, xin trích ra một vài đọan như sau:

Tết này con vẫn chưa về được

Chân mỏi còn lê nặng kiếp tù

Con nghĩ mà đau muôn nỗi nhớ

Chín năm lòng bạc những thiên thu

 

Chín năm những tưởng là vô tận

Rồi cũng qua như tiếng rụng rời

Thương nhớ nghe chừng sông biển cạn

Nghe chừng gãy những cánh chim ơi

 

Con đi đã mấy miền Nam- Bắc

Đâu cũng thì đau đớn giống nòi

Con khóc hồn tan thành nước mắt

Lâu rồi trời đất hết ban mai.

Riêng tôi, tôi cũng làm thơ trong tù và xuất bản Thơ Tuyển và Kịch Bản Tổ Ấm Cuối Cùng năm 1987. Còn các tu sĩ đi tù khá đông đảo sau ngày cộng sản “giải phóng Miền Nam” họ làm thơ tù rất nhiều nhưng xuất bản thành sách thì tôi chưa thấy -  ngọai trừ một số bài trong Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày (2007) của TT. Thích Thiện Minh.

Và ngày hôm nay, chúng ta hân hạnh được tiếp nhận tập thơ của người tù nổi tiếng khắp thế giới đó là HT. Thích Quảng Độ vừa được Quê Mẹ tại Pháp xuất bản với lời giới thiệu của Thi Vũ Võ Văn Ái. Sách dày 230 trang, bìa cứng rất trang nhã. Hình bìa của Nguyên Hạnh mô phỏng theo bức hình tác giả chụp năm 1991 khi bị lưu đày tại Xã Vũ Đòai, Tỉnh Thái Bình năm 1991. Nếu không có tấm ảnh này, nhìn hình bìa không thôi, người ta có cảm tưởng đây là cảnh Đạt Ma Tổ Sư đang ngồi diện bích tại Núi Thiếu Thất với bóng tối chập chùng vây phủ, vạn vật chung quanh đều chết trong tĩnh lặng - ngọai trừ một đốm lửa rất nhỏ tỏa ra từ một que diêm. Đốm lửa là “sự sống” duy nhất có mặt tại đây bởi vì khuôn mặt của Hòa Thượng cũng đã đi vào đại định. Thi tập bao gồm 138 bài trong số 400 bài thơ mà tác giả còn nhớ nhẩm lại và đã được Thi Vũ phân lọai thành: thơ trong tù, thơ lưu đày, thơ trào phúng và lưu đày.

Thành thực mà nói, khi đọc xong lời giới thiệu của Thi Vũ Võ Văn Ái tôi nghĩ ít ai còn có can đảm viết một bài phê bình thứ hai bởi vì kiến thức uyên bác và tài phê bình thơ rất “thể nhập”của ông. Chỉ một bài giới thiệu của ông cũng đã đủ rồi. Tuy nhiên tôi lại có một ý nghĩ ngộ ngĩnh khác. Hồi còn nhỏ khi sau khi đi coi ci-nê về, tôi thường háo hức tìm cách kể lại cho mấy thằng bạn nghe cuốn phim, dù tài kể chuyện của mình rất dở. Thế nhưng do lòng bồng bột, do đam mê, do vì cuốn phim hay quá, phải kể lại cho mấy thằng bạn nghe - may ra mới giải tỏa được nỗi vui sướng trong lòng. Nếu không thì “tức chết mất”. Ngày hôm nay cũng thế. Tôi sẽ không làm chuyện phê bình mà Thi Vũ Võ Văn Ái đã làm, mà chỉ kể lại những đọan thơ hay những gì tôi nhận thấy ở tập thơ hi hữu này.

Tác giả đã khởi đầu tập thơ bằng một cuộc hành trình đi vào cơn ác mộng, cơn ác mộng 30-4:

Vào một đêm

Trời không trăng sao

Bóng tối ngập tràn

Tôi bắt đầu cuộc hành trình từ đó

……

Tôi thấy những nấm mồ nằm la liệt

Giữa những đám cỏ úa vàng.

……

Tôi thấy những người mà không ra người

Những giống đười ươi

Nằm trong gông cùm xiềng xích cũi sắt kẹp kìm

Trên tường,

Tôi thấy những vết máu đào loang lổ

Trông như những con vật không đầu

Hay những hình thù ma quái

Mặt ngựa đầu trâu

Phồng mang trợn mắt

Như muốn ăn tươi nuốt sống khách bàng quan

Và từ đâu đây vọng lại

Tiếng kêu cầu cứu thất thanh

Tiếng rên la quằn quại

Và những tiếng kêu “oan”

(Ác Mộng trang 40, 41& 42)

Trong cơn ác mộng dài đó, tác giả đã đứng lặng yên trong đêm mưa để nghe tiếng trẻ khóc. Tác giả đã nhìn thấy khổ nghiệp của một em bé đang còn nằm trong nôi:

Đêm khuya rồi

Trời mưa gió lạnh

Bé thơ ôi

Hãy ngủ ngon đi

Và đừng khóc nữa

...

Bé đang nằm trong nhà tù của Việt Nam anh hùng

Quang vinh độc lập

Bé được chào đời vào những ngày đầu của kỷ nguyên hạnh phúc ấm no

Rồi mai này

Bé sẽ là “cháu ngoan Bác Hồ”

Và được đọc những lời vàng ngọc

“Không có gì qúi hơn độc lập tự do”

Bé biết không

Đó là niềm vinh hạnh rất to

Mà hôm nay, vì còn thơ ngây

Bé chưa hiểu nổi

Niềm vinh hạnh ấy sẽ to gấp bội

Khi bé lớn lên với tuổi thanh niên

Cùng với hàng vạn trẻ đồng trang

Bé sẽ được “đảng ta” đào tạo luyện rèn

Để xứng đáng là thanh niên của thế hệ “Hồ Chí Minh” vĩ đại

Rồi noi gương “Bác”

Bé sẽ không từ chối ngần ngại

Hiến cả đời mình cho sự nghiệp “giải phóng loài  người”

Ôi! Vinh dự làm sao

Và tự hào biết mấy

Một sứ mệnh cao cả thiêng liêng

Thôi nhé

Bé thơ ôi

Đêm khuya lắm rồi

Và mưa vẫn còn rơi

Hãy ngủ cho ngon

Và đừng khóc nữa

(Đêm Mưa Nghe Trẻ Khóc trang 59 &60)

Chỉ có mấy vần thơ nhẹ nhàng như lời mẹ ru con thế thôi mà tác giả đã tuyên một bản án ngàn đời cho tên tội đồ phản quốc Hồ Chí Minh đã dẫn dắt cả dân tộc đi vào cuộc đấu tranh giai cấp, vào cuộc diệt chủng và nô dịch văn hóa với máu xương dài vô tận. Cũng trong cuộc hành trình lưu đày viễn xứ này, “bên cửa sắt của xà-lim tăm tối” (*) tác giả vẫn còn nghe thấy tiếng réo gọi của quê hương Miền Nam:

Miền Nam ôi!

Tôi thầm gọi

Đây là Miền Nam trong căn phòng giam chật hẹp âm u

Ngoài kia Miền Nam trong một nhà tù rộng lớn

Còn nơi nào yên ổn

Xin cho tôi ẩn trốn

Hỡi Miền Nam thân mến của tôi ơi!

(Trời Đã Sáng trang 61&62)

Và vẫn thao thức, ưu tư về sinh mệnh của đất nước, dân tộc.

Mây chiều ôi

Hãy ngừng trôi

Cho ta nhắn gửi mấy lời

Hỏi người góc bể chân trời bấy lâu:

“Trải bao gió Á mưa Âu

Dặm khách sương pha nửa mái sầu"

Non nước nghìn trùng mờ mịt

Cùng ai thao thức những đêm thâu"”

Còn ta nay đã bạc mái đầu

Ngày tháng trơ trơ một khối sầu

Sợ hãi vui mừng như gió thoảng

Nhờ mây nhắn gửi bấy nhiêu câu.

(Gửi Mây trang 152)

Bài thơ buồn man mác nói lên tâm trạng của bậc sĩ phu mẫn quốc nhưng nhuốm đượm mùi Thiền qua hai câu:

Sợ hãi vui mừng như gió thỏang

Nhờ mây nhắn gửi bấy nhiêu câu.

Bài thơ đắc ý này đã được nhạc sĩ Lê Quốc Tấn ở San Francisco phổ nhạc và đã được chính tác giả trình bày và đưa lên hệ thống liên mạng tòan cầu. Tới đây tôi thấy cũng cần phải mở thêm một dấu ngoặc là: Thơ do một vị sư làm thì đương nhiên có huơng vị Thiền rồi, tại sao lại nói thơ của tác giả nhuốm đượm mùi Thiền" Tôi đã đọc khá nhiều thơ do các vị sư hoặc do một số cư sĩ làm, mặc dù tựa đề có vẻ Thiền lắm nhưng thực tế đó là thơ “giảng đạo” chứ chẳng có chất Thiền tí nào cả.

Tôi đồng ý với Thi Vũ Võ Văn Ái thơ Thiền “Nghĩa là thơ mang màu sắc siêu thóat ẩn tàng sau phong, hoa, tuyết, nguyệt, chim, rừng, trúc, suối…lung linh biểu tượng, hoặc thuần vị chùa chiền, chuông mõ thóat tục…” (Trang 10) Nhưng theo tôi, cần phải nói thêm, thơ có chất Thiền là thơ làm thăng hoa cuộc sống này lên một tầng, làm giảm nhẹ nỗi đau của nhân thế mà tác giả đã sáng tác nó trong một trạng thái an tĩnh tâm hồn, hiu hiu thóat tục mà mùi vị giáo lý Phật Đà chỉ thỏang nhẹ, phải tinh ý hoặc phải có tầm tri thức mới cảm nhận được.

Chính vì cái ý đó mà bài thơ Đi Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp dù thật hay nhưng lại không có phong vị Thiền, trong khi thơ của Phạm Thiên Thư – cũng nói về tình yêu lại chan chứa chất Thiền. Thiền ở đây phải hiểu như giáo lý nhà Phật đã thấm sâu vào lòng đất, vào lòng người, vào chim muông, cây cỏ, hoa, trúc, núi đồi và cả những đám mây đang lững lờ bay và được diễn đạt bằng những lời thơ, lời văn thật nhẹ nhàng, ngôn ngữ phải thật nhẹ nhàng, tâm ý cũng phải nhẹ nhàng. Nếu đọc hết tập thơ, đi hết cuộc hành trình trong ác mộng cùng tác giả, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều câu thơ Thiền, phong thái Thiền, tư tưởng Thiền của tác giả.

Ráng chiều giăng mắc ven trời

Buồm mây một cánh nhẹ trôi lững lờ

Đi tìm nơi đậu bến mơ

Không gian biển rộng cõi bờ mù khơi

(Thuyền Đời trang 81)

Đêm khuya ai gọi giữa tầng cao "

Cánh gío đưa qua lá xạc xào

Cửa sắt xà lim ngăn gió lại

Sợ làm ta vỡ cuộc chiêm bao

(Ai Gọi trang 84)

Nhưng trong những lúc quá ngán ngẩm, tác giả cũng luận bàn về kiếp phù sinh qua hai nhân vật một thời lẫy lừng như Tần Thủy Hòang và Hạng Võ (và có lẽ phải thêm cả Hitlervà Saddam Husein nữa).

Trên cành lá đọng giọt sương mai

Hạt ngọc lung linh ánh sáng ngời

Cơn gió thỏang qua cành lay động

Đột nhiên tan biến một bóng người

(Vô Thường trang 71)

Và:

Tranh vương tranh bá với công hầu

Nước chảy tràn sông máu đượm màu

Những tưởng cuộc đời bền vững mãi

Nào ngờ bãi biển hóa nương dâu

(Kiếp Người trang 73)

Thuờng thường các tập thơ do các tu sĩ sáng tác đều mang phong thái trang nghiêm, đạo hạnh. Thế nhưng ở đây tác giả đã sáng tác tới 21 bài thơ tự trào, thợ tự vịnh để giễu cợt mình.

Đây không phải là lối giễu cợt hay bông đùa của các anh hề trên sân khấu. Sự tự trào ở đây có dụng ý phản tỉnh, phá mê, phá chấp và phá cái tự ngã cao ngạo của chính mình. Tự trào là hình thức cởi mở, xuề xòa, nhân hậu, dung dị và rất người để cho thấy dù mình có giữ một ngôi vị cao như thế nào trong tôn giáo hay chính quyền - thì vẫn chưa phải là ông Thánh Sống mà vẫn còn là một con người. Chính vì thế mà các cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê v.v..năm xưa vẫn thường sáng tác thơ tự trào, tự vịnh. Chúng ta hãy nghe tác giả trào lộng mình:

Quảng Độ là mi mi biết chưa

Vóc dáng xem ra kể cũng vừa

Mắt sáng cằm vuông râu rậm rạp

Trán cao đầu nhọn tóc lưa thưa

Chữ nghĩa lem nhem nhưng biếng học

Tính tình nóng nảy vẫn không chừa

Năm nay tuổi tác vừa năm chục

Tù ngục hai lần đã sướng chưa"

(Tự Trào 1 trang 97)

 

Quảng Độ tên mi quê ở đâu"

Thái Bình, Tiên Hải, Xã Thanh Châu

Dốt đặc cán mai mà lên mặt

Khôn nhà dại chợ lại lên râu

Nhìn đời “tiến bộ” giương mắt ếch

Nghe đạo suy đồi vểnh tai trâu

Thôi về xếp áo đi tập hát

Theo làm nghề xiếc với ông bầu

(Tự trào 2 trang 98)

Rồi đôi khi tác giả còn bông đùa bằng cách nói chuyện cả với Thần Chết:

Xà lim trông hệt cái nhà mồ

Mỗi lần mở cửa tôi ra vô

Thấy như chôn rồi mà vẫn sống

Tử thần tôi sợ con cóc khô!

Tử thần nghe vậy bèn sửng cồ

Nửa đêm đập cửa tôi mời : “dô”

Sẵn có thuốc lào phèo mấy khói

Tử thần khóai trá cười hô hô

(Nói Chuyện Với Tử Thần trang 101)

Có lẽ đây là bài thơ duy nhất làm tôi cười và tôi nghĩ cả triệu anh em quân-cán-chính Miền Nam đi tù cộng sản cũng sẽ cuời, cười khóai trá vì chuyện một anh tù mời Thần Chết hút thuốc lào chơi mà Thần Chết lại cũng làm một “bi” và cười hô hố. Dĩ nhiên còn nhiều bài thơ tự trào khác mà tôi không thể liệt kê hết ở đây. Xin quý vị, quý bạn tìm đọc, để cười và rồi nước mắt trào dâng từ bao giờ.

Trong phần còn lại, tác giả mô tả tâm tình của mình trong chuyến lưu đày với những bài thơ theo trình tự Qua Đèo Hải Vân, Đêm Ngủ Tại Huế, Qua Cầu Hiền Lương, Qua Đèo Ngang, Qua Cầu Hàm Rồng. Và Ngày Đầu Lưu Đày tại Chùa Long Khánh, Xã Vũ Đòai đã được đám lê dân ”xanh xao và rách rưới”(*) ở đây tiếp đón và báo cáo:

“Sư cụ trước đây nay đã khuất

Cũng đã từng sản xuất chăn nuôi

Hằng năm góp cho Đảng mấy chục cân hơi (lợn mổ thành thịt)

Và được bằng khen nuôi heo xuất sắc”

...

“Tấm gương sáng ngời sư ông nên theo

Để xứng đáng là nhà sư yêu nước

Trước  đây sư ông đã lầm đường lạc bước

Thì nay là dịp để cải chính quy tà

Với sự khoan hồng và chiếu cố của Đảng ta

Chúng tôi mong sư ông sẽ mau giác ngộ”

(Ngày Đầu Lưu Đày trang 135, 136, 137 & 138)

Và đây là cảnh tượng Chùa Long Khánh nơi lưu đày của tác giả:

Dưới án quyển kinh sâu cuốn tổ

Trên tòa tượng Phật nhện giăng tơ

Câu đối mối xông mùn đắp kín

Hòanh phi mọt đục bụi che mờ

(Vịnh Chùa Long Khánh trang 139)

Nhưng cũng chính tại cõi cô đơn, sầu tủi này, tác giả đã có dịp thả hồn chu du khắp cõi thiên hà, vào “Cung Diệu Thắng chiêm bái đức Phật Đà” , tham dự Pháp Hội Hoa Nghiêm, lắng nghe “muôn triệu côn trùng tưng bừng hớn hở đang hát bản trường ca muôn thuở” (*). Rồi có lúc tác giả miên man rồi đam mê “Uống Cả Trăng “ mà không sợ trăng, ớn lạnh trăng như Hàn Mạc Tử:

Đêm thu cùng với bạn hiền

Thảnh thơi ngồi giữa rừng Thiền uống trăng

Ngàn xưa thanh khí lẽ hằng

Tiếng đàn non nước hỏi rằng mấy ai"

Uống đi! Đêm hãy còn dài

Còn trăng còn uống miệt mài thâu đêm

Ngày mai bể lặng trời yên

Cánh bằng lướt gió băng miền dặm khơi

Tung bay khắp bốn phương trời

Áo cơm trang trải nợ đời cho xong

(Uống Trăng trang 158)

Tôi nghĩ cũng nên kết thúc bài giới thiệu ở nơi đây bởi vì nếu viết nữa thì còn gì là “bí mật” của thi tập" Vả lại người giới thiệu cũng không nên chóan hết chỗ mà phải dành một chút suy nghĩ riêng cho người đọc. Đêm qua tôi đã thức dậy vào lúc 1:30 sáng để tìm một kết luận cho bài giới thiệu này. Theo tôi mỗi người Việt nên có một tập Thơ Tù Thích Quảng Độ ở trong nhà, không phải chỉ để trưng bày trên tủ sách, mà là để gìn giữ một khối tình, một chia xẻ, một cảm thông và bảo bọc một tác phẩm văn chương, một hình ảnh đang là biểu tượng của cuộc đấu tranh vì Tự Do Tôn Giáo, Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền cho Việt Nam. Chúng ta chưa có vũ khí lớn là hằng triệu người xuống đường đấu tranh chống lại bạo quyền thì hãy gìn giữ lọai vũ khí nhỏ bé như thế này.

Đào Văn Bình

(14-4-2007)

Cước chú: Dấu (*) là những lời trích dẫn từ thi tập.

Qúy vị, quý bạn muốn có thi tập xin gửi thư và chi phiếu về Quê Mẹ B.P. 63, 94472 Boissy Saint-Léger, Cedex (France) hoặc điện thư về địa chỉ: queme@free.fr.

Thi tập không đề giá bán nhưng tôi nghĩ với sách in đẹp như thế giá phải từ $ 25 tới $30 USD.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.