Hôm nay,  

Đoàn Duy Thành, Làm Quan Cách Mạng Có Khó Thế Không?

28/07/200500:00:00(Xem: 5711)
Tôi đọc toàn bộ tập hồi ký "Làm người là khó" của Đoàn Duy Thành. Đọc xong rồi lại cứ suy nghĩ, rồi lại đọc đi đọc lại một số chương trong hồi ký, chẳng phải vì nó hay ho gì, hay là vì nó có những bí mật, quan trọng gì như người ta vẫn kháo, bảo nhau.
Có lẽ tôi sẽ không viết lên những dòng này, nếu sau đó không được đọc thêm một số những bài viết khác nhận xét về tập hồi ký đó của những ông Hoàng Tiến, Bùi Tín, Nguyễn Trọng Vĩnh...
Tôi cũng đã đắn đo lắm khi viết lên những dòng này, trước hết bởi vì cái tuổi đã ở vào Thất thập cổ lai hy rồi, nếu còn bình luận, hay nhận xét, đánh giá gì nhau thì có lẽ cũng chỉ làm cho những ngày cuối đời nó dài và buồn bã thêm, trong cái xã hội vốn nó đã quá đau khổ và tệ hại này. Lại còn cái đề tựa của cuốn sách nó đã nói lên cái khó nói nữa chứ, "làm người là khó", ông Đoàn Duy Thành đã nhận thấy là như thế, đã phải thừa nhận như vậy khi đã đi gần hết cái cuộc đời này, vậy thì mình còn viết thêm nữa để còn gây thêm khó dễ với nhau làm gì" thế nhưng cái trăn trở lớn hơn lại là suy nghĩ không thể làm ngơ được trước những cái không có thật, trước những điều giả dối, trước sự ngộ nhận, ngô nghê của những kẻ hợm mình và chỉ còn thấy có mình mình trong cái tư duy ích kỷ, hạn hẹp của họ.
Tôi cũng xin lấy danh dự một con người để đảm bảo rằng bản thân tôi cũng chẳng có thù ghét gì ông Đoàn Duy Thành, thậm chí cũng chẳng có quan hệ quen biết gì. Và cũng cần nói rõ là tôi cũng chẳng phải người của phe phái những người thù hại ông Thành như ông Tô Duy hay Đỗ Mười, nói chung tôi chẳng thuộc một phe phái hay nhóm người thân quen hay thù ghét gì ông ĐDT. Những dòng viết dưới đây chỉ là những quan điểm và tài liệu cá nhân của tôi có được, thấy cần thiết phải làm sáng tỏ hơn trước công luận. Đấy là trách nhiệm của mình với xã hội và với các thế hệ mai sau.
Trước hết, xin phân tích cho thấu đáo cái đề tựa của cuốn hồi ký bởi vì nó chính là nội dung mà ông ĐDT muốn gửi gắm đến tất cả mọi người. "Làm người là khó, làm người XHCN càng khó hơn nhiều", nói về điều này thì có lẽ chỉ có trẻ lên mười là không hiểu thôi chứ có ai đã trưởng thành, đang hàng ngày phải vất vả lo kiếm sống trong xã hội, phải đấu tranh sinh tồn với tự nhiên lại không thấy điều đó, có ai lại bảo làm người là dễ bao giờ" Vậy mà cái tập hồi ký dài hai trăm bốn mươi bảy trang của ông ĐDT với bao nhiêu sự kiện gần suốt cả cuộc đời ông đều chỉ để chứng minh cho điều đó. Vậy nhưng nếu nhìn nhận ở góc độ khách quan và có thực tế thì người đọc có thể nhận thấy được điều gì" Từ lúc ông tham gia Cách mạng và khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hoà, cho đến cuối đời mình, kinh qua những chức vụ đầu tiên là Ban chấp hành thanh niên cứu quốc huyện (1945), Bí thư quận ủy Ngô Quyền (1950), rồi sau đó là bí thư, chủ tịch TP. Hải Phòng, rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, rồi Phó Chủ tịch HĐBT, cuối cùng là Chủ tịch phòng ™CN, liên tiếp trong quá trình tham gia cách mạng và công tác, ông ĐDT chỉ nắm giữ toàn những vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao. Vậy cả đời ông đều làm quan, từ quan bé đến quan to, có bao giờ ông là thứ dân đâu mà biết thế nào là làm người XHCN càng khó hơn nhiều""
Vì vậy, theo tôi tập hồi ký này của ông chỉ có giá trị với ông và với các ông quan cách mạng, còn nếu lấy để đem ra dạy bảo thiên hạ, hay là làm kinh nghiệm cho kẻ khác thì e rằng sẽ là không đúng, là chủ quan, thiếu thực tế. Bởi vì tập hồi ký này hoàn toàn mới chỉ nói về "làm quan XHCN" mà thôi! Ông ĐDT làm quan to XHCN mà còn thốt lên cái sự đau khổ, khó khăn đến như thế, không biết nếu phải làm thứ dân thì ông sẽ phải rên xiết đến thế nào" Ông chưa bao giờ phải làm thứ dân đen XHCN nên ông có biết đâu đến cái nỗi nhục, cái nỗi đắng cay của dân đen phải chịu đựng đến thế nào" Các ông làm quan là các ông còn được làm người, cái hạng dân đen thì còn khổ hơn con chó, còn biết thế nào là khó hay dễ nữa.
Chính từ đó nhận thấy cả tập hồi ký là những sự kiện và những nhìn nhận đầy sự chủ quan, thiếu thực tế, cao ngạo và tự phụ của kẻ thiếu hiểu biết.
Tôi xử dụng từ ngữ như vậy có quá nặng không, có vô cớ không, có sai không nhất là đối với một người không quen biết, không hận thù gì, một người đã từng giữ những chức vụ quan trọng, là phó chủ tịch HĐBT"
Để chứng minh cho đánh giá của mình, tôi xin phân tích để các bạn được thấy rõ, và ông ĐDT nếu có đọc bài viết này cũng không thù hận, trách móc gì tôi.
Có thể sự may mắn trong cuộc đời làm cho con người ta cảm thấy quá tự tin và dẫn đến bệnh chủ quan, tự cao, tự mãn. Những vị trí lãnh đạo đã làm cho người ta bị xa rời thực tế quần chúng xã hội, xung quanh chỉ còn toàn những lời khen, tiếng nịnh của những kẻ thuộc cấp, dưới quyền. Từ đó con người bị mắc chứng chủ quan, quan liêu, ích kỷ. Vì vậy mà suốt cả hơn hai trăm trang hồi ký đó người ta chỉ toàn thấy những từ ngữ, những hành động, những câu chuyện nói lên những thành tích, những công trạng của ông ĐDT, không hề có một khuyết điểm nào, không hề có một hành động, sự việc nào là sai lầm, là ông ta thấy phải ăn năn, hối hận. Chẳng lẽ một con người 76 tuổi đời với 58 năm đi làm Cách mạng mà lại không hề vấp phải một sai lầm nào, một khuyết điểm nào" Cụ Hồ bảo rằng: chỉ có hai loại người không có khuyết điểm, một là trẻ sơ sinh, hai là kẻ đã nằm trong quan tài. Vậy ông là loại người nào" Chẳng lẽ ông ta là Phật"
Phàm là con người có ai lại không có khuyết điểm. Nhất lại là những người Cách mạng, những người sống trong những giai đoạn dầu sôi lửa bỏng của đất nước, những giai đoạn đầy những biến đổi to lớn của lịch sử dân tộc, làm sao lại không mắc hàng vô số những khuyết điểm, những lỗi lầm. Hoặc giả là anh không trực tiếp phạm sai lầm nhưng đồng đội đồng chí của anh phạm sai lầm, Đảng của anh phạm sai lầm mà anh lại không can gián, thấy điều trái mà nhắm mắt làm ngơ thì cũng đáng phải an năn hối lỗi lắm chứ!
Cả tập hồi ký chỉ có một việc duy nhất mà ông ĐDT cho là có áy náy là việc ông biết rõ "100% sự thật" về cái chết oan của một người bạn cũng do chính quyền gây ra, mà ông vẫn giấu kín đến gần 60 năm sau thì mới tiết lộ ra đây vì sợ "ân hận với lương tâm" (viết ở chương 3). Thì ra cái gọi là : lương tâm, nó như vậy đấy.
Vậy người đọc thấy có cần phải hoài nghi không"
Nhất là trải dài suốt cả mười một chương hồi ký người ta lại luôn luôn thấy ông ĐDT nói một cách tha thiết về đạo Khổng, về Hán học nói đến mức mà ai cũng có thể hiểu rằng ông đang khoe với mọi người về sự uyên thâm của mình với việc thông làu Tứ thư, Ngũ kinh. Thậm chí là ĐDT cũng không cần dấu diếm về chuyện đó khi nói về những lần đã bình giải về Khổng giáo cho các lãnh tụ cao nhất là các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, và ông tự nhận mình là đồ đệ của khổng Tử (viết trong chương 9).
Tôi thì nghĩ thế này, nếu Khổng Tử mà có sống lại thì chắc cũng không nhận ông là môn đồ đâu. Bởi vì ông nói là ông đọc sách nhiều, hiểu biết rộng mà ông chỉ nhận thấy mình toàn là điều tốt, chẳng có gì là xấu cả thì quả là ông là một kẻ dối trá. Ông đọc sách nhiều mà ông không nhìn thấy cái nội đau của dân là nỗi đau của mình, không thấy nỗi nhục của dân là nỗi nhục của mình, không nhận thấy nỗi căm ghét của dân là căm ghét oán hận chính mình thì ông cũng chẳng hơn những con vẹt là mấy. Ông nhìn thấy hàng nghìn những sai trái trong suốt 58 năm làm việc và cũng là từng ấy năm nắm giữ cái chính quyền này của Đảng cộng sản, thế mà ông lại làm ngơ để giữ lấy cái sự bình an cho mình, lấy tiếng tốt lành cho mình, lấy sự trong sạch giả tạo, thử hỏi như vậy có đáng là kẻ sỹ không" Ông làm lãnh đạo kinh qua từng ấy chức vụ, với việc nhận vào mình những công trạng là khoán sản phẩm, là nhập vàng, bán sắt vụn..., thế mà suốt từng đấy thời gian ông còn công tác thì nhân dân khổ sở không biết cơ man nào kể xiết thì chẳng thấy ông băn khoăn gì, chẳng thấy ai chịu trách nhiệm cả, chỉ thấy mỗi lần đói kém lại thấy ông viết là năm ấy mất mùa, thiên tai chưa từng thấy (các chương 6,7,9). Đã đúng với câu "mất mùa là tại thiên tai, được mùa thì bởi thiên tài đảng ta không". Thử hỏi như thế Khổng tử có nghe được không và có chấp nhận ông là môn đồ không"
Mà người đã tài giỏi như ông lại chẳng có khuyết điểm gì cả thì đã thành Phật rồi, Khổng tử nào dám nhận là môn đồ"
Lại phải phân tích để bạn đọc cùng ông ĐDT thấy cho rõ, vì có thể thông cảm là ở vị trí chủ quan mình thì ông không thấy hết chăng" Về những cái mà được gọi là công trạng của ông ĐDT thì tôi xin giải thích để ông hiểu thế này, Trước hết các ông lãnh đạo, các ông cộng sản (trong đó có cả bản thân tôi) phải nghiêm túc nhận lỗi trước nhân dân và phải thành thật ăn năn và hối cải trước những lỗi lầm trong quản lý kinh tế đã để nhân dân phải đói khổ trong suốt mấy chục năm ròng. Những cái mà các ông gọi là kinh tế XHCN, là sở hữu tập thể, là cải cách nông nghiệp, là HTX, là khoán sản phẩm, là mô hình kinh tế mới ...vv và vv... đó chỉ là những trò lừa dối, mất dân chủ, không có tự do và nhân quyền, các ông biến XH thành một cái nhà tù lớn, cưỡng bức nhân dân vào trong sự kiểm soát, áp đặt của chính quyền, xong rồi nay các ông lại ra mô hình nọ mô hình kia để đưa đời sống nhân dân thành những con chuột trong phòng thí nghiệm, nếu thất bại thì dân ăn đủ, còn nếu thành công thì các ông lại nhận là công trạng của mình. Mà thật ra thì tất cả những trò đổi mới, cải cách đó đều là những bài học vỡ lòng của các XH tư bản, người ta đã bỏ xa từ lâu rồi, không còn dùng đến nữa thì mình lại đem về áp dụng cho mình rồi gọi là sáng kiến, đổi mới. Phải luôn hiểu rõ là các ông đang lấy sai lầm này để sửa cái sai lầm khác mà cũng đều do chính mình hoặc Đảng mình gây ra. Kể cả những trò nhập vàng, bán sắt vụn của ông cũng chỉ là cái trò trẻ nít trong nghề thương mại. Chẳng qua trong một XH gồm có hơn 50 triệu tù nhân, chỉ có vài ba chục kẻ coi tù, thì tự nhiên ông ĐDT trở thành vĩ nhân mà thôi. Xin ông đừng cho rằng đấy là sự thông minh xuất chúng của mình để bọn trẻ ngày nay nó lại cười cho.
Chỉ qua vài chuyện đấy thì chắc hẳn mọi người cũng thấy rằng tôi không vu oan gì cho ông ĐDT cả.
Kể ra như vậy thì tôi vẫn còn thiếu sót khi không ghi nhận một công trạng của ông ĐDT kể từ khi ông được nắm chức vụ Chủ tịch phòng ™CN, mà theo ông ĐDT kể là đã xây dựng được biết bao là những văn phòng lớn bé, to đẹp cho cơ quan. Về việc này thì chỉ có hạng dân đen không biết gì, hoặc mấy kẻ quan liêu bàn giấy thì ông ĐDT mới có thể lừa được thôi, chứ cái thứ như tôi suốt ngày xem từ tin mật không phổ biến, đến Công báo rồi cả tin tức của TTX vỉa hè nữa thì ông ĐDT không lừa được đâu. Mà không biết trong chuyện này thì cũng là do chủ quan để tự đánh lừa cả bản thân mình hay cũng chỉ là dối trá " Tôi xin nói rõ ra về cái Phòng ™CN này để mọi người cũng biết, vì là một tổ chức mang danh nghiã phi chính phủ nên Phòng ™CN có lợi thế đặc biệt trong các quan hệ quốc tế, nhất là những quan hệ mang tính nhậy cảm như quan hệ với Đài loan , vì có sự thận trọng trong quan hệ ba bên giữa quan hệ chính thức với Trung quốc, phòng ™CN còn được làm những việc vượt qua khuôn khổ luật pháp. Nhất là lợi dụng những chức năng và danh nghĩa ấy các đơn vị trực thuộc của phòng ™CN đã hoạt động không chịu một sự quản lý nào, trốn thuế vô tội vạ. Việc này cũng được ông ĐDT thừa nhận trong một sự việc rất vô nguyên tắc ở chương 9, xin trích dẫn ra đây "Trong lúc tôi đi công tác ở Tây Nguyên, các đồng chí đã duyệt một lúc cho chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chia 526 triệu đồng, cho hơn 50 cán bộ công nhân viên. Có người được trên 23,6 triệu, có người không được đồng nào. Thế là sinh thắc mắc khiếu kiện. Khi tôi biết đã chia xong rồi. Tôi nghĩ thu hồi là đúng, nhưng tiền đã vào túi anh chị em rồi, đòi lại chắc ai cũng tiếc. Tôi thôi không đặt vấn đề thu hồi, nhưng phải kết thúc ngay từ đó, không được chia chác tùy tiện như vậy". Chỉ riêng một chuyện vặt mà ông kể ra ấy nếu ông là một lãnh đạo thật sự do dân bầu ra, biết tuân thủ luật pháp thì ông đã phải từ chức, mất chức, truy tố trước pháp luật vì tội vi phạm nguyên tắc quản lý kinh tế, trốn thuế (ít nhất thì trong đó các ông đã trốn thuế thu nhập đặc biệt), chưa nói là có tham nhũng hoặc tiêu cực khác hay không. Nhưng tiếc thay ông vẫn chỉ là một ông quan cộng sản, cái ghế của ông do các đồng chí của ông tự bố trí cho nhau, thế nên ông mới có thế thản nhiên kể ra hàng trăm ngàn câu chuyện vi phạm pháp luật trong hồi ký của mình mà cứ như nói đùa nói bỡn vậy. Vì vậy có thể nói là phòng ™CN đã dựa vào danh nghĩa là tổ chức phi chính phủ nên cũng hoạt động một cách vô chính phủ, vượt qua cả pháp luật, một mình một chợ. Thế nên những cái công trạng mà ông ĐDT cho là vĩ đại trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho phòng ™CN thì thật ra trong điều kiện tự tung tự tác như thế thì chẳng ai là không làm được cả, và mỗi lần xây dựng như thế chắc các ông cũng kiếm bẫm. Đấy là chưa kể họ còn tư túi, trốn thuế, làm thất thoát biết bao nhiêu nữa mà không ai quản lý được. Cái vi phạm pháp luật ấy thì ĐDT lại không nói đến.
Nói về phòng ™CN lại phải nói luôn về cái sự việc mà ông ĐDT không viết trong hồi ký của mình, trong khi đấy thì các cán bộ của phòng ™CN thì phản đối ghê lắm. Đấy là việc ông ĐDT tự cho rằng mình là người khai thiên lập địa ra cái phòng ™CN này, mọi cơ sở vật chất của phòng ™CN coi như đều do bàn tay ông làm ra cả, phòng ™CN lại là tổ chức phi chính phủ, vì vậy ông Chủ tịch phòng ™CN cũng được coi như là chủ tịch nước, đi đến đâu thì các chi nhánh, các đơn vị thành viên đều phải tiếp đón cung phụng rất tốn kém, đặc biệt là trong quỹ còn bao nhiêu tiền thì đều phải nộp hết về cho văn phòng chính .
Người ta cũng cho là vì sau khi bị thất sủng thì ông ĐDT đã rút ra những bài học nên Phòng ™CN là cái ghế cuối cùng trong đời ông thì ông phải ra sức "thu hoạch" lại.
Bằng chứng là, cái công việc có thể làm được cuối cùng để chuộc lỗi cho những dại dột của mấy chục năm phục vụ Cách mạng là ông ĐDT đã khéo léo sắp xếp cho thư ký của mình là Vũ Tiến Lộc lên thay chức Chủ tịch phòng ™CN, mặc dù còn bao nhiêu vị phó Chủ tịch khác tài đức hơn Vũ Tiến Lộc nhiều lại không được . Tại vì đằng sau đó là khéo léo hơn ông ĐDT đã bố trí cho con trai mình là Đoàn Duy Khương vào thay đúng vị trí Tổng thư ký của Vũ Tiến Lộc và đến một lúc nào đó lại ngồi giữ vị trí của cha mình.
Sự trong sạch, tài giỏi và cao ngạo của một con người tự nhận là môn đồ của Khổng Tử là như thế đấy.
Lại trong suốt mười mấy chương hồi ký của mình. Thao thao bất tuyệt với những thành tích, những lời lẽ cao đạo, những triết lý làm người.

Thử xem những triết lý ấy có thấm vào con người ông ĐDT không hay vẫn chỉ là giáo điều, hô khẩu hiệu" Thử xem những lời nói ấy có đi đôi với việc làm không hay cũng chỉ là giả tạo, lừa mị những người nhẹ dạ mà thôi" Thử xem cái con người đọc sách thánh hiền ấy có đáng để giao giảng đạo đức không hay cũng chỉ là kẻ đốt sách mà thôi"
Thật ra ĐDT còn lộ liễu lắm khi viết ra những sự việc này.
Như sự việc đối chất với bà Lê Thanh trước mặt kẻ địch, ĐDT nói : - Tôi quen biết gì chị" Chị là phụ nữ mà ăn không nói có, chị không để đức cho con cháu mai sau à" Tôi xưa nay không hề quen biết chị.
Kẻ tự nhận là học chữ thánh hiền, biết đến nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mà lại dám nói những câu này mà không biết hổ thẹn. Có thể cho là bà Lê Thanh đã không chịu nổi đòn thù phải khai ra cơ sở, việc làm đó đối với tổ chức là phản bội, đối với lương tâm con người người ta sẽ phải tự dằn vặt, tự xét xử. Thế nhưng ông ĐDT còn trắng trợn hơn thế nữa, đã nói có thành không, lại còn dám đưa chuyện đức độ, chuyện nhân quả ra để mà dạy lại người ta. Như thế là thể hiện cái dũng khí của người quân tử ư" Thánh hiền có dạy như thế không"
Trong suốt quá trình cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, rồi cải cách công thương nghiệp, đánh tư sản, hàng ngàn hàng vạn người đã bị bắn giết, bắt bớ, đối xử một cách tàn bạo. Hải phòng cũng xảy ra rất nhiều trường hợp thương tâm, thế nhưng ông ĐDT lại không hề nói gì đến, cứ như là mình chẳng biết gì, chẳng liên quan gì. Một người đã thấm nhuần đạo lý thánh hiền mà lại dửng dưng trước nỗi bất công, đau khổ của đồng bào mình mà chính bản thân mình lại là thành viên của cái chế độ gây nên những bất công đó" Như thế thì nhân ở đâu, tâm ở đâu" Nếu mà trong những cuộc họp phê bình và tự phê bình thì người ta đánh giá anh là: thủ tiêu đấu tranh. Còn tôi thì thấy rằng nhờ đó mà ông ĐDT lên hết chức vụ này đến chức vụ khác nên phải gọi là: cơ hội, trục lợi. Nói về đạo nghĩa thì ông ĐDT phải học thuộc câu này : thấy chết mà không nói là thất nhân, nói mà không cứu người là thất đức. Mà ông ĐDT lại là quan trong cái chính quyền gây ra những nỗi tang thương ấy, ông trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những thảm cảnh ấy, vậy thì tôi cũng không biết phải gọi ông là : thất... gì"
Đọc cả tập hồi ký dài với bao nhiêu là sự kiện, bao nhiêu công việc từ lớn đến nhỏ, nào là làm thương nghiệp, rồi làm quản lý, nào là quai đê lấn biển, nào là "kỳ tích" làm con đường ra đảo Cát Bà, nào là chống lụt ra sao, cứu đói như thế nào, rồi khoán sản phẩm, rồi buôn vàng ra sao, bán sắt phế liệu thế nào, ...vv và vv....Người đọc cứ nghĩ là ông ta đi sâu đi sát công việc, tất bật vất vả không trừ một công việc nào. Ông ĐDT ơi, cũng chính vì thế mà ông tự cho rằng, hay ngộ nhận rằng như thế là mình đi sâu đi sát thực tế, là hiểu rõ đời sống nhân dân như thế nào. Thế thì tôi lại phải giảng giải để ông ĐDT hiểu rõ rằng những việc làm của ông như vậy chỉ có thể coi như là một ông cán bộ năng nổ mà thôi. Tất cả những việc làm đấy của ông cũng mới chỉ là những chuyến công tác của lãnh đạo chứ có gì là khác đâu" Ông có biết rằng ngày xưa vua quan muốn biết được thực tế đời sống nhân dân ra sao thì phải giả dạng vi hành như thế nào không" Có vi hành thì mới biết dân người ta chửi mình ra sao" Biết người ta chửi mình ra sao thì mới biết được công việc mình làm nó xấu nó tốt thế nào" Chứ ông cứ đưa cái bộ mặt lãnh đạo của ông ra thì đi đến đâu mà chả thấy vỗ tay hoan hô, đi đến đâu mà chả thấy lời khen tiếng nịnh. Cái người đã biết được câu tục ngữ "quen nể dạ, lạ nể áo" (viết trong chương 9), thế mà đi đến đâu cũng khoác cái áo ấy thì làm sao mà biết được thực tế nó như thế nào" Ông đã nhận ra cái chủ quan, ngộ nhận của mình chưa"
Có phân tích ra như vậy thì bạn đọc và ông ĐDT mới thấy là tôi không vu oan, nói xấu gì ông ĐDT cả, mà chẳng qua do cái bệnh chủ quan, kiêu ngạo cộng sản mà ông ta không nhận ra mà thôi.
Cái bệnh chủ quan, kiêu ngạo cộng sản ấy đã thấm vào trong đầu, vào trong máu và vào con người trong suốt cả cuộc đời tham gia cách mạng, nên không thể thay đổi được, nên cả cái tập hồi ký ấy nó đều thể hiện và trải dài tất cả những sự kiện như vậy. Minh chứng rõ nhất được thể hiện trong những câu chuyện ông ĐDT ca ngợi lãnh tụ Lê Duẩn như thế này: khi ông Lê Duẩn cùng đi với dân trên phà bến Bính "mọi người cùng xúm lại chào và xem Tổng bí thư, bày tỏ lòng quý mến kính trọng" (chương 9). Đọc đến đấy thì ai cũng phải thấy rằng cái suy nghĩ của ông ĐDT là một kẻ ngô nghê, ngớ ngẩn. Chỉ có những kẻ thiểu năng trí tuệ, hoặc quan liêu hợm mình thì mới không biết rằng dân người ta chửi cái ông Lê Duẩn 500 bugi của ông, cái ông lãnh tụ kính yêu của ông ĐDT không biết dùng từ ngữ nào mà kể xiết. Nói ra đây chỉ thêm bẩn giấy bút. Tôi cho là ông ĐDT ngô nghê, ngớ ngẩn không đúng sao khi mà trong cái chương 11, cái phần kết luận những suy nghĩ của mình chính ông ĐDT nói đến sự việc ông Nguyễn Văn Linh được Chủ tịch Hônếchcơ mời sang Berlin dự kỷ niệm quốc khánh Đông Đức trong sự tung hô, chào mừng của hàng triệu người, chỉ sau đó đúng một tuần bức tường Berlin bị phá đổ, Hônếchcơ bị bắt, đưa ra xét xử. Thử so sánh sự việc ấy có gấp triệu lần với sự việc ông Lê Duẩn gặp nhân dân ở phà bến Bính không" Hơn ai hết ông ĐDT lại rất biết những sự việc như vậy, viết lên những sự việc như vậy, vậy ông ĐDT ngô nghê, ngớ ngẩn hay là một kẻ xu nịnh, chỉ chuyên môn nịnh hót cấp trên, cố tình không hiểu những sự thật, cố tình không thấy, làm ngơ trước những sai lầm của lãnh đạo, cố tình lừa mị nhân dân""
Những gì ĐDT viết về lãnh đạo, về bộ máy cầm quyền, về chế độ này thì lại càng làm cho người đọc thấy đau xót, thấy uất hận. Uất hận những tội lỗi của chế độ và uất hận cái thái độ dửng dưng, thản nhiên vô trách nhiệm của tác giả.
Kẻ có quyền có chức lạnh lùng viết về những sai lầm của chế độ mà không mảy may hổ thẹn, viết về sự độc quyền, độc tài, đấu đá trong nội bộ, sự phân chia quyền lực, coi rẻ dân quyền, dân chủ của người dân, sự bất chấp pháp luật coi thường mạng sống, quyền sống và đời sống tối thiểu của người dân như là những việc đương nhiên, những chuyện hàng ngày. Việc coi rẻ mạng sống của nhân dân và coi thường vận mệnh của đất nước là cái tội, cái tội rất lớn, vậy mà sao ĐDT lại có thể diễn tả vô cảm, trần trụi một cách tự nhiên như thế. Đấy phải chăng là cái phẩm chất của ông quan cách mạng, là cái đặc quyền đã trở thành bản chất cố hữu của những kẻ có chức có quyền"
Trong tập hồi ký, ngoài mục đích là tố cáo cái tội và cái bản chất ngu dốt, phá hoại, đểu cáng, lật lọng, đốn mạt của Đỗ Mười, ĐDT chỉ nhắc nhở qua loa vài ba khuyết điểm cỏn con của một số cán bộ cấp thấp. Còn lại các lãnh tụ cao cấp khác của Đảng thì hầu như đều tài giỏi cả, đều chẳng có khuyết điểm gì cả. Vị nào cũng có đầu óc như năm ba trăm bugi cả. Vậy thì không hiểu vì sao mà cái đất nước tự do, độc lập, có "rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu" và có sự giúp đỡ viện trợ của cả phe XHCN mà mấy chục năm liền cũng chỉ là nghèo với đói, xóa nghèo với cứu đói" Vậy thì tội của lãnh đạo ở đâu hay là chỉ tại thằng dân ngu mà ra cả " Chính vì lãnh đạo các ông toàn những người tài cả nên các ông cứ độc quyền lãnh đạo, các ông cứ tha hồ mà phân chia chức quyền cho nhau để mà cai trị người dân à" Các ông sợ những thằng dân ngu nó lên thì nó sẽ không có đủ tài để lãnh đạo đất nước này hay là các ông sợ nó lên thì nó sẽ quật mồ các ông lên dùng roi mà đánh như Ngũ Tử Tư năm xưa" ĐDT có hiểu như thế không khi mà lạnh lùng kể ra những chuyện nội bộ từ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Phạm V Đồng, Phạm Hùng, Đỗ Mười, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn V An, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh... đến hàng nghìn con người khác, chức vụ khác cứ thế mà chia nhau, mà phân bổ quyền lực như xẻ thịt lợn. Thật là mang tiếng và tự nhận là mình là người đọc sách thánh hiền mà cứ nói đến những sự việc trọng đại ấy một cách dửng dưng như là trẻ em đọc ê a tam tự kinh thì quả là ĐDT là một kẻ đốt sách thánh hiền có hạng. Phô trương vài ba cái chữ nghĩa của mình mà suy nghĩ như thế, hành động như thế thì chẳng phải là ông là một trong những người tài giỏi nhất trong việc hại dân hại nước hay sao" Ghê sợ thay khi Thượng đế gắn nhầm cái đầu biết chữ nghĩa vào cái tâm lang sói.
Còn nếu biện luận rằng do chủ quan, quan liêu nên ông ĐDT đã không có thông tin, không nhận thấy những sai lầm của Đảng của chế độ, tôi cho rằng đấy là ngụy biện. Một người đã nắm những chức vụ quan trọng như vậy trong Chính phủ, trong Đảng không thể không nhìn thấy những sai lầm nghiêm trọng của Đảng của chế độ. Lại càng không thể ngụy biện được khi mà ông ĐDT hiểu rõ hơn ai hết về sự ngu dốt, phá hoại và đểu cáng của Đỗ Mười đến như thế nào vậy mà vẫn càng ngày lại càng leo lên được đến vị trí cao nhất, vậy thì cái Đảng, cái bộ máy chính quyền của kẻ ngu dốt, đốn mạt ấy liệu nó có tử tế được không" Ông ĐDT đã hiểu rất rõ rằng vận mệnh của đất nước bị nắm trong tay một nhóm nhỏ người mà nhiều khi chỉ vì ý kiến ngáng trở của một con người mà làm ảnh hưởng đến cả dân tộc, đến cả mấy chục triệu nhân dân. Lại càng không cần thiết phải giải thích với ông ĐDT về sự thiếu tự do, dân chủ của chế độ đối với người dân trong việc ứng cử và bầu cử như ông Nguyễn Trọng Vĩnh viết. Chắc chắn ông ĐDT phải hiểu hơn chúng ta, phải biết rõ ràng hơn ai hết về cái sự cướp đoạt trắng trợn quyền công dân ấy, chẳng qua ĐDT khôn ngoan, quỷ quyệt hơn là tỏ ra không biết gì, đổ hết cái lỗi ấy cho nhân dân, thật đúng là vừa ăn cắp vừa la làng. Đấy là sự giả tạo mà thôi!
Sự giả tạo ấy nó còn thể hiện trong rất nhiều việc mà nếu không biết hoặc không mổ xẻ ra thì ai cũng cứ tưởng thật. Rõ ràng nhất là việc ĐDT viết rằng mình năm bảy lần xin từ chức, mà lần nào cũng bị cấp trên giữ lại. Thật ra nếu không vì những sức ép của Đỗ Mười và những lý do khác thì ĐDT cũng chẳng dại gì mà từ chức, trong khi vây cánh thế lực của Đỗ Mười lớn như thế, càng ngày càng lên cao như thế, cứ ngồi lại thì dứt khoát có ngày ăn phải đạn. Còn nếu thật sự là ông ĐDT muốn từ chức sao đến bảy mươi tuổi rồi vẫn xin làm thêm một nhiệm kỳ nữa làm gì, mà lại phải xin cái kẻ mình không ưa gì, cái kẻ sau này mới biết được chính là kẻ thù của mình. Nếu ông ĐDT thật sự trăn trở vì dân vì nước, nhìn nhận ra cái xấu của nội bộ, của chính quyền, của Đảng sao ông không bắt chước mấy ông Trần Độ, Phạm Quế Dương là xin ra khỏi cái Đảng ấy " Ra khỏi Đảng thì còn ai cho ông làm cái gì nữa mà kiếm chác, đấy mới là sự thật.
Sự giả tạo của ĐDT làm cho người ta lầm tưởng ông là một con người trong sạch, liêm khiết, mẫu mực. Thật ra thì ông ta cũng là một quan lại trong cái bộ máy độc quyền tham nhũng ấy nên ĐDT không thể nào là một người liêm khiết, trong sạch được. Như đoạn trên đã nói cán bộ phòng ™CN không ai là không biết đến sự vơ vét kinh tế và việc sắp xếp tổ chức cho tay chân con cháu của mình ở trong phòng ™CN của ông ĐDT. Thế nhưng những việc ấy xem ra cũng chẳng ăn thua gì so với việc ĐDT bố trí cho con trai út mình - cậu Bờm - trở thành một tên Mafia có hạng trong tầng lớp topten các đại gia Việt nam. Với kinh nghiệm lão làng, dùng quan hệ và quyền lực của mình ĐDT đã tìm cho Bờm một cửa làm ăn siêu hạng đấy là bán quota hạn ngạch sắt thép, Bờm ta lại tỏ ra có năng khiếu và tài năng không thua gì ông bố cho nên giờ đây Bờm đã trở thành ông vua sắt thép Việt nam, tất cả các đầu mối xuất nhập sắt thép ở Việt nam đều phải qua tay Bờm. Cứ tính rằng bán quota nhập thép Bờm chỉ ăn vài usd/1tấn, mỗi năm Việt nam phải nhập trung bình 5,3 triệu tấn thép thì Bờm đã có trong tay bao nhiêu tiền rồi. Về việc này thì cha con Mai Văn Dâu và Mai Thanh Hải phải ngả mũ cúi chào Bờm, có nhìn thấy cái khoản lợi kếch xù ấy cũng phải nhường lối cho đại gia.
Như vậy đủ biết được sự trong sạch, liêm khiết của ông ĐDT đến cỡ nào"
Kẻ dối trá ấy lại còn lên mặt giao giảng đạo đức trong suốt tập hồi ký, làm người ta cứ tưởng ông ta là thầy tu. Mấy năm gần đây dân ở phố Đội cấn chẳng ai là không biết cái ngôi nhà 216 Đội cấn là cái ngôi nhà ba tầng xây lấn chiếm lộ giới nhất phố, đặc biệt nhất người dân lại còn biết là dạo này ông chủ của ngôi nhà mới đưa cả hai chị em cô Nguyệt là gái bán bia ôm hoàn lương về đây sống chung như là vợ bé. Thế thì ra tốt xấu thế nào rồi thế gian cũng biết cả, ông giả dối, ngây ngô với Đảng với đồng chí của ông thì người ta bị ông lừa chứ ông không lừa được hết nhân dân đâu.
Vậy thì các cụ dạy: "văn vô tự, đạo vô ngôn", quả là không sai. Kẻ hợm mình tự cho là mình đọc nhiều sách thánh hiền, cao đạo giao giảng chữ nghĩa cho đến cả lãnh tụ lại chẳng hiểu đạo lý là gì, lại hành động còn kém đạo đức, kém nhân nghĩa hơn kẻ vô học. Học cho nhiều, đi cho lắm, luận bàn cho kỹ mà nhìn thấy sao thì chỉ biết vậy, nói vậy như những con vẹt, thế thì ông đốt sách thánh hiền chứ ông học hành gì" Chẳng qua ông cũng chỉ là một anh nông dân, tầm nhìn chưa qua lũy tre làng, ngọn Thái Sơn trước mặt ông là những ông năm trăm bugi, ba trăm bugi nên ông còn nhìn thấy đâu ra những người đến năm triệu bugi ở ngoài XH. Nếu không thì ông cũng chỉ là một kẻ cơ hội, lợi dụng, dùng ba cái chữ để võ vẽ múa may với đám lãnh đạo ngu dốt nhằm trục lợi, mưu đồ cá nhân. Vậy thì mấy chục năm làm việc trong cái chế độ này ông cũng đã đóng góp một phần không nhỏ làm điêu tàn đất nước, ông cũng chính là những kẻ sâu dân, mọt nước.
Cuối cùng tôi xin góp ý với ông ĐDT là cái đề tựa của tập hồi ký nên viết là: "làm quan XHCN là khó, làm dân XHCN còn khốn nạn hơn nhiều". hay là "làm người là khó, làm người XHCN còn nhục hơn con chó" thế thì nó mới đúng.
Tôi cũng cám ơn ông Bùi Tín đã có những nhận xét khá khách quan của mình để khích lệ tôi mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ suy nghĩ của mình. Ông Bùi Tín có nói rằng những người bạn quen biết ông ĐDT đánh giá rằng ông ta có tính "ma lanh ma cuội", và ông BT cũng đã đưa ra một dẫn chứng rất cụ thể cho cái nhận xét đó, ý kiến ấy của ông Bùi Tín cũng chứng minh được phần nào những nhận xét bên trên đây của tôi. Ngược lại, về nhận xét là ông ĐDT sống trong sạch, minh bạch thì tôi nghĩ là hoặc là ông BT cũng bị ông ĐDT lừa gạt, hoặc là đấy chỉ là cái hình ảnh đồng chí ĐDT trong sạch của ông cách đây 20 - 30 năm rồi.
Cuối cùng cũng xin nhắc lại là bản thân tôi cũng không có thù hằn hay ác ý gì với ông ĐDT, việc tôi nói lên những suy nghĩ của mình ở trên đây chỉ nhằm nói cho mọi người thấy rõ hơn những điều mà ở trong hồi ký của mình ông ĐDT đã không nhắc đến, hoặc nhắc đến mà chỉ nói một mặt nào dễ làm người ta hiểu lầm, hiểu sai sự thật. Tôi tin rằng ông ĐDT sẽ nhìn nhận thấy những đóng góp của tôi là chính xác và chân thành.

TRẦN THỨ DÂN
Hà nội, mùa hè 2005
(Gửi các cơ quan báo chí
Gửi các bạn hữu
Do tôi không quen biết gì ông ĐDT nên xin nhờ các bạn nào có biết ông ĐDT gửi giúp tôi đến ông ta.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.