Hôm nay,  

Ngày Tự Do Báo Chí

05/05/200900:00:00(Xem: 3425)

Ngày Tự Do Báo Chí

Trần Khải
Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới vừa được đón mừng ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta không nghe động tịnh gì tại Việt Nam về các lễ hội để chúc mừng một quyền căn bản này của nhân quyền. Chuyện này không lạ.
Một bản tin trên mạng Phayul hôm chủ nhật 3-5-2009 cho biết rằng khoảng 50 nhà báo Tây Tạng lưu vong và An Độ hôm chủ nhật đã họp mặt để mừng Ngày Tự Do Báo Chí tại Dharamsala, Bắc An Độ. Buổi họp mặt thực hiện bởi tổ chức có tên là Hội Nhà Báo Tây Tạng (ATJ).
Trong bản thông cáo báo chí được phổ biến, ATJ nói rằng đón mừng lễ hội naỳ là để góp "tiếng nói chống lại sự đàn áp quyền tự do báo chí nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới," và kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho các nhà báo để tường trình về tình hình ở Tây Tạng. ATJ nói rằng nhiều nhà văn và nhà báo Tây Tạng đã bị Trung Quốc bắt giam sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm ngoái.
Thực ra, hầu hết những người cầm bút Tây Tạng bị bắt giam đều là những người viết blog, vì thực tế không hề có tự do báo chí tại Trung Quốc, huống gì là tại vùng đất Tây Tạng sáp nhập. Lúc đó, đa số thông tin và hình ảnh của các cuộc biểu tình ở Tây Tạng phóng ra được hải ngoại là nhờ nhà văn nữ Woeser, một người viết blog từ Bắc Kinh, đã chuyển tin ra hải ngoại sau khi được các nhà văn, nhà báo thân hữu các nơi gửi tin về cho chị.  Không chỉ tại Trung Quốc. Việt Nam cũng tệ hại tương tự. Bản tin trên đaì VOA ngày 1-5-2009 cho biết rằng, Việt Nam đã vào bảng Giang Hồ Thập Ac. Bản tin nhan đề "Việt Nam: 1 trong 10 nước hàng đầu đàn áp blogger" viết:
"Ngày thứ Năm 30 tháng 4 năm 2009, nhân kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5 sắp tới, Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo công bố một bản tường trình nêu tên 10 quốc gia ở Trung Đông và châu Á được ủy ban đánh giá là những quốc gia đàn áp các blogger nhiều nhất. 
Những quốc gia này đã dùng các biện pháp như giam giữ, đặt ra những qui luật và những sự đe dọa để trấn áp các blogger.
Đứng đầu các quốc gia này là Miến Điện. Việt Nam xếp hàng thứ 6 trên Tunisia, Trung Quốc, Turkmenistan và Ai Cập…" (hết trích)
Như thế, dưới mắt của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo thì Việt Nam còn đàn áp người viết blog tệ hạị hơn cả Trung Quốc. Chúng ta thực sự không đo lường được mức tệ haị này, nhưng chắc chắn biết được một điều rằng, nếu lập danh sách 10 quốc gia đàn áp bốc mùi nhất thế giới, thì CSVN nhất định phải đứng đầu bảng, bởi vì các đòn thù ném vào trứơc cửa nhà của nhà văn Trần Khảỉ Thanh Thủy đã bốc mùi tới nổi không quốc gia nào dám học theo.
Trong khi đó, bản tin từ thông tấn AFP hôm chủ nhật cho biết rằng tự do báo chí đang suy giảm khắp toàn cầu, theo bản nghiên cứu của viện Freedom House. Cơ quan này khảo sát về tình hình báo chí ở 195 qúôc gia và lãnh thổ, trong đó có:


- 70 nước (tức 36%) được chấm điểm là "có tự do" ;
- 61 nước (tức 31%) được chấm điểm "có tự do một phần";
- 64 nước (tức 33%) bị chấm điểm "không tự do."
Việt Nam tất nhiên được đưa vaò danh sách các nước "không tự do" báo chí.
Một cách chi tiết, trên bậc thang 7 điểm về quyền chính trị (political rights), với điểm số 7 là ít quyền chính trị nhất và điểm số 1 là tự do chính trị nhất, Freedom House cho Việt Nam điểm số 7. Nghĩa là tại Việt Nam, hoàn toàn không có tự do về chính trị.
Trên bậc thang 7 điểm về quyền tự do dân sự (civil liberties), với điểm số 7 là kềm kẹp về tự do dân sự nhất và điểm số 1 là nhiều tự do dân sự nhất, thì Freedom House cho Việt Nam ở điểm số 5, nghĩa là còn nhẹ thở hơn Bắc Hàn (cũng may).
Tuy nhiên, từ ngoàì nhìn vào có khi sợ còn thiếu sót. Bây giờ chúng ta thử nghe tiếng nói giải thích của người từ trong phân trần.
Giáo sư Hà Văn Thịnh là một trong những người đã ký tên vào Bản Kiến Nghị Bauxite cùng với hơn một ngàn vị trí thức để xin nhà nứơc CSVN xét lại, hủy bỏ dự án khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên vì các nguy hiểm cho môi sinh, xã hội và an ninh qúôc phòng. Như thế tất nhiên là trái ý của Đảng CSVN, thế là chọc giận các lãnh tụ đã gọi khai thác các mỏ naỳ là "chủ trương lớn" của Đảng.
Thế là phải biết ngay là có áp lực. Chỉ vài ngaỳ sau, Giáo Sư Hà Văn Thịnh phải viết một bài phân trần trên báo Lao Động, và bài này đã chỉ ra một phần sự thật trong bản nghiên cứu của Freedom House.
Trong bài viết nhan đề "Kính thưa Quý vị đã ký tên trên Bản Kiến nghị Bauxite!" (đăng lại ở: http://www.bauxitevietnam.info/ykien/090428_havthinhtrloi.htm) Giaó Sư Thịnh viết:
"...nếu các quý vị có ai đó đã từng viết báo, sẽ biết là rất nhiều câu chữ người ta đọc qua điện thoại cho tôi và, chúng phải có. Vấn đề là "lách" như thế nào để rồi, người đọc hiểu đến đâu là câu chuyện quá dài... Nói là bồi bút cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng, cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà đã không từng một lần "bồi bút""" (hết trích)
Bài viết cuả Giáo Sư đề ngày 28-4-2009, gửi về báo Lao Động đăng để thanh minh thanh nga, nhưng cũng bị sửa đổi, cắt bỏ một số chữ, một số câu, và đặc biệt, như link trên chỉ ra, người đại diện cho quyền lợi Đảng CSVN đã tự động thêm vào bài viết của Giáo Sư Hà Văn Thịnh lời hù dọa của Đảng này:
"Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua việc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc, chống phá." (hết trích)
Đúng vậy, Đảng CSVN chỗ này đã nói rất rõ. Đảng "không bỏ qua" chuyện gì hết. Đảng thù dai tới bốc mùi cả khu phố trứơc nhà của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, và thù dai tới nổi hai bia đá tưởng niệm thuyền nhân trên hai đảo vắng ở Indonesia và Mã Lai cũng bị đập cho bể nát ra.
Thù tới như thế, e rằng bậc thang 7 điểm cũng không đo lường nổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.