Hôm nay,  

Khg Dương Nguyệt Ánh Tâm Tình Cùng Đồng Hương Tại Úc

22/02/200900:00:00(Xem: 2806)

KHG Dương Nguyệt Ánh Tâm tình cùng đồng hương tại Úc – Phạm Thanh Phương

SYDNEY: Hai giờ chiều Thứ Bảy, 14/2/ 2009, tại Trung Tâm Văn Hóa & Sinh Hoạt Cộng Đồng NVTD/ NSW, Hội Tù Nhân Chính Trị & Nạn Nhân Cộng Sản NSW đã kết hợp cùng Tập Thể Hậu Duệ VNCH/NSW tổ chức buổi nói chuyện của Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh, nhân dịp bà từ Hoa Kỳ đến Úc công tác. Buổi nói chuyện, với sự điều hành của Ls Hoàng Lập Chí, ông Trần Quang và ông Trần Nhân, đã hân hạnh được đón tiếp LS Võ Trí Dũng, CTCĐNVTD/NSW; Chiến Sĩ Võ Đại Tôn, Tổng Ủy Viên Điều Hợp LMQP VN; BS Nguyễn Mạnh Tiến, cựu CT CĐNVTD/UC; Ông Trần Thanh Phúc, cựu CTCĐNVTD/NSW; Ông Tô Ngọc Kim, Hội đồng Tư vấn & Giám sát NSW; Bà Đặng Kim Ngọc, Hội trưởng Hội Phụ Nữ NVTD/NSW; Bà Phạm Minh Lan, Trường Âm Nhạc Dân Tộc; Ông Thuyền Nhân, Hội Văn Bút Sydney; Ông Mai Đức Hòa, Chủ tịch Hội CQN/NSW; Ông Trương Công Hải, Gia đình Hải Quân Úc Châu; Ông Nguyễn Ngọc Trạng, Gia đình Không Quân NSW; ông Trương Đăng Sĩ, Gia đình Nhảy Dù, cùng các vị đại diện Hội Đoàn, Đoàn Thể, các cơ quan truyền thông Việt ngữ và khoảng hơn 1000 đồng hương.
Sau nghi lễ chào quốc kỳ Việt, Úc và phút mặc niệm, Ls Hoàng Lập Chí thay mặt cho Ban Tổ Chức ngỏ lời chào mừng cử tọa và Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh, một vị nữ lưu nổi tiếng trong giới khoa học tại Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Trong lời chào mừng và giới thiệu, LS cũng nhấn mạnh sự thành công của Bà Ánh là niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Ngoài ra, Ls Chí cũng ngỏ lời cám ơn tất cả các cơ quan truyền thông đã góp sức tích cực để cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa đặc biệt này thành công.
Sau phần khai mạc của Ban Tổ Chức, Ls Võ Trí Dũng, Chủ Tịch CĐNVTD/ NSW ngỏ lời cám ơn Ban Tổ Chức và chào mừng Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh đã đến với đồng hương Úc Châu. Ông cũng khẳng định, sự hiện diện của KHG Dương Nguyệt Anh cũng là một vinh dự đặc biệt cho CĐ/NVTD tại NSW từ xưa đến nay. Ls Chủ tịch cũng nhấn mạnh vai trò của người Tỵ nạn và sự thành công của bà Ánh, cũng như sự thương mến của đồng hương khắp thế giới dành cho bà. Ls Dũng cho biết, sự đặc biệt nhất nơi bà là sự khiêm tốn và lòng trăn trở với quê hương, dân tộc. Mặc dù khi rời khỏi Việt Nam lúc mới 15 tuổi và đã thành công vượt bực trong sự nghiệp, KHG Dương Nguyệt Ánh vẫn luôn luôn nhớ đến quê hương và những hy sinh bảo vệ tổ quốc của người lính VNCH. Ls Dũng cho biết KHG Dương Nguyệt Ánh không chỉ là một phụ nữ Việt Nam thành công, nổi tiếng trên thế giới, mà còn là một tâm hồn Việt Nam Nhân Bản, là một tấm gương sáng cho những thế trẻ noi theo.
Tiếp theo, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh ngỏ lời chào mừng tất cả cử tọa và Ban Tổ Chức. Sau lời chào mừng, bà cho biết bà rất hân hạnh và xúc động trước sự đón tiếp nồng hậu của đồng hương tại Úc Châu. Bà khiêm tốn cho rằng sự thành công mà bà đạt được không phải chỉ của riêng bà mà còn có sự đóng góp của rất nhiều khoa học gia, các chuyên gia, các cộng sự viên... Bà cũng cho biết, mặc dù sự thành công của bà trong tư thế một công dân Mỹ, làm việc cho chính phủ Mỹ và phục vụ cho nước Mỹ, nhưng bà rất xúc động động khi biết được các bậc phụ huynh Việt Nam đã trò chuyện với con em của họ về sự những đóng góp của bà. Điều này cho thấy người Việt vẫn giữ truyền thống hiếu học, qúy trọng những tấm gương thành công về học vấn... Qua đó, giúp con em tự hào mình là người Việt Nam và trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng sẽ cố gắng để xứng đáng với niềm tự hào đó.
Cao quý hơn, KHG Dương Nguyệt Ánh là người có nhận thức rõ ràng về lập trường quốc cộng và tự hào với chính nghĩa của người Việt tỵ nạn cộng sản. Bà khẳng định, "Người Việt chúng ta hay nói, mình là người Úc, Mỹ hay Canada gốc Việt,v,v... như vậy cũng chưa đủ, mà một điểm rất quan trọng hơn trong cái lý lịch của chúng ta đó là chúng ta không chấp nhận chế độ CSVN hiện nay. Nói đúng hơn chúng ta là người gốc Việt Nam Tự do. Điều này không phải chỉ có cộng đồng Việt Nam phân biệt giữa Tự do và CS, của mình. Nếu qúy vị tiếp xúc với người Cuba trên đất Mỹ, qúy vị sẽ thấy họ rất minh bạch về nguồn gốc tự do của họ. Điều quan trọng là chúng ta phải cho con em một sự xác định rõ rệt về nguồn gốc Việt Nam Tự Do khi các em còn nhỏ, thì tất cả những chuyện chào cờ Vàng hay những sinh hoạt chống cộng sẽ trở thành những điều rất tự nhiên và hợp lý đối với các em... Đó cũng là câu trả lời chính xác, tại sao cộng đồng chúng ta cương quyết không hợp tác với CSVN và không chấp nhận sự giao lưu văn hóa với CSVN".
Nói về lập trường và quan điểm chính trị của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS, bà Ánh còn nhấn mạnh: "Điều quan trọng cần nhấn mạnh là chúng ta chống chế độ CSVN hiện nay, chống đảng CSVN, nhưng không có nghiã là chúng ta chống người dân Việt Nam và đất nước việt Nam như CS đã và đang tuyên truyền, xuyên tạc... Chúng ta chống CSVN vì đường lối độc tài, toàn trị, khủng bố bóc lột, họ luôn luôn đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi của Quốc gia, dân tộc. Chống CSVN, đòi tự do, dân chủ cho dân tộc chính là nghĩa vụ của mỗi người dân Việt đối với Tổ Quốc, Quê Hương. Nghĩa vụ của chúng ta là phải nói thay cho người dân trong nước khi họ không nói được, khi họ đứng lên đòi quyền tự do và tự quyết, chúng ta phải tìm mọi cách để tiếp tay và hỗ trợ họ..."
Trước sự kiện, CSVN luôn rêu rao kêu gọi sự hợp tác của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, nhất là thành phần chuyên gia trí thức, KHG Dương Nguyệt Ánh sáng suốt phân tích: "CSVN kêu gọi những thành phần trí thức VN hải ngoại hợp tác đóng góp tài năng để cùng CS xây dựng đất nước, đó chỉ là một chiêu bài. Thực ra CS không cần chất xám của chúng ta, họ chỉ cần sự hợp tác, vì một khi đã hợp tác tất nhiên sẽ không còn chống đối và công cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ tan biến, để CS có thể mặc tình thực hiện mưu đồ buôn dân, bán nước một cách thong dong". Rõ ràng, khi phân tích như vậy, KHG Dương Nguyệt Ánh muốn mọi người chúng ta cần phải cảnh giác trước tất cả những tuyên truyền, bịp bợm không những từ CSVN mà còn có cả những thế lực, đảng phái, phe nhóm tại hải ngoại trong vai trò tay sai của CSVN, những luận điệu cổ võ, kêu gọi và khuyến khích giới trẻ giao lưu, tiếp cận, hầu mong hướng dẫn những tâm hồn non trẻ đi vào con đường chệch hướng đấu tranh, chệch hướng khi nhận diện bản thân, và chệch hướng ngay cả khi đánh giá các anh hùng VNCH trong công cuộc đấu tranh chống cộng giữ nước trước 1975. Cũng vì thế, Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh cảnh giác: "Bởi vì mục tiêu của CSVN là nhắm vào giới trẻ, những người có đầy lòng nhiệt huyết, nhưng không am tường chính trị, không hiểu gì về CS và cuộc chiến Việt Nam trước đây. Một khi con em chúng ta bắt tay với CS, tất nhiên họ sẽ xa dần với cộng đồng Việt Nam Tự do, xa dần công cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền cho quê hương".


Riêng về hình ảnh và vai trò người lính VNCH, bà Ánh cho biết: "Cho đến nay, đa số người dân Hoa Kỳ và thế giới đều không nhận biết rõ được chân dung hào hùng đích thực của người lính VNCH, qua sự chiến đấu can trường và hy sinh anh dũng trong nghĩa vụ bảo vệ hạnh phúc và hoà bình trên quê hương Việt Nam. Trong hầu hết các sách giáo khoa của Mỹ từ trung học đến đại học hay tài liệu của truyền thông, đều có khuynh hướng mô tả cuộc chiến Việt Nam chỉ là một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và CS Bắc Việt, quân lực VNCH chỉ đóng một vai trò rất là mờ nhạt, và thường được mô tả là một quân đội hèn yếu, cuối cùng đã bị mất nước".
Cũng trong vấn đề này, bà Ánh đặt ra một câu hỏi: "Nếu thực sự người lính VNCH hèn yếu, không dám chiến đấu, không biết chiến đấu thì tại sao lại có gần 300 ngàn chiến sỹ VNCH đã hy sinh, một con số hy sinh gấp năm lần con số hy sinh của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Hơn nữa, những giai đoạn từ sau năm 1954 cho đến năm 1964, khi người Mỹ chưa có mặt tại Việt Nam và sau năm 1972, khi người Mỹ đã rút khỏi Việt Nam, thì ai là người chiến đấu bảo vệ người dân miền Nam Việt Nam" Vì vậy, chúng ta phải có nhiệm vụ lấy lại danh dự cho những người lính VNCH đã hy sinh trong nghĩa vụ của họ. Chúng ta không thể để cho CSVN tiếp tục xuyên tạc bôi nhọ và thế giới tiếp tục hiểu lầm vê cuộc chiến VN và chân dung người lính VNCH. Nhiệm vụ này là của chính chúng ta, những bậc phụ huynh, những nhân chứng sống còn tồn tại. Nếu chúng ta không nỗ lực, mai này khi chúng ta đã ra đi, tất nhiên sẽ không còn ai có thể làm việc này, và con em chúng ta sẽ tiếp tục bị xuyên tạc và hình ảnh kiêu hùng, anh dũng của cha anh họ sẽ vĩnh viễn mất đi ngay trong chính bản thân họ...."
Trước khi dứt lời, trong một giọng nói xúc động bà Ánh cũng bày tỏ lòng tri ân đến tất cả những chiến sĩ VNCH và tất cả những ai đã hy sinh bảo vệ hạnh phúc cho một Miền Nam tự do, trong đó có gia đình bà và bản thân bà được an vui sống còn để có được sự thành công hôm nay. Bà cũng không quên tri ân tất cả những thương phế binh, cô nhi tử sĩ và qủa phụ đang sống lay lứt tại quê nhà. Đồng thời bà cũng tri ân tất cả những cựu tù nhân chính trị, những người đã trải qua những năm tháng đau khổ trong những nhà tù CS, vị họ đã phụng sự cho chính nghĩa cao cả Bảo Quốc, An Dân giúp Miền Nam Tự Do tồn tại trong suốt 20 năm trước làn sóng xâm lăng của CS Hà Nội.
Sau phần tâm sự với cử toạ, KHG Dương Nguyệt ánh cũng xin phép được tâm sự riêng với giới trẻ bằng Anh ngữ. Trong phần này, bà Ánh cũng sơ lược lại đoạn đường gian truân của bà từ khi đặt chân lên đất Mỹ với tư cách một người tỵ nạn CS và sự thành công hôm nay. Bà truyền đạt lại một số kinh nghiệm trong sự học, để dẫn đến sự thành công của bà. Ngoài ra, bà cũng nhắc nhở giới trẻ cố gắng chuyên tâm học hỏi để có được những thành qủa tốt đẹp cho chính bản thân, gia đình, cộng đồng. Và khi đất nước thực sự thanh bình, không còn CS, có thể dùng sở học của mình góp sức xây dựng lại một đất nước Việt Nam tươi sáng. Bà Ánh cũng nhắc nhở giới trẻ phải luôn ghi nhớ mình là một người Việt Nam Tự Do, không bao giờ chấp nhận chế độ tàn bạo phi nhân CSVN. Hơn nữa, là những người trẻ sống nơi xứ người, tất nhiên sẽ bị trộn lẫn bới các nền văn hoá đất nước sở tại, nhưng xin hãy cố gắng tìm hiểu, học hỏi để có thể giữ được những nét đặc thù trong nền tảng văn hoá dân tộc mình. Đồng thời cũng đừng bao giờ quên tại sao mình có mặt trên xứ người và luôn ghi nhớ bên kia bờ đại dương, chúng ta vẫn còn một quê hương, đồng bào chúng ta đang đau khổ dưới ách thống trị bạo ngược của tập đoàn phi nhân CSVN. Tất cả đang cần sự ý thức và nỗ lực của chúng ta trong mọi lãnh vực, hầu có thể giải thoát dân tộc ra khỏi những khốn cùng, đau khổ, lạc hậu, do chế độ CSVN tạo ra. Đồng thời xây dựng lại một đất nước thanh bình, hạnh phúc. Đây cũng là nghĩa vụ của tất cả người dân Việt Nam. Bà cũng vạch trần tội ác bán nước của CSVN khi tuyên bố: "Ngược dòng lịch sử gần năm nghìn năm, trải qua biết bao nhiêu thăng, trầm của tiền nhân qua một ngàn năm chống Tầu, một trăm năm chống Tây, Việt nam chúng ta chưa hề mất một tấc đất. Nhưng hôm nay dưới chế độ vong nô, bạo ngược CSVN, đất, biển của tổ tiên chúng ta đã và đang mất dần trong tay ngoại bang. Vì vậy, chúng ta là những người trẻ, là tương lai rường cột của quốc gia, chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm lấy lại. Do đó, mong các bạn trẻ hãy cố gắng ý thức, giữ vững lập trường, không vì lý do gì, chúng ta lại bị lầm đường chệch hướng để hợp tác với CS qua những chiêu bài giao lưu tiếp cận của một số thế lực tay sai đã và đang tung ra".
KHG Dương Nguyệt Ánh cũng khuyên nhủ giới trẻ: "Là những người trẻ, chúng ta nên biết ăn quả nhớ kẻ trồng cây, hãy trân trọng những tấm gương hy sinh anh dũng của cha anh, hãy cố gắng gắn bó với cộng đồng, dấn thân giúp đỡ tích cực trong công cuộc đấu tranh chung của dân tộc trong vòng khả năng của chính mình, hướng về một đất nước Việt Nam tươi sáng trong tương lai. Xin các bạn trẻ cố gắng tìm hiểu về ý nghĩa của cuộc chiến Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, để có một cái nhìn chính xác về sự hy sinh dũng cảm, cao qúy của các bậc cha anh".
Cuối cùng, KHG Dương Nguyệt Ánh cũng cảnh giác giới trẻ trước những tài liệu xuyên tạc, tuyên truyền một chiều của báo chí, tài liệu giáo khoa Tây Phương. Bà nói: "Hãy tìm hiểu qua những sử sách Việt Nam tại hải ngoại, đừng tin vào tài liệu của khôi Tây phương. Đại đa số truyền thông Tây phương và tài liệu giáo khoa trong các trường trung và đại học đều mang chiều hướng khuynh tả. Điều cần ghi nhớ là qua chính sách bang giao, đa số trường đại học và giao sư tại Mỹ cũng mang chiều hướng khuynh tả, chúng ta nên cẩn trọng.
Sau cùng là phần tâm tình của đồng hương với diễn giả và trao quà kỷ niệm. Buổi nói chuyện của Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh được kết thúc vào lúc 18 giờ cùng ngày trong không khí vui tươi tràn đầy hy vọng tươi sáng cho đất nước Việt Nam của một tương lai gần.
Được biết, vì là buổi nói chuyện duy nhất của KHG Dương Nguyệt Ánh tại Úc Châu, nên bất chấp trời mưa gió tầm tã, có nhiều đồng hương đã lặn lội cả ngàn cây số từ nhiều thành phố, làng mạc xa xôi trên nước Úc về tham dự. Thậm chí, có nhiều cụ già tám, chín chục tuổi; nhiều gia đình gồm cả ba, bốn thế hệ cũng đã có mặt tại hội trường ngay từ buổi trưa. Vì số người tham dự quá đông, nên nhiều người đã che dù, đội mưa đứng ở ngoài trời, nhưng vẫn say sưa lắng nghe KHG Dương Nguyệt Ánh tâm tình... Thật là một buổi nói chuyện thành công và có ý nghĩa! Hoan hô Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị & Nạn Nhân CSVN, Tập Thể Hậu Duệ VNCH, cùng toàn thể quý đồng hương!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.