Hôm nay,  

Viện Việt Học Và Những Vấn Đề Của Tương Lai

02/12/200800:00:00(Xem: 4138)

VIỆN VIỆT HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA TƯƠNG LAI

Hội Nghị Quốc Tế Về Tiếng Việt được tổ chức tại Viện Việt Học (2007)

 

 

 

 

 

Bộ Nam Phong Tạp Chí được chuyển thành e-book
Trong một bài viết trước đây về vấn đề đưa việc dạy-học tiếng Việt vào main stream ở Mỹ, chuyên mục này đã có đề cập đến Viện Việt Học. Cái tên cũng đã nói lên một phần chức năng của viện, một trung tâm nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam trên đất Mỹ. Đây này là một nhu cầu thực sự cho hai triệu ngươì Việt lưu long ở đây.
Tuy nhiên, cho dù sự ra đời là cần thiết, nhưng Viện Việt Học vẫn phải đối mặt với một số vấn đề thường gặp của những tổ chức họat động thuần văn hóa, phi lợi nhuận của người Việt ở Mỹ. Vấn đề kinh phí họat động. Vần đề định hướng trong tương lai khi mà thế hệ người Việt ly hương thứ nhất đã trở thành quá khứ. Tôi đã gặp anh Nguyễn Minh Lân, thuộc ban điều hành của Viện Việt Học, để chia xẻ về vấn đề này.
Viện Việt Học được thành lập vào ngày 26/02/2000 . Theo anh Lân, đây là một nhu cầu văn hóa quan trọng của thời điểm đó. Nước Việt Nam mình qua bao thế kỷ triền miên trong chiến tranh. Từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh cho đến kết thúc cuộc chiến Quốc-Cộng vào năm 1975, Người Việt của chúng ta chẳng có thời gian để buông vũ khí mà nhìn lại chính mình, trả lời một cách khách quan câu hỏi “ Ta là ai" Tại sao ta lại như thế này"”. Bởi vì khi ở ngay trong cuộc chiến, cái nhìn của chúng ta thường bị phiếm diện. Kết thúc chiến tranh, công việc này lại càng không thể thực hiện được trong nước. Bởi chính quyền Việt Nam chỉ cho phép mọi người nhìn theo một hướng duy nhất phủ màu đỏ của giai cấp, chủ nghĩa khi nói đến lịch sử. Còn những người Việt phải rời đất nước ra đi, họ phải mất hai mười năm để ổn định cuộc sống mới, xây dựng được một cộng đồng tương đối vững mạnh. Viện Việt Học bắt đầu thiên niên kỷ mới với công việc “ bản lai diện mục”, thật là có ý nghĩa! Anh Lân cho rằng trong số những người đã bỏ nước ra đi có rất nhiều bậc tiền bối khả kính như giáo sư Nguyễn Khắc Kham, giáo sư Nguyễn Sỹ Tế, giáo sư Nguyễn Đình Hòa, giáo sư Trần Ngọc Ninh… Họ là vốn quí của dân tộc, là những chứng nhân lịch sử của giai đoạn lịch sử Việt Nam cận đại. Phải kịp thời ghi lại nhận định, nghiên cứu của những vị này. Đó sẽ là một kho tư liệu vô giá cho những thế hệ sau khi nghiên cứu về giai đọan lịch sử đầy biến động của dân tộc này.
Họat động của Viện Việt Học rất rộng. Một trong những trọng tâm là nghiên cứu nguồn gốc, văn hóa Việt Nam thông qua ngôn ngữ. Có thể phân họat động của viện thành một số nhóm chính:
- Thư viện của Viện có hơn 6,000 đầu sách chuyên đề văn hóa đối chiếu. Sách chỉ dành cho công việc tham khảo, nghiên cứu tại chỗ, không cho mượn đem về nhà. Hệ thống lưu trữ ở đây theo đúng tiêu chuẩn hệ thống quản trị thư viện của quốc hội Hoa Kỳ. Một trong những công trình tiêu biểu của thư viện trong thời gian gần đây là lưu trữ bộ Nam Phong Tạp Chí dưới dạng e-book. 210 tập Nam Phong Tạp Chí được biến thành 33 đĩa DVD, rất tiện lợi cho các nhà nghiên cứu.


- Các lớp Việt Học, bao gồm cả học tại lớp cũng như  qua mạng. Các môn học khá đa dạng: Hán-Việt, Chữ Nôm, Tuồng Hát Bội… Hiện nay, Giaó Sư Trần Ngọc Ninh đang có lớp dạy về Ngữ Pháp Việt Nam vào Chủ Nhật hằng tuần. Viện Việt Học cũng đang có một lớp thử nghiệm dạy Tiếng Việt cho trẻ em sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Đây là một dự án thiết thực, nhằm giúp các em và cả các bậc phụ huynh Việt Nam ở Mỹ trong việc dạy và học tiếng Việt. Người Việt ở Mỹ cần phải có giáo trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện giáo dục ở Mỹ nếu muốn con em mình tiếp tục học tiếng Việt một cách hiệu quả hơn.
- Cơ sở xuất bản Việt Học đã xuất được trên 20 đầu sách thuộc các chủ đề ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử… rất có giá trị.
- Các buổi thuyết trình về chủ đề văn hóa, lịch sử Việt Nam. Nhiều diễn giả đã trình bày những nghiên cứu cùa mình về ngữ học, âm nhạc cổ truyền, lịch sử, địa lý, tôn giáo, văn học Việt Nam… Ta có thể thấy một khối lượng lớn “chất xám văn hóa” của cộng đồng người Việt ở Mỹ đã được tập trung và ghi nhận lại qua các buổi thuyết trình của viện trong suốt 8 năm qua. 
- Các họat động văn hóa khác. Một ví dụ điển hình là Ngày Văn Hóa của các hội đồng hương như Cần Thơ, Bắc Ninh, Quảng Nam Đà Nẵng… Chúng ta cũng biết các hội đồng hương ở hải ngọai họat động theo tình thần tương trợ là chính. Viện Việt Học đã kết hợp với các hội này để bổ xung thêm màu sắc văn hóa của các địa phương, nhằm cho thế hệ trẻ có dịp tìm hiểu thêm về văn hóa của quê hương mình.    
Những thành tựu của Viện Việt Học trong 8 năm qua thật là đáng trân trọng. Nhưng nếu biết thêm những vấn đề cần phải giải quyết  đằng sau những thành tựu đó, chúng ta sẽ còn thấy chúng giá trị hơn nhiều. Tòan bộ những người làm việc và cộng tác với Viện Việt Học đều làm thiện nguyện 100%. Bao Bảo Trợ Viện Việt Học, hiện nay có khỏang gần 30 ân nhân với số tiền đóng góp $100/năm, là nguồn kinh phí chính để trang trải các chi phí họat động. Nhiều anh em trong ban sáng lập vẫn phải bỏ thêm tiền túi ra. Riêng anh Lân thì nghĩ rằng mình có nợ với tổ tiên nước Việt, cho nên vẫn tâm huyết với công việc của mình. Anh cũng lạc quan nhận định rằng dù khó khăn, nhưng Viện cũng vẫn duy trì họat động trong 8 năm qua, cho nên anh tin là Viện vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Điều quan trọng là Viện phải có được nhiều “sản phẩm văn hóa” phù hợp với quan tâm của cộng đồng để có thêm các nhà bảo trợ.
Vấn đề tiếp theo của Viện trong tương lai là sự kế thừa. “Thế hệ vàng” của văn hóa Việt Nam cận đại đã lần lượt ra đi, đó là các giáo sư Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Sỹ Tế…Những người thuộc thế hệ học trò như anh Lân đang tiếp nối. Nhưng đi xa hơn nữa thì vẫn còn là một câu hỏi. Cái khó là ở chỗ những họat động của Viện Việt Học hiện nay vẫn độc lập với các cá nhân, tổ chức tương tự ở trong nước Việt Nam. Giống như ta đang nuôi dưỡng một cây văn hóa mà không dựa vào rễ cây vậy. Sẽ là hợp lý hơn nếu những công trình của Viện có sự tiếp nối của những nhà văn hóa trẻ trong nước trong tương lai. Biết làm sao được, khi mà chính quyền Việt Nam vẫn là mối nghi kị lớn của cộng đồng người Việt hải ngọai về lĩnh vực lịch sử, văn hóa! Vẫn với tinh thần lạc quan, anh Lân trả lời rằng trước mắt anh và các thân hữu của Viện vẫn còn nhiều thứ phải làm lắm. Còn tương lai, ta vẫn cứ hy vọng vào sự thay đổi ở quê nhà. Vì suy cho cùng, những công việc mà Viện Việt Học đang làm là để phục vụ cho tòan bộ dân tộc Việt Nam, đặc biệt là cho thế hệ tương lai, chứ đâu phải chỉ cho riêng chúng ta, những người Việt xa xứ…
Đòan Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.