Hôm nay,  

Tướng Westmoreland Và Cuộc Hành Quân Cam Bốt 1970

23/07/200500:00:00(Xem: 25658)
LTS: Tiếp theo loạt bài Tưởng niệm 30-4, VB giới thiệu đến bạn đọc những tài liệu đặc biệt liên quan đến các sự kiện quân sự, chính trị giưã VNCH và Hoa Kỳ, đã được Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại Hoa Kỳ giải mật và chuyển giao cho Văn Khố Quốc gia Hoa Kỳ.

* Lược trình về cuộc hành quân tại Cam Bốt năm 1970 của Liên quân VNCH-Hoa Kỳ
Vào cuối tháng 4/1970, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3/QL.VNCH và Bộ Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Vùng 3 chiến thuật đã phối hợp tổ chức hai cuộc hành quân ngoại biên nhằm triệt hạ các căn cứ địa của CSBV trên phần đất Cam Bốt. Cuộc hành quân thứ 1 khai diễn vào ngày 29 tháng 4/1970 mang tên Toàn Thắng 42 với thành phần tham chiến ban đầu gồm có: Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, Liên đoàn 3 Biệt động quân, lực lượng Pháo binh, Công binh thống thuộc Quân đoàn 3... Hai ngày sau, vào 6 giờ sáng 1/5/1970, cuộc hành quân thứ hai mang tên Toàn Thắng 43 khởi động với lực lượng chính là lữ đoàn 3 Nhảy Dù VNCH và các binh đoàn Hoa Kỳ sau đây: Lữ đoàn 3/Sư đoàn 1 Không kỵ, Lữ đoàn 2 Thiết kỵ, thiết đoàn 2/34; tiểu đoàn 2/47 Bộ binh cơ giới (hành quân Toàn thắng 43).
Sau hai tháng liên tục truy kích CQ, đến cuối tháng 6/1970, lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ trở về Vùng 3 chiến thuật, riêng lực lượng VNCH, các đơn vị đã luân phiên tham dự chiến dịch quy mô và dài hạn này.
*Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ Westmoreland và kế hoạch hành quân tại Cam Bốt
Lúc cuộc hành quân diễn ra, vị tham mưu trưởng của Lục quân Hoa Kỳ là Đại tướng Westmoreland (vừa từ trần ngày 18/7/2005, thọ 91 tuổi), nguyên Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN từ 1964-1968. Là một thành viên trong Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ (Hải, Lục, Không quân), Đại tướng Westmoreland đã tham dự nhiều cuộc họp mật về kế hoạch tấn công CSBV trên đất Cam Bốt, một số sự kiện đặc biệt về kế hoạch này được Đại tướng Westmoreland ghi lại trong cuốn hồi ký của ông. Sau đây là những ghi nhận của Đại tướng Westmoreland về quyết định của Tổng thống Nixon về cuộc hành quân nói trên. Phần này được tổng hợp dựa theo bản dịch của dịch giả Duy Nguyên đối chiếu với tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ.
* Tổng thống Nixon và kế hoạch hành quân truy kích CSBV trên đất Căm Bốt:
Sau khi hoàng thân Sihanook bị lật đổ vào tháng 3/1970, chính phủ Lon Nol lên nắm quyền tại Căm Bốt thì chính ông Henry Kissinger (cố vấn của Tổng thống Nixon) đã khởi xướng cuộc hành quân vào Căm Bốt để tấn công các căn cứ quân CSBV đặt trên lãnh thổ nước này. Vài ngày sau, tức ngày 1 tháng 5, Tổng thống Nixon thảo luận với bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird và các thành viên trong bộ Tham mưu Liên quân tại trung tâm Hành quân Ngũ Giác Đài. Tổng thống Nixon cả quyết nói đi nói lại nhiều lần: "Quét sạch sành sanh các căn cứ địa. Các anh phải cho công chúng biết quyết định này, những quyết định táo bạo làm nên lịch sử", rồi ông kể: như quyết định của Tổng thống Roosevelt đánh chiếm khu đồi San Juan, tuy nhỏ nhưng thật ý nghĩa khiến công chúng không ai ngờ nổi."
Tổng thống át hết mọi người nhưng dường như có vẻ vội vàng và kết luận quá chóng vánh. Khi Tổng thống chuẩn bị bước đi, tôi (Đại tướng Westmoreland) chận ngang. Sự hứng chí không kiềm hãm và kỳ vọng quá lớn của Tổng thống về những kết quả mỹ mãn cũng cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế có thực hiện nổi hay không chứ. Tôi muốn báo cho Tổng thống biết là chỉ còn một tháng nữa là đến mùa mưa. Lúc ấy sự đi lại của các phương tiện cơ giới như xe vận tải, chiến xa, phi cơ đều gặp nhiều trở ngại vô cùng khiến chúng tôi không thể nào quét sạch tất cả các căn cứ đó được. Vì không nghe nói đến thời gian quy định cho sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc hành quân nên sau khi nghe lời tuyên bố này của Tổng thống, hàng loạt các cuộc biểu tình của sinh viên, báo chí cũng làm rùm beng, kể cả các thành viên trong Quốc hội cũng lên tiếng la ó.
Bất chấp các giới hạn đã buộc từ trước, cuộc hành quân sang đất Cam Bốt cũng đã đạt được một số thành quả. Một phần các căn cứ địch bị phá hủy, nhưng điều chính yếu là các đơn vị tham gia cuộc hành quân đã không tìm ra bộ phận đầu nảo của Trung ương Cục Miền Nam của CSVN, đó là mục tiêu hàng đầu của chiến dịch tảo thanh mà chẳng may Tổng thống Nixon lại tiết lộ trước cho báo chí biết. Địch quân thì bỏ chạy trước nhưng vẫn để lại hơn 10 ngàn xác, vô số quân trang quân dụng bị phá hủy và số lương thực cho khoảng 25 ngàn quân ăn trong một năm đã bị tịch thu. Bây giờ muốn CS không thể trở lại lập căn cứ được là quân đội VNCH phải ở lại đóng quân lâu dài tại đó, và việc này phải mất một thời gian mới hoàn thành được. Nhờ vậy các cuộc tấn công của địch quanh vùng Sài Gòn và các tỉnh đồng bằng Cửu Long sút giảm trông thấy. Thêm vào đó ông Lon Nol ra lệnh đóng cửa hải cảng Sihanoukville làm cho tàu bè địch không còn đường tiếp tế nữa.
Còn một cách ngăn chận không cho địch xâm nhập vào lãnh thổ Căm Bốt nữa là ném bom. Đầu năm 1969, Tổng thống được quyền sử dụng B 52 nên ông cho tấn công trong vùng dân cư thưa thớt và được hoàng thân Sihanook chấp thuận với điều kiện là các cuộc ném bom này phải được giữ kín. Nay người thay thế Sihanook là Lon Nol, một nhân vật chống Cộng tích cực, việc tấn công này càng được ũng hộ mạnh mẽ hơn.


Chủ trương giữ bí mật các cuộc ném bom trong lãnh thổ Căm Bốt của Tổng thống được chuẩn bị trong hai hồ sơ: một hồ sơ ghi những mục tiêu này là những mục tiêu nằm trong lãnh thổ Việt Nam, một hồ sơ khác ghi tên mục tiêu khác bị tấn công. Năm 1973 công luận phẫn nộ vì có tin do các quân nhân Không quân tiết lộ các mục tiêu này. Không nghi ngờ gì nữa, có cả sự mặc cả giữa các giới chức cao cấp rồi. Tuy nhiên vì các mục tiêu này thuần túy quân sự, và được chính phủ Căm Bốt chấp thuận, nên dù lần thứ hai bị công luận chống đối, vẫn được tiếp tục như thường. Sỡ dĩ có sự phản đối như vậy theo tôi có lẽ do tòa Bạch Ốc hay bộ trưởng Quốc phòng thông báo cho Quốc hội biết.
Hải cảng Sihanouk cấm không cho tiếp liệu của địch chở vào cùng với các đợt ném bom vào các căn cứ và việc hải quân Việt-Mỹ tăng cường tuần tiễu mặt biển khiến cho Bắc Việt phải trông cậy vào con đường tiếp tế là đường mòn Hồ Chí Minh. Tấn công đường mòn này bằng bộ binh là bước kế tiếp, do vậy đến tháng Hai năm sau (1971) quân CSBV đã chuẩn bị đối phó. (Ngày 8/2/1971, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa khởi động cuộc hành quân Hạ Lào).
* Đại tướng Westmoreland nhận định về cuộc hành quân Lam Sơn 719 (Hạ Lào):
Do có lệnh không cho sử dụng kinh phí cho quân đội Hoa Kỳ vào các cuộc hành quân vượt khỏi lãnh thổ VNCH do Thượng viện áp đặt vào tháng 12 năm 1970 nên lực lượng Hoa Kỳ không thể tham dự cuộc hành quân này, nhưng sẵn sàng yểm trợ Không quân, tiếp tế cùng yểm trợ về Pháo binh tầm xa đặt tại Khe Sanh.
Dù cho các tin đồn trong giới quân nhân và báo chí Mỹ đã làm cho CSBV biết mà chuẩn bị trước, nhưng quân đội VNCH đã thu đạt được chiến thắng thần tốc. Họ tiến sâu vào lãnh thổ Lào chừng 25 cây số và tiến đánh hầu hết các mục tiêu định trước, nhưng về sau CSBV cố sức phản công. Vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh nên một vài nơi không thể tiếp tế được nên các đợt vị này phải rút lui. Việc rút lui trước một hỏa lực mạnh của địch lúc nào cũng là công tác khó khăn nhất của một đơn vị khi lâm trận.
Lúc này mới thấy sự chuẩn bị của phía Việt Nam có nhiều khuyết điểm. Phối hợp chỉ huy ở cấp cao nhất không đồng bộ và kế hoạch tấn công diễn ra quá nhanh khiến cho các đơn vị không yểm trợ nhau hữu hiệu gây khó khăn cho phía Hoa Kỳ yểm trợ có kết quả. Sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ và vị chỉ huy tổng quát phía Việt Nam lại ở hai căn cứ khác nhau. Phải ghi nhận rằng binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại chiến trường Lào rất can đảm. Phi công Hoa Kỳ bay yểm trợ và tiếp tế cũng rất can trường. Tôi thật sự vô cùng xúc động khi nghe tin hai chiến binh Hoa Kỳ có hành động rất đáng khâm phục.
Người sống sót duy nhất sau vụ phi cơ rớt trong một chuyến tải thương cho căn cứ hỏa lực VNCH là hạ sĩ nhất Dennis Fuji giúp các binh sĩ trú phòng Việt Nam chiến đấu chống trả quân địch bằng cách hướng dẫn trực thăng võ trang bắn phá và phi cơ oanh tạc trút bom xuống quanh căn cứ suốt ba ngày liền, cuối cùng cứu được căn cứ này khỏi bị địch tràn ngập. Fuji là một trong những nhân viên phi hành của phi đội tiếp tế tải thương cho đồn biên phòng khác nhưng hỏa lực phòng không địch quá dày dặc. Thoạt đầu phi công không chịu thấu nhưng cuối cùng anh đã xuống được. Khi phi cơ cất cánh lên lại thì bị trúng đạn và bốc cháy nhưng viên phi công đã khéo léo lết đến một căn cứ khác và đáp xuống. Về sau phi hành đoàn được cứu về nhưng Fuji đã tình nguyện ở lại. Trong hai ngày đêm anh liên tiếp phụ giúp việc gọi hỏa lực yểm trợ để giải tỏa áp lực địch bao vây quanh căn cứ này. Sau hai lần bị thương anh mới chịu trở về để chữa trị.
Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa còn biết thêm một tên gọi trên vô tuyến nữa là Music 16 tức Đại úy Keith A. Brandt, người đã có công cứu 88 binh sĩ VNCH cầm cự trong một hố bom để đối đầu với lực lượng địch chỉ cách họ trong tầm ném lựu đạn. Sau khi đã đổ đạn dược xuống được nơi chiến đấu, Đại úy Brandt còn hướng dẫn một phi đội đến để giải cứu. Khi gần đến vị trí thì hỏa lực địch bắn quá rát khiến anh phải cất cánh lên cao: Đạn bắn hỏng hệ thống thủy lực và máy bị phát hỏa, anh gọi máy về báo như vậy, nhưng vẫn cố gắng bay vòng lại lần nữa để hướng dẫn phi đội đến vị trí khi trực thăng anh đã thấy một vệt khói dày dặc phun ra. Chỉ điểm vị trí xong, anh bay vòng ra và nói: Tôi sẽ bay ra sông. Lần cuối cùng nghe anh nói là: Máy tôi hỏng rồi, hộp số bị hư. Vĩnh biệt, cho tôi gửi lời nhắn với gia đình. Tôi chết đây. Gần đến sông thì phi cơ phát nổ và rớt xuống lùm cây bên bờ. Đại úy Brandt được truy thăng, tấm gương hy sinh của đại úy thật cao cả.Trong lúc đó, bất chấp làn mưa đạn của địch, phi cơ giải cứu vẫn tiến hành công tác. Họ trở về với những trực thăng khệnh khạng vì quá tải. Vì trực thăng không đủ chỗ ngồi, binh sĩ VNCH có người phải bu càng. Đối với những ai thấy rõ từ đầu đến cuối mới cảm phục lòng can đảm của các chiến sĩ VNCH và sự gan dạ của các phi công trực thăng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.