Hôm nay,  

Câu Chuyện Thể Thao: Túc Cầu Trên Sân Nhỏ

24/11/200800:00:00(Xem: 2349)

Câu Chuyện Thể Thao: Túc Cầu Trên Sân Nhỏ

Trong phần Câu Chuyện Thể Thao lần này, chúng tôi xin được cùng quý vị tìm hiểu môn “Futsal”, tức “Túc Cầu Trên Sân Nhỏ”. “Futsal” là môn thể thao tương cận với Túc Cầu nhưng được tranh tài trên sân đấu với diện tích nhỏ hẹp hơn và thông thường là những sân bằng gỗ hoặc sân xi măng có mái che. Tuy môn Futsal từng áp dụng các luật lệ khác nhau tùy theo mỗi quốc gia trong một thời gian dài, đặt dưới sự vận hành chính thức của FIFA từ năm 1989, nhưng mãi cho đến năm 1994 mới được hình thành những quy định thống nhất trên toàn thế giới.
Trên phương diện ngôn ngữ, danh từ “Futsal” được kết hợp từ chữ “fúlbol” (của Tây Ban Nha) hoặc “futebol” (của Bồ Đào Nha) có nghĩa là Túc Cầu và chữ “salón” (của Tây Ban Nha) hoặc “salão” (của Bồ Đào Nha) nghĩa là trong phòng. Vì vậy, theo tiếng Tây Ban Nha, môn thể thao này gọi là “Fútbol de salón” và được rút ngắn lại thành “Futsalo”, sau đó trở thành “Futsal” như cách đọc thông dụng hiện nay trên thế giới.
Có hai chi nhánh khởi nguồn từ Nam Mỹ và Châu Âu được xem là lịch sử hình thành của môn “Futsal” hiện đại.
Thứ nhất, môn “Futsal” được hình thành và phát triển tại khu vực trung tâm vùng Nam Mỹ với tên gọi ban đầu là “Fútbol Salón”. Vào năm 1930, Uruguay là quốc gia đầu tiên nghiên cứu và hệ thống hóa luật lệ của bộ môn này. Cùng thời điểm này, tại Ba Tây cũng bắt đầu quan tâm đến môn thể thao “Salão Futebol” vì tính cách thu hẹp sân đấu và giảm bớt lượng cầu thủ rất thích hợp với đa số người dân yêu chuộng đá banh nhưng không có điều kiện luyện tập trên các sân bãi lớn hoặc không tập hợp được đủ người. Sau đó, cuốn sách viết về những luật lệ thống nhất của môn “Futbol Salón” được xuất bản tại São Paolo, và môn thể thao này trở nên thịnh hành khắp vùng Nam Mỹ.
Vào năm 1961, Liên Đoàn Salón Fútbol Quốc Tế (FIFUSA: Federation Intrenacional de Fútbol Salón) được thành lập. Đây chính là tổ chức tiền thân của Hiệp Hội Futsal Thế Giới ngày nay (WFA: World Futsal Association). Dưới sự điều hành của FIFUSA, “Giải Vô Địch Fútbol Salón Thế Giới” cũng được tổ chức tại São Paolo vào năm 1982. Ngoài ra, trước đó “Giải Vô Địch Salón Futbol Nam Mỹ còn được tổ chức liên tục từ năm 1965 đến năm 1976.
Kế đến, từ vùng đất sản sinh môn Túc Cầu là Anh Quốc, mộn thể thao tương cận có tên “Indoor Soccer” được phổ biến rộng khắp Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc. Môn “Indoor Scocer” cũng sử dụng quả bóng túc cầu và được thi đấu trên các sân sân xi măng có 4 bức tường bao bọc. Tuy nhiên, vì môn thể thao này tùy thuộc vào luật lệ khác biệt của từng quốc gia nên cũng được gọi bằng các danh xưng khác nhau như tại Tây Ban Nha gọi là “Fúbol Sala”, ở Đức Quốc thì có tên “Hallen Futball”, còn Hòa Lan sử dụng từ ngữ “Zaalvoebal”, trong khi Ý Đại Lợi Lợi dùng danh từ “Calcetto”. Tại khu vực Châu Âu, Liên Đoàn Túc Cầu Châu Âu (UEFA: Union European Football Association) là tổ chức đưa ra đề án thống nhất luật lệ cho môn “Indoor Soccer”.
Cuối cùng, vì nhận thấy môn “tiểu Túc Cầu” ngày càng được thịnh hành và nhất là qua các vũ đài của môn thể thao này có rất nhiều cơ hội phát hiện những tài năng mới, nên Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới FIFA đã có những nỗ lực thống nhất hóa luật lệ chung trên toàn thế giới, sau khi có những cuộc bàn thảo cùng FIFUSA và UEFA. Đó là thời điểm cuối thập niên 1980, và “Giải Vô Địch Futsal Thế Giới” lần đầu tiên được tổ chức tại Hòa Lan vào năm 1989 nhưng mãi cho đến năm 1994 thì môn “Mini Soccer” này mới chính thức sử dụng danh xưng “Futsal”, áp dụng luật lệ thống nhất trên toàn thế giới.
Về luật lệ, môn “Futsal” quy định các chi tiết sau đây:
Điều 1 (về sân bãi): Sân đấu hình chữ nhật có chu vi: dài từ 38m đến 42m, rộng từ 18 đến 25m, được kẻ lằn biên ở giữa sân để chia làm 2 phần đất cho 2 đội thi đấu. Cuối lằn biên 2 bên sân đặt khung gôn cho đôi bên có chiều cao 2m, dài 3m. Từ trung điểm của khung gôn, đường bán kính 6m được kẻ thành nửa vòng tròn trước khung thành, đây là khu vực cấm địa. Mặt sân có thể là sân cỏ nhân tạo hoặc sân được tráng xi măng, trải đất, trải cỏ nhân tạo hay lót gỗ nếu là sân trong các hội trường có mái che. Tuy nhiên, tại các giải đấu quốc tế không được tổ chức trên cỏ.
Điều 2 ( quả bóng): Quả bóng sử dụng trong môn “Futsal” làm bằng da, có chu vi vòng ngoài từ 62cm đến 64cm, nặng khoảng 400gr đến 440gr có áp suất không khí trong ruột là đơn vị khí áp từ 0,4 đến 0,6 và nếu buông rơi từ độ cao 2m phải có độ nẩy tưng cách mặt đất từ 50cm đến 65cm.


Điều 3 (nhân số cầu thủ): Mỗi đội bóng trên sân có tối đa 5 cầu thủ, trong đó có một thủ môn. Tuy số cầu thủ được thay đổi bị hạn chế tối đa là 7 người, (tức chỉ trong vòng 7 tuyển thủ này) nhưng không giới hạn số lần đổi người. Khi đổi người phải đứng ở vị trí quy định ở bên ngoài đường biên khu vực giữa sân.
Điều 4 (trang phục): Khi thi đấu trên sân, cầu thủ phải mặc đồng phục như môn túc cầu gồm quần áo, vớ, giày, nhưng không được mang giày đinh. Trrường hợp trận đấu diễn ra tại các hội trường có mái che thì phải mang loại giày chuyên dụng.
Điều 5, 6, 7 (trọng tài): Môn “Futsal” có 3 trọng tài được phân chia vai trò gồm chính, phụ và trọng tài thứ 3. Trọng tài chính và trọng tài phụ luôn đứng ở vị trí đối nghịch nhau trên 2 phần sân. Tức là khi trọng tài chính di chuyển về một bên thì trọng tài phụ phải hiện diện bên phần sân ngược lại để quan sát từ phía sau. Vì môn “Futsal” áp dụng hình thức “time out”, tức xin tạm ngưng để hội ý hoặc chấn chỉnh đội hình nên vị trọng tài thứ 3 sẽ phụ trách phần hành này và ghi lại số lần phạm lỗi của các cầu thủ trong trận đấu.
Điều 8 (thời gian): Một trận đấu “Futsal” chia làm 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút. Trong mỗi hiệp, hai đội thi đấu có quyền xin tạm ngưng trận đấu 1 lần và giờ “time out” được quy định là 1 phút. Trong giờ thi đấu của 40 phút quy định, nếu không phân thắng bại sẽ đấu thêm hiệp phụ, nhưng trong hiệp phụ không được xin tạm ngưng trận đấu. Và cũng giống như môn Túc Cầu, nếu trải qua luôn hiệp phụ vẫn chưa có được tỷ số chung cuộc thì sẽ áp dụng hình thức đá phạt luân lưu “PK”.
Điều 9 (khởi bóng): Tức hình thức bắt đầu đá bóng từ một vị trí đặt cố định trên sân. Thí dụ như khi trận đấu mở màn thì có một bên được chuyền bóng trước, lúc đó bóng được đặt cố định ở vị trí giữa sân.
Điều 10 (dừng trận đấu): Khi một bên chạm bóng hoặc đá bóng văng ra ngoài thì trọng tài sẽ thổi còi và ra hiệu ngưng trận đấu để cho biết bên nào sẽ được giữ bóng ở tình huống kế tiếp. Trường hợp bên nào đá bóng đụng trần nhà, thì phía đối phương sẽ được hưởng lợi thế chuyền bóng từ vị trí trung điểm của đường biên giữa sân.
Điều 11 (ghi điểm): Trong tất cả tình trạng quả bóng bay xuyên qua không gian của khung gôn hoặc lướt sát mặt đất vượt qua lằn biên trước khung thành lọt vào trong khung gôn thì đều được tính 1 điểm cho bên đưa bóng vào gôn. Điều 12 (phạm lỗi): Khi có một bên phạm lỗi thì đối phương sẽ được hưởng phạt và hình thức đá phạt cũng chia làm 2 phần: đá trực tiếp và đá gián tiếp. Đối phương sẽ được hưởng quả phạt đá trực tiếp trong những trường hợp phạm lỗi sau đây:
- Đá vào người đối phương
- Dùng chân cản trở làm đối phương bị vấp ngã
- Dùng tay đánh, đấm đối phương hoặc có những hành vi hù dọa như sẵn sàng ra tay tấn công đối phương.
- Xô đẩy đối phương
- Phun nước bọt vào người đối phương
- Ngã người, xoải chân chuồi bóng trong tư thế gây nguy hiểm cho đối phương.
- Cố ý sử dụng bàn tay hoặc cánh tay chạm bóng để chuyền cho đồng đội hoặc cứu nguy khung thành.
Đối phương sẽ được hưởng quả phạt đá gián tiếp trong những trường hợp phạm lỗi sau đây:
- Thủ môn dùng tay chụp bóng do đồng đội chuyền về bằng chân (back pass)
- Thủ môn giữ bóng trong tay quá 4 giây trong vòng cấm địa của mình
Điều 13 (đá phạt): Giống như Túc Cầu, môn “Futsal” có 2 hình thức đá phạt trực tiếp và gián tiếp. Đá phạt trực tiếp là hình thức nhắm hướng và sút bóng thẳng vào gôn, và ngược lại đá gián tiếp là hình thức đưa bóng qua trung gian của đồng đội để kiến tạo cơ hội ghi điểm
Điều 14 (hình phạt lũy tích): Khi tổng số lần bị phạt đá trực tiếp ở mỗi hiệp là từ 5 lần trở xuống thì có thể dựng rào cản trước đối thủ đá phạt với điều kiện là rào cản phải cách vị trí đá phạt 5m. Nếu phạm lỗi vượt quá 5 lần thì không được dựng rào cản này
Điều 15 (đá phạt penalty): Là hình thức đá phạt trực tiếp trong khu cấm địch thủ khi bị đối phương truy cản sái phép và phạm lỗi trong vùng cấm địa này.
Điều 16 (đá biên): Khác với Túc Cầu, môn “Futsal” không áp dụng hình thức ném biên và khi một bên đá hoặc chạm bóng văng ra ngoài chu vi sân thì đối phương sẽ được đá bóng từ vị trí đường biên.
Điều 17 (thủ môn phát bóng): Khi một bên đưa bóng hoặt sút bóng ra ngoài đường biên cuối sân thì thủ môn đối phương sẽ được ném bóng tự do cho đồng đội từ vị trí khu cấm địa của mình.
Điều 18 (phạt góc): Là hình thức đá bóng từ vị trí 2 góc sân do đối phương phá bóng ra ngoài đường biên cuối sân giống như luật phạt góc của môn Túc Cầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.