Hôm nay,  

Nga-hoa Câu Giờ Tại Trung Á

13/07/200500:00:00(Xem: 5004)
Cách mạng thành công tại Kyrgyzstan lại làm Hoa Kỳ chau mày. Chuyện lạ!
Suốt tuần qua, dư luận chú ý đến vụ khủng bố Luên Đôn 7-7 nên không để ý tới một sự lạ tại Trung Á. Sau cuộc "Cách mạng Cam" tại Ukraine, đến lượt Kyrgyzstan đổi chủ qua cuộc "Cách mạng Uất kim hương" (Tulip Revolution) với cuộc bầu cử hôm Chủ nhật mùng 10: Đang xử lý thường vụ, Kurmanbek Bakiyev đắc cử Tổng thống với 88% số phiếu. Mọi người đều biết rằng các cuộc cách mạng ấy được Hoa Kỳ cổ võ, nếu không trực tiếp yểm trợ qua hàng loạt những tổ chức ngoài chính phủ. Cho nên, việc Bakiyev thắng cử vẻ vang có thể là một tin vui cho Washington.
Chuyện lạ là ngay hôm sau, Thứ Hai 11, tân chính quyền tại Bishkek đã có những lời tuyên bố làm Hoa Kỳ giật mình: "ý dân là ý trời ơi!"
Vừa đắc cử, Tổng thống Bakiyev rồi Đại sứ của ông tại Liên bang Nga, ông Apas Jumagulov, tuyên bố: căn cứ không quân Mỹ tại phi trường Manas ở Kyrgyzstan sẽ được đóng cửa dần, trong khi ấy, căn cứ Kant của Nga vẫn giữ nguyên. Lời tuyên bố ấy chỉ tái xác nhận chủ trương của khối SCO trong hai ngày Thượng đỉnh, mùng năm và mùng sáu vừa qua.
Khối SCO là "Tổ chức Hợp tác Thượng Hải" (Shanghai Cooperation Organization) quy tụ Liên bang Nga, Trung Quốc và bốnc Trung Á có biên giới tiếp giáp là Kazhakstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Được thành lập từ 10 năm trước, do sáng kiến của Boris Yeltsin và Giang Trạch Dân, khối "Thượng Hải" này có mục tiêu ban đầu là hợp tác kinh tế mậu dịch và tăng cường kiểm soát an ninh trong khu vực, chống lại nạn đạo tặc, khủng bố và buôn lậu trong một vùng hoang vu rất khó kiểm soát.
Thế rồi SCO thoát xác dần dần, nhất là sau vụ khủng bố 9-11 và khi Hoa Kỳ tiến sâu vào Trung Á để vừa diệt trừ khủng bố tại Afghanistan vừa khống chế một khu vực sinh tử của miền Nam nước Nga và miền Tây Trung Quốc. Khối này đã giữ nguyên tên tắt SCO, nhưng đổi mục tiêu và nội dung thành "Hợp tác An ninh" (Security Cooperation Organization) và còn mời thêm ba nước lân cận vào làm quan sát viên, là Ấn Độ, Pakistan và Iran.
Trong khối SCO này, nếu Uzbekistan là nước chống Mỹ nhất vì đường lối "cáùch mạng nhung" do chính quyền Bush đang tiến hành, thì Kyrgyzstan lại thân Mỹ nhất, đã mở cửa cho Hoa Kỳ lập căn cứ tiếp vận chiến dịch truy lùng khủng bố tại Afghanistan và được yểm trợ để thiết lập một chế độ tự do hơn qua bầu cử.
Nhưng, Kyrgyzstan cũng có đầy bất ổn và ngược với Ukraine là quốc gia dù sao cũng có biên giới tiếp cận với Âu châu, Kyrgyzstan bị khóa trong đất liền, tiếp cận với Kazahkstan và Trung Quốc, gần cõi Thiên san nổi tiếng trong lịch sử và văn học Trung Hoa. Kyrgyzstan cũng là một nước nhỏ và thường xuyên bị Uzbekistan gây áp lực. Khi Mỹ cần căn cứ không quân để yểm trợ chiến dịch Afghanistan, Bishkek đã đồng ý ngay. Không có bàn đạp nơi ấy, Hoa Kỳ gặp khá nhiều khó khăn và phải từ Ấn Độ Dương vượt qua lãnh thổ Pakistan mới vào đất Afghanistan. Phần mình, nếu có một đồng minh Tây phương - và viện trợ Mỹ - Kyrgyzstan có thể sẽ gìn giữ nổi độc lập bên cạnh các cường quốc xưa nay không hề che giấu ý định không chế.
Nhưng, kể từ 2002 đến nay, khi tình hình Afghanistan bắt đầu ổn định, lực lượng al-Qaeda và tàn dư của chế độ Taliban bị khoanh vùng, thì Hoa Kỳ, từ chính quyền Bush đến Nghị sĩ John McCain, lại tỏ ý là Mỹ nên đóng quân rất lâu tại Afghanistan.

Vấn đề không còn là diệt trừ khủng bố mà là kiểm soát được cột xương sống Trung Á nằm giữa Âu châu, Á châu và tiểu lục địa Nam Á. Điều ấy tất nhiên làm Liên bang Nga và Trung Quốc chột dạ. Hai cường quốc này bèn huy động diễn đàn SCO làm tấm bình phong bảo vệ. Việc Kyrgyzstan ủng hộ quan điểm của SCO và chính thức nói đến việc Mỹ phải định ngày rút quân, trong khi lại đồng ý cho Nga ở lại, là một khó khăn mới cho Hoa Kỳ.
Nhưng vì sao lại có chuyện vật đổi sao dời như vậy"
Bishkek bị sức ép rất mạnh của Bắc Kinh, vì Trung Quốc không muốn Hoa Kỳ đóng quân ở sân sau, như cú nhòm nhà ma. Bên cạnh, chiến dịch "dân chủ lấn đất" do Hoa Kỳ ngầm phát động cũng khiến Uzbekistan không thể yên tâm, nên cũng gây sức ép cho Kyrgyzstan. Bishkek bèn nhắc tới mối quan hệ lâu đời với Liên bang Nga: Mạc Tư Khoa đóng quân tại Kant là một lá bùa hộ mệnh, chứ trông cậy vào tấm áo giáp Mỹ thì rủi ro quá.
Lý do là Hoa Kỳ ở quá xa, nếu cần can thiệp thì cũng quá chậm, mà chưa chắc đã muốn bị lôi vào các tranh chấp về sắc tộc, hoặc phải tiếp cận với các tộc trưởng lãnh chúa quen nghề buôn lậu ma túy. Đã vậy, Hoa Kỳ thường hay đổi ý vì những áp lực chính trị nội bộ, chính quyền Bush lại đẩy cỗ xe dân chủ vào một vùng đất có quá nhiều mâu thuẫn và bất ổn. Cách mạng mà thành công, có khi sẽ loạn to! Chi bằng lui về thế trung lập, thực chất là tựa vào Liên bang Nga, để tìm sự an toàn mới.
Tính toán ấy của tân chính quyền Kyrgyzstan tất nhiên làm Bắc Kinh hài lòng, Liên bang Nga mãn nguyện: cả hai đều cùng muốn chặn đà bành trướng của Hoa Kỳ. Vì vậy, khi cỗ xe dân chủ của Mỹ vừa lăn vào Trung Á thì tấm bình phong SCO được Nga và Trung Quốc gia cố thành mảnh giáp hộ thân. SCO trở thành liên minh quân sự, có khả năng gửi quân can thiệp để cứu giúp các nước hội viên.
Nhìn cục diện từ phía Hoa Kỳ, chính quyền Bush đang gặp khó khăn mới vì chính nỗ lực dân chủ hóa. Vụ nổi loạn và tàn sát tại Andijan hồi tháng Năm khiến mối quan hệ của Washington với Tashkent suy đồi, Tổng thống Islam Kariomov bị đả kích và trả đũa bằng cách gây trở ngại cho Mỹ trong việc sử dụng căn cứ không quân Karshi-Khanabad (gọi tắt là căn cứ K2). Từ K2, các đơn vị Hoa Kỳ phải chuyển dần hoạt động qua căn cứ Kant tại Kyrgyzstan. Bây giờ, chính quyền mới do Hoa Kỳ yểm trợ tại Bishkek lại đòi Mỹ chuẩn bị ngày rút, "khi nào tình hình Afghanistan được ổn định".
Điều duy nhất đáng khích lệ trong khu vực nhiễu nhương này là cả Kyrgyzstan lẫn các hội viên khác của SCO đều không đòi Mỹ lập ra lịch trình thiệt thoái. Đòi hỏi điều ấy có khác chi công khai chống Mỹ" Mà cả Trung Quốc lẫn Liên bang Nga, chưa nói gì đến các nước Trung Á kia, đều chưa sẵn sàng bước qua lằn ranh ấy.
Kết cuộc thì các nước liên hệ mới chỉ tìm cách chặn đà tiến của Hoa Kỳ vào Trung Á, và nếu Hoa Kỳ phải cất công thuyết phục các nước Trung Á cùng hợp tác thì hai trụ Nga-Hoa tương đối yên thân hơn. Bớt bị Hoa Kỳ xoi mói vào chuyện nội bộ, và có thời giờ phát triển quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn trong khu vực. Họ đang câu giờ tại Trung Á.
Trong tương lai rất gần, chính quyền Bush sẽ phải đưa ra biện pháp ứng phó, nếu không, có khi Mỹ chẳng còn căn cứ quân sự nào ở tại Trung Á, dù Osama bin Laden có còn hay không. Đón chờ xem!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.