Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận – 30 Năm Xây Dựng Cộng Đồng

10/07/200500:00:00(Xem: 5238)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận, Sàigòn Times đã lần lượt đăng các bài thơ văn về 4 chủ đề chính: Thứ nhất, tố cáo tội ác CS; thứ hai, tái tạo các bi kịch vượt biển, vượt biên của người Việt tỵ nạn; thứ ba, vinh danh các trận đánh, các anh hùng vị quốc vong thân cách đây 30 năm; và thứ tư, xiển dương tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN. Ngoài ra, để kỷ niệm 30 năm cộng đồng người Việt định cư thành công tại Úc, kể từ số báo ngày 26/5/2005, Sàigòn Times lần lượt đăng các bài phỏng vấn qúy vị lãnh đạo CĐNVTD, để qua đó, qúy độc giả có dịp thấy được lịch sử quá trình thành lập của cộng đồng người Việt tự do tại Úc trong suốt 3 thập niên qua, đồng thời có được một định hướng về hướng đi của cộng đồng trong tương lai. Nhìn chung, các bài phỏng vấn đều có 7 câu hỏi:

1. Xin qúy vị cho biết, trong thời gian nào và hoàn cảnh nào, qúy vị chấp nhận dấn thân, lãnh đạo cộng đồng" Bối cảnh của cộng đồng vào lúc đó có những thuận lợi gì, những khó khăn gì" Ban Chấp Hành của qúy vị gồm những ai" Qúy vị đã lãnh đạo CĐ qua mấy nhiệm kỳ" Tại sao"

2. Suốt thời gian lãnh đạo CĐ, trên phương diện đối nội và đối ngoại:
2.a. Đâu là những khó khăn nhất, những thuận lợi nhất"
2.b. Những thành công nhất, những tồn đọng nhất"
2.c. Những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất"
2.d. Những cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tiêu biểu nhất"
2.e. Những bài học quan trọng nhất"

3. Cộng đồng người Việt tại Úc trong mỗi giai đoạn đều có những điều đặc biệt, mỗi vị lãnh đạo cũng có những điểm đặc biệt. Xin cho biết, những đặc biệt đó"

4. Nếu trở lại thời điểm đó với cùng cương vị lãnh đạo CĐ, điều gì qúy vị sẽ làm / hoặc không làm, để cộng đồng có thể thành công hơn"

5. Là những người dấn thân làm việc cộng đồng, xin qúy vị cho biết, sự dấn thân đó đã có những ảnh hưởng đến đời sống của qúy vị và gia đình như thế nào"

6. Xin qúy vị cho biết, viễn ảnh của Úc, của Việt Nam, của cộng đồng người Việt tại Úc, và của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong thời gian 10 năm, 25 năm, và 50 năm sắp tới, sẽ như thế nào" Với viễn ảnh đó, mối quan hệ Úc, VN, cộng đồng người Việt tại Úc, và cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ phát triển ra sao" Và cộng đồng người Việt nên đóng vai trò chủ động gì, trong mối quan hệ hỗ tương này"

7. Cuối cùng, xin qúy vị chia sẻ những tâm sự đặc biệt với qúy đồng hương"

Sàigòn Times xin chân thành cảm tạ thì giờ qúy báu cùng công sức và tâm huyết của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc đã tận tình trả lời các câu hỏi của báo SGT, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả, những kinh nghiệm, tâm tư, cùng nguyện vọng của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc.

*

Bài 3: Phỏng Vấn Ông Nguyễn Minh Cương – Chủ Tịch CĐNVTD/LBUC 4 Nhiệm Kỳ

VÀI HÀNG TIỂU SỬ ÔNG VÕ MINH CƯƠNG

1968: Động viên sau Tết Mậu Thân, tốt nghiệp khóa 4/68 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức
1969-1970: Du học Hoa Kỳ, ngành trực thăng
1971-1973: PĐ 223/KĐ43CT/SĐ3 Không Quân (Biên Hòa)
1973-1974: Du học Hoa Kỳ, ngành huấn luyện viên (Flying instructor and academic lecturer)
1975: Huấn luyện viên phi công, BTLKQ, biệt phái huấn luyện PĐ233 Đà Nẵng
1975-1981: Tù cải tạo
1982: Vượt biên tại Sài Gòn, qua Pulau Bidong, Mã Lai
1983: Định cư tại Úc, Endeavour Hostel, Sydney, viết báo
1983-1986: Ủy viên báo chí; PCT/ CQN/QLVNCH/NSW; PCT/CĐ/NV TD/UC/NSW
1987-1991: Chủ tịch BCH/CQN/ QLVNCH/UC/NSW
1991-1999: Chủ tịch BCH/CĐNV TD/UC kiêm NSW
Học vấn: Cử nhân xã hội (Sydney Institute+UNSW); Cao học phát triển xã hội bình diện quốc tế (UNSW); Cử nhân luật (UNSW+UWS).
Hoài bão: Bảo vệ luận án Tiến sĩ "Cộng đồng người Việt hải ngoại" (Overseas Vietnamese communi- ties), viết sách.
Nghề nghiệp hiện thời: Luật Di trú
Gia đình: Vợ+4 con trai+2 cháu nội (Thiên Ân và Gia Huân)

*

LTS: Là một cộng đồng tỵ nạn cộng sản, nên đại đa số người Việt tại Úc đều nhanh chóng vô quốc tịch Úc ngay khi có đủ điều kiện. Kết quả, vào đầu thập niên 1990, cộng đồng người Việt tại Úc đã có một sức mạnh chính trị đáng kể, tạo được sự kiêng nể của chính giới và qúy trọng của dư luận. Cũng trong giai đoạn này, sau khi chứng kiến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu, CSVN bắt đầu con đường ve vãn, mua chuộc các quốc gia tự do, trong đó có Úc. Điều này khiến cuộc đấu tranh của cộng đồng người Việt tại Úc nhằm duy trì chính nghĩa tỵ nạn, và giành tự dân chủ tại VN, bắt đầu gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, ông Võ Minh Cương, Chủ tịch BCH/CQN/QLVNCH đồng thời là Chủ Tịch BCH/CĐNVTD tại NSW, đã đắc cử chức Chủ tịch BCH/CĐNVTD liên bang Úc Châu vào năm 1991, và ông đã liên tục được tín nhiệm làm Chủ tịch trong suốt 4 nhiệm kỳ, từ 1991 đến 1999. Sau đây, SGT trân trọng giới thiệu phần cuối bài phỏng vấn ông Võ Minh Cương, trong đó ông hé lộ những bí mật trong cuộc tranh đấu nhằm bảo vệ lập trường và chính nghĩa của cộng đồng NVTD/UC.

*

(Tiếp theo và hết)

Trong thời gian Nhật tấn công Trung Hoa vào giữa thập niên 1940, Quốc Dân Đảng và đảng Cộng sản của nước này cũng hưu chiến để chống ngoại xâm. Nhưng sau đó đảng CS Trung Quốc đã tạo ra cuộc "Vạn Lý Trường Chinh" để đẩy Tưởng giới Thạch và Quốc Dân Đảng ra Đài Loan.
Những người vạch chính sách của Hoa Kỳ, cả đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ có biết được tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam không" Chắc chắn là họ biết. Người Cộng Sản Việt Nam biết được điều đó không" Họ biết và biết rất rõ, nhưng tại sao họ âm thầm cắt đất và biển dâng cho Trung Quốc qua Hiệp Ước Lãnh Hải 1999" Vì họ độc quyền cai trị đất nước. Đây là một mối nhục mà đảng CSVN phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc.
Sở dĩ chúng tôi nhắc vấn đề này, để chúng ta truy tìm nguyên nhân tại sao đảng CSVN phải liên minh quân sự với Hoa Kỳ, và yếu tố thứ nhì là để trả lời câu hỏi cộng đồng hải ngoại nói chung và cộng đồng người Việt tại Úc đóng vai trò gì trong tương lai cho đất nước Việt Nam"
Viễn ảnh của Úc: Dân Úc có đời sống sung túc nhất thế giới, xét về mặt y tế và anh sinh xã hội, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc năm 2004. Tuy nhiên Úc không phải là cường quốc kinh tế. Bằng chứng Úc không được là thành viên của nhóm có nền kinh tế mạnh (G8). Nga mới vài năm trở lại đây là thành viên thứ 8, sau Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý, Gia Nả Đại. Úc cũng không phải là cường quốc về quân sự. Không có vũ khí hạt nhân. Úc cho Hoa Kỳ đặt trạm báo động phi đạn liên lục địa tại Cape Pine ở Bắc Úc, tức Úc được che dưới cái dù nguyên tử của Hoa Kỳ, khi bị hỏa tiễn liên lục địa tấn công. Nhìn từ góc độ quân sự qua chiến lược toàn cầu, Úc là một đồng minh cuả Hoa Kỳ, một đồng minh tín cẩn, nhưng không cân xứng. Ta có thể nhìn xuyên suốt từ cuộc chiến Việt Nam (1962-1972), Kuwait (1992) và Iraq hiện thời. Nói như vậy để chứng tỏ Úc không ảnh hưởng Việt Nam nhiều về chính sách ngoại giao toàn cầu mà 'ûđi theo Hoa Kỳ'.
Về cộng đồng người Việt hải ngoại, ai cũng nhìn thấy người Việt tại Mỹ đông nhất, có tiềm năng kinh tế mạnh nhất, có nhiều nhân lực phục vụ trong mọi ngành của chính phủ lẫn quân đội. Nhưng ai cũng biết là họ phải phục vụ quyền lợi của dân tộc Hoa Kỳ chứ không phải riêng cho người Việt. Hơn nữa chính sách của chính phủ liên bang thì dân biểu tiểu bang cũng không thể biết được, hoặc có biết cũng không ngăn được. Như trường hợp một dân biểu gốc Việt (ông Văn) tại Nam California, thuộc đảng Cộng Hòa và một số thứ trưởng gốc Việt trong chính phủ liên bang, nhưng Tổng Thống Bush tiếp vợ chồng viên đại sứ CSVN tại toà Bạch Ốc thì đâu có ngăn được. Hiện tại chưa có Thượng Nghị Sĩ hoặc dân biểu liên bang gốc Việt tại Hoa Kỳ.
Nói như thế để chúng ta đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào những dân biểu nghị sĩ người Mỹ gốc Việt rồi sẽ thất vọng. Tuy nhiên nếu nhìn mặt tích cực thì những nghị sĩ và dân biểu gốc Việt cũng có thể làm được nhiều việc, như vụ vận động chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ cũng là một công việc trong tầm tay của họ. Chúng ta phải vận dụng sức mạnh của đa số đồng hương của chúng ta làm chủ lực trong mọi cuộc đấu tranh vì sống trong xã hội tự do và dân chủ, phải biết cách xử dụng hệ thống sinh hoạt chính trị tại các quốc gia đang sống để yểm trợ đồng bào chúng ta trong nước.
Riêng cộng đồng người Việt tại Úc châu có cùng mẫu số chung, đại đa số là tỵ nạn, có nề nếp, có hệ thống tổ chức liên bang và các tiểu bang, có kinh nghiệm đấu tranh từ những ngày đầu tiên tỵ nạn qua những chuyến viếng thăm của các viên chức cao cấp của CSVN, vì Úc đã thiết lập giao thương với CSVN từ 1973. Tại Úc, những cuộc vận động chính giới tương đối thuận tiện hơn ở Hoa Kỳ, đó là điểm son của CĐ chúng ta tại Úc.
Bây giờ thử lạm bàn đến tương lai.
Câu hỏi được đặt ra là Hoa Kỳ tạo liên minh quân sự với Cộng sản Việt Nam, người không Cộng sản và đặc biệt cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ phản ứng như thế nào"
Theo tôi, đây là một câu hỏi chiến lược lớn mà chúng ta phải suy nghĩ kỹ lưỡng và tìm câu trả lời thỏa đáng để định hướng đi cho chúng ta đồng thời giúp ý kiến cho thế hệ trẻ hơn và làm nền tảng cho tương lai của cộng đồng người Việt hải ngoại nói chung và CĐNVTD/UC nói riêng. Từ đó ta có thể nhìn được tương lai 10, 25, hay 50 năm hay hơn nữa.
Không ai phủ nhận sức mạnh của Hoa Kỳ trên hai phương diện tài chánh và vũ khí. Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới. Nhưng thực tế và quá khứ cho thấy Hoa Kỳ phải bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ trước quyền lợi của bất cứ dân tộc nào. Bài học về chiến tranh Việt Nam còn nóng hổi. Đó là lẽ đương nhiên và dễ hiểu, vì hệ thống cấu trúc chính trị của Hoa Kỳ dựa trên nền dân chủ pháp trị.
Sau khi Hoa Kỳ dọa sẽ đưa vấn đề Việt Nam đàn áp tôn giáo ra trước công luận vào tháng 5/05, thì ngày 14-3-05 Tổng Thống Bush và phu nhân thình lình tiếp kiến vợ chồng của viên đại sứ Cộng sản Việt Nam tại tòa Bạch Ốc. Nếu ai theo dõi tình hình thì biết chắc chắn là bộ chính trị CSVN đã xuống nước. Tàu chiến Mỹ qua Việt Nam, Tổng Thống Bush có thể viếng Việt Nam năm tới. Tôi nghĩ CSVN đã nhượng bộ lớn. Để gọi là đáp lễ lại, viên đại sứ Mỹ tại Hà Nội, trong cuộc gặp gỡ đồng hương tại Nam California, còn úp mở muốn đồng hoá tù chính trị với tù hình sự tại Việt Nam.
Rõ ràng Việt Nam nhượng bộ và đi đêm với Hoa Kỳ. Vì đã làm 'tay sai cho đế quốc' (mượn tạm danh từ của người Cộng sản Việt Nam) thì thà làm 'tay sai cho đế quốc' nhiều tiền, còn hơn là tay sai cho một đế quốc nghèo, đông dân, không được gì mà thường gây hấn và mang tiếng.Tôi không trách người Cộng sản Việt Nam trong vấn đề lựa chọn này. Nhưng tôi trách họ vì đến giờ này người Cộng sản Việt Nam mới biết chọn con đường để đi. Tôi còn trách họ vì đã chậm hơn người Quốc gia đến hơn nửa thế kỷ, khiến cho nhiều triệu con dân Việt hy sinh trong cuộc chiến vừa qua. Lý do là người Việt không Cộng sản đã chọn đứng chung chiến tuyến với Hoa Kỳ từ 1954, hoặc trước đó nữa. Có phải trí của người Quốc gia tốt hơn người Cộng sản không" Chắc chắn là không, vì 'kinh đô cũng có người rồ, man di cũng có sinh đồ trạng nguyên'. Nhưng yếu tố chính là quyền tự do ngôn luận giúp cho người quốc gia tự do thêm nhiều ý kiến khác nhau ngõ hầu chọn lựa để áp dụng điều ích quốc lợi dân. Điểm then chốt là nên lắng nghe ý dân. Vì biết lắng nghe cũng là một trong những yếu tố của nghệ thuật lãnh đạo. Đó là sức mạnh của nền dân chủ.
Giả thiết được đặt ra là sự liên hiệp quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm đạt những mục tiêu sau:
1. Để làm 'tiền đồn' chặn sự bành trướng của Trung Quốc; vì tiềm năng quân sự và kinh tế tương lai của nước này (điểm);
2. Nhằm lôi kéo người Việt hải ngoại để yểm trợ mục tiêu 1 (diện);
3. Sự liên hiệp thuần quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ (chủ quan & diện); Nếu nói thuần túy về kinh tế thì Hoa Kỳ đi với Trung Quốc với thị trường 1.3 tỷ dân có lợi hơn đi với Việt Nam;
4. Việt Nam bây giờ đã có dân chủ rồi (chủ quan).
Mới đây nhà cầm quyền Cộng sản thả một số người bất đồng chính kiến, trong đó có hai người nổi tiếng là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người sáng lập Phong Trào Nhân Bản và giáo sư Nguyễn Đình Huy, cha đẻ của Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc Và Xây Dựng Dân Chủ. Đâu phải hai vị này bị bắt và thả lần đầu tiên đâu" Khi vui thì CS bắt khi buồn thì chúng thả. Khi bắt thì CS bắt âm thầm để che giấu mục đích; còn khi thả thì loan báo công khai, ầm ĩ để chứng tỏ là có dân chủ. Dân chủ kiểu 'chuồn chuồn' đó thì ngày nay xứ công gô cũng không còn nữa nói chi so với xứ Úc hay Mỹ.
Tiện đây chúng ta cũng nên ôn lại bài học về dân chủ: Đông cũng như Tây, trong sinh hoại chính trị đều đặt dân là chính yếu vì không có dân thì sống và cai trị ai. Vì 'giết người đi ta ở với ai'. Đông thì 'Dân vi qúi, xã tắc thứ chi, quân vi khinh'. Còn Tây thì phân quyền dựa trên học thuyết của Locke và do Montesquie khai triển về 'tự do chính trị'. Montesquie viết "Tự do chính trị chỉ được tìm thấy khi không có sự lạm quyền. Nhưng kinh nghiệm cho thấy khi một người nắm quyền liên tục thì lạm quyền, và tiếp tục xử dụng nó đến khi nào vẫn còn xử dụng được... Để chặn đứng sự lạm quyền này điều cần thiết là phải có sự kiểm soát lẫn nhau... Khi quyền lập pháp và hành pháp cùng dồn về một người hay một cơ chế (đảng)... thì sẽ không có tự do. Và tương tự như vậy, sẽ không có tự do nếu tư pháp không phân quyền với lập pháp và hành pháp. Mọi việc sẽ cáo chung nếu một người hay một cơ chế (đảng), không cần biết người đó hay cơ chế đó thuộc hàng thượng lưu hay dân thường, nắm cả ba quyền".
Học thuyết "tự do chính trị" này là cha đẻ của Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ năm 1787 và nhiều quốc gia tự do dân chủ trên thế giới đều lấy đó làm nền tảng trong việc trị nước, an dân. Ông Hồ Chí Minh khi đọc Bản Tuyên Ngôn tại Ba Đình cũng dựa vào tư tưởng này nhưng tuyên bố để nghe chơi cho sướng lỗ tai "nhân dân" chứ không áp dụng.
Như vậy để trả lời câu hỏi tại sao chúng ta tiếp tục chống đảng CSVN. Câu trả lời ai cũng biết, nhưng nên tiếp tục nhắc lại vì nó là căn bản cho những ai muốn đấu tranh chính trị. Thực tế đảng CSVN lợi dụng "nhân dân", như Quân Đội Nhân Dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm Soát nhân dân, để độc quyền thành lập "ngân hàng nhà nước" cho đảng muốn rút tiền lúc nào cũng được, nên đất nước cáo chung là lẽ đương nhiên. Vì cả ba quyền đều thu tóm vào một mối.
Câu hỏi được đặt ra là trong hoàn cảnh nào và thời điểm nào chúng ta đem tiềm năng của mình đóng góp xây dựng đất nước"
Câu hỏi ngược lại là những người đang cầm quyền, tức đảng Cộng sản Việt Nam có chấp nhận cho những người không Cộng sản nói chung, và CĐ người Việt hải ngoại nói riêng tham dự vào sinh hoạt chính trị tại Việt Nam không"
Câu trả lời là không hoặc là chưa (tính tới ngày 30-4-2005, nếu sau ngày này hiến pháp thay đổi thì bàn đến vấn đề khác). Vì điều 4 hiến pháp của 'Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam' ghi là đảng Cộng sản Việt Nam là thành phần tiên phuông để lãnh đạo Việt Nam.
Nếu chúng ta yêu quê hương đau khổ của mình thì nên luôn luôn khuyến khích thế hệ trẻ nên nghĩ và làm được những gì mình có thể làm, để giảm thiểu tối đa những bất hạnh của đồng bào mình. Tôi rất vui khi có một số bạn trẻ nói "Lẽ dĩ nhiên cháu không bao giờ quên công ơn của nguời dân Úc, nhưng người Việt Nam cần sự giúp đỡ của mình hơn". Không phải cha mẹ nói là con cái theo liền, nhưng khi chúng ý thức được thì sẽ đi đúng đường. Câu hỏi được đặt ra là học cao để làm gì" Câu trả lời bình thường là để mở mang kiến thức, lo cho bản thân mình, cho gia đình mình. Tốt.
Nhưng nếu đem cái sở học đó để giúp đỡ những người không có cơ hội học cao, bất hạnh hơn mình thì điều đó mới khác thường hoặc phi thường hơn nữa là tận hiến cuộc đời cho quốc gia dân tộc. Theo tôi đó là sự khác biệt giữa người 'trí thức' và 'sĩ phu' trong văn hóa Việt và đó cũng là sự phân biệt giữa 'người thành công' và 'con người có giá trị' như Enstein từng nói. Theo ông ta thì con người thành công là người thừa hưởng của xã hội nhiều hơn và ngược lại, người gía trị là người cống hiến cho xã hội nhiều hơn nhận vào. Câu châm ngôn 'ngày nay học tập, ngày mai giúp đời' có ý nghĩa như vậy. Một lần nữa tôi xin lập lại là chúng ta không thể nào ví với những bậc vĩ nhân đó, nhưng chúng ta cố học hỏi và noi gương họ, hầu góp một phần nhỏ để xây dựng đất nước và cưu mang đồng bào mình đang đau khổ.


Tôi nhớ trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng Thống Bill Clinton thăm Úc và chính phủ Úc có khoản đãi ông ta tại Quốc Hội Canberra, có mời chủ tịch Cộng Đồng Úc Châu tham dự. Nhưng trước khi gửi thiệp mời, một viên chức trong ban tổ chức có gọi điện thoại cho tôi bảo là ông ta có nghe nguồn tin cộng đồng Việt Nam đang tổ chức một cuộc biểu tình chống Clinton. Tôi không hỏi nguồn tin từ đâu tới. Nhưng tôi có trả lời rằng qúi vị có câu châm ngôn là "giữa hai con quỷ dữ chúng ta chọn con ít dữ hơn" (Between the two evils, we choose the less). Và thêm CĐ chúng tôi là CĐ tỵ nạn, chúng tôi đã chọn từ trong thời gian chiến tranh rồi. Sau đó ban tổ chức có gửi giấy mời tôi tham dự buổi tiệc khoản đãi Tổng Thống Bill Clinton, nhưng tôi cám ơn và không đi vì thiệp mời quá trễ.
Nhưng câu chuyện của chúng ta bây giờ càng trở nên phức tạp hơn, vì "hai con quỉ dữ" đã liên minh với nhau rồi. Mặc dầu chúng ta tương đối thuận lợi vì có tiềm năng về chất xám, như thành phần chuyên môn tốt nghiệp trong nhiều lãnh vực khác nhau từ những trường đại học danh tiếng của thế giới. Điểm thứ hai và là yếu tố then chốt là tiền đem về đầu tư hay cho người thân tại Việt Nam. Về điểm này, mặc dầu chúng ta có thể đồng nhất với nhau trong suy nghĩ nhưng khác nhau về hành động. Hàng năm người Việt hải ngoại bơm về thân nhân tại Việt Nam khoảng 3 tỷ Mỹ Kim, để nuôi sống cho người thân và gián tiếp nuôi sống chế độ. Vì người thân thì gần mà đất nước thì xa.
Ý kiến của chúng tôi như sau.
"Căn nhà của mẹ": Một gia đình có 2 anh em có tên là Quốc và Cộng, thừa hưởng gia tài cuả mẹ để lại. Một hôm bị cướp tấn công cả hai anh em đều đồng tâm chung sức chống trả để giữ căn nhà yêu qúi đó. Nhưng Cộng giành hết công về phần mình, và cho rằng chỉ riêng mình là được quyền làm chủ căn nhà đó. Hai người bất đồng với nhau, đem ra tòa phân giải với văn bản pháp lý, và đồng ý chia căn nhà làm hai. Quốc lo tu chỉnh căn nhà và lo cho con cái mình có đời sống và học hành khá hơn để sánh cùng láng giềng. Nhưng Cộng muốn chiếm nốt căn nhà của Quốc, cầu cứu phe đảng mình đem vũ khí đến tấn công và quyết xâm chiếm phần của Quốc, Quốc cũng cầu cứu phe mình đánh trả để tự vệ. Nhưng đồng minh cuả Quốc vì quyền lợi riêng tư, bỏ rơi Quốc, âm thầm bắt tay với Cộng và gián tiếp khuyến khích Cộng chiếm phần của Quốc. Cuộc chiến làm cho căn nhà hư hại, con cháu của hai bên đều chết chóc rất nhiều. Cộng chiếm được trọn căn nhà. Con cháu của Quốc không kể số chết, phần bị giam cầm, phần chạy thoát. Số còn sống trong căn nhà chung đó mặc dầu cùng tổ phụ nhưng mọi quyết định xây dựng lại căn nhà đó đều nằm trong tay phe phái của Cộng. Số con cháu của Quốc chạy thoát được, sau thời gian học hành và làm ăn khá gỉa, Cộng bèn kêu gọi họ đem sự hiểu biết và tiền bạc về xây dựng lại căn nhà mục nát. Nhưng Cộng chỉ đòi đóng góp công sức và tiền bạc, cấm tuyệt đối con cháu của Quốc đưa ý kiến để xây dựng bằng cách nào, mặc dầu phe của Cộng, sau 30 năm lay hoay, mất hướng đi. Số tiền xin góp được sau khi vái lạy tứ phương bốn hướng đều do phe phái của Cộng muốn làm gì thì làm và phần lớn rơi vào tay của phe Cộng nhưng không lo và không biết xây dựng căn nhà đổ nát đó. Tôi nghĩ mỗi người, theo lương tâm, đều có câu trả lời, phần còn lại là lương tâm có răng hay không là chuyện đáng bàn!

CÂU BẢY

Tôi có một vài tâm sự đặc biệt xin được chia sẻ cùng qúy đồng hương. Hồi tưởng lại gần bảy năm chứng kiến sự trả thù trong những trại tù học tập cải tạo. Qua những cuộc cải tạo công thương nghiệp. Qua những bản án dành cho những người bất đồng chính kiến và những vị chân tu truyền giảng đức tin tôn giáo. Tôi chứng kiến tận mắt bản chất quá tàn ác về chính sách của người Cộng sản Việt Nam. Những tài liệu do chính quyền miền Nam phổ biến trước đây về những cuộc "cải cách ruộng đất" và "nhân văn giai phẩm" của những năm giữa thập niên 1950 tôi ngỡ rằng chỉ do những người Cộng Sản núi rừng miền cao từ hang "Bắc Bó" chưa quen với nếp sống miền xuôi. Nhưng khi chiếm được toàn miền Nam với chính sách cải tạo để trả thù những quân cán chính miền Nam và đặc biệt là sự tước đoạt nhà đất của người dân miền Nam sau năm 1975, tôi âm thầm theo dõi một cách kỹ lưỡng, suy nghĩ tường tận, tỉnh táo phân tích và nhận định về chính sách đó. Tôi đưa ra những lý do như là "đất nước ta còn khó khăn". Tuy nhiên dù có dùng lý luận nào để chống chế, tận đáy lòng, một cách khách quan mà kết luận, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn vậy, nhân danh kẻ chiến thắng để trả thù, không những đối với quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa vì họ là lực đối kháng làm chậm đi thời gian chiếm đoạt Miền Nam mà còn trả thù cả người dân miền Nam vì "đã không nổi dậy để giúp họ thôn tính sớm hơn". Tết Mậu Thân 1968 cũng là một bằng chứng sống về sự trả thù của người CSVN.
Để đi đến kết luận này không phải do cảm tính, cũng không phải hận thù mà vì nghiền ngẫm những kinh nghiệm trải qua và tự mình nhận chân một cách kỹ lưỡng bản chất thật sự của những chủ thuyết chính trị được áp đặt trên đất nước và dân tộc Việt Nam, mà chủ nghĩa cộng sản là nguy hại nhất..
Nói về sự trả thù của người Cộng sản Việt Nam chúng ta cũng nên nghe qua câu chuyện của ông Đại sứ Pháp, Merillon, tác gỉa của hồi ký "Saigon et moi", khi miền Nam rơi vào tay của họ. Lê Đức Thọ, B trưởng B2, tư lệnh "chiến dịch Hồ Chí Minh" dọa sẽ tống khứ ông Đại sứ trong vòng 48 tiếng đồng hồ khi hắn ta đặt chân đến Sàigòn và chuyện xảy ra thật. Sau khi vào Sàigòn, Lê Đức Thọ đi Ford Falcon thẳng đến toà đại sứ Pháp, xô cửa vào phòng ông Đại sứ, lệnh phải rời khỏi Việt Nam vào ngày hôm sau, hành lý bị khám xét, còn ra lệnh máy bay của ông Đại sứ phải ra Hà Nội chứ không được đi thẳng qua Bangkok, vì lý do ông ta vận động để cứu miền Nam Việt Nam khi Mỹ bỏ rơi. Lẽ dĩ nhiên, ông Đại sứ Pháp phải rời khỏi Sàgòn vì "lý của kẻ thắng bao giờ cũng mạnh". Nhưng ông Đại sứ khi ở trên không phận quốc tế rồi thì việc gì phải nghe lời B trưởng B2. Ông kết luận một câu rất ngoại giao "Tôi ghét người Cộng sản vì khi thắng họ trả thù". Hậu qủa là tất cả viện trợ của Pháp cho miền Nam lẫn miền Bắc trước đây bị cúp. Tôi ghét chính sách thực dân của Pháp nhưng đọc hết câu chuyện của Merillon, tôi ưa ông Đại sứ vì từ khi về Pháp hàng năm, đến ngày 30-4, ông và phu nhân tới nhà thờ cầu nguyện cho những người bạn Việt Nam và cho đất nước đau khổ này!
Người Cộng sản Việt Nam vì độc tôn nên chối bỏ qúa khứ. Những bức tượng của Hồ Chí Minh được thiết lập nguy nga, tráng lệ trong khi những vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước lại để mốc meo. Họ không rút kinh nghiệm lịch sử của dân tộc ta. Họ không đọc "Bình Ngô Đại Cáo". Ngày xưa tiền nhân của chúng ta thắng quân Mông, Nguyên còn cấp lương thực và phương tiện để trở về cố quốc, trong khi họ, sau khi chiếm miền Nam lại dùng chính sách trả thù. Đông cũng như Tây, đại nghĩa (great cause, generosity) là một trong những yếu tố ắt có và đủ để lãnh đạo, nhất là lãnh đạo cả một đất nước, vậy mà người Cộng sản VN không có, trong khi miệng luôn luôn nói đến "hòa hợp, hòa giải dân tộc".
Người Cộng sản luôn coi đất nước là của riêng họ, những ai không gia nhập đảng, hoặc không cúi đầu nghe theo chính sách của họ đều là những tay sai, là phản động. Đối với Cộng sản Việt Nam, quyền làm người, như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do thành lập các hội đoàn đoàn thể mà không do họ điều hướng và ban phát thì bị xem như phản động. Bằng chứng "Mặt Trận Tổ Quốc" là cỗ máy để thanh lọc, giới thiệu ứng cử viên ra tranh cử trong các cuộc bầu cử chưa bỏ phiếu mà đã biết kết qủa. "Ban Tư Tưởng Tôn Giáo" nhằm quốc doanh hóa tín ngưỡng như một món hàng xử dụng hàng ngày của nền "dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa".
Ngay cả vấn đề làm tay sai cho ngoại bang họ cũng độc quyền. Họ chửi chế độ Việt Nam Cộng Hòa là tay sai của Mỹ, nhưng khi họ chiếm toàn miền Nam rồi thì lại qùi lạy nào là ngày nào mà chúng tôi chưa bình thường hóa với Hoa Kỳ thì ngày đó chúng tôi ngủ chỉ nhắm một mắt, như viên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thốt ra từ đáy lòng để rồi bị hạ tầng công tác và bây giờ cả tập đoàn độc quyền "làm tay sai cho đế quốc".
Tôi không bao giờ ước vọng tranh đấu để tái lập một Việt Nam Cộng Hòa cũ, nhưng đối với tôi, đa số những nhà lãnh đạo miền Nam trước 1975 rất khí khái đối với chính sách cưỡng bức của Hoa Kỳ. Ví dụ thứ nhất là ông Ngô Đình Diệm chống Mỹ đem quân vô Việt Nam và anh em ông bị giết. Ví dụ thứ hai trong việc Mỹ lừa ông Nguyễn Văn Thiệu ký "hiệp định đình chiến Ba Lê 1973"; chính tên cựu ngoại trưởng Kissinger sau cùng phải thú nhận điều đó. Họ có cái dũng đối với Trung Cộng trong việc xâm lấn quần đảo Trường Sa hơn là những thành viên của "Chính Trị Bộ", từ ngày thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam tới giờ. Việc Phạm Văn Đồng đã đại diện cho "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" ký hiệp ước nhường biển, trong đó có Hoàng Sa cho Trung Cộng vào năm 1958; và dưới trào của Tổng bí thư CSVN, Lê Khả Phiêu âm thầm ký hiệp ước lãnh hải 1999 nhường đất, nhường biển cho Trung Quốc là những bằng chứng.
Trong những năm đầu của thập niên 1990, nhà nước CSVN thường đề cập đến "ûnên kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa". Có một số người cho rằng đây là quái thai về lý thuyết kinh tế. Ta phải hiểu người CSVN muốn lập lờ là cứ mở cửa cho tự do buôn bán làm ăn, để thu tiền, (kinh tế thị trường). Về chính trị thì đảng vẫn độc quyền nắm giữ và cấm đa đảng (định hướng xã hội chủ nghĩa), vì xã hội chủ nghĩa là đảng CSVN là "tiên phuông" (được hiểu theo độc đảng), cai trị đất nước.
Trong chính trị, đối lập làm thăng hoa sự công bằng xã hội: Không biết xử dụng nguyên tắc đối lập có thể khiến xã hội bất ổn. Nhưng triệt tiêu đối lập sẽ là đại họa cho sự tiến hóa của xã hội đó. Việt Nam sau 30 năm thống nhất, với hơn một nửa dân số dưới 35 tuổi, không còn "tàn dư Mỹ Ngụy" cản bước. Ngược lại "khúc ruột ngàn dặm" kia còn xì ra mỗi năm 3 tỷ Mỹ Kim để nuôi sống chế độ. Trong khi năm 1992, Võ Văn Kiệt chỉ ao ước cần 2.8 tỷ là có thể đuổi kịp các nước trong vùng. Nhưng 13 năm sau Việt Nam vẫn tiếp tục "đuổi" nhưng chưa bắt "kịp" ai cả vì Việt Nam ngày nay là một trong những nước nghèo nhất theo bản thống kê chính thức của Liên Hiệp Quốc.
Sau 30 năm thống nhất, đất nước Việt Nam bị cắt trên 10.000 cây số vuông dâng cho Trung Quốc, hàng trăm ngàn phụ nữ vô tội bị bán làm nô lệ tình dục cho nước ngoài. Oái oăm thay, những người vượt biển, vượt biên của "Mỹ Ngụy" không phải là phường "ma-cô, đĩ điếm" như Phạm Văn Đồng tuyên bố mà ngược lại, bây giờ đĩ điếm chính là những phụ nữ được sinh ra và trưởng thành trong vòng tay nhào nặn dưới nhãn hiệu "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" với hàng tít phụ "độc lập, tự do, hạnh phúc". Đó có phải là đại họa chăng"
Có người ru ngủ là "hãy quên đi qúa khứ, chung lo xây dựng đất nước". Hay lắm, những người này có thể "lớn tim" như Nhất Hạnh, nhưng không từ bi bằng nhị vị Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, qúi Thượng Toạ Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sĩ... Hãy nhìn lại, không phải chỉ một kinh nghiệm quá khứ mà một chuỗi dĩ vãng lừa lọc của người Cộng Sản Việt Nam đã giáng xuống con dân Việt. Không cần đọc lại lịch sử Việt Nam cận đại vì nhân chứng vẫn còn sống, họ được sinh ra trước cả khi đảng Cộng sản Việt Nam được thai nghén.
"õHòa hợp hòa giải dân tộc" ư, nghe có vẻ tình tự lắm. Tuy nhiên coi chừng, một lần nữa lại có thể bị đánh lừa. Những thói quen đánh lừa người quốc gia trong thời kháng chiến chống pháp, được trá hình duới chiêu bài "dân tộc". Bằng chứng bả lừa đau đớn nhất cho thành phần thứ ba là chiêu bài "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam", lại dân tộc!
Tôi ghĩ rằng thành phần không Cộng sản, đặc biệt là Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại hải ngoại, nhất là các thế hệ trẻ, phải thật sự tỉnh táo. Hãy nhìn vào bản chất của Cộng sản Việt Nam, chứ đừng nhìn vào hiện tượng, qua sự phồn vinh giả tạo, qua căn nhà dân chủ được người Cộng sản xây trên máu xương và tù đày của những người thật sự muốn lo xây dựng Việt Nam. Xin ghi nhớ là ngày nào đảng Cộng sản Việt Nam, hay họ thay đổi bất cứ tên gì, ngay cả tên đảng Quốc Gia đi nữa, hay bất cứ thế lực chính trị nào nhưng vẫn còn giữ độc đảng, độc quyền cai trị, không có sinh hoạt dân chủ đa đảng là ngày đó không thể nào tin họ được. Vì độc đảng sinh ra độc quyền, độc tôn, đi tới độc tài, và độc ác. Nhìn vào Việt Nam ngày nay ta dễ dàng nhìn thấy. Do những cái "độc hại" đó mà Việt Nam không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí, mà chỉ là cánh tay nối dài của đảng.
Tất cả báo chí, truyền hình, truyền thanh trong nước hiện thời chỉ là những cái loa của đảng, chỉ trích theo mệnh lệnh ngầm của đảng, đánh lừa dư luận và tung hỏa mù, tạo sự dân chủ giả tạo. Mới đây ông Lê Đăng Doanh, người của đảng, nói mạnh nói công khai được đưa qua mạng lưới, là những điều lập lại những gì của bao nhiêu nhà bất đồng chính kiến đã nhẹ nhàng nói lên từ ba thập niên rồi, đâu có gì mới lạ, hoặc chỉ có lạ là người của đảng nói trong đại hội mà thôi. Nếu đảng không bật đèn xanh hay phe phái của ông Doanh không mạnh thì ông Doanh không được vào cửa dự đại hội chứ đừng nói chi đến phát biểu nọ kia. Tuy nhiên đây cũng là điều đáng khích lệ.
Là những người từng chứng kiến và hiểu rõ về CSVN từ ngày thành lập tới giờ, chúng ta cũng đã nghe, thấy và biết qua bao nhiêu nhà lãnh đạo của miền Nam Việt Nam trước đây. Người ta có thể chỉ trích Ngô Đình Diệm có thói quan lại; Dương Văn Minh ấu trỉ; Nguyễn Khánh phường chèo; Nguyễn Văn Thiệu thiển cận, Nguyễn Cao Kỳ rỗng tuếch, thời cơ chủ nghĩa. Nhưng người ta cũng có thể chê trách chúng ta là qúa thờ ơ với vận nước. Sự thờ ơ đó là một trong những nguyên nhân đưa người Cộng sản u tối chiếm đất nước và độc quyền cai trị để đất nước tan hoang.
Nếu để cho mọi người đóng góp xây dựng đất nước thì không thể nào có việc cắt đất, xẻ biển nhường cho Trung Quốc. Vì có đối lập, nếu chính quyền sợ "mở miệng mắc quai" với bọn xâm lược, thì với thành phần đối lập đã phát động một cuộc biểu tình toàn dân tạo một hội nghị Diên Hồng áp lực với bá quyền Trung Quốc; thì chắc chắn họ không thể lấy được một tấc đất nào của cha ông để lại; vì hệ thống truyền thông thế giới sẽ soi rọi chân tướng của chúng. Những chèn ép sẽ không thể xảy ra được.
Ngày nay đường lối ngoại giao của Việt Nam vẫn như 50, 60 năm trước tại hang "Bắc Bó" mà Hồ Chí Minh đã áp dụng. Tại vì sao " Câu trả lời đơn giản vì đảng CSVN vẫn muốn độc quyền cai trị, coi đất nước là của riêng của đảng, đặt quyền lợi của đảng trên quyền lợi của tổ quốc và trước quyền lợi của dân tộc. Hai chữ nhân dân chỉ là bánh vẽ. CSVN phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc.
Người Cộng sản bây giờ nên sáng mắt, sáng càng sớm càng tốt, sáng càng nhanh càng đỡ bị tội, vì sự tiến hoá của xã hội loài người từ thời nông nô, lãnh chúa, qua quân chủ, đến tư bản, thử sống với Cộng Sản 70 năm rồi vứt bỏ, con người tự chọn lựa đi con đường tư bản chứ không dừng ở Xã Hội Chủ Nghĩa vì nó là một "thiên đường mù".
Không có chuyên viên giỏi thì đất nước sẽ chậm tiến. Đất nước không hùng cường thì người dân sẽ nghèo khổ. Nhưng không có tự do, dân chủ thì đất nước sẽ tiếp tục bị các cường quốc xâu xé; mà hậu qủa là mất đất, như hiệp ước lãnh hải 1999 và mất cả dân vì không có được sự hợp tác của người Việt hải ngoại. Tiếc thay!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.