Hôm nay,  

Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: Bà Bảy Vượt Biên

01/07/200800:00:00(Xem: 3468)
LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

*

Chuyến đi vượt biển để tìm tự do của tôi rất là may mắn, không gặp cướp biển mà chỉ bị sóng biển và mưa gió nhưng cũng đủ để làm tôi hoảng hốt không dám vượt biển lần nữa. Dần dần tôi quen với mọi người chung quanh, tôi mới biết được là mọi người đến đảo đều mang theo một câu chuyện vượt biển khác nhau mà nơi dừng chân lại giống nhau, đó là tìm tự do.

Tôi ở lại “khu C” là nơi trung tâm sinh hoạt của đảo Pulau Bidong bây giờ, gần bãi biển, chợ, trường học, thông tin văn hóa, gần cả nhà thờ, chùa v v… Buổi chiều ở đảo cuối năm sao mà mưa thật lớn, mưa ngập cả lối đi, cơn mưa kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ, có thông báo trên đài phát thanh, có tiếng nghe được có tiếng không. Nhưng chúng tôi vẫn đoán được là có người mới đến đảo. Một số người cùng xóm đã mặc áo mưa đến hội trường để đi tìm người thân, nhưng lúc về họ bảo rằng chẳng thấy ai quen cả. Nghe nói đâu toàn là đàn bà con nít, điểm khởi hành là vùng miền Tây sông Hậu Giang. Chẳng có ai là dân xứ khác cả, tôi nghe đến đây thì vội mừng, lát nữa trời tạnh mưa tôi sẽ đến hội trường tìm người than hay bạn bè gì đó, biết đâu sẽ tìm được người quen, đem về ở cùng nhà cho vui. Cùng người bản xứ thì lúc nào cũng vui hơn.

Trời vừa dứt cơn mưa, tôi đang loay hoay với bữa cơm chiều nấu chưa xong, thì có một anh chàng đến tìm tôi và bảo: “Nhà chị có hai người phải không"” Tôi đáp: “Dạ, đúng như vậy!” Anh nói tiếp: “Chị đón người mới nhập trại, chỉ có nhà chị chứa đủ 15 người, ngoài ra những nhà khác đông lắm, không thể ở được, đây là một gia đình xin chị đón tiếp giùm”.

Trong đầu tôi nghe loáng thoáng 15 người. Trời ơi" Sao mà đông thế. Qui định chỉ có 10 người cho một căn, mà bây giờ lên đến 17 người, không biết làm sao bây giờ. Anh ấy quay trở về phòng làm việc, và một lúc sau anh tay xách nách mang vài thứ gì đấy cùng với bà mẹ khá lớn tuổi ngoài 50, cùng với lũ trẻ 14 đứa nhập chung nhà với tôi.

Tôi chỉ cho bà chỗ nghỉ, rồi phụ giúp mấy đứa bé tắm rửa. Cơm chiều cũng đã xong, tôi mừng thầm, bà mẹ với 14 đứa trẻ thì vui mừng lắm. Vài ngày sau, tôi mới biết bà không phải là mẹ của chúng nó, đứa gọi bằng bà nội, đứa gọi bằng bà ngoại, có đứa gọi bằng bà. Sao bà can đảm thế, dẫn cả lũ con nít đi vượt biển, tôi khâm phục bà lắm. Tôi và em tôi tìm cách nói chuyện với bà, nhưng bà không nói chỉ gật đầu với lắc đầu, đưa tay làm hiệu thế là xong.

Cứ mỗi lần ăn cơm với bà, bà chỉ để đôi đũa lên trên chén cơm rồi khấn nguyện điều gì khá lâu, xong bà để chén cơm xuống ngay miệng định ăn, thì nước mắt của bà cứ tuôn tràn, rồi bà ngưng không ăn được. Động tác như vậy, cứ lập đi lập lại nhiều lần. Hình như chén cơm của bà đã đầy cả nước mắt. Bà ăn được một phần chén cơm, rồi lại bỏ đi nằm. Bà luôn luôn nằm quay mặt vào vách, tiếng khóc nghe nức nở lắm. Tôi thông cảm cho bà, tình trạng những người mới tới đảo, ai cũng nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người thân. Suốt ba tuần lễ ở chung, bà chỉ nói câu “Cám ơn cháu", vậy là xong. Những đứa trẻ đi theo bà, đứa lớn nhất 9 tuổi, còn nhỏ nhất là 2 tuổi. Tôi săn sóc hai đứa trẻ nhỏ nhất cho bà, còn những đứa khác có đứa tự lo lấy cũng được.

Ít lâu sau, sắp chia tay, tôi mới nấu cơm đãi bà. Bà trông khoẻ hơn trước, nhưng nỗi buồn phiền tâm sự ảo não vẫn còn ngưng đọng. Trong buổi cơm, chẳng có gì đặc biệt, ngoài những thực phẩm được cấp. Nhưng tôi làm rất nhiều món, trước khi ăn cơm, tôi cẩn thận nói với bà: “Thưa bác, ngày mai hai chị em con sẽ rời trại, để đến trại chuyển tiếp. Bữa cơm hôm nay là bữa cơm chia tay với bác". Tôi mới nói đến đây, bà ôm chầm lấy hai chị em tôi, lại khóc nữa, sao bà nhiều nước mắt thế! Tôi cầm tay bà, tay bà lạnh khô cứng, có lẽ vì làm việc quá nhiều.

Ăn cơm xong, hai chị em tôi bận rộn với việc rời đảo ngày mai, bà đến bên cạnh tôi ngồi xuống và nói: “Cảm ơn hai cháu nhiều lắm, nếu không có hai cháu bà không thể nào chăm sóc cho đám trẻ này được". Và bà tự giới thiệu bà là bà Bẩy rồi nói: “Cháu cứ gọi bác như thế!” Tôi ở với bà gần một tháng mới biết được tên bà.

Xong bà nói tiếp:

“Con gái của bác, nếu nó còn sống thì nó cũng cỡ tuổi cháu, hình dáng bề ngoài và giọng nói cũng giống như cháu. Mỗi lần nhìn cháu bác lại nhớ đến nó. Nay tụi cháu đi rồi, thì nhà này buồn lắm". Tôi an ủi bà, càng an ủi bà càng khóc, tôi không biết phải làm sao" Có lẽ bà muốn gắn chặt tôi với bà hay bà muốn nói với tôi điều gì đó. Tôi nói với bà: “Sau này bác có đến trại chuyển tiếp, bác tìm con". Tôi đưa tên họ và địa chỉ cho bà. Bà bảo bà không biết đọc chữ. Tôi hỏi quê quán bà, mới biết bà ở ngay đầu xóm quê ngoại tôi. Bây giờ tôi nhìn rõ, bà đã đến nhà ngoại tôi vài lần, trong lúc nghỉ hè, tôi có ở đó chơi. Còn nhớ bà đem biếu ngoại tôi nhánh cau giòn mới hái. Đến thăm nhau hàng ngày, mà sao bây giờ bà đến đây rồi. Bà vui mừng ôm chầm lấy tôi, hình như bà đã tìm được an ủi và nỗi nhớ thương. Lúc này, bà mới cẩn thận kể lại chuyện vượt biển của bà cho tôi nghe. Câu chuyện chưa kết thúc, thì đêm cũng tàn, bà quá mệt mỏi và sáng mai tôi lại rời đảo. Bà kể:

Chuyến đi của tôi rất nhiều tốn kém. Tầu lớn, máy móc đem theo nhiều, vì tàu đa số là đàn bà và trẻ em, cùng với mấy đứa con của bà, rể, dâu, cháu nội và cháu ngoại gọi bà bằng cô, bằng dì. Để bảo đảm không bị công an bắt, ba đứa con của bà vừa cải tạo xong chúng nó muốn đi an toàn, chúng tôi phải tốn 10 cây vàng để che mắt tụi công an đưa chúng tôi ra khỏi hải phận.

Ra tới hải phận quốc tế trên tầu là 74 người cùng chúc mừng nhau vượt khỏi hiểm nghèo, đi biển không như mình tưởng tượng được. Trải qua một đêm rồi đến ngày hôm sau, khoảng 4 giờ chiều, tàu chúng tôi gặp một tàu mà chúng tôi tưởng là tàu cứu người ngoài khơi, mọi người đều náo nức vui mừng vì có tàu cứu giúp. Không ngờ, tầu ấy cặp vào tàu chúng tôi, một số người nhảy vọt lên, người cầm dao, người cầm cây. Tất cả 9 người, ai cũng có vũ khí đe dọa, chúng ra dấu bảo đưa tiền, vàng. Chúng tôi trên tầu ai cũng đưa cho để được thoát nạn. Xong, chúng bỏ đi, khoảng hai tiếng đồng hồ sau, lại có một nhóm khác nữa đến, cứ thế cho đến ngày thứ hai, tổng cộng bọn cướp tàu chúng tôi là năm lần. Chúng tôi bàn với nhau, tất cả tài sản mà mình mang theo hãy bỏ chung với nhau, mỗi lần gặp cướp lại chia ra một ít, như thế hay hơn để bảo đảm an toàn.

Mọi người đồng ý với nhau, thêm hai chiếc tàu cướp tới nữa, chúng tôi lại đưa tiền cho họ. Có lẽ chê ít hay sao đó, họ tách rời phụ nữ ra, dẫn sang tàu chúng, tất cả 17 cô gái, xong họ hãm hiếp, mặc cho tiếng kêu cầu cứu gào thét của phụ nữ, xong họ trả phụ nữ lại tàu. Chúng nó bàn tính với nhau rất lâu rồi quyết định đục thủng thuyền của chúng tôi, phá cho hư máy, tất cả lương thực nước uống mang theo đều bị chúng quăng xuống biển. thuyền của chúng tôi bị nước ngập tràn phân nửa, mọi người bắt đầu lo sợ, và hì hục tát nước ra. Đến nửa đêm, ai nấy đều mệt và cứ để cho thuyền trôi. Phần vì bị say sóng, phần thì đói lạnh, khát nước, nên đã ngủ thiếp đi. Vào lúc nửa đêm, sóng to bắt đầu nổi dậy, ai cũng lo sợ thuyền của mình bị chìm, phụ nữ thì lo ôm con vào lòng, thanh niên thì lo tát nước, tiếng khóc của trẻ em tiếng to tiếng nhỏ, phụ nữ bị hãm hiếp thì chỉ biết ôm gối ngồi khóc thút thít, hình như tiếng khóc đó không ngưng được. Trên tàu, trẻ em đòi mẹ cho ăn, rồi tiếng chửi thề của ai đó trên tàu “Cướp gì thì cướp, tại sao còn quăng hết đồ ăn xuống biển, bây giờ trẻ em đói lấy cái gì mà ăn“. Hình như lúc nào trên tàu cũng có tiếng phàn nàn tụi cướp quá dã man.

Mờ mờ sang hôm sau, chúng tôi lại thấy xuất hiện thêm hai tàu trước mặt, không ai đoán sai cả, đó là tàu cướp. Chúng cướp gì nữa bây giờ, trên tàu đâu còn gì để cướp, đồ quí giá, đồ ăn, đồ dụng, phương tiện vượt biên đắm chìm cả dưới lòng đại dương. Đàn bà, con gái đã bị chúng hành hạ, bây giờ còn đến làm gì" Thôi thì cứ xuôi theo định mệnh là xong. Thuyền chúng cặp hai bên thuyền của chúng tôi, sau vài phút quan sát, tất cả bọn chúng độ khoảng 20 người, đến từng người lục soát. Hỏi han la lối, mọi người trên tàu không ai trả lời. Không hiểu họ nói gì, nhưng chúng tôi cũng thừa biết rằng họ muốn vàng và đồ quí giá, tiếng trẻ con càng khóc lớn hơn nữa. Trên tầu bọn cướp không còn tìm ra thứ gì đáng giá nữa, chúng bèn kéo tất cả phụ nữ lên đằng trước mũi tàu, những đứa bé khóc la đòi mẹ, bọn cướp vẫn không màng quan tâm đến. Chúng xô đẩy chị em phụ nữ qua hai tàu của chúng, còn lại năm phụ nữ chúng lấy dây trói lại hết, rồi lột quần áo của họ quăng xuống biển và chúng đè họ hãm hiếp trước mũi tàu, trước bao cặp mắt của mọi người, tiếng la hét của những người bị hiếp, tiếng cầu cứu của những người bị bắt đi, nghe sao mà thê thảm quá! Trên tàu, phụ nữ chỉ còn lại có tôi, có lẽ bọn cướp chê tôi quá già, xấu xí, nhờ vậy tôi thoát được cảnh này.

Đau đớn hơn nữa là con dâu tôi, ôi sao mà tội quá! Con dâu tôi vừa mới cưới đầu năm, cuối năm tôi dẫn đi vượt biên với cái bụng đã căng tròn, hình dáng bên ngoài rất là mệt mỏi, phần vì đói, không quen đi biển lại mang thai lớn. Mà bọn cướp cũng không tha cho nó. Giờ đây nằm giống như người chết trên mũi tàu, toàn thân nó không có thứ gì để che, con trai của tôi "chồng nó" không thể chịu được cảnh vợ mình mang bầu mà lại bị hãm hiếp, nó đứng dậy chạy tới, xô tên cướp sang một bên. Tên cướp lao đao té xuống thuyền, xong nó vùng dậy và nói gì đó với đồng bọn, lập tức chúng nó xuất hiện trên tay mỗi đứa đều có một con dao mũi dài và cong, chúng nhảy sang tàu chúng tôi chém tất cả những người còn sống sót. Có một thằng đưa tay cao chém thật mạnh vào cổ thằng con trai tôi, đầu nó rớt xuống biển, máu phọt ra, thân thể ngã rầm xuống tàu, tôi nhào tới ôm lấy con, tay chân nó còn run, tim của nó vẫn còn đập, tôi áp mặt vào ngực nó, ôm chặt nó vào lòng. Máu của nó thêm một lần nữa hòa tan vào người tôi và lúc ấy tôi đã chết cùng với con trai tôi, mặc cho chung quanh tiếng la hét, tiếng khóc lóc, tiếng kêu của trẻ em, tất cả cùng tôi chìm vào biển sâu.

Vừa lúc này, trời ở đảo Bidong có gió lạnh từ biển thổi vào, tôi biết đêm đã khuya, tiếng nói cùng tiếng khóc của bà thì thào bên tai tôi nhỏ dần, nhỏ dần rồi tan biến trong đêm tối. tôi nghĩ bà đã ngủ hoặc vì thương nhớ con mà không thể kể tiếp được giờ phút hãi hùng mà bà đã chứng kiến.

Câu chuyện của bà kể cho tôi nghe đến đây coi như kết thúc. Nhưng tại sao bà còn sống và nằm cạnh tôi như bây giờ, tôi thật có nhiều câu hỏi cho bà, nhưng lại không dám đánh thức bà dậy. Sáng mai tôi rời đảo rồi, hoàn cảnh của bà làm tôi rung động, suốt đêm tôi cứ nghĩ lung tung, gia đình bà đã tan nát, không còn nữa, phần máu thịt bà đã tan trong lòng đại đương, mang theo cả linh hồn và sự sống của bà. Bây giờ bà chỉ còn có cái xác gầy gò khô héo, cùng với trách nhiệm nặng nề là đám trẻ mồ côi của bà. Bây giờ tôi mới hiểu thái độ thờ ơ, lạnh lùng của bà lúc bà mới đến ở với tôi. Tôi lại thấy thương bà hơn bất cứ một ai và tôi cũng không muốn rời bà, tôi muốn ở lại thêm với bà một ít lâu nữa. Nhưng chuyện đó tôi không quyết định được.

Chúng tôi chia tay bà, thông thường mọi người rời trại vui vẻ, hăng hái ra đi mà sao trong lòng tôi còn quyến luyến sâu đậm. Tôi rời trại cứ suy nghĩ mãi …Bà đã chết cùng với con bà trên biển mà sao hôm nay bà còn kể câu chuyện của bà cho tôi nghe. Thật là một sự huyền bí! Chứa trong lòng tôi bao nhiêu câu hỏi mà không sao trả lời được.

Một tháng sau, tôi gặp lại bà tại trại chuyển tiếp của Mã Lai (trại Sangei Besi), bà lại ôm lấy tôi vừa cười vừa khóc, thế là bao nhiêu câu hỏi ấm ức lâu nay đều mang ra nhờ bà giải đáp.

Bà bảo rằng bà đã chết trên con thuyền đầy máu ấy. Rồi cơn mưa buổi tối ấy rất lớn, nước ngập lên cả tầu nữa, ngập đến chỗ của bà nằm, bà cố gắng ngồi dậy, nhưng không sao ngồi được, cả một khối nặng đè lên người bà, bà cố gắng hết sức cũng không lay chuyển được, đó là những người trên tàu chết đè lên người của bà. Một lúc khá lâu, một cơn sóng biển thật mạnh đánh vào mạn thuyền, hất tung khối đè nặng trên người bà. Bà lật đật ngẩng đầu lên để mà thở trong bóng tối dày đặc của biển, bà cũng không biết được bà đang ở đâu. Bà sờ soạng trong bóng tối, bà không nhớ được chuyện gì đã xẩy ra cho bà. Bà đưa tay mò mẫm chung quanh để tìm phương hướng, đụng phải mạn thuyền rồi bà lần mò đến đó, để hai tay lên mạn thuyền, hai chân bà đứng trên những xác chết nằm ngổn ngang trên thuyền, bà nhắm mắt lại, không nghe một cử động nào hay tiếng người nào đó chung quanh, mà chỉ còn tiếng thì thầm của sóng biển, lúc này bà mới nhớ ra tàu đã bị cướp và tất cả đã chết. Bà nhắm mắt lại, nguyện cầu cho những linh hồn đã ra đi, và nguyện cầu cho có một con sóng lớn tới để mang bà đi cùng với thân nhân của bà. Đến sáng hôm sau, mặt trời đã lên cao, bà tỉnh dậy bằng tiếng khóc của trẻ em. Không phải một tiếng mà rất nhiều tiếng . Bà quay lại nhìn đằng sau khoang tàu, nơi mà phần dưới để máy chạy, phần trên được che một cái mui để ngồi lái, không to lắm, khoảng bằng một cái giường để ngủ. Bà run rẩy đi về hướng ấy, thì ra những đứa trẻ trên tàu đều tập chung ở đó. Không có ai là người lớn cả, toàn là trẻ em, bà nhìn lại trên tàu, khoảng ba mươi xác chết nằm ngổn ngang, trôi bồng bềnh qua lại, nước đã vào hơn nửa thuyền, nước mưa, nước biển và máu trộn chung với nhau. Có những xác chết không đầu, bà biết trong đó có cả con của mình, dâu, rể và cháu của bà. Bà không dám nhìn nữa chỉ biết ôm chặt những đứa bé còn lại trên tàu, nước mắt của bà cứ trào ra. Bây giờ bà chỉ còn có một ước mơ duy nhất là cho sóng biển nổi lên, mưa thật lớn để tàu bà được chìm trong biển cả, và tất cả sẽ đoàn tụ bên kia thế giới.

Qua thêm một ngày nữa, tàu bà lênh đênh trên biển đã là ngày thứ năm. Đến trưa hôm ấy bà thấy một chiếc máy bay. Bay tới, bay lui trên đầu bà rồi họ phóng thanh nói gì bà chẳng hiểu, rồi lại bay mất. Vài tiếng đồng hồ sau, cũng chiếc máy bay đó dẫn đến hai con thuyền thật lớn, họ cặp vào tàu bà, rồi lần lượt đưa bà cùng lũ trẻ sang tàu họ. Ngày hôm sau bà đến Bidong cùng 14 đứa trẻ mồ côi, người cứu bà đã phát hiện nhiều xác chết trôi trên biển. Khi tôi gặp lại bà trên trại chuyển tiếp, bà rất vui mừng vì đoàn tàu của bà được trực tiếp sang Mỹ trong thời gian sắp tới.

Hiện nay tôi không biết bà đang ở đâu trên đất nước này. Những đứa bé đó bây giờ thực sự đã trưởng thành, không biết chúng còn nhớ lại chuyến vượt biển đau thương ngày nào không" Lúc ấy là cuối năm 1985 và đang bước vào mùa xuân năm 1986.

Tôi nhớ tàu của tôi đến Bidong trước tàu bà. Tàu của tôi là MB- 464, Nhóm tàu của bà lên đảo cách đó ba tuần... được gọi là MB–474 hay MB-477. Tôi không nhớ rõ lắm.

(*) Tên thật: Nguyễn Ngọc Đẹp, tên thường gọi Lê Trinh. Sinh năm 1961 tại Huyện Kế Sách, Thị xã Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang (lớn lên và vượt biên tại đây). Học lực: Tốt nghiệp lớp 12 năm 1980. Vượt biên Năm 1985, đến Mỹ năm 1986, học College ra trường năm 1990, đi làm và lập gia đình. Chồng (Phan Phương) và một bé trai (Phan Khoa Jonathan). Cha và anh đều phục vụ cho VNCH trước 1975. Cha và mẹ hiện sống ở Mỹ. Có bốn chị em gái cũng sống ở Mỹ. Còn một người chị và một người anh kẹt lại Việt Nam định cư ở Mỹ vào mùa hè 2003. Hiện đang sống tại Portland, Oregon.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.