Hôm nay,  

Chong Chóng Syria Và Ngoại Giao Iraq

06/07/200500:00:00(Xem: 4732)
Chính quyền Syria đang xoay, và khủng bố đang xoáy vào giới ngoại giao tại Iraq. Ly kỳ!
Sau khi mừng lễ Độc Lập, dư luận Hoa Kỳ mới lại chú ý đến tình hình Trung Đông và ưu lo về hàng loạt tin bất lợi ở Iraq, như hai ngày sau khi Đại sứ Egypt bị bắt cóc, ngày mùng năm, hai đại sứ của Bahrain và Pakistan bị ám sát hụt.
Ngày mùng năm tháng Bảy, tại giữa Thủ đô Baghdad, Trưởng đoàn ngoại giao của Bahrain là Hassan Malallah bị trúng đạn vào vai, nhưng cận vệ của ông đã đẩy lui một cuộc tấn công của quân khủng bố - có thể là một kế hoạch bắt cóc. Sau đó, cũng tại khu vực này, Đại sứ Pakistan là Mohammed Younis Khan cũng bị mưu sát khi quân khủng bố nổ súng vào đoàn xe của ông. Cận vệ của ông đã lập tức đẩy lui vụ tấn công và Đại sứ Khan hoàn toàn vô sự.
Kết luận một: các đại sứ Hồi giáo, dù là người Á Rập hay không, cũng không yên thân tại Baghdad và phải có cận vệ biết việc thì mới toàn mạng. Kết luận hai: quân khủng bố hay nhóm nổi loạn không muốn chính quyền tân lập và đắc cử tại Iraq lại có quan hệ ngoại giao bình thường với các nước Hồi giáo khác. Kết luận chung: Hoa Kỳ chỉ là cái cớ, quân khủng bố không muốn Iraq được ổn định và muốn gây loạn trong thế giới Hồi giáo. Đây không hẳn là một điều xấu, nếu ta nhìn trên lãnh vực tuyên truyền đối với người dân Iraq, ít nhất là tám triệu dân đã dám đi bỏ phiếu vừa qua.
Trong khung cảnh ấy, ta mới xét đến vụ Đại sứ Egypt là Ihab al-Sharif bị tám kẻ gian bắt cóc trên đường Rabie của Thủ đô Baghdad trước đấy hai ngày. Chi tiết về vụ bắt cóc mới ly kỳ: ông ta một mình đi ra sạp báo, không có cận vệ, bị quân bắt cóc đập súng vào mặt bát lên xe chạy mất. Hai ngày sau, chưa thấy một nhóm nào lên tiếng về công trạng của mình.
Egypt là một nước Á Rập Hồi giáo quan trọng trong vùng, lại hợp tác với Hoa Kỳ trước và sau vụ Iraq. Một Đại sứ của Egypt đi vào Baghdad là một tấm bia di động cho kẻ gian. Vậy mà ông lang thang một mình, "lo việc riêng", để bị bắt cóc! Tin tức từ dân chúng trong khu vực cho biết quân gian đã phang súng ngắn vào mặt ông ta, với lời nguyền rủa "gián điêp của Mỹ".
Một là ông al-Sharif chểnh mảng trong công vụ mới đi một mình ngoài đường phố, hai là ông có có hẹn riêng, vì tình hay… tình báo, ba là ông bị quân gian bắt cóc để tống tiền, bốn là nội vụ có thể là một sự dàn dựng để gặp gỡ. Trong thế giới Á Rập Hồi giáo, khó ai biết được uẩn khúc bên trong, cho đến khi ai đó lên tiếng, đòi tiền, hay kết án Egypt hoặc chính quyền Iraq và bêu đầu Đại sứ al-Sharif làm gương.
Dù sao, trong thế giới Hồi giáo, việc các Đại sứ bị mưu sát hay bắt cóc có thể khiến dân chúng hoài nghi khả năng kiểm soát an ninh của chính quyền Baghdad và từ đó hoài khi khả năng huấn luyện của Hoa Kỳ để có một bộ máy kiểm soát an ninh do chính dân Iraq đảm nhiệm. Nhưng, nhìn xa hơn thế, dân Hồi giáo cũng phải tự hỏi là đạo Hồi còn giá trị gì không khi người Hồi giáo giết dân Hồi giáo, đến các nhà ngoại giao cũng chẳng thoát" Vì vậy, tình hình thực ra cũng không tệ nếu Hoa Kỳ biết cách trình bày sự việc với thế giới Hồi giáo, là công việc của bà Karen Hughes trong bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một cố vấn chí thiết của Tổng thống Bush nay được biệt phái qua bộ Ngoại giao để khai triển kế họach thông tin tuyên truyền trong thế giới Hồi giáo. Karen Hughes là một nhà truyền thông trước khi đầu quân ủng hộ ông Bush tại Texas.

Bây giờ ta mới trở qua chuyện Syria.
Trong mấy ngày qua, an ninh của Syria đã hai lần chạm súng với các lực lượng võ trang được chính quyền Damascus gọi là "bọn Á Rập quá khích". Lần đầu tại vùng biên giới giữa Syria với Lebanon, và 34 tay đặc công đã bị bắt, lần thứ hai ngay tại ngoại ô Damascus vào hôm sau, mùng bốn tháng Bảy, khiến hai cận vệ cũ của Sadda, Hussein bị sa lưới. Tin tức tại chỗ cho biết vài chi tiết về "bọn quá khích" này: nhiều tay súng là cận vệ cũ của Saddam Hussein, xưa nay đã nương tựa vào sự bảo vệ của Damascus; có hai kẻ tình nghi bị bắt giữ lại thuộc nhóm khủng bố liên hệ đến Abu Musab al-Zarqawi, thực chất là nằm trong một tổ đặc công do chính Syria yểm trợ trước đây, nhiều tay súng bị bắt thực ra nằm trong mạng lưới khủng bố hoạt động tại Lebanon.
Chi tiết ly kỳ nhất là an ninh Syria đã nổ súng trước: chính quyền của Tổng thống Bashar al Assad đã xoay chiều và truy lùng khủng bố, vốn là đồng minh hay tay em của mình!
Hoa Kỳ đang gây áp lực rất mạnh trên Damascus.
Sau các cuộc hành quân ngoài biên giới giữa Syria với Iraq, Mỹ còn tăng cường yểm trợ cho lực lượng người Kurd tại Syria, hôm 30 vừa qua bộ Ngân khố Mỹ lại phong tỏa tài sản của Bộ trưởng Nội vụ và Chỉ huy trưởng An ninh Quân đội của Syria ở tại Hoa Kỳ. Trong hai ngày tới, tại Thượng đỉnh của khối G-8 sẽ nhóm họp ở Gleneagle thuộc xứ Scottland của Anh, Tổng thống Bush cũng sẽ nêu vấn đề về vai trò của Syria. Ngần ấy vấn đề tất nhiên đã khiến al Assad phải suy nghĩ về sự tồn vong của mình, và nhanh nhẩu xoay chong chóng, đứng lên tuyến đầu để diệt trừ khủng bố, do chính mình đã yểm trợ trước đây.
Khi đã xoay một lần thì người ta còn có thể xoay được nữa, cho nên trò chong chóng của Syria chưa chắc đã đậu. Nhưng ít ra nó cũng cho thấy là tình hình Iraq và các vùng phụ cận thực ra không đến nỗi tệ và Mỹ cũng còn đòn phép để thi thố. Có chăng là khả năng tồn tại và chống phá khá mạnh của tàn dư chế độ Taliban tại Afghanistan. Về nơi ấy, một Bộ trưởng Pakistan cho biết là Osama bin Laden cùng các lãnh tụ Taliban và ban tham mưu hiện đang lẩn trốn tại miền Nam Afghanistan. Bao giờ liên quân sẽ thanh toán xong hồ sơ này" Những câu hỏi ấy mới khiến dư luận chú ý đến một tin lạ hôm mùng năm: Anh chuẩn bị kế hoạch triệt thoái lực lượng ra khỏi Iraq trong 18 tháng tới, để tăng cường tham chiến tại Afghanistan. Tình hình Iraq vì vậy đang có chiều hướng tốt đẹp hơn những gì chúng ta có thể nghĩ, và Hoa Kỳ bắt đầu tính đến việc dứt điểm tại Afghanistan.
Cho đến lúc ấy - bin Laden buông súng vào tù hay phơi xác trên chiến hào - dư luận Mỹ vẫn chưa tin là Hoa Kỳ thực ra có đạt thành quả trong cuộc chiến chống khủng bố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.