Hôm nay,  

Xiết Chặt Tôn Giáo

03/07/200500:00:00(Xem: 5266)
Tôn giáo đang bị kiểm sóat nghiêm ngặt ở Trung Quốc bằng mọi biện pháp, nhưng cũng đang phát triển ở nơi đây theo các hướng đi không hòan tòan trong sự mong muốn của chế độ.
Các thông tin sau đây dựa vào bài viết “China: State Attemps to Control Religious Leaderships” của Magda Hornemann, trên mạng Forum 18 của Na Uy ngày 15-6-2005, cho thấy một tòan cảnh phức tạp nơi Hoa Lục, một trong vài chế độ độc đảng tòan trị cuối cùng của thế giới.
Mới 10 năm trứơc, Trung Quốc bắt cóc cậu bé Tây Tạng Gedhun Choekyi Nyima và gia đình sau khi cậu được Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận là hậu thân Đức Ban Thiền Lạt Ma, và từ đó Hoa Lục dựng lên một ngài Ban Thiền mới.
Trong khi đó, một số nhỏ những người cảm tình với Đảng CSTQ, những người có thể cũng là đảng viên bí mật của CSTQ, được đưa vào cấp lãnh đạo các giáo hội nhà nứơc của Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Hồi Giáo và Đạo Giáo (tức Lão Giáo). Nhưng các nỗ lực này ngày càng kém hiệu quả vì các lý do do dự của các cấp lãnh đạo tôn giáo sắc tộc như Phật Giáo Tây Tạng và Hồi Giáo Uighur không muốn quá thân với nhà nứơc; sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các cộng đồng ngoài vòng kiểm sóat như Tin Lành bất hợp pháp và Công Giáo thuộc Vatican; và cũng vì lòng dân ngày lớn hơn về chống lại sự kiểm sóat của nhà nứơc. Các lãnh tụ cấp thấp đã kể với Forum 18 rằng CSTQ có thể làm chậm lại và đôi khi đàn áp nhiệt tâm tôn giáo, nhưng không còn ngăn cản nổi nữa.
Việc Bắc Kinh bắt cóc cậu Ban Thiền Lạt Ma Nyima, người được gọi là "tù nhân chính trị nhỏ nhất thế giới, vào ngày 17-5-1995 có lẽ là hồ sơ đàn áp thô bạo nhất để kiểm sóat tôn giáo. Nhưng đó là trường hợp thấy được, còn rất nhiều trừơng hợp khác thì lại rất là lặng lẽ. Các chứng cớ khác cho thấy cả 5 giáo hội chính thức - Phật Giáo, Đạo Giáo, Công Giáo Yêu Nứơc, Tin Lành và Hồi Giáo - đều bị can thiệp thô bạo tương tự. Thực sự, việc Đảng CSTQ gài người vào và vận dụng tôn giáo đã diễn ra từ cả nửa thế kỷ.
Theo một hồ sơ nội bộ của ủy Ban Trung Ương Đảng CSTQ nhan đề "Concerning Our Country's Basic Standpoint and Policy on Religious Questions During the Socialist Period" (Về Lập Trường Căn Bản và Chính Sách của Nhà Nứơc về Các Vấn Đề Tôn Giáo Trong Thời Kỳ XHCN), một hồ sơ còn gọi tắt là Hồ Sơ 19, lưu hành năm 1982 và vẫn còn là một trong các chỉ thị chính sách căn bản về kiểm sóat tôn giáo - "Các ủy ban đảng ở mọi cấp phải hướng dẫn và lãnh đạo mạnh mẽ tất cả các cơ quan liên hệ" để bảo đảm là tôn giáo bị kiểm sóat đúng hướng.
Các "cơ quan liên hệ" này không chỉ là các cơ quan đảng, như Sở Tôn Giáo Vụ (sau đổi tên là Ban Tôn Giáo Nhà Nứơc) và Mặt Trận Thống Nhất. Mà còn là cả các tổ chức trên nguyên tắc phải là độc lập, như Hội Công Giáo Yêu Nứơc (Catholic Patriotic Association, CPA), Phong Trào Tin Lành Tam Tự Aùi Quốc (Protestant Three Self Patriotic Movement, TSPM), và các hội Phật Giáo, Hồi Giáo, Đạo Giáo. Bất kể các lãnh tụ các cơ chế tôn giáo này nói rằng quý ngài làm việc độc lập, họ lại giữ im lặng về Hồ Sơ 19, trong đó nói rằng họ bị chỉ huy bởi các đảng ủy các cấp.
Chính sách tôn giáo CSTQ áp dụng từ thập niên 1950s dứơi chỉ thị của Mao Trạch Đông, khi Hoa Lục xây dựng theo mô hình Stalin. Bất kể các tiến triển thực sự kể từ khi Mao chết năm 1976 - không chỉ xây thêm nhiều chục ngàn chùa, nhà thờ, đền thờ khắp Hoa Lục - bóng đen chủ nghĩa Mao và Stalin vẫn bao trùm sinh họat tôn giáo. Nhiều mức độ truy bức và đàn áp hơn 56 năm đã làm giàu kinh nghiệm cho CSTQ về kiểm sóat tôn giáo.
Cho dù các hồ sơ về tôn giáo đều bị giữ bí mật, trong nhiều năm cũng đã bị lộ ra nhiều tài liệu mật CSTQ cho thấy tôn giáo bị kiểm sóat chặt chẽ. Các điển hình mới nhất là tập khảo cứu năm 2002 nhan đề "Religion and National Security in China: Secret Documents from China's security sector" (Tôn Giáo và An Ninh Quốc Gia tại Hoa Lục: Các Hồ Sơ Mật Từ Các Sở Bộ An Ninh Trung Quốc), biên tập bởi Shixiong Li và Xiqiu (Bob) Fu, Voice of the Martyrs (Mỹ) và Jubilee Campaign (Anh).
Đại đa số các tu sĩ, giáo sĩ và lãnh tụ tôn giáo tại Trung Quốc đang cố gắng làm tốt nhất trong vị trí của họ để phục vụ tôn giáo của họ trong một vị trí khó khăn dứơi sự kiểm sóat của nhà nứơc. Tuy nhiên, cũng có chứng cớ là có một số ít các cảm tình viên CSTQ, những người có thể là đảng viên bí mật, đã được gài vào cấp cao trong các giáo hội.
"Xiao Feng", bí danh của một cán bộ CSTQ, người đã dựng lên Ban Tôn Giáo Quảng Châu (Guangzhou Religious Affairs Bureau), đã mô tả về cách mà TSPM - nơi vẫn còn kiểm sóat tất cả mọi sinh họat Tin Lành nhà nứơc - "đã được khởi sự từ năm 1950 bởi một nhóm lãnh tụ Ky Tô tả phái làm theo lệnh Đảng CSTQ." Người khởi đầu cho TSPM là Wu Yaozong, và Xiao Feng đã cho rằng cả Wu và Zhao Puchu (cho tới khi viên tịch năm 1990, ngài là Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Trung Quốc) đều là đảng viên bí mật do CSTQ bổ nhiệm gài vào và kiểm sóat mọi họat động tôn giáo liên hệ.
Zhao Puchu tìm cách tái diễn dịch Phật Giáo cho phù hợp yêu cầu CSTQ, và ngài đi xa tới nổi nói là "Kế Họach Ngũ Niên đầu tiên là sơ đồ Cực Lạc Tây Phương trên địa cầu."

Đi xa hơn, lý tưởng nhà Phật về Bồ Tát từ bi với mọi chúng sinh là nhằm hướng về "người tốt" - phải chắc chắn không nằm trong kẻ thù giai cấp của đảng. Vị thầy này nói, "Từ bi với kẻ xấu không chỉ là sai, mà chính kẻ xấu cũng là sai khi từ bi với bất kỳ ai khác, vì như thế sẽ làm kẻ xấu bớt xấu đi."
Nhấn mạnh về Phật Giáo của thầy Zhao được điều hướng về xây dựng chủ nghĩa xã hội "trong cái bây giờ và ở đây" có tương hợp song song với phong trào "xây dựng thần học" đưa ra bởi Giám Mục Ding Guangxun, lãnh tụ TSPM lúc đó. Lý thuyết này đã biến đổi thần học Tin Lành truyền thống nhằm vì lợi ích của "việc đưa tôn giáo phù hợp với chủ nghĩa xã hội." Nếu sự thật rằng cả 2 lãnh tụ "yêu nứơc" này trong 50 năm phục vụ quyền lợi tối hậu của CSTQ, phần nhiều thái độ của quý vị này đã được giải thích. Wu Yaozong đã trở thành gần như "vị thánh bảo hộ" cho Tin Lành TSPM và giới lãnh đạo hội thánh này. Bên Công Giáo cũng tương tự với China Christian Council (CCC).
Xem xét kỹ về danh sách lãnh đạo TSPM/CCC vào các năm 1990s cho thấy rằng nhiều vị lãnh đạo cao cấp (thường giữ chức Tổng Thư Ký Hội Thánh) đến từ hậu cảnh chính trị hóa này. Cả Công Giáo và Tin Lành - linh mục, mục sư và tín đồ - thờ phượng trong các nhà thờ chính thức vẫn thường nói riêng tư với Forum 18 về nỗi quan ngại của họ vì những người phản bội các Ky Tô Hữu trong quá khứ lại được cho tiếp tục giữ chức lãnh đạo các giáo hội.
Thêm chứng cớ minh họa xuất hiện trong thời kỳ ngắn ngủi cởi mở chính trị trước khi xảy ra thảm sát Thiên An Môn hồi tháng 6-1989. Lúc đó, tín đồ như dừơng bên bờ tự do thóat sự kềm kẹp của CSTQ, được thảo luận công khai về quan hệ giữa đảng và giáo hội. Nhờ bầu khí tự do tạo ra bởi Thủ Tướng Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương), vài lãnh tụ cả trong TSPM và Hội Công Giáo Yêu Nước (CPA) kêu gọi xóa bỏ hệ thống kiểm sóat tôn giáo mà CSTQ đè nén qua các hội tôn giáo "y6eu nứơc."
Giám Mục Ma Ji, người được bổ nhiệm tháng 3-1988 để lãnh đạo Giáo Phận CPA tại Pingliang ở Gansu, miền Tây Bắc Trung Quốc, viết thư ngỏ "Lời Tuyên Xưng Của Tôi" (My Statement) vào ngày 14-8-1988, chỉ trích CPA là búp-bê của nhà nứơc. Có 4 giám mục Công Giáo Trung Hoa công khai ủng hộ thư ngỏ.
Vài lãnh đạo cấp cao của CPA, của ủy Ban Hành Chánh Tôn Giáo Công Giáo Trung Quốc (China Catholic Religious Administrative Commission) và Nghị Hội Anh Giáo Trung Quốc (Episcopal Conference of China; có khi còn dịch là Tân Giáo thay cho Anh Giáo) đã rời bỏ "các điều răn và giáo lý căn bản và quan trọng nhất của giáo hội Công Giáo," theo than phiền của Giám Mục Ma, bất kể lời khấn sống độc thân và lời nguyện phục vụ giáo hội trọn đời. Ngài nói thẳng ra, "Bây giờ, một số lãnh đạo cao cấp của 3 giáo hội đã công khai gạt bỏ giáo lý của giáo hội; họ vị phạm đức tin và làm vỡ lới khấn nguyện. Họ kết hôn, có con và vẫn mang khăn chòang linh mục, làm thánh lễ, ban phúc cho giáo dân, làm lễ rửa tội và xá tội, đường hòang như người lành thiện."
Vị Trưởng Lão Tin Lành Zhang Shengcai, một đại biểu quốc hội CSTQ, còn đi xa hơn, lên án thẳng TSPM và Ban Tôn Giáo (RAB, Religious Affairs Bureau). Trong lá thư gửi Giám Mục Ding vào ngày 3-4-1988, Zhang nói thẳng là "Trong Quốc Hội, tôi đã tố cáo RAB và TSPM là đã truy bức giáo hội của Jesus Christ trong hơn 30 năm và yêu cầu phúc đáp của họ. Tôi gửi ngài một phóng bản của thư kết án này, và tôi chúc mừng ngài với cương vị phát ngôn nhân cho TSPM để bảo vệ cho cái tổ chức tội phạm hình sự này." Và ngài nói với Ding, "Tôi không còn kiên nhẫn nữa để chịu đựng cách hành xử của ngài đang đưa chân chà đạp Hội Thánh Thiên Chúa."
Lá thư bản gốc tiếng Trung Hoa đã in trên tạp chí Pai Hsing ở Hồng Kông hôm 1-8-1988, cùng với phúc đáp qua loa của Ding.
Một lá thư khác gửi cho Ding vào ngày 9-4-1988, Zhang kêu gọi vạnh lằn ranh cho sự kiểm sóat của đảng vào các giáo hội, than phiền TSPM và CCC cư xử hệt như cơ quan nhà nứơc.
Vào tháng 8-1988, một mục sư Tin Lành, đang giảng dạy ở các nhà thờ TSPM nhưng có cảm tình với các nhà thờ tại gia không đăng ký, đã viết 1 thư dài cho một người bạn trong nhà thờ tại gia. Mục sư viết rằng "có các đảng ủy trong chính các giáo hội Tin Lành và Công Giáo, cũng như trong Phật Giáo và Hồi Giáo" và một cách cụ thể dẫn lời của Zhang Paiming, Phó Ban của Ban Tôn Giáo Tỉnh Fujian (Phúc Kiến), nói với một người bạn tin cậy rằng "tất cả các tổ chức tôn giáo nào cũng đã có các viên chức đảng bí mật và một ủy ban đảng trong đó."
Zhang Paiming cũng nói vào lúc đó rằng Giám Mục Ding, khi đó lãnh tụ của TSPM, "là Bí Thư Đảng ủy trong Tin Lành và cũng là Bí Thư của Đảng ủy tổng quát đang coi sóc các tôn giáo lớn cấp toàn quốc (Tin Lành, Công Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo, Đạo Giáo). Ding là đảng viên lâu năm. Trong đảng, chức của ngài cao hơn các vị Trưởng Ban Tôn Giáo Vùng hay ngay cả Trưởng Ban Tôn Giáo Nhà Nứơc RAB."
Đó là chuyện của hơn một thập niên trứơc. Bây giờ thì nhà nứơc Hoa Lục kiểm sóat các tôn giáo ra sao" Hay có phải mức độ kiểm sóat ngày càng chặt chẽ hơn, vì các đảng viên CSTQ ngày càng leo chức cao hơn trong hội thánh" Và khi Pháp Luân Công xuất hiện thì sao" Câu chuyện càng lúc càng bùi ngùi…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.