Hôm nay,  

Unesco Lạnh Cẳng?

16/03/200800:00:00(Xem: 5045)

Có phải UNESCO đã lạnh cẳng trước các chế độ độc tài, hay chỉ là khéo léo tìm cách tiếp cận để lâu dài mà cảm hóa" Câu hỏi này đã được nêu lại trong mấy ngày, khi tuy là cùng vận động cho quyền tự do phát biểu của con người, nhưng UNESCO đã chọn một phương cách làm việc khác với Hội Phóng Viên Không Biên Giới.

Hôm Thứ Tư 12-3-2008 là Ngày Của Quyền Tự Do Phát Biểu Trên Mạng Internet được thực hiện toàn cầu bởi Hội Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders, viết tắt RSF theo cách đọc Pháp Ngữ, có địa chỉ www.rsf.org). Bản văn của hội nêu rõ mục đích, "Từ bây giờ, chúng tôi sẽ tổ chức các sinh hoạt mỗi ngày 12-3 hàng năm để lên án kiểm duyệt Internet khắp thế giới."

Nếu chỉ nói trống không như thế thì có lẽ chẳng làm phiền ai. Điều phiền là hội RWB đã liệt kê ra 15 quốc gia mà hội gọi là "kẻ thù của Internet," trong đó năm nay liệt kê: Belarus, Miến Điện, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Bắc Hàn, Saudi Arabia, Syria, Tunisia, Turkmenistan, Uzbekistan, Việt Nam và Zimbabwe. Trong danh sách kẻ thù Internet này hồi năm 2007 chỉ có 13 quốc gia. Năm nay ghi thêm 2 nước hung thần vào là Zimbabwe và Ethiopia.

Chưa hết, bản văn trên mạng của hội RSF còn chỉ đích danh ba đại sát thủ Internet, với 3 nơi cần tới biểu tình: "Hôm nay, lần đầu ghi dấu ngày này, chúng tôi trao cho tất cả những người sử dụng Internet toàn cầu cơ hội biểu tình tại những nơi các cuộc biểu tình không thể xảy ra bình thường được. Chúng tôi hy vọng nhiều người sẽ tới và biểu tình tại địa hình trên mạng của Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Quảng Trường Cách Mạng của Cuba, hay trên đường phố Rangoon ở Miến Điện. Có ít nhất 62 nhà bất đồng chính kiến trên mạng hiện đang bị giam toàn cầu, trong khi hơn 2,600 trang web, trang blogs, hay diễn đàn mạng đã bị đóng hay rào tường năm 2007."

Thực tế là hội RSF vẫn chưa kể hết những nơi cần biểu tình, hay có vẻ như chưa muốn kể tên Việt Nam. Cứ thử dò theo bước dân oan Quận 9 Sài Gòn mà lên mạng biểu tình xem, công an CSVN có thể sẽ dò ra số IP của máy vi tính để rồi nửa đêm xông vào nhà bắt nguội liền. Nhưng không hẳn thế. Bởi vì hội RSF trên mạng cũng có vẻ như bày mưu lâu dài để hoạt động trên mạng, "Và chúng tôi đang phổ biến một ấn bản mới của cuốn Cẩm Nang Cho Người Viết Blog và Các Nhà Bất Đồng Chính Kiến Trên Mạng (Handbook for Bloggers and Cyber-Dissidents)."

Hội Phóng Viên Không Biên Giới đã thực hiện một chiến dịch toàn cầu ngoạn mục vì quyền tự do phát biểu trên mạng. Tuy nhiên, điều khá phiền nơi đây là cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã rút lại sự đỡ đầu của Ngày Của Quyền Tự Do Phát Biểu Trên Mạng Internet. Có phải là UNESCO đã lạnh cẳng, khi thấy việc xúi giục biểu tình trên mạng có vẻ như  "xúi giục bạo loạn" dù là bạo loạn trên bàn phiếm vi tính" Hay có phải các quan chức UNESCO đang hoạt động ở nhiều quốc gia sát thủ trên - trong đó có các văn phòng UNESCO ở Bắc Kinh và Hà Nội - đã bị đội nữ binh hoa hồng đỏ gài bẫy tình hay mua chuộc"

Hay có phải cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc vẫn đang tích cực cố vấn để giúp Trung Quốc thực hiện Thế Vận Hội Bắc Kinh và ở Việt Nam, thì là Đại Lễ Vesak 2008 để vinh danh Đức Phật" Có phải Liên Hiệp Quốc tin rằng có những lễ hội văn hóa giúp thăng hoa con người cần được giúp trước, hơn các ưu tiên khác" Hay đây là một truyền thống "ngưng bắn trên mặt trận nhân quyền" để chờ các lễ hội lớn của nhân loại qua đi, kiểu như những kỳ ngưng bắn Lễ Giáng Sinh thời 2 kỳ Thế Chiến"

Vậy rồi UNESCO nói gì" Đã thấy rồi. Dù nói gì đi nữa, thì Hội RSF vẫn nổi giận. Bản tin Reuters hôm 12-3-2008 đã lên án UNESCO (Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc) là đã "nhượng bộ áp lực từ một số trong 15 quốc gia hội viên trên danh sách bằng cách rút khỏi sự hỗ trợ cho Ngày Biểu Tình Internet nói trên."

Bản văn của RSF đưa ra hôm Thứ Tư kể tội LHQ là, "Tình hình UNESCO lạnh cẳng đã cho thấy sự quan trọng của Ngày Tự Do Phát Biển Trên Mạng và nhu cầu phản kháng chống lại các chính phủ đang kiểm duyệt mạng."

Dù vậy UNESCO thanh minh thanh nga rằng cơ quan UNESCO thực ra là ủng hộ quyền tự do phát biểu trên mạng, nhưng đã rút lại sự bảo trợ bởi vì việc sử dụng logo của UNESCO để cho thấy ủng hộ quan điểm RSF là dẫn dụ sai lạc (misleading). Nghĩa là UNESCO ủng hộ quyền tự do phát biểu trên nguyên tắc, nhưng cụ thể chỉ vào tận mặt để lên án các nước đang hợp tác văn hóa với UNESCO là điều không thích đáng. Bản văn UNESCO viết, "Trong các loan báo, RSF đã phổ biến các tài liệu liên hệ tới nhiều nước hội viên UNESCO, mà UNESCO đã không được thông báo và không có thể hỗ trợ." Nói như thế là rõ lắm rồi, nghĩa là UNESCO có cách tiếp cận vấn đề khác hơn là cách của RSF.

Nếu bạn để ý thì thấy rằng, Hội Phóng Viên Không Biên Giới RSF không hề có văn phòng đặt ở Bắc Kinh hay Hà Nội. Trong khi đó, UNESCO không chỉ có văn phòng 2 thủ đô 2 nước "anh em" Châu Á này, mà còn có nhiều dự án để làm.

Thí dụ, văn phòng UNESCO Office Beijing trong năm 2006 bắt đầu thực hiện dự án "Human Rights and the Beijing Olympic Games" (Nhân Quyền và Thế Vận Hội Bắc Kinh) cùng làm với Trung Tâm Triết Học Chính Trị của đại học  Capital Normal University (CNU), hay năm 2007 là cùng đại học Cheju National University làm nghiên cứu về "Các xung khắc văn hóa trong hôn nhân quốc tế và mạng lưới hỗ trợ giữa các phụ nữ di dân kết hôn ở tỉnh Jeju, Triều Tiên." Đó là các thông tin từ trang: http://www.unescobeijing.org.

Còn Việt Nam" Không cần tới nói chuyện lớn lao dễ gây tranh cãi, cũng không cần nói chuyện các quan chức UNESCO được mời đi xem, chụp hình, quay phim và khảo sát Vịnh Hạ Long hay Công Viên Quốc Gia Pu Mat ở Nghệ An để xét xem có nên vào các danh sách Di Sản Thế Giới UNESCO hay khu vực đa sinh thái cần bảo tồn, vân vân… Mà chỉ cần nói tới chuyện rất nhỏ thôi: Thí dụ, UNESCO đã vào Hà Nội để thò tay vào cả nghệ thuật Thư Pháp. Đó là trụ sở có tên UNESCO Việt Nam Calligraphy Club, tên tiếng Việt là "Câu lạc bộ Thư pháp UNESCO Việt Nam", ở đường Khúc Hạo, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

Thế đấy. Nhưng chúng ta cũng có thể ngờ vực: Nếu UNESCO mà ủng hộ RSF để xông pha lên mạng biểu tình, thì thế nào cũng bị bắt nguội hệt như dân oan quận 9 Sài Gòn.

Dù vậy, chúng ta rồi cũng phải công nhận rằng Liên Hiệp Quốc có những cách tiếp cận vấn đề linh động hơn, đa dạng hơn, và có thể là khác hơn phương cách các nhà hoạt động như RSF đang vận động. Nhưng nếu không đa dạng như thế, tất nhiên, đã không thể gọi được là Liên Hiệp Quốc, một cơ quan đang nỗ lực để gìn giữ hòa bình thế giới theo cách riêng của họ và cũng là nơi có một cơ quan gọi là Cao Uy Tị Nạn LHQ đã đưa hàng trăm ngàn thuyền nhân (trong đó có rất nhiều người trong cộng đồng chúng ta) rời các trại tị nạn ở Thái Lan, Indonesia, Mã Lai, và Phi Luật Tân… để sang Mỹ, Anh, Pháp, Canada… định cư.

Đặc biệt, câu chuyện cũng có thể nhìn theo khía cạnh khác: Có phải LHQ và RSF là hai mặt của cùng một lý tưởng tự do dân chủ cho nhân loại, khi mặt này là Ong Hiền và mặt kia là Ong Dữ" Và khi Ong Dữ đấm, thì Ong Hiền sẽ xoa"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.