Hôm nay,  

Hãy Giải Oan Nghiệt Cho Dòng Họ Nguyễn Tất (phần I)

12/03/200800:00:00(Xem: 6173)

Vợ chồng Nguyễn Tất Trung - Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (bên phải) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998 (người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ) - Nguồn: Đối thoại

I/ Sơ lược câu chuyện
Vào năm 1997 nhân vật Nguyễn Tất Trung tức Vũ Trung là con ruột của ông Hồ Chí Minh (") được phổ biến bắt đầu từ một đoạn văn trong cuốn “Đêm Giữa Ban ngày”, (tr. 605- 609), tác giả Vũ Thư Hiên, qua lời kể của ông Nguyễn Tạo:
Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương tuyển vào trông nom sức khỏe cho Bác Hồ... khoảng năm 1955...
- Cùng được Trần Đăng Ninh tuyển một lúc với cô Xuân còn có hai người em gái cô ta, một em ruột, một em họ, cũng là con cái gia đình gốc gác cách mạng cả. Họ được bố trí ở trong một ngôi nhà ở phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang Trung. Thông thường, Trần Quốc Hoàn tự thân đưa cô Xuân vào gặp Bác rồi đưa về...

Bà Nông Thị Xuân (1956) - Ảnh tư liệu: Thiên Đức


- Mỗi lần như vậy bà ta ở lại bao lâu"
Không chừng, có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm... Cô Xuân rất được lòng Bác. Họ có với nhau một con trai, được đặt tên là Trung, Nguyễn Tất Trung. Về sau trước khi Bác mất Bác ủy thác thằng Trung cho Vũ Kỳ chăm sóc, coi như con nuôi...
 - Ai đã giết bà Xuân"
- Đừng vội, ta hãy ghi nhận sự việc này: vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm (14). Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn. (...)
- Chưa hết, sau, em ruột của cô Xuân bị điều đi học một lớp y tá ở Thái Nguyên, rồi bị đưa về Cao Bằng điều trị bệnh... thần kinh. Ít lâu sau xác cô nổi lên ở một cây cầu trên sông Bằng Giang... Cô em gái họ cũng biến mất. Như vậy là cùng một thời gian, cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng.
- Những đầu mối đều bị bịt"
- Tất nhiên.
- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để có thể đụng tới.
- Trần Quốc Hoàn"
- Phải - ông thở dài...
- Và Trung ương im lặng"
Nhân chứng Nguyễn Minh Cần, cựu Phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Tp. Hà Nội cũng đã xác nhận trong bài viết: “Vài mẩu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh”. Có một chi tiết đáng chú ý là:
Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân, tôi phải đến thường trực tại Ủy ban, thì anh Nguyễn Quốc Hùng, ủy viên trong Ủy ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói: “Báo cáo anh có một việc xảy ra, có một người đàn bà bị xe ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm...”. Tôi đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì trong óc tôi thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà Nội chẳng phải là chuyện gì hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi. Quốc Hùng nói tiếp: “Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà làm ra vẻ xe cán người...”. Dừng lại một lúc, anh nói thêm: “Mà... theo báo cáo thì chiếc xe ấy lái chạy từ Chủ tịch phủ ra...”. Mấy tiếng cuối cùng “từ Chủ tịch phủ ra” đã gây cho tôi một cảm giác thật mạnh.
Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (Lê Quốc Thân, hồi đó là giám đốc Sở công an Hà Nội, về sau được thăng chức thứ trưởng Bộ công an). Khoảng một tuần sau, nhân gặp Trần Danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi: “Thôi, việc đó xong rồi”.
Đến năm 1983, xuất hiện một lá thư của một thương binh kêu oan cho cái chết của người yêu là Nguyễn Thị Vàng có quan hệ gắn bó với cái chết của Nông Thị Xuân:
Đầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở.
Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu.
Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rô i nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết” rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.
Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. ...
Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xỏ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị. Chị xô nó ra nói: “Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”. Nó cười một cách nhạo báng: “Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”. Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tùy ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi.”
Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị. ...
Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay chị nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái”.
Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mây. Nó muốn làm gì thì tùy ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó.
Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”. Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”.
Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không"”. Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu.” Bác nói: “Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối”.
Đến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên. Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Dạ dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm.
Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị trùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu.
Trước sự kiện này, báo chí quốc nội, và nhất là nhà cầm quyền cộng sản hoàn toàn im lặng. Câu chuyện rơi vào huyền thoại (") cho đến:
- Ngày 24/12/2007 báo Đại Đoàn Kết trong bài “Chính quyền xử lý chưa nghiêm” của Lưu Tiến Đạt”.
- Ngày 8/01/2008 báo đời sống và pháp luật viết: Phòng xây đựng đô thị quận Đống Da (Hà Nội): “Sao không làm theo luật”, tác giả L.N.
- Ngày 16/01/2008 Báo Kinh Tế và Đô Thị có bài viết: “Không dược xây dựng trên... chính đất của mình”, tác giả Phương Lâm.
- Ngày 18/01/2008 báo Hà Nội Mới viết: “Đất hợp pháp muốn xây dựng: Đợi xem xét”, tác giả Trần Văn.
Nhân vật Vũ Trung đã thật sự xuất hiện trong tất cả các bài báo trên đều có nội dung liên quan đến một tranh chấp nhỏ về quyền sử dụng đất của phần lô gia có diện tích 4,2 m2 với ông Lưu Tiến Đạt. Một vụ tranh chấp bình thường không có gì đáng để ầm ỹ.
Những người quan tâm đến thời sự Việt Nam đặt câu hỏi: Tại sao hàng ngàn dân oan mất đất, mất cả cuộc đời thanh xuân để đi khiếu kiện về tranh chấp đất xảy ra công khai giữa lòng thủ đô Hà Nội từ năm này đến năm khác, mà báo chí Việt Nam chẳng hề quan tâm đến. Vậy mà, chỉ có 4 mét vuông đất tranh chấp giữa hai gia đình tư nhân trong một thời gian ngắn lại được 4 tờ báo đầu ngành quan trọng tại thủ đô Hà nội với 4 tác giả khác nhau chiếu cố rất tận tình, các cơ quan nhà nước cũng sốt sắng trả lời nội vụ trong thời gian kỷ lục chưa đến 3 tuần lễ - là một điều bất thường đáng suy gẫm.
Vụ tranh chấp này có giá trị kinh tế rất nhỏ, vậy không thể nói vì tiền, vì tham nhũng hối lộ mà các phóng viên báo hay cán bộ nhà nước hăng say giải quyết nội vụ. Tại sao có nghịch lý như vậy"
Đó là vì nhân vật chính trong vụ kiện là Vũ Trung tức là Nguyễn Tất Trung là người còn sống sót trong vụ án chưa được xét xử nói trên. Ngoài ra cũng còn những yếu tố khác như là:
Địa chỉ tranh chấp chính là ngôi nhà cũ của ông Vũ Kỳ cựu thư ký riêng lâu năm của ông Hồ Chí Minh, cũng là cha nuôi của Nguyễn Tất Trung. số 102 khu tập thể Ủy Ban Khoa học Nhà Nước, trong ngõ Trịnh Hào 1 (thuộc phường Hàng Bột, quận Đống Da, Hà Nội).
Nếu Nguyễn Tất Trung không phải là con ông Hồ Chí Minh. Vậy Trung là ai" mà với lý lịch là con mồ côi liệt sĩ, thất học làm bảo vệ kho bãi, chưa một ngày đi lính mà lại được phong hàm cấp tá, đủ tiêu chuẩn cấp nhà theo nghị đinh 61/NĐ-CP (Chú ý là nghị định này thuộc vào loại phổ biến hạn chế, không được công bố trên trang web chính thức của chính phủ CS).
Những nghi vấn đó đã được làm sáng tỏ qua bài báo: “Không thể để bất công kéo dài đến vậy” của tác giả Bùi Tín.
Tác giả đã đưa ra những hình ảnh cụ thể thuyết phục đây là một câu chuyện có thực, cần được xử lý, trả lại thân phận chính thức cho Nguyễn Tất Trung.
 Điều quan tâm đầu tiên là tất cả tình tiết vụ án Nông Thị Xuân đều được thuật lại của người ngoài cuộc như ông Nguyễn Tạo hay người thương binh. Do đó cần phải phân định rõ ràng điều nào là sự thật, và điều nào là nghi vấn, hư cấu cần tranh luận.

Những sự thật trong vụ án:
• Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị Vàng, cô Nguyệt là những nhân vật có thật chứ không phải hư cấu, là nạn nhân chết oan chưa được điều tra xa xử theo luật pháp Việt Nam hiện hành.
• Xác Nông Thị Xuân được Công An cho mổ khám nghiệm, sau đó đã không trả lại cho thân nhân mai táng bình thường.
• Vũ Trung tức là Nguyễn Tất Trung, hiện nay đã lộ diện công khai trên báo chí Việt Nam, với hình ảnh đính kèm rõ ràng. Chưa được xác định rõ cha là ai"
• Nguyễn Tất Trung là con ruột của Nông Thị Xuân.
Chỉ cần với 4 điều sự thật trên đây, theo hiến pháp và luật pháp Việt Nam, nhằm giải tỏa oan khiên cho cả dòng họ mình, Nguyễn Tất Trung có đủ tư cách và có quyền khởi kiện ba vụ án riêng biệt, cùng một lúc tại các nơi khác nhau như sau:
• Vụ kiện tìm cha
• Vụ kiện đòi xác mẹ
• Vụ kiện kêu oan cho mẹ.
II/- Vụ án “tìm cha”
Nói theo ngôn ngữ luật học của miền Nam trước ngày 30/4/1975 là “Truy tìm phụ hệ”.
Trước khi vào chi tiết, cần đánh tan một ngộ nhận trong nhiều người từng quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam. Đó là những gì liên quan đến cuộc đời ông Hồ Chí Minh, phải có đảng CSVN chính thức công nhận mới có giá trị. Điều này không hoàn toàn đúng. Vì rằng:
• Trường hợp tờ hôn thú của Tăng Tuyết Minh và Lý Thụy (biệt danh của Hồ Chí Minh). Có nhân chứng vật chứng đầy đủ, thế mà đảng CSVN bưng bít sự thật và im lặng không tỏ một thái độ nào cả. Điều này không có nghĩa là bác bỏ, tờ hôn thú này tự nó đã có giá trị pháp lý và mang tính lịch sử gắn liền với cuộc đời Hồ Chí Minh, không tùy thuộc vào ý chí của đảng CSVN.
Theo luật pháp Việt Nam, về mặt chính thức Hồ Chí Minh không có vợ vì chưa hề đăng ký kết hôn. Nhưng điều này không có nghĩa là không thể có con ngoài hôn thú. Con chính thức hay con ngoài hôn thú đều được luật pháp Việt Nam bảo vệ quyền lợi ngang nhau, theo Luật hôn nhân và gia đình:
Điều 2.
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
...5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
Cho dù đảng CSVN im lặng hay bác bỏ, điều này không có giá trị gì để tước đoạt đi nhân thân chính thức của Nguyễn Tất Trung.
Đảng CSVN cũng không thể lấy cớ là ông Hồ Chí Minh đã chết, cũng như lúc còn sống Hồ Chí Minh đã không nuôi dưỡng Nguyễn Tất Trung là một hình thức không công nhận con ruột của mình. Điều này hoàn toàn sai. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã qui định rõ ràng theo:
Điều 65: Quyền nhận cha, mẹ
1. Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha.
Vấn đề còn lại được đặt ra, ông Hồ Chí Minh đã chết vậy ai là người có quyền thừa kết chính thức theo luật pháp và hiến pháp Việt Nam"
Hồ Chí Minh chết đi để lại di chúc, nhưng không nói đến tài sản của mình (từ tinh thần lẫn vật chất), vậy những tài sản này có phải đương nhiên thuộc về đảng CSVN hay không"
Theo Bộ luật dân sự, điều 675:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Điều 676:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Như vậy đảng CSVN không có quyền thừa kế những tài sản của Hồ Chí Minh không đề cập trong di chúc mà phải trả lại cho con cháu, dòng họ Hồ Chí Minh (nếu phát hiện ra sau này). Vì thế vụ án “tìm cha” của Nguyễn Tất Trung không hề mang tính chính trị, nói xấu chế độ mà là vụ án nhân thân có liên quan đến quyền thừa kế quan trọng không những cho Nguyễn Tất Trung mà còn cho cả mấy đời con cháu dòng họ Nguyễn Tất sau này theo luật định nữa.
Đảng CSVN đã công nhận điều này qua sự việc các ông tổng bí thư Lê Duẩn, cũng như Trường Chinh chết thì tài sản của họ thuộc về thân nhân gia đình của họ, chứ không đương nhiên trở thành tài sản của đảng hay nhà nước.
Ông Hồ Chí Minh cả một đời công hiến cho đảng CSVN, và đảng đã tồn tại, ăn theo thần tượng, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy tại sao ông Hồ Chí Minh chết đi, di sản để lại không được truy tìm trả lại cho người thừa kế chính thức của ông" Đó chính là một sự bất công trong nội bộ đảng CSVN, cũng là sự bất công trong lòng chế độ.
Đảng CSVN không có quyền xét xử vụ án này, vì thẩm quyền xét xử vụ án này là của tòa án nhân dân Hà Nội theo luật tố tụng dân sự:
Điều 34. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này.
Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án...
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. (...)
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
Đảng CSVN đã từng sai lầm khi làm công việc trái với di chúc Hồ Chí Minh là thiêu xác, nhằm lợi dụng thân xác này làm bình phong cho chế độ. Thì cũng chính thân xác sẽ làm bằng chứng để chứng minh sự thật Nguyễn Tất Trung có phải là con ruột của dòng họ Hồ hay không. Cuộc thử nghiệm DNA tất yếu phải xảy ra nếu muốn giải quyết chính xác vụ kiện. Kết quả sẽ ra sao, đó là chuyện của ngày mai.
Nếu sự thật chứng minh như lời đồn đoán, thì đảng CSVN không còn đường chối cãi và ngụy biện, phải đối diện với sự thật và chịu trách nhiệm về những việc làm đã xảy ra trong quá khứ, đã bất công đối với dòng họ Nguyễn Tất.
Trong thời gian vụ kiện xảy ra, sẽ còn bao nhiêu Nguyễn Tất Trung khác xuất hiện"
Điều cuối cùng, người viết không đồng quan điểm với tác giả Bùi Tín trong bài viết “Không thể để bất công đến vậy” (đã thượng dẫn) là:
“Anh rất ham tin tức trên đời, hằng ngày đọc các bản tin trên mạng. Anh thông minh, tư duy đã hồi phục, tự mình biết cách “ra công khai” như thế nào và từ đó làm chủ đời mình, không cần ai chỉ vẽ, o ép”.
Nếu hiểu theo đoạn văn này, Nguyễn Tất Trung hiện nay là một con người trong bóng tối, với sự nhắc khéo của tác giả là tự mình biết cách “ra công khai”. Điều này hoàn toàn không đúng sự thật.
Vì rằng, Nguyễn Tất Trung tức là Vũ Trung đã là một con người thực tế, công khai trên báo chí Việt Nam qua 4 bài báo Việt Nam đã trình bày ở trên. Việc phong hàm cho cấp tá Nguyễn Tất Trung là Vũ Trung để từ đó cấp căn nhà của Vũ Kỳ cho Trung theo nghị định 61/NĐ - CP là một hình thức gián tiếp chấp nhận công khai, hồ sơ lý lịch, nhân thân của Nguyễn Tất Trung tức là Vũ Trung còn lưu trữ đầy đủ tại hội Phụ Nữ Cứu Quốc trung ương, trường Nguyễn Văn Trỗi, Phòng hộ tịch và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng như những nơi khác.
Nguyễn Tất Trung đã thật sự hiện diện giữa ánh sáng mặt trời trong cuộc đời này.
Tác giả Bùi Tín có thể lo sợ trách nhiệm về bài viết của mình qua câu: “Không cần ai chỉ vẽ, o ép” hay “Có kẻ sẽ lại vu cáo tôi là nói xấu chế độ, có âm mưu lật đổ và phá hoại”. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Cha lú thì có chú khôn”, sự việc chỉ vẽ giúp nhau chọn con đường sáng là chuyện thường tình ở huyện, không cần phải áy náy, phân bua.
Hiện nay, Nguyễn Tất Trung là một công dân Việt Nam, thực sự không còn là con người của bóng tối hay huyền thoại, cũng có nghĩa là Nguyễn Tất Trung được luật pháp bảo vệ để hưởng quyền lợi theo luật định là quyền tìm lại cha ruột của mình, Nguyễn Tất Trung không phải là đảng viên đảng cộng sản, cũng không còn là cán bộ công nhân viên nhà nước, vì thế không cần phải nhờ ai ban ân huệ và cũng không cần phải xin phép ai để ra công khai, đi thưa kiện.
Việc làm của Nguyễn Tất Trung hôm nay không những cho quyền lợi chính đáng luật định của mình mà còn là quyền lợi của con cháu trong gia đình sau này.
Người cộng sản có câu: “Ở đâu có áp bức là có đấu tranh”, tác giả Bùi Tín cũng đã xác nhận:
Đã 51 năm nay, hơn nửa thế kỷ, anh Trung sống lay lắt về mặt pháp lý, không có giấy khai sinh thật, không được nhận cha đẻ của mình, không được nhận mẹ đẻ của mình,chưa được một lần thăm mộ và thắp hương trên mộ mẹ; anh không được về quê hương bản quán quê nội cũng như quê ngoại để nhận bà con họ hàng, không được biết, và dù biết cũng không được nhận ai là ông bà, chú bác, anh chị em, con cháu ruột thịt của mình.
Đó là một sự áp bức, bất công, vì thế đã đến lúc Nguyễn Tất Trung phải tranh đấu, tự mình công khai đi đòi lại nhân thân của mình qua vụ kiện tìm cha như đã trình bày trên.
Vụ án này sẽ mang tính lịch sử, chính trị, nhân bản, đạo lý, lương tâm, tình người, và cũng là thách thức nhức nhối đối với những ai còn mang danh là người cộng sản từng là học trò, đồng chí, đồng đội, hưởng ân huệ hay tôn vinh, ăn theo thần tượng Hồ Chí Minh, còn chút lương tri thì nên trả lại sự thật cho vụ án.
Vụ án xảy ra cho dù hậu quả chính trị ra sao chăng nữa, cũng không thể ngăn trở công lý trả lại nhân thân không chỉ một con người, một giọt máu hiếm hoi còn sót lại mà là cả một dòng họ Nguyễn Tất được quyền tồn tại công khai và công bằng với những dòng họ khác lại trên cõi đời này.
Nói một cách sòng phẳng hơn, những dòng họ Nông Đức, Nguyễn Minh, Nguyễn Tấn và những dòng họ khác như Lê, Trường, Phan, Võ... thành công được ngày hôm nay, đều núp bóng hay nhờ vào tên tuổi của Hồ Chí Minh tức là Nguyễn Tất Thành, thì chí ít cũng nên có một chút đạo nghĩa tối thiểu là trả lại quyền tìm cha, ông nội, ông ngoại cho dòng họ Nguyễn Tất. Nếu thật sự Nguyễn Tất Trung chính là con ngoại hôn của Nguyễn Tất Thành.
Ông Hồ Chí Minh có công hay tội hãy để lịch sử phán xét.
Giọt máu rơi của ông Hồ hoàn toàn vô tội, Nguyễn Tất Trung đã không được lựa chọn dòng họ để sinh ra, thế mà đã bị chịu trấn áp, trù dập đau thương hơn 51 năm nay phải chăng là một thời gian quá dài so với một đời người. Đã đến lúc phải trả lại công bằng và đạo lý cho số phận oan khiên này.
(Còn tiếp)
(Bài do tác giả gửi. Độc giả có thể tìm đọc các bài khác của nhà văn Thiên Đức tại trang: /www.danchimviet.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.