Hôm nay,  

Cậu Bé Tị Nạn VN Trở Thành Chuyên Gia Về Hỏa Tiễn Mỹ

11/03/200800:00:00(Xem: 5907)
(LGT: Từ một cậu bé nhà quê Việt Nam, trở thành người tị nạn tại Hoa Kỳ, và bây giờ là nhà phát minh nổi tiếng về nhiên liệu mới cho hỏa tiễn của cơ quan NASA. Cuộc đời của khoa học gia Trịnh Hữu Phứơc được nhà báo Trọng Minh kể lại như sau.)
TRỊNH HỮU PHƯỚC
Họ và tên: Trịnh Hữu Phước.
Ngày và nơi sanh: Ngày 24 tháng 12 năm 1962 tại làng Trưởng Tòa, xã Long Thạnh (nay là xã Vĩnh Mỹ), quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.
Học lực: Tiến Sĩ Cơ Khí chuyên môn Không Gian Học.
Trưởng Nhóm Chuyên Viên Kỹ Thuật Gia Chế Tạo Động Cơ Hỏa Tiển Dùng Trong Phi Thuyền Đưa Phi Hành Gia Từ Mặt Trăng Đến Quỹ Đạo...
Con người thành công thường dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố nầy có thể chia ra hai phần: bản tính cá nhân và môi trường cuộc sống. Tánh sáng suốt và thông minh, lòng kiên quyết và nhẫn nại xuất phát từ cá nhân. Còn điều kiện cuộc sống, giai đoạn lịch sử, v.v... lại là cơ hội ngoại cảnh và môi trường tạo ra những thuận lợi cho họ trên con đường thành công. Những yếu tố trên không phải nằm vào phần ngoại lệ cho anh Trịnh Hữu Phước trên con đường lập công danh và sự nghiệp. Anh Phước, còn có tên là Hữu (vì người Mỹ không gọi được tên chính nên dùng tên lót), xuất thân từ gia đình thương buôn nhỏ. Anh lớn lên trong vùng chiến tranh của một làng quê có tên Trưởng Tòa, cách thị xã Bạc Liêu 30 cây số. Anh là người con thứ bảy trong gia đình mười một người con. Ngay từ nhỏ anh đã có tính hiếu học, lúc lên năm tuổi anh bắt đầu cắp sách đến trường học lớp vỡ lòng. Thời bấy giờ học hành trong vùng giao tranh là một điều rất khó khăn. Trường làng chỉ chọn vẹn có một phòng học lợp bằng lá bao bọc với những hầm đào dành cho trẻ em chốn đạn mỗi khi nghe tiếng súng nổ. Hết tiếng súng nổ học trò lại ngồi vào bàn học tiếp tục cho hết bài ngày hôm đó. Cô giáo dạy không có tiền thù lao chi cả, chỉ nhận gạo hoặc tôm cá đóng góp của những phụ huynh học sinh trong xóm. Anh Phước tâm sự rằng: "Ngày nay trong những buổi họp bàn luận chế biến kỹ thuật hỏa tiễn, đôi lúc anh chợt nghĩ đến quá khứ của mình và không tưởng được một đứa trẻ học đánh vần ở một trường làng nhỏ bé ấy nay ngồi đối diện với những nhà khoa học gia tại Hoa Kỳ bàn về việc thiết kế động cơ khám phá vũ trụ." 
Cũng giống như những người dân khác trong làng, song thân của anh không có trình độ học vấn cao và không đặt nặng việc học hành, mặc dầu vậy họ lúc nào cũng cố gắng tạo điều kiện cho con mình đến trường để có chút chữ nghĩa. Năm lớp hai, anh cùng với anh chị trong gia đình được đưa ra chợ Cầu Số Hai (cách nhà 14 cây số) để tiếp tục học. Sau nầy, anh chị lần lượt nghỉ học để phụ giúp gia đình trong công ăn việc làm. Đặc biệt sau biến cố năm 1975, gia đình anh sa sút về kinh tế nên không có khả năng cho các con mình ăn học như lúc trước. Lúc bấy giờ, trường ở thôn quê chỉ dạy đến lớp năm (còn gọi là lớp nhất), muốn học cao thêm thì phải lên tỉnh. Vì thấy con mình ham học, cha mẹ cố gắng lo cho anh lên tỉnh học đến lớp 11.
Khoảng thời gian 1979, phong trào vượt biển ra nước ngoài lan rộng. Gia đình sắp xếp cho anh Phước cùng hai người chị và anh rể ra đi. Cơ hội nầy đã mang đến sự may mắn nhất trong đời của anh. Giống như những thuyền nhân khác, anh Phước đã trải qua một thời gian vất vã tại trại tỵ nạn Nam Dương (Indonesia). Hơn nữa, cuộc vượt biển ấy duy chỉ có một mình anh đi lên tàu được còn những thân nhân của anh đều bị kẹt lại. Anh có kể thêm rằng, gia tài của anh chỉ có một bộ quần áo đang mặc trong người. Trong suốt thời gian ở trại tỵ nạn, anh lên rừng đốn củi và sau đó bán bánh mì để sinh sống. Mặc dù khó khăn đến mấy, anh lúc nào cũng tỏ ra lạc quan, vì biết sẽ có cơ hội tiếp tục con đường học vấn như anh đã từng mơ ước được du học giống như những sinh viên Việt Nam xuất ngoại thời Việt Nam Cộng Hòa.
Bấy giờ anh Phước còn dưới tuổi vị thành niên, vì vậy việc xin định cư của anh rất khó khăn. May mắn trong lúc ở trại tỵ nạn, anh vô tình gặp lại cô bạn học cùng lớp và sau này cũng là người bạn đời của anh. Không bao lâu sau cô bạn ấy đến Hoa Kỳ định cư và giúp tìm người bảo trợ cho anh. Cuối cùng anh được nhận định cư tại thành phố Alton, tiểu ban Illinois, Hoa Kỳ, sau hơn một năm rưỡi khổ cực trong cuộc đời ở trại ty nạn.
Ngôn ngữ bất đồng và kinh tế eo hẹp hầu như là những trở ngại đầu tiên của tất cả những người mới đến định cư. Anh Phước cũng ở hoàn cảnh nầy. Khi sang Mỹ anh được sống với gia đình bảo trợ người Mỹ. Anh cố gắng học Anh ngữ, bắt đầu với lớp vỡ lòng, một tháng sau anh xin vào dự thính lớp trung cấp, rồi hai tháng kế đến ghi danh lớp bổ túc văn hóa, sau sáu tháng kể từ ngày đặt chân đến nước Mỹ, anh lấy được bằng tương đương trung học. Lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm ấy đã đưa anh Phước vào ngưỡng cửa đại học mà anh hằng ước mơ. Anh và cô bạn học ngày trước nay lại học cùng trường đại học. Sự vượt bực này đã được tờ báo địa phương, Alton Telegraph, đăng tin với tựa đề "These Vietnam Refugees Are Real Successes" (tạm dịch: Những người tỵ nạn Việt Nam thật sự thành công) kể lại quá trình gian khổ trong cuộc sống nhưng lúc nào cũng lạc quan, cùng với sự cố gắng miệt mài vùi đầu vào từng trang sách học của anh và cô bạn học từ Việt Nam đến Hoa Kỳ.

Đường học vấn có phần tiến triển tốt đẹp, song anh cũng phải trả những giá rất đắt qua sự chịu đựng cực khổ hầu khắc phục những trở ngại. Anh Phước cho biết thêm, trong thời gian đầu, giáo viên dạy Anh ngữ bất đồng cho anh vào lớp bổ túc văn hóa vì cho rằng trình độ Anh văn của anh còn kém. Lúc ấy anh lấy cớ xin vào lớp học để quen từ ngữ học đường cũng như học thêm những kiến thức căn bản. Khi đậu bằng bổ túc văn hóa, họ mới đồng ý cho ra trường anh ngữ và công nhận cho chuyển vào đại học. Mặc dù vậy anh vẫn tiếp tục gặp khó khăn vấn đề ngoại ngữ. Trong những năm đầu, anh ghi danh vào trường đại học trung cấp địa phương. Thầy cô trong trường lúc nào cũng nâng đỡ và khuyến khích, nhất là khi thấy học sinh của mình cố gắng nhẫn nại vượt qua những khó khăn ngôn ngữ. Tài chánh cũng là một trở ngại không nhỏ. Anh Phước vừa học vừa làm trong trường và tìm thêm việc làm để đủ tiền sinh sống và trả học phí. Ở trường, lúc các sinh viên ăn trưa cũng là lúc anh đi rửa chén hoặc dọn bàn trong câu lạc bộ của trường. Ban đêm và cuối tuần anh làm nghề gác gian cho một cơ quan bảo hiểm  gần nơi anh sống. Mùa hè thì xin đi làm hãng thịt bò để kiếm tiền thêm. Đến sau, anh Phước được học bổng và làm phụ tá giảng viên trong trường, đời sống của anh có phần thoải mái hơn.
Khi tốt nghiệp cử nhân kỹ sư  không gian, Cơ Quan NASA Không Gian Hoa Kỳ có gọi anh đi làm. Nhưng vì chưa có quốc tịch Hoa Kỳ thành thử anh phải ở lại học thêm chương trình cao học (Master). Sau khi  đạt bằng cao học anh nhận việc làm ở NASA và kết hôn với Tiến sĩ Hóa học Võ thị Diệp, người bạn học cùng trường từ lúc còn ở Việt Nam và lúc nào cũng tương trợ lẫn nhau trong cuộc hành trình xây dựng tương lai. Với sự khích lệ và chủ trương tiếp tục học của cơ quan NASA, anh Phước đã thực hiện được giấc mơ của mình bằng cách học thêm trong thời gian làm tại NASA và cuối cùng đạt được bằng tiến sĩ cơ khí. Hiện vợ chồng anh đang làm cho trung tâm Không Gian Hoa Kỳ đặc trách chế tạo hỏa tiễn, NASA George C. Marshall Space Flight Center, tại Huntsville, Alabama. Anh có ba cháu gái vẫn còn đang đi học.
Chuyên ngành và hoạt động:
Tiến sĩ Trịnh Hữu Phước hiện là trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật gia chịu trách nhiệm chế tạo máy động cơ hỏa tiễn dùng nhiên liệu chất lỏng oxygen và methane. Loại nhiên liệu này có ba điểm lợi chánh:
 1) Chất nhiên liệu nầy khi hợp tác sẽ tạo ra năng lượng cao hơn những nhiên liệu đã dùng trước đây trên mặt trăng trong chương trình Apollo vào thập niên 1960;
2) Chất khói tạo ra do sự hợp tác của oxygen và methane trong động cơ hỏa tiễn ít nguy hiểm cho phi hành gia so sánh với nhiên liệu đã sử dụng trước đây;
3) Tương lai có thể dùng loại máy động cơ trên cho chương trình đến Hỏa Tinh vì hóa chất nầy có thể khai thác trên mặt Hỏa Tinh.
Anh Phước đang cộng tác với các chuyên viên khác tại NASA cùng với các hãng tư nhân tạo những kỹ thuật chế loại máy dùng nhiên liệu nầy. Kết quả của chương trình sẽ giúp NASA quyết định có nên tiến hành chế tạo loại máy nầy trong chương trình đến mặt trăng trong tương lai không.
Trước đó anh Phước làm về ngành nghiên cứu, thí nghiệm, và chế biến các bộ phận động cơ hỏa tiễn sử dụng nhiên liệu lỏng. Anh đã hợp tác với những chuyên viên của cơ quan khác trong chánh phủ Hoa Kỳ ứng dụng những kỹ thuật mới vào bộ phận máy. Chẳng hạn như cách phóng nhiên liệu vào phòng cháy của hỏa tiễn có năng xuất cao; sử dụng tia laser tạo ra nguồn nổ cho máy hỏa tiễn, v.v... Trong thời gian nầy anh cùng chuyên viên đồng nghiệp đã viết nhiều bài tường trình về kết quả những nghiên cứu trên, đặc biệt phát minh cách phóng nhiên liệu đã được chấp nhận và số khác hiện nay đang được kiểm khảo.
Khi bắt đầu làm việc tại NASA, anh Phước phụ trách ước đoán năng xuất động cơ hỏa tiễn dùng những phương trình toán học giải bằng máy vi tính. Anh phụ tá cho một kỹ sư kỳ cựu người gốc Đức (ông đã tham gia chương trình Apollo trước đó) cải tiến cách tính toán năng lượng nhiên liệu cho chính xác hơn. Anh đã học hỏi được ở ông ta rất nhiều kiến thức về kỹ thuật.
Thành tích:
* Cấp bằng phát minh trong cách phóng nhiên liệu vào phòng cháy của động cơ hỏa tiễn. Hiện được một tổ chức hiệp hội chế tạo động cơ hỏa tiễn mướn phát minh trên.
* Hiện xin hai bằng phát minh trong kỹ thuật chế tạo bộ phận máy động cơ hỏa tiễn.
Văn phòng phát minh đang kiểm khảo sự tường trình của loại kỹ thuật nầy.
* Viết hơn 30 bài tường trình kỹ thuật về những nghiên cứu, thí nghiệm, và chế biến động cơ hỏa tiễn. Những tường trình nầy đã được đăng trên những tạp chí kỹ thuật.
* Được cơ quan Hàng Không Không Gian Hoa Kỳ tưởng thưởng bội chương (NASA Medal for Exceptional Service).
* Lãnh một số khen thưởng của cơ quan NASA George C. Marshall Space Flight Center.
Học trình:  
- Năm 2004, tốt nghiệp Tiến Sĩ Kỹ Sư Cơ Khí tại The University of Alabama in
Huntsville.
- Năm 1987, tốt nghiệp Cao Học (Maste) Kỹ sư Không gian tại The University of
Missouri at Rolla.
- Năm 1985, tốt nghiệp Kỹ sư Không gian tại The University of Missouri at
Rolla.
- Năm 1981, tốt nghiệp Bổ Túc Văn Hóa.
- Năm 1979, học hết lớp 11 Trường Cấp Ba Bạc Liêu.
Lời cuối:
Như đã nói, con người thành công thường có những đức tính cá nhân và cơ hội, cũng còn gọi là "may mắn". Nói chung, người tỵ nạn Việt Nam bỏ tất cả những gì đã có để rồi quyết định vượt biển tìm cuộc sống mới. Ý chí quyết tâm ấy cũng như cơ hội trên đất mới nầy đã tạo ra nhiều thành công rực rỡ của người tỵ nạn trên con đường lập nghiệp. Anh Phước có tâm sự thêm: "Mặc dù có khó khăn lúc đầu khi đặt chân trên đất Hoa Kỳ, anh rất có may mắn hơn những bạn bè còn lại Việt Nam là được tiếp tục học. Những bạn bè anh dĩ nhiên có thể phát huy hơn cả anh nếu họ có cơ hội giống như anh vậy."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.