Hôm nay,  

Tội Ác: Mary Mallon, Người Đàn Bà Gieo Rắc Sự Chết!

07/03/200600:00:00(Xem: 6562)
(Tiếp theo và hết)

Ngày 19 tháng Ba, 1907, một nhân viên cứu thương, hai bác sĩ Soper và Josephine Baker cùng với ba cảnh sát đi đến căn nhà Park Avenue, nơi Mary Mallon được thuê nấu ăn. Cảnh sát bao vây căn nhà trong khi bác sĩ Soper đến gõ cửa trước. Mary mở cửa, nhưng khi nhìn thấy một cảnh sát viên, bà ta đóng mạnh cánh cửa lại và chạy trốn. Người đàn bà này dường như đã biến mất, một cuộc lục soát được bắt đầu ngay lập tức. Khi cảnh sát xem xét các thùng rác ở phía sau nhà, họ tìm thấy Mary ngồi trốn ở đó. Các viên cảnh sát đã cố kiềm chế người đàn bà này. Bà ta la hét, chửi bới và cắn họ trước khi bị còng tay và lôi ra chiếc xe cứu thương đậu trước cửa.
Mary Mallon bị đưa đến trung tâm tạm giam tại Willard Parker Hospital. Bác sĩ Baker viết trong biên bản rằng: “Tôi thật sự đã ngồi lên người bà ta suốt con đường chạy tới bệnh viện. Người đàn bà này như một con sư tử hung dữ bị nhốt trong cũi sắt.” Sau này khi được thử nghiệm bị mắc bệnh thương hàn, Mary bị đưa từ bệnh viện đến hòn đảo North Brother Island.
North Brother Island, rộng tới 20 mẫu, lúc đó được sử dụng để cô lập và điều trị những người mắc bệnh lao phổi. Nhưng nó cũng rất nổi tiếng vì một lý do khác nữa. Trong tháng Sáu 1904, chiếc phà General Slocum bốc cháy trong khi di chuyển trên con sông East River, lúc đó nó chở khoảng 1,200 hành khách du ngoạn. Ngọn lửa bắt đầu ở mũi tầu và mau lẹ lan ra khắp nơi làm hàng trăm người bị mắc kẹt ở tầng dưới.
Thay vì chạy khẩn cấp vào bờ, thuyền trưởng William Van Schaik đã ra lệnh xả hết tốc lực chạy tới North Brother Island. Các cơn gió mạnh đã thổi bùng ngọn lửa và kết quả là trên 1000 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị mất mạng trong vụ hỏa hoạn thảm khốc này. Bản tin của tờ the Times (ngày 16 tháng Sáu, 1904) viết rằng: “Vài tiếng sau tai họa này mặt biển quanh hòn đảo North Brother Island tràn ngập các thây người, những hành khách xấu số này đã được vớt lên bằng đủ loại thuyền bè và chúng được đưa lên bờ xếp thành những hàng dài trông rất kinh sợ.”
Riverside Hospital, nằm ngay trung tâm hòn đảo, là nơi mà các viên chức y tế cô lập những bệnh nhân mắc các chứng bệnh truyền nhiễm, bởi vì chẳng ai biết phải làm gì với những người này. Tuy nhiên Mary không bị đưa vào sống chung với các bệnh nhân lao phổi. Bà ta được phép sống trong một căn nhà ở phía sau bệnh viện, nơi có thể tự nấu ăn và sống ẩn dật.
Trong ba năm kế tiếp, Mary Mallon lúc đó đã được báo chí làm trở nên nổi tiếng là “Typhoid Mary"- vẫn sống trên hòn đảo, sống lây lất như một kẻ bị xã hội ruồng bỏ và chẳng bao giờ bị buộc bất cứ tội danh nào. Bà ta viết trong một bức thư có đoạn như sau: “Lúc mới đầu khi tôi đến đây, tôi rất sợ hãi và hầu như bị kiệt sức vì sầu khổ và lo lắng. Hai mắt tôi bắt đầu giật mạnh, và rồi mí mắt trái bị liệt và không thể cử động được.....”
Một số người tranh đấu cho quyền tự do công dân nghĩ rằng việc giam giữ Mary Mallon mà không có một tiến trình pháp lý thích đáng là hành động coi thường luật pháp. Tuy nhiên những người khác, nhất là những người trong giới y khoa, thì tán thành hành động này. Nhiều khoa học gia tin rằng việc bắt giữ Mary Mallon trong năm 1907 là một sự kiện rất quan trọng, trong đó ngành vi trùng học có vai trò rất lớn.
Luật sư của Mary đã nạp đơn kiện đòi thả tự do cho bà ta. Ông ta tranh luận rằng việc giam giữ Mary là vi phạm các quyền theo hiến pháp. Nhưng Bộ Y Tế New York City khẳng định Mary Mallon mang mầm bệnh thương hàn và là mối nguy hiểm cho sức khỏe của công chúng. Một bác sĩ đã mô tả phụ nữ này là “người nguy hiểm nhất ở Nữu Ước!”. Nhưng mỗi khi có cơ hội lên tiếng Mary đều tuyên bố mình vô tội.
Bà ta nói với các phóng viên: “Tôi đã làm việc ở rất nhiều nơi và những nơi đó chẳng bao giờ có bệnh thương hàn. Và ngay cả bây giờ, tôi sống chung với các bác sĩ và nấu ăn cho họ. Hơn nữa, tôi chơi đùa với các đứa trẻ trong bệnh viện và chẳng có đứa nào bị mắc bệnh cả.” Tòa án đã bác bỏ đơn kháng án của Mary và quyết định bà ta phải sống trên hòn đảo xa vắng đó. Tuy nhiên tòa cũng để ngỏ cánh cửa cho tương lai khi nói rằng nếu bà ta có thể được chữa trị, đến lúc đó chẳng có lý do gì để giam giữ cả.
Kể từ khi bà ta bị giam giữ, “Typhoid Mary” trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi ngày càng rắc rối. Nhiều người cho rằng hành động giam giữ người đàn bà này như một tù nhân, mặc dù bà ta đã không phạm tội gì cả, là một sự vi phạm quyền công dân của Hoa Kỳ. Đến năm 1910, công luận tán thành việc thả tự do cho Mary và sự quyết tâm của tòa án cũng yếu dần. Giám đốc y tế Lederle phát biểu trong tháng Hai năm đó rằng: “Mary đã bị giam giữ đủ lâu để biết phải có những hành động phòng xa cần thiết. Miễn bà ta làm như vậy, tôi chẳng có nhiều sự lo ngại người đàn bà này là mối nguy hiểm đối với xã hội.”
Thế nhưng lần nữa, Mary từ chối nhìn nhận mình mang mầm bệnh thương hàn: “Tôi chẳng bao giờ mắc bệnh thương hàn trong cuộc đời tôi, và luôn luôn mạnh khỏe. Tại sao tôi bị đầy biệt xứ như một người cùi hủi và bị buộc phải sống cô độc với chỉ một con chó làm bạn"” Trước áp lực của công chúng và sự lo sợ trở thành mục tiêu của một vụ kiện, Bộ Y Tế đã đạt được một thỏa thuận với Mary, theo đó bà ta có thể rời hòn đảo để trở về với đời sống bình thường với điều kiện không được làm công việc nấu ăn và trình diện Bộ Y tế để khám bịnh định kỳ. Mary đồng ý và ngày 20 tháng Hai, 1910, được trả tự do.
Mary đi tầu vào đất liền, Bronx, nơi bà ta được phép đi lại tự do lần đầu tiên trong gần ba năm qua. Mặc dù không còn là một tù nhân, Mary có rất ít sự lựa chọn, không có tiền bạc, rất ít bạn bè và không còn có thể làm công việc nghề nghiệp. Tương lai của bà ta rất u ám. Trong tháng Mười hai 1911, Mary nạp đơn kiện New York City và Bộ Y Tế, đòi số tiền bồi thường thiệt hại lên tới $50,000 vì bị giam giữ trái phép mà không được xét xử.


Vụ kiện này cuối cùng đã bị hủy bỏ, và trong vòng vài tháng, Mary đã mất dạng vào giới nghèo khổ ở vùng Manhattan. Bà ta trình diện Bộ Y Tế chỉ một vài lần và sau đó chẳng bao giờ đến để được kiểm tra sức khỏe. Đến năm 1915, “Typhoid Mary” hầu như bị quên lãng, ngoại trừ một số lần khi báo chí tường thuật về đề tài sốt thương hàn. Không ai biết một cách chính xác Mary sống ở đâu trong những năm đó, mặc dù có sự ngờ vực bà ta đã đến sống ở New Jersey và Connecticut. Một số nỗ lực đã được thực hiện để tìm kiếm người đàn bà này nhưng đều thất bại. Mary không thể tìm được việc làm để nuôi thân, và cuối cùng đã buộc phải trở lại với cái nghề duy nhất đã làm từ bao năm qua: nấu ăn.

TRẬN DỊCH THƯƠNG HÀN BỘC PHÁT TẠI SLOANE HOSPITAL

Trong tháng Hai 1915, một trận dịch thương hàn đã nổ ra đột ngột tại Sloane Hospital for Women. Hai mươi lăm y tá và điều dưỡng viên đã bị bệnh rất nặng và không thể làm việc. Sloane là một bệnh viện sản khoa, do đó mối đe dọa sốt thương hàn đáng sợ hơn nữa. Các nhà điều tra, được chỉ huy bởi bác sĩ M.L. Logan từ Bộ Y Tế New York, thoạt tiên tập trung vào nguồn cung cấp nước của bệnh viện. Nhưng nguồn gốc này đã mau lẹ bị loại bỏ khi nước được thử nghiệm rất an toàn.
Sau đó bác sĩ Logan chuyển sự chú ý tới phòng nấu ăn của bệnh viện, nơi mà tất cả các phần ăn, gồm cả của nhân viên, được chuẩn bị. Nhưng bởi vì không có bệnh nhân nào bị sốt thương hàn, dường như nó không phải là nguồn gốc gây ra sự bộc phát bệnh này. Không bao lâu sau hai người chết, và ban giám đốc đã chuẩn bị đóng cửa ngưng hoạt động. Một số người nói đùa về một “Typhoid Mary” đang làm việc trong nhà bếp của bệnh viện.
Sau khi kiểm tra tất cả các nhân viên trong nhà bếp, nhà chức trách tập trung sự ngờ vực vào một phụ nữ đầu bếp bị thử nghiệm mang mầm bệnh thương hàn. Tuy nhiên, ngày hôm sau, bà ta đã không đến làm việc. Ông John Bevins, một viên chức cảnh sát Nữu Ước, đã báo cho Bộ Y Tế biết ông đã nhận ra người đàn bà này thật sự là “Typhoid Mary” từ vài năm qua. Các nhà điều tra đã xem xét tất cả các hồ sơ bệnh viện và tìm thấy phụ nữ này khai địa chỉ là một căn nhà ở Corona, Queens.
Khi cảnh sát đến nơi, họ gõ cửa trong vài phút nhưng chẳng có ai trả lời. Một cái thang được mượn từ căn nhà bên cạnh để cảnh sát leo lên cánh cửa sổ ở tầng lầu thứ hai. Khi đi vào trong nhà, họ chẳng tìm thấy ai. Nhưng sau một cuộc lục soát rất kỹ, họ khám phá Mary đang lẩn trốn trong phòng tắm. Lần này bà ta đầu hàng và không hề chống cự, bị còng tay và đưa về Manhattan trong khi các viên chức quyết định phải làm gì kế tiếp. Đối với nhiều người rõ ràng Mary Mallon đã một cách cố tình lây bệnh cho những người vô tội bởi cách ứng xử nhẫn tâm và thiếu thận trọng của mình. Như vậy cần phải làm gì với người đàn bà này" Khi biết Typhoid Mary lại “tấn công” lần nữa, công chúng đã tức khắc phản ứng giận dữ. Chỉ hai năm trước đó, một trận bộc phát thương hàn dữ dội đã xảy ra ở vùng East Side, Manhattan. Hàng trăm người đã bị nhiễm bệnh và chứng bệnh này đã lan tràm rất mau lẹ. Nhà chức trách cảm thấy bị áp lực rất mạnh phải làm một điều gì đó về “Typhoid Mary”. Bà ta đã phớt lờ các lời khuyến cáo, từ chối hợp tác với nhà chức trách y tế và cố tình lây bệnh cho dân chúng. Nhiều người muốn buộc bà ta tội giết người, cho hai cái chết tại Sloane Hospital, trong khi những người khác muốn giam giữ Mary Mallon vĩnh viễn.
Các bài xã luận trên báo đã không còn bày tỏ sự thương cảm với Mary như khi bà ta lần đầu tiên bị giam giữ trong năm 1909. Tờ the Herald Tribune viết rằng: “Cách đây 5 năm Mary đã được cho một cơ hội để sống tự do và bà ta đã một cách có chủ tâm vứt bỏ nó.” Cuối cùng, theo lệnh của Bộ Y Tế, Mary Mallong đã bị đưa trở về North Brother Island. Tuy nhiên, tại đây, bà ta vẫn tỏ ra ngang ngạnh và tự xem mình là một nạn nhân đau khổ của những viên chức quan liêu hống hách.

BỊ LƯU ĐẦY TRÊN HÒN ĐảO HOANG VẮNG

Thời gian trôi qua, Mary dần dần chấp nhận số phận, hàng ngày tiếp xúc với các y tá và bác sĩ từ Riverside Hospital. Sau một vài năm, Mary được phép làm việc trong phòng thí nghiệm của bệnh viện, tuy nhiên vẫn bị theo dõi rất kỹ. Bà ta thật sự không biết tý gì về công việc trong phòng thí nghiệm hoặc nghề nghiệp y tế, và chỉ làm công việc giấy tờ cho các bác sĩ. Nhưng tình trạng luật pháp của Mary Mallon vẫn không rõ ràng. Dù bị xem như một người phạm tội, bà ta đã chẳng bao giờ bị kết án một tội danh nào. Mặc dù Mary đã cố gắng đưa trường hợp của mình ra tòa án, nó đã chẳng bao giờ xảy ra.
Trong suốt 23 năm kế tiếp, Mary sống trong sự cô lập trên hòn đảo North Brother, trong cùng căn nhà mà bà ta bị giam giữ những năm trước đó. Người phụ nữ này đã chẳng bao giờ nghĩ mang mầm bệnh sốt thương hàn bởi vì không bao giờ bị bệnh, và cũng không thể chấp nhận sự thật rằng một số người có thể mắc bệnh thương hàn nhẹ giống một trận cúm- và tiếp tục lan truyền chứng bệnh này ngay cả sau khi đã hồi phục hoàn toàn.
Rất khó để đánh giá sự thiệt hại gây ra bởi “Typhoid Mary”. Ít nhất ba cái chết bị cho là do Mary gây ra và có lẽ hàng trăm trường hợp bệnh thương hàn khác nữa. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trận bộc phát thương hàn ở Ithaca trong năm 1903 là do Mary Mallon gây ra mặc dù không có chứng cớ chứng minh điều này là sự thật. Bà ta cũng không phải là người mang mầm bệnh duy nhất trong thời gian đó. Các viên chức Y Tế biết rằng khoảng ba phần trăm tất cả các trường hợp thương hàn có thể phát triển thành những người mang mầm bệnh (carrier). Bởi vì New York City trải qua ít nhất 4000 trường hợp thương hàn trong năm 1910, con số này cho thấy có khoảng 90 người mang mầm bệnh mới chỉ riêng trong năm đó.
Trong tháng 12/1932, Mary bị một cơn đột quÿ rất nặng, tê liệt một phần thân thể, nhưng bà vẫn tiếp tục làm việc tại bệnh viện Riverside thêm sáu năm nữa. Đến năm 1938, Mary chết vì hậu quả của cơn đột quÿ này. Chỉ có 9 người đến dự tang lễ của bà tại nhà thờ St Luke’s Church ở Bronx. Bà được chôn cất trong nghĩa địa St. Raymond’s Cemetery. Tấm bia mộ ghi hàng chữ Mary Mallon chết ngày 11 tháng Mười Một 1938 và, ngay phần phía dưới tấm bia, có hàng chữ Jesus Mercy. Tuy vậy người đàn bà này sẽ mãi mãi được biết là “Typhoid Mary”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.