Hôm nay,  

Nhu Quyền Lực Trung Quốc Là Mối Lo Ngại Cho Tây Phương

04/11/201000:00:00(Xem: 11648)

Nhu Quyền Lực Trung Quốc Là Mối Lo Ngại Cho Tây Phương

Kim Lai
(Bài viết trích dịch theo tài liệu TQ và phóng tác theo bản tin của  Erich Follah trên ABC News.)
Bắc Kinh đang lấn chiếm thế giới một cách ngọt ngào.
Qua kinh nghiệm sáu chục năm đối nội và đối ngoại, đảng CSTQ phát triển theo khuynh hướng văn minh riêng của loài người, tiến bộ theo thời gian và lấy quyền lợi dân tộc Trung quốc làm chủ chốt, sau đó là thế giới. Để đạt mục đích này, điều then chốt là phải thực hiểu rõ thế giới và nắm bắt chinh xác theo thời gian.
Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nước Trung quốc, kiêm chủ tich quân ủy trung ương, đề ra năm thuyết:
- Cải tổ sâu rộng - Lịch sử thế giới sang trang bất chợt. Thời gian này cho Trung quốc nhiều cơ hội cũng như các thử thách.
- Thế giới hòa bình và hài hòa  - Nga và Mỹ hiểu rõ chiến tranh với loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, cả hai đã thỏa hiệp sống chung hòa bình. Lịch sử theo khuynh hướng không có thể cưỡng lại được, Trung quốc ráng sức giữ hòa bình, đưa ra đường lối cùng phát triển. Cộng đồng thế giới đang xây dựng một xã hội hài hòa trong hòa khí và thịnh vượng chung.
- Cùng phát triển – Quyền lợi của các nước đan xen với nhau. Hiện nay các nước san sẻ sang hèn có nhau. Vì thế cái chinh yếu là Trung quốc phải đưa ra đường lối cùng phát triển.
- Trách nhiệm chung – Cộng đồng quốc tế khởi đầu bằng sự hiện hữu, phát tiển con người và ý thức được cái trách nhiệm chung để chống chỏi với mọi thách thức và đe dọa.
- Tích cực tham gia – Tương lai Trung quốc hiện nay là phải sát cánh với tương lai của toàn thế giới.
Trung quốc không có ý định dùng vũ lực quân sư tăng tiến, đó là cái khó chịu cho Tây Phương. Từ Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO) cho đến Liên Hiệp Quốc (U.N.), chính quyền Bắc Kinh hỷ hả sử dụng nhu quyền lực (soft power) để chiếm bất cứ cái gì Bắc Kinh muốn, và từng bước lấn vào sân mà Tây phương đã từng lầm lỗi.
Cựu ngoại trưởng Tiền Kỳ Thâm của Trung quốc đã nói đùa có hàm ý với Erich Follah, nhà quân sự trên khắp thế giới cũng giống nhau nhiều hay ít mà thôi. “Họ chỉ hoan hỉ khi họ có được đồ chơi mới” theo như lời cựu ngoại trưởng.
Nếu đúng như thế, các ông tướng Bắc Kinh thực sự hoan hỉ  vào lúc này, nhất là khi có cơ hội để khai đồ chơi mới. Trung quốc đã tăng ngân sách quân sự 7,5 phần tram trong năm 2010, lập được quỹ mua loại phản lực cơ xung kích mới và gia tăng loại hỏa tiễn hành trình. Việc xây dựng quân sự của Bắc Kinh là nguồn quan tâm chinh đối với các chuyên gia Tây phương, dù rằng ngân sách quân sự của Hoa Kỳ lớn gấp tám lần của Trung quốc. Một số người có cảm tưởng Trung quốc đang đe dọa toàn vùng Đông Á, một số người khác lại tin rằng Bắc Kinh đang nhắm chiếm toàn thế giới bằng quân sự.
Không có cái nào xa sự thiệt. Không như Hoa Kỳ, Cộng hòa Nhân dân Trung quốc chưa từng tấn công nước nào hơn ba chục năm nay, không kể Bắc Kinh đã sua quân sang đánh Việt Nam năm 1979. Ngay cả  các nhà cầm quyền Bắc Kinh vung gươm từng hồi để chống Đài Loan coi như một tỉnh ly khai Trung quốc. Trung quốc không có ý dùng vũ lực bất cứ có sự xung đột nào.
Như phần đông các nước Tây phương, Trung quốc từ lâu nay đã nhận ra rằng, những trái bom ngày nay không làm các nước sợ. Chuyện xung đột bất tương xứng ngày nay khó có thể chiếm giữ dất sau những trận huyết chiến. Chiến tranh là phương tiện trong quá khứ, câu nói của Mao “Quyền lực chính trị phát ra từ họng súng”, ngày nay không còn đúng nữa.
Nhu quyền là loại Thiết quyền mới (New Hard)
Tuy thế Trung quốc có dã tâm tiến hành chiếm toàn thế giới. Trung quốc sử dụng nhu quyền rất hiệu lực, đeo duổi bằng chính sách mậu dịch ăn thua đủ với Tây phương, cho các nước Phi châu và Mỹ châu La tinh mượn nơ với lợi tức thấp, sử dụng áp lực ngoại giao với các đối tác của Trung quốc,  vận động đề bạt văn hóa Khổng tử để chống lại nhân quyền, cung ứng ngẫu nhiện một số lớn lính Trung quốc cho Liên Hiệp Quốc trong sứ mệnh giữ hòa bình giành ra cho tất cả các thành viên của Hội đồng An ninh Quốc tế. Nói đúng, Trung quốc đang sử dụng nhu quyền thay vì thiết quyền.
Chính thực Trung quốc đang mở ra cuộc chiến khắp năm châu, không theo lối cổ điển. Sử dụng cách nào đi nữa nó phải có cung cách hòa bình. Các vụ điển hình, Trung quốc áp dụng thỏa thuận quốc tế khi nào họ thấy cần, nhưng khi luật lệ đưa ra, Trung quốc sáng ra chuyện vòng vo tam quốc hay sửa lại với sự ủng hộ của các đồng minh tuân thủ Trung quốc.


Nhưng tại sao các nhà chính trị tại Washington, Paris và London đều chấp nhận những gì Trung quốc đã đưa ra bàn, chiều theo ý Trung quốc không có sự phê phán nào cả " Có phải bị nắm cẳng – vì trục lợi – vì các thị trường Đông Á và cố ý gây ần tượng như Trung quốc thực tình "
Các nhà lãnh đạo Trung quốc làm mánh đồng nhân dân tệ của Trung quốc để ngụy tạo giá thấp cho hàng xuất khẩu của Trung quốc. Gần đây Trung quốc đã cho nhích đồng nhân dân tệ lên chút síu để lấy lòng Tây phương.
Bắc Kinh đang trên đà chiếm lĩnh thế giới một cách nhọt ngào theo kỳ xảo giao tế hơn là thực tâm. Trung quốc dùng mọi mành khóe theo sách vở khi mua các hàng hóa hay thương lượng ký kết đưởng dẫn ống xuyên quốc gia với giọng như sẻ cửa, sẻ nhà. Trong khi đó các tư nhân thị trường tự do lại bị cấm vô lối để mua các nguồn tài nguyên của Trung quốc. Trung quốc lên án chủ trương bảo thủ, còn Trung quốc lại bảo thủ hơn ai hết trong trò toàn cầu hóa.
Khi giới kinh tế của thế kỷ 21
Gần đây Trung quốc đã giới hạn hạn ngạch đất hiếm, nguồn tài nguyên cần thiết cho kỹ thuật cao cấp. Đất hiếm này tối cần cho công cuộc phát triển loại xe hơi hybrid, chế tạo nam châm thuộc hiệu xuất cao và các ổ cứng cho computer. Số 95 phần trăm kim loại này là lithium, neodymlum và promethium có được nhờ khai thác các mỏ tại Trung quốc để Bắc Kinh tự tung, tự tác. Rõ ràng Trung quốc không cho xuất khẩu các kim loại này, cũng không đòi tăng giá. Thực ra Trung quốc hình như muốn cấm xuất khẩu hẳn một số kim loại này vào năm 2015. Giới quan sát tại Nhật mô tả nguồn tài nguyên giá trị này là “vũ khí kinh tế của thế kỷ 21”. Bắc Kinh đã bác bỏ sự phản đối của Washington và Brussel như táo bạo lôi ra điều luật Tổ chức Mậu dich Thế giới (WTO) là Trung quốc được quyền bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Trung quốc.
Trung quốc cũng là một thành viên của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), nay Trung quốc đưa ra trò mèo bắt chuột trong tổ chức này. Mâc dầu có sự cảnh cáo, Bắc Kinh vẫn không chịu ký kết Thỏa ước về Quyền mua sắm vô tư của nhà nước, lại còn tiếp tục giành đặc ân cho các nhà cung cấp trong nước qua mặt các nhà cung cấp nước ngoài cạnh tranh trong các vụ đấu thầu hay mua bán của nhà nước Trung quốc. Để nắm được khế ước thầu cho nhà nước tại Trung quốc, một công ty quốc tế đã phát hiện ra các dữ kiện mật như thủ tục cấp phép không có thể xâm nhập được, cùng đồng thuận trao kỹ thuật cho người Trung quốc, thường là việc từ bỏ bản quyền trong khi trao đổi.
Nói riêng phần Trung quốc, Trung quốc đang cho vận động trào lưu kịch liệt trong WTO để  đưa ra  tình trạng đặc quyền, đặc lợi trong “nền kinh tế thị trường”. Nếu việc này thành công, nó sẽ phần lớn là những thủ tục bất lợi về chuyện chống đổ hàng hóa bán tháo trong tương lai. Liệu các nhà lãnh đạo Trung quốc có tin chắc là thế giới còn lại sẽ để cho Trung quốc hưởng lợi nhờ cung cách mậu dịch gian trá "
Câu trả lời là có, Trung quốc có lý do riêng để lạc quan. Về ngoại giao Bắc Kinh biết làm thế nào để thắng.
Năm thuyết của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đưa ra như nói trên đã bi Thủ tướng Ôn Gia Bảo phế bỏ để dấy tinh thần dân tộc làm áp lực với Nhật cho thả thuyền trưởng đã cố ý đâm tầu hai lần vào tầu tuần duyên của Nhật Bản trên biển thuộc đảo Điếu Ngư.
Việc thuyền trưởng Trung quốc hai lần dâm vào tầu tuần duyên và làm hư hại tầu này, việc giam giữ thuyền trưởng này để tòa xử lý. Theo lý mà nói, đó là chuyện nội bộ của Nhật, Trung quốc không được quyền xen vào như chủ trương Trung quốc không xen vào nội bộ nước ngoài đã từng rêu rao khắp thế giới. Nhưng ông Ôn Gia Bảo đã dấy tinh thần dân tộc và làm áp lực ngoại giao để xen vào chuyện nội bộ của Nhật Bản, buộc Nhật phải thả thuyền trưởng Trung quốc phạm tội cố ý đấm tầu Nhật trong khi hai nước vẫn giữ hòa khí ngoại giao và mậu dịch.
Nói về cấp độ bang giao hay quan hệ ngoại quốc tế, có năm cấp độ:
1- Hợp tác
2- Cộng tác
3- Chạy đua
4- Cạnh tranh
5- Triệt hạ
Quan hệ Trung quốc với Việt Nam là hợp tác toàn diện. Trong khi Trung quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bắt ngư dân Việt Nam, tịch thu toàn bộ tầu bè của ngư dân, lại còn đòi tiền để thả ngư dân – Vậy xin hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam, có phải những sự kiện xẩy ra như thế có thể gọi là quan hệ hợp tác tốt của Trung quốc hay không "

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.