Hôm nay,  

Làm Sao Tạo Nên Phát Triển Toàn Bộ ?

18/06/200500:00:00(Xem: 5787)
  • Tác giả :
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã viết: “…chúng ta phải nghiêm khắc nhận trách nhiệm về mình, để nghiêm túc nhìn nhận những sai lầm chủ quan là nguyên nhân tất yếu. Có vậy mới đủ quyết tâm đi tới. Do chậm đổi mới về tư duy, chúng ta tự trói mình trong những công thức đã bị cuộc sống vượt qua, đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và kéo dài, gây nhiều khó khăn, thiếu thốn cho nhân dân vốn đã từng chịu đựng bao gian khó, hy sinh trong ngót nửa thế kỷ” (1).

Đây là lời nghiêm khắc nhận sai lầm của một vị cựu Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Võ Văn Kiệt. Lời nhìn nhận khuyết điểm của ông, đối với hầu hết người Việt Nam đánh giá cao và có thể xem đó là lời chân thành từ cuộc chiến Việt Nam, giữa hai bên cộng sản và quốc gia. Có những vấn đề sâu thẵm trong cuộc chiến, sau hơn 30 năm rồi mới nhận thức được: tất cả đều là người Việt Nam…

Muốn thoát được thế chậm tiến và cục bộ, muốn thoát được cặp mắt của quốc tế nhìn vào bằng sự thương hại, và Việt Nam thực sự được phát triển lên mạnh mẽ, người Việt Nam nên suy nghĩ và nhận thức đúng đắn hơn về cuộc diện mới trong đầu thế kỷ 21 này. Không ai thương chúng ta bằng chính chúng ta. Nhưng cũng không ai thù ghét chúng ta bằng chính chúng ta. Giữa thương yêu và thù hận là trạng thái bình thường của con người. Người Việt Nam hãy dồn hết những bình thường của con người vào những gì cao cả hơn, đó là dân tộc và tổ quốc Việt Nam.

Đúng vậy. Chỉ có dân tộc và tổ quốc Việt Nam là trên hết, là con đường tiến tới về phía trước, và dựng xây tình thương bao dung rộng mở hơn. Có được tình thương bao dung giữa người Việt Nam và người Việt Nam, mới có thể phát triển được toàn bộ, và người dân có thể đóng góp tất cả công sức mình cho dân tộc và tổ quốc.

Công việc quan trọng trong hiện tại là nhà nước Việt Nam đang vận động cổ vũ cho những người Việt ở hải ngoại trở về đóng góp và xây dựng cho sự phát triển của đất nước. Đóng góp cho sự phát triển và phú cường của dân tộc và tổ quốc Việt Nam là bổn phận và trách nhiệm của mọi người Việt Nam trong và ngoài nước, cộng sản và không cộng sản. Ai cũng biết số lượng thành đạt của người Việt Nam ở hải ngoại, gọi là “thành phần chất xám” càng ngày càng tăng đến tới khoảng 400.000-500.000 người. Đó là số lượng rất lớn nhân tài, những người hữu dụng cho nền tảng xã hội, công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp,… đặc biệt là những nước nghèo và đang phát triển như Việt Nam.

Nhưng có thể nói là chưa có yếu tố chính yếu, động lực tối cần thiết để thu hút nhân tài. Số người ở hải ngoại về nước làm việc chỉ nhỏ giọt. Đó là không kể những người Việt Nam làm cho những công ty ngoại quốc được có mặt ở Việt Nam. Và những người về Việt Nam có tính cách thăm lại thân nhân, quê hương, du lịch, … thì nhiều. Nhưng họ đều có chung nhận xét, chế độ cộng sản hiện tại chưa thể nào phát triển một cách trọn vẹn được.

Có nhiều yếu tố đòi hỏi đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam nên sáng suốt và khách quan nhận định. Phải nhận định một cách khách quan, và sửa đổi triệt để mới có thể phát triển được trọn vẹn. Những đề nghị sau đây là phần đầu, và còn những phần kế tiếp, nếu muốn nhân dân ngoài và trong nước tin tưởng:

1. Đừng nên nói những việc không đúng sự thật. Nói được thì phải làm được.

Muốn cho sự thu hút nhân tài dễ dàng và cho sự phát triển được trọn vẹn, nhà nước Việt Nam cần nên làm cho dân chúng tin tưởng, và cần nhất là thực hiện được những điều gì đã nói ra. Nói ra được, mà làm không được, hoặc làm nửa chừng rồi bỏ, hoặc chỉ hứa hẹn, thì làm sao dân chúng tin tưởng được. Dân chúng trong nước không tin tưởng nhưng không dám nói, hay nếu có cũng dùng lời nhẹ nhàng, kín đáo, mà không dám đụng đến công an, đảng viên, cán bộ… Các người trong nước như những chuyên viên, ký giả… họ lúc nào cũng nói tốt, vì đó là nghề nghiệp, nồi cơm của họ. Còn người ngoài nước thì tự do, muốn nói gì thì nói, nhiều khi lại còn thêu dệt thêm.

Những việc đó kéo dài đến hiện nay có thể như bức tường dầy mù mịt che kín đảng và nhà nước. Từ Phan Thúy Thanh đến Lê Dũng, lần lượt là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ được phép nói những gì mà nhà nước cộng sản cho phép, mà không dám nghĩ điều đó đúng hay không đúng. Thí dụ, Pha´t ngôn nhân Bô" Ngoa"i giao Lê Du~ng no´i ơ" Việt Nam không có vấn đề đàn áp tôn giáo, không có việc cưỡng bức bỏ đạo, va` không có ai bị giam giữ vì lý do tôn giáo. "Việc ban hành và đưa vào thực hiện những văn bản pháp quy mới đây về tôn giáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chức sắc, tín đồ tôn giáo, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thực hành đức tin của mình phù hợp với pháp luật." Nhưng nhiê`u tô" chư´c tôn gia´o no´i chi´nh văn ba"n pha´p quy mơ´i la` đê" tăng cươ`ng sư" kiê"m soa´t cu"a nha` nươ´c đô´i vơ´i sinh hoa"t tôn gia´o. (2)

Đây là vấn đề mà các nước trên thế giới đều biết, đó là nhân quyền và tôn giáo Việt Nam. Sự kiểm soát gắt gao của nhà nước đối với các sinh hoạt tôn giáo ở trong nước không còn là hiện tượng lạ. Từ lâu cộng sản Việt Nam đã cho thành lập các tôn giáo yêu nước để thay thế hoặc triệt tiêu các tôn giáo nào ngoài sự chi phối của đảng và nhà nước cộng sản. Nhưng việc làm này chỉ uổng phí công sức. Vì tôn giáo là linh hồn, là tinh thần, là niềm tin của con người, nhất là con người Việt Nam. Con người rất cần thiết để tĩnh tâm và hướng về chỗ linh thiêng hơn.

Do đó khi nhà nước muốn nhân quyền, tôn giáo có thể hòa hợp với chế độ hiện tại, thì phải cho đối thoại và thực hành nhiều hơn nữa. Nhưng không phải chỉ có một chiều, mà nhiều chiều hướng khác nhau. Làm được như vậy là nhà nước tạo nên sự dung hòa và hợp tác cần thiết. Khi có sự dung hợp rồi thì mọi chuyện khác sẽ tuần tự đến mà thôi.

2. Phải đối xử công bằng và bình đẳng với người Việt Nam ở hải ngoại.

Từ lâu tất cả ai ai cũng biết, những người Việt Nam ở hải ngoại đều bị đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đối xử như người nước ngoài, mà không xem thuần túy là người Việt Nam. Do đó nếu muốn người Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là thành phần trí thức và doanh nghiệp, từ nay trở về Việt Nam được đối xử một cách công bằng và bình đẳng để đóng góp xây dựng đất nước, yêu cầu đảng và nhà nước nên trước nhất rõ ràng hơn về chính sách và thực hiện các kế hoạch, công tác một cách tích cực và thành khẩn hơn.

Ngày 13-5-2005 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, đã cho đăng cuộc phỏng vấn của điện báo Đảng cộng sản Việt Nam về “Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị tạo nên chuyển biến mới trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Trong đó, có đoạn như: “… Thứ ba, công tác vận động cộng đồng được thúc đẩy mạnh mẽ theo tinh thần đại đoàn kết dân tộc, lấy mục tiêu độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh làm điểm tương đồng, chấp nhận những quan điểm khác nhau miễn là không trái với lợi ích chung của dân tộc; không phân biệt quá khứ, chính kiến hướng tới tương lai, mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước miễn là mong muốn đóng góp vào mục tiêu trên thì đều có chỗ đứng trong khối đại đoàn kết dân tộc…..” (3)….

Lời nói nghe rất hay, nhưng quan trọng là thực hiện. Đảng và nhà nước cộng sản hãy thực hành các biện pháp này trước, người Việt Nam ở hải ngoại đang trông về các biện pháp đó. Nếu đảng và nhà nước thực hiện được, người Việt Nam ở hải ngoại hoan nghênh và sẽ đóng góp sức lực vào công cuộc tái thiết và phát triển đất nước.

Trong cuộc phỏng vấn của điện báo Người Viễn Xứ, Gs. Trần Thanh Vân (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp) đã trả lời rằng: “Tôi thấy Chính phủ cần có những chính sách cụ thể và thống nhất trong việc thu hút nhân tài. Dù ta rất cởi mở, thân thiện, trân trọng nhưng phải bằng những việc làm thiết thực. Các nhà khoa học kiều bào ít nhiều đều có uy tín với giới khoa học trên thế giới. Vậy khi kêu gọi họ về nước thì không thể xem họ như những người được đào tạo ở trong nước. Cần phải trao cho họ một vị trí xứng đáng, có ‘thực lực’, và như vậy họ mới xem đó như một vinh hạnh, mới thấy được trân trọng. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc và nghiên cứu cũng rất quan trọng đối với các nhà khoa học. Chất xám của họ phải có điều kiện để thể hiện. Chẳng hạn với một nhà khoa học trẻ, mất bao nhiêu năm tu nghiệp ở nước ngoài, tốn kém khá nhiều tiền của, trở về nước lại không được làm đúng với chuyên môn của mình thì họ sẽ dễ nản lòng và thấy phí hoài cho vốn tri thức của mình.” (4)

Ngoài ra có ông Hoài Nguyên (Cali, Mỹ) cũng viết trên điện báo Người Viễn Xứ: “Tại sao Chính phủ Việt Nam không nghĩ rằng, công bằng cho mọi người Việt Nam dù sống trong hay ngoài nước, đều có quyền bình đẳng như nhau và quyền có tài sản như những người Việt Nam tại quê nhà " Nếu như Việt kiều có quyền có tài sản tại Việt Nam thì họ sẽ về Việt Nam nhiều hơn và họ sẽ bỏ tiền vào Việt Nam nhiều hơn, tạo công ăn việc làm nhiều hơn và tinh thần hòa giải dân tộc sẽ lên cao hơn, sẽ có nhiều người cùng nhìn về tương lai hơn và cùng ủng hộ khép lại quá khứ, đưa đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh, thanh bình hơn.

Thiết nghĩ, người Việt Nam sống ở nước ngoài có quyền có tài sản tại Việt Nam, thì sẽ có một số người về đòi lại tài sản mà họ bị mất đi và do nhà nước quản lý phân phát cho cán bộ nhà nước, thì cũng không phải là một gánh nặng cho chính phủ một khi lợi nhiều hơn hại. Bất quá nhà nước trả lại tài sản hay đền bù theo giá hiện tại cho những người đã bị nhà nước tịch thu, hay quản lý chỉ tốn chừng vài chục triệu USD nhưng về mặt chính trị, xã hội, đời sống, tư tưởng sự đoàn kết và cùng nhìn về tương lai sẽ mạnh mẽ vô cùng, đem lại hàng tỷ USD trong tương lai. Vậy tại sao Chính phủ không thực hiện những điều cần thiết - sửa đổi những điều chưa hợp lý trong luật pháp của Việt Nam hiện nay đối với người dân Việt Nam trong nước cũng như người dân Việt Nam sống xa tổ quốc…” (5).

Hỏi tức là trả lời, nhà nước chưa có thời giờ để sửa sai những điều cần thiết, chưa có thời giờ để nhận thức và sửa đổi những điều chưa và không hợp lý trong hiến pháp và luật pháp của Việt Nam đối với người dân sống xa đất nước, và chưa có người dám phê bình những việc làm sai trái của nhà nước… !

Nếu nhà nước nhận chân được sự việc, nhất là sau 30 năm, đừng bao giờ để người Việt Nam ở hải ngoại cứ nghĩ và cho rằng: đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cướp chính quyền, chiếm đoạt tài sản, nhà cửa của họ; xem họ là những người của ngoại quốc, không còn là người Việt Nam; những trí thức ở hải ngoại qua Việt Nam rốt cuộc cũng không thể chịu đựng nỗi, và những người về đầu tư, thương mãi cũng bị hết luật lệ này đến luật lệ khác, v.v…

Khi nhận thức ra “khúc ruột ngàn dặm”, mọi sự việc dù trể, nhưng cũng còn hơn không !!!

3. Khuyến khích các hoạt động hai chiều giữa trong nước và ngoài nước.

Cần nên khuyến khích các hoạt động hai chiều giữa người Việt Nam trong nước và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là người không cộng sản ở nước ngoài, và người cộng sản ở trong nước, nên giao dịch cho có sự hài hòa và thông cảm với nhau nhiều hơn để cùng nhau tạo nên sức bậc đưa đất nước phát triển. Nhưng đến nay nhà nước Việt Nam chỉ cho sách báo, văn hóa phẩm, văn nghệ, triển lãm, v.v… được xuất khẩu ra nước ngoài, mà không cho nhập vào những văn hóa phẩm của người Việt Nam ở hải ngoại. Làm như vậy là nhà nước cấm đoán chiều hướng tự do ở hải ngoại chuyển tải vào Việt Nam, và làm như vậy nhà nước công nhận gần như đương nhiên là: Việt Nam hiện tại hoàn toàn không có tự do dân chủ.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phú Bình viết trong bài Tiêu Điểm: “3. Quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần, tâm linh, văn hóa của người Việt Nam ở nước ngoài. Thường xuyên cung cấp cho bà con những thông tin về tình hình mọi mặt ở trong nước và những sản phẩm văn hóa mà kiều bào mong muốn được hưởng thụ thông qua các kênh thông tin như đài truyền hình, báo điện tử, trang web, sách báo…; Đồng thời, khuyến khích các hoạt động giao lưu hai chiều về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao giữa các tổ chức, cá nhân người Việt Nam trong nước và ngoài nước, giúp cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc” (6). Và “… chấp nhận những quan điểm khác nhau miễn là không trái với lợi ích chung của dân tộc; không phân biệt quá khứ, chính kiến hướng tới tương lai…” (7).

Hoạt động giao lưu văn hóa hai chiều là điều rất tốt. Nhưng tại sao lại có sự cấm đoán chiều thứ hai là những văn hóa phẩm ở hải ngoại chính thức đem về trong nước " Những sách báo (lãng mạn, đồi trụy), phim ảnh (khiêu dâm, tình dục) ở trong nước là lành mạnh " Nhà nước có biết những thứ đó bây giờ đã trở thành gần như tự nhiên rồi không " Hiện nay nếu có đi dạo phố những thành phố lớn ở Việt Nam, không dám nói là hầu hết các tỉnh, đều thấy các sách báo, video, dvd, v.v… bán đầy ở đó. Bán không được chính thức thì bán lậu…

Dĩ nhiên có luật pháp, nhưng luật pháp làm sao kiểm soát nổi số lượng quá nhiều như vậy. Do đó, những văn hóa phẩm lành mạnh, học làm người, sách báo… là những thứ cần thường xuyên phổ biến với dân chúng. Tốt nhất là cho tự do báo chí, vì như vậy báo chí mới có thể phanh phui, vạch trần những điều xấu xa, bẩn thỉu, hối lộ, tham nhũng, phản luân thường đạo lý, v.v… và những chuyện thương tâm, nghèo khó, v.v… Những điều vạch trần tệ nạn của xã hội, là chỉ mong đóng góp phần nào của báo chí mà thôi. Còn xử lý các việc là do phần hành của nhà chức trách.

Những điều mà Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình đã viết, là những bức xúc, trăn trở của người Việt Nam phải sống xa quê hương. Giờ đây người Việt Nam ở hải ngoại muốn phổ biến những văn hóa phẩm bằng ngôn ngữ thân thương mà bấy lâu nay vẫn ấp ủ… Nơi hải ngoại khi viết ra những tác phẩm, muốn tìm người đọc để thưởng thức là chuyện không phải dễ dàng.

Như vậy, nếu nhà nước chấp thuận cho văn hóa phẩm ở bên ngoài vào Việt Nam, sẽ mở ra một luồng gió mới vào làm tươi mát lại những cỏ khô gần bốc cháy. Đó chính là tạo ra một nhịp cầu để nhân dân cùng thi đua trong nhiệm vụ mới. Bất cứ điều gì có thể làm cho nhân dân từ sự cởi mở đạt đến chỗ phóng khoáng, là bước đầy sáng tạo ra muôn ngàn ý kiến mới mẽ, và làm giàu cho Việt Nam trong tương lai.

4. Tham nhũng là quốc nạn, làm sao triệt tận gốc "

Đến ngày hôm nay ai cũng biết tham nhũng ở Việt Nam là quốc nạn !!! Tham nhũng đã đục phá, xói mòn những gì xây dựng được mang lại lợi ích tốt đẹp cho đất nước. Tham nhũng đã tạo nên những đường dây từ trên xuống dưới, từ dưới xuống trên, và chằng chịt thêm các tệ nạn khác. Và những tệ nạn này đã và đang gây ra biết bao cảnh trái luân thường, bất công, không còn gì là đạo lý… Nhưng tại sao không thể diệt được "

Nguyên Tổng bí thư đảng cộng sản Lê Khả Phiêu đã trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 25-5-2005: “Theo tôi, cuộc phòng chống tham nhũng của chúng ta có kết quả, có răn đe song chưa triệt được tận gốc. Mà chưa triệt tận gốc thì nó lại xì chỗ này, chỗ khác và xì trầm trọng hơn. Trầm trọng hơn ở chỗ: tham nhũng không phải một người mà trở thành đường dây từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Mình trị chỗ này, chỗ này chựng lại một chút; trị chỗ kia, chỗ kia chựng một chút. Nhưng số tinh vi đông hơn nhiều, nó che chắn thành dây, mình khó phát hiện.” (8).

Ts. Lê Bỉnh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân bộ Hà Nội, viết trong bài “Đấu tranh Khắc Phục Tư Tưởng và Lối Sống Thực Dụng” trong tạp chí Xây Dựng Đảng: “…Song, bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ đảng viên không tích cực tu dưỡng, rèn luyện, dẫn đến tha hóa về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống, biểu hiện rõ ở tư tưởng thực dụng và lối sống thực dụng, chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích tập thể và lợi ích xã hội; chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, cục bộ không quan tâm đến lợi ích lâu dài, toàn cục; tham vọng quyền lực, chạy cấp, chạy chức, chạy quyền, chạy tội…; lợi dụng chức quyền tham ô công quỹ, chiếm dụng đất đai nhà cửa, vật tư của xã hội; bất chấp kỷ cương, luật pháp, buôn lậu, trốn thuế; che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, báo cáo sai sự thật với cấp trên để mưu cầu danh lợi, địa vị; tùy tiện đạt ra chế độ chi tiêu, trang thiết bị ngoài chế độ; lập quỹ đen, gây phe cánh; đưa người thân vào những cương vị nắm vật tư, tài chính để dễ bề lũng đoạn. Trong quan hệ với cấp trên thì những người đó xu nịnh, bợ đỡ, không dám đấu tranh, đóng góp ý kiến; trong quan hệ đồng chí, đồng đội, bạn bè thì chỉ tận dụng những quan hệ nào có lợi cho bản thân mình, xa lánh những người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Trong quan hệ công tác, mất dần tinh thần tương trợ hợp tác, thay vào đó là lối tính toán thiệt hơn, vụ lợi, chỉ muốn đề bạt, bổ nhiệm những người cùng phe cánh để bảo vệ, che chắn cho mình. Trong hoạt động kinh tế, xã hội thì say sưa chạy theo dự án, miễn là có dự án để có ‘hoa hồng’ cho mình, bất chấp hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án đó thế nào. Trong quan hệ với người nước ngoài thì bị lóa mắt trước sức mạnh của đồng tiền, đã vi phạm quy tắc, mưu cầu lợi ích cá nhân, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, v.v… Lối sống trên đã làm cho tham nhũng ở nước ta trở thành quốc nạn…” (9)
Và Ts. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội, đã viết trên VietNamNet ngày 13-6-2005: “Với mục tiêu chống tham nhũng, vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn được giải pháp lập pháp vừa có hiệu quả vừa có tính khả thi. Tôi đã nói về việc làm luật trước đây trên VietNamNet Nhận định. Các giải pháp của chúng ta rất nhiều, nhưng nếu chúng ta không có đủ thời gian, không có đủ nguồn tài chính, không có đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật để triển khai, thì đề ra nhiều giải pháp chưa chắc đã có ích gì. Vậy phải xác định, đâu là giải pháp chính" Đâu là mắt xích trung tâm" Phải gỡ được mắt xích trung tâm thì mới hy vọng xử lý được các mắt xích khác.
Tham nhũng là vấn đề rất khó, cả thế giới cũng chưa nước nào dám tuyên bố là họ đã chống được. Nếu ta bảo sẽ chống được ngay và triệt để là vấn đề không tưởng.” (10)
Đó chỉ là dẫn chứng một số nhận định, phê bình về tình trạng tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam. Còn rất nhiều, từ trước đến nay có thể chất thành đống về hồ sơ tham nhũng. Nhất là đã có xem qua những bài vỡ của các điện báo trong nước, như: VietNamNet, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người Lao Động, Tiền Phong, Sài Gòn Giải Phóng, Xây Dựng Đảng, Tạp Chí Cộng Sản, Đảng Cộng Sản Việt Nam, Người Viễn Xứ, v.v… Có lẽ đảng và nhà nước Việt Nam đã thử áp dụng các biện pháp để bài trừ, nhưng vô hiệu. Vô hiệu, vì những tay tham nhũng gộc đang ẩn núp dưới tàng cây dù lớn, và bóng mát đã chằng chịt khắp nơi, khắp mọi ngành… mà không thể nào triệt được tận gốc.

Muốn triệt được tham nhũng, và đem lại tinh thần với nguồn sống Việt Nam đầy sinh khí mới, chúng tôi gồm những người có khả năng, trí thức, có chức vụ cao và chuyên môn, nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết, đã có nghiên cứu và tham khảo về các tình trạng ở Việt Nam. Chúng tôi rất tự tin, có thể làm được việc đó, khi được bổ túc thêm những ý kiến từ phía người Việt Nam và chính quyền ở trong nước.

Diệt tham nhũng không phải là việc dễ dàng, chúng tôi rất đồng ý với Ts. Nguyễn Sĩ Dũng, đâu là giải pháp chính " đâu là mắt xích trung tâm " Con đường triệt hạ tham nhũng sẽ phải kéo dài từ tháng này qua năm khác, và có thể triệt hạ được một phần lớn, chứ không thể triệt được hết. Vì nếu chính quyền không đủ mạnh, thì tham nhũng sẽ bộc phát sống trở lại, và như cũ. Do đó đòi hỏi chính quyền của người Việt Nam nên sáng suốt với ý chí và cùng quyết tâm hỗ trợ cho việc làm này. Chúng tôi có thể thi hành và thực hiện được, vì:

· Đây là việc làm cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Khi công tác hoàn thành, chúng tôi nhất quyết thối lui, không giữ một chức vụ nào trong chính quyền.
· Khi muốn diệt tham nhũng, yêu cầu chính quyền cho người thi hành và thực hiện được sử dụng quyền hạn lớn hơn mới có thể áp dụng các biện pháp một cách hữu hiệu và thích nghi.
· Chính quyền nên hỗ trợ nhiệt thành và cung cấp các phương tiện, như xác định, nghị quyết, … khi cần thiết.
· Phải cho truyền thông, báo chí và toàn thể nhân dân cùng giúp đỡ khi công tác được triển khai. Họ là cánh tay nối dài trước và sau các nguồn tin, sự kiện ...
· V.v….

Đây là những ưu tư của hầu hết những người Việt Nam có tâm huyết muốn cho đất nước được phát triển và tiến lên cùng với thế giới trong thế kỷ 21. Thời gian 30 năm qua đã vằng vặt những người Việt Nam ở hải ngoại, vật chất không thiếu, nhưng tinh thần lại thiếu. Có tiếp xúc và làm việc với những người ngoại quốc, các tổ chức và cơ quan quốc tế, mới thấy được trong ánh mắt của họ: nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, tham nhũng, độc quyền, không có dân chủ, v.v… Như vậy nếu muốn đất nước Việt Nam thật sự phát triển, thì trước hết chính quyền nên biết được điều đó, và phải tận diệt cho được tham nhũng.

5. Muốn tận diệt tham nhũng, phải có đối lập và triệt để dân chủ.

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: “Dân chủ trong đảng chưa được phát huy mạnh mẽ thì không thể thúc đẩy được dân chủ trong xã hội…”(11). Tiến sĩ Lê Đăng Doanh viết trong bài ‘Vấn đề cơ chế quản trị xã hội và nhà nước’: “Nhược điểm lớn nhất của thể chế chính trị của chúng ta là gì " Là chế độ đảng trị, chuyên chế và mất dân chủ rất nặng nề. Trong đảng có dân chủ chưa " Tôi từ năm 71 đến nay là theo các cụ, đầu tiên là theo cụ Phạm Văn Đồng, cụ Nguyễn Duy Trinh, theo cụ Đỗ Mười, rồi theo cụ Nguyễn Văn Linh, sau đó về làm anh nghiên cứu cải cách, thực chất tôi thấy chưa có dân chủ. Bây giờ nói rất thật là việc phê bình, tự phê bình trong Bộ Chính trị. Nói thẳng, nói thật thì sợ mất lòng nhau…”; “… rồi đảng cũng tiến tới chấp nhận có những ý kiến khác nhau, đảng phải chấp nhận sự thảo luận, sự tranh luận. Hồi tôi làm cho anh Linh, vì nhiều lý do, rất tiếc lúc bấy giờ đã có hai quyết định là cho Đảng Dân Chủ, Đảng Xã Hội tự giải thể…” (12)

Chữ ‘rất tiếc’ mà Ts. Lê Đăng Doanh sử dụng ở đây, hàm chứa một nội dung vô cùng chính xác với tình thế hiện tại, vì ông là người biết đảng cộng sản rất rõ. Khi có quyết định để đi đến tự giải thể hai đảng dân chủ và đảng xã hội, là đã rơi vào thế không còn đối lập nữa, và đảng cộng sản trở thành độc quyền kể từ đó. Theo Ts. Lê Đăng Doanh: “…Tốt nhất là nên có một lộ trình, xây dựng được một lộ trình để mà định ra hướng đổi mới, định ra hướng kiện toàn, cải cách thể chế chính trị và đi vào thực chất. Có những bước đi cụ thể và hành động từng bước một” (13).

Pgs. Trần Đình viết trong tạp chí Xây Dựng Đảng: “…Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam cũng xác định: Đảng hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo nhà nước, nhà nước làm hiến pháp và pháp luật nhưng đảng và nhà nước lại phải tự đặt mình dưới hiến pháp và pháp luật. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi: Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật….” (14)

Trong khi đó ông Robert Broadfoot, Gia´m đô´c điê`u ha`nh Tô" chư´c Tư vâ´n vê` Ru"i ro chi´nh tri" va` Kinh tê´ (PERC), cho đa`i BBC biê´t: “Khi no´i tơ´i Việt Nam thi` chu´ng ta pha"i chu´ y´ tơ´i mô"t điê`u la`, trong hê" thô´ng cô"ng sa"n chu" nghi~a, đa"ng cô"ng sa"n đươ"c coi la` đư´ng trên pha´p luâ"t. Điê`u na`y dâ~n tơ´i như~ng mâu thuâ~n trong li~nh vư"c luâ"t pha´p.” (15).

Trong tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp), hiến pháp và luật pháp là quyền rất quan trọng mà mọi công dân bắt buộc phải tôn trọng. Đó là quyền hành xử của xã hội dân chủ, của tổ quốc Việt Nam, chứ không phải của riêng đảng cộng sản. Bất cứ một người nào khi phạm tội, dù những người có chức vị cao nhất nước, cũng bị cán cân công lý xử phạt. Do đó trong hệ thống cộng sản, đảng cộng sản lại tự coi như có quyền trên hiến pháp và luật pháp, là điều mà người Việt Nam không cộng sản không thể chấp nhận được. Vì, điều lệ đảng cộng sản nói thế này, trong khi các đảng viên làm thế khác. Nhất là ngày nay Việt Nam đang sửa soạn bước vào cộng đồng thế giới, thì chắc chắn những việc mâu thuẫn, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, là điều xảy ra thường xuyên.

Như vậy, phải có một lộ trình định ra hướng tiến tới, hiến pháp và luật pháp phải cho minh bạch. Đó là một thể chế chính trị thuần túy đặt lợi ích của dân tộc và tổ quốc Việt Nam lên trên hết, và phù hợp với các nước trên thế giới.

Trong chiều hướng đó có một đảng phái đối lập thực sự là điều vô cùng cần thiết. Đối lập là để nói lên nguyện vọng đòi hỏi, yêu cầu của toàn dân trước các vấn nạn của đất nước Việt Nam. Một chính quyền dù tốt đẹp đến mấy đi nữa, lúc nào cũng có bề trái của nó. Bề trái đó đẹp hay xấu, có nói lên được trước công chúng hay không " có làm cho chính quyền đương nhiệm lưu ý tới và có sửa đổi những điều cần thiết hay không " có đóng góp được gì cho sự tiến triển của đất nước hay không " v.v… Có cho đối lập trong quốc hội, hoặc hội họp, hoặc từ tỉnh đến địa phương… được tự do phát biểu những ý kiến, những nguyện vọng đòi hỏi,… thì đó là việc làm vô cùng đứng đắn, và trong chiều hướng đi lên của đất nước.

Khi có đối lập, là phải có “sự khác biệt” trong chính quyền hiện hữu: dám đối thoại và hành động thực tiễn. Để nhà nước độc quyền, là nhà nước rơi vào thế ỷ lại, độc tài, xem thường dư luận, coi như không còn ai nữa, và nhất là không thể tiến bộ được. Vì không ai dám nói, phê bình những hành động của chính quyền. Vậy đối lập là tiếng nói đích thực nguyện vọng của nhân dân và làm cho chính quyền lớn mạnh hơn trước.

Khi đối lập có tiếng nói chính thức, và qua đối thoại hoặc hành động chỉ trích, công kích những việc làm sai trái của chính quyền. Nếu chính quyền vẫn tiếp tục như vậy, thì hội đồng sẽ cho đình chỉ, bất tín nhiệm hoặc bãi nhiệm chính quyền, và cho bầu cử lại. Chắc chắn chính quyền sẽ phải lo sợ và nghiêm chỉnh làm cho tốt hơn.

Được như vậy, nguồn sống của đất nước Việt Nam sẽ hồi sinh, và chắc chắn nhanh chóng và mạnh mẽ phát triển. Hầu hết người Việt Nam trong và ngoài nước đều mong muốn và sẵn sàng phục vụ cho đất nước.

Có điều kiện để tiến tới dân chủ, và trước tương lai tương đối khả quan của đất nước, cần phải có quyết tâm nỗ lực nhiều hơn nữa. Sẽ mời gọi các nước trên thế giới, các cơ quan quốc tế, … đầu tư và hỗ trợ cho Việt Nam nhiều hơn nữa. Những cơ quan quốc tế của các nước trong Liên Hiệp Âu Châu, Bắc Mỹ, … bấy lâu nay họ cũng chờ đợi dịp này.

Kết Luận:

Từ trước đến nay các yêu sách của người Việt Nam ở hải ngoại đòi hỏi nhà nước làm thế này làm thế nọ thì nhiều, mà không đưa ra các biện pháp nào để giải quyết, hoặc kế hoạch nào để làm lợi ích cho dân chúng và đất nước Việt Nam. Do đó lần này không những đưa ra các đề nghị cho nhà nước tham khảo, mà còn đưa ra biện pháp hoạch định tận diệt tham nhũng, và đổi mới thiết thực tình trạng hiện nay để từ đó tiến đến dân chủ. Dĩ nhiên sau biện pháp này, sẽ có biện pháp, kế hoạch khác.

Nếu nhà nước Việt Nam nhận thấy đường lối yêu cầu này đứng đắn, tốt hơn hết là nhà nước nên cho ban hành ngay để triển khai công tác. Cần nhất là ra thông cáo, hoặc nghị quyết, để xác định hướng đi lên, và cho mọi người Việt Nam cùng biết là nhà nước Việt Nam hiện nay đang trọng dụng những người này, và tham nhũng là ưu tiên trước hết phải tận diệt. Đây là việc làm rất quan trọng, nói lên sự quyết tâm của nhà nước Việt Nam. Chắc chắn nhân dân sẽ hưởng ứng với nhà nước, và cùng thúc đẩy việc làm này.

Quan trọng nhất ở lời nói đi đôi với việc làm. Đây là thái độ rõ ràng dứt khoát muốn tiến lên của đất nước. Và nhất là đối xử với nhân dân Việt Nam bằng tình thương bao dung rộng mở, chứ không phải bằng hăm dọa, lật lọng, quyền lực…

Cần nên ra sức kêu gọi mọi người yểm trợ, và cho thành hình ngay phong trào tận diệt tham nhũng. Phải cùng nhau tiêu diệt quốc nạn này, và cùng nhau tiến lên !!!

Chúng tôi nói được thì chắc chắn sẽ làm được.

Ghi chú:

1. Võ Văn Kiệt, Đảng gắn bó máu thịt với dân, Tạp chí Xây Dựng Đảng và Tuổi Trẻ 29-4-2005.
2. BBC, Việt Nam bác bỏ báo cáo về nhân quyền, 25-5-2005 của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế.
3. Nguyễn Phú Bình, Nghị quyết 36 của Bộ chính trị tạo nên chuyển biến mới trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Đảng cộng sản Việt Nam 13-5-2005.
4. Tố Phương, CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI: Chất xám Việt kiều: Nguồn “tài nguyên” vô giá của đất nước, Người Viễn Xứ 21/05/2005.
5. Hoài Nguyên, Công bằng cho mọi người, dù đang ở đâu !, Người Viễn Xứ 24-5-2005.
6. Nguyễn Phú Bình, Tiêu Điểm, Đảng cộng sản Việt Nam 13-5-2005.
7. Nt.
8. Lê Khả Phiêu, Chống tham nhũng: Phải tự xem lại bản thân mình !, Tuổi Trẻ 25-5-2005.
9. Lê Bỉnh, Đấu tranh khắc phục tư tưởng và lối sống thực dụng, Xây Dựng Đảng 5-2005.
10. Nguyễn Sĩ Dũng, , VNN 13-6-2005.
11. Lê Khả Phiêu, Phát huy được dân chủ là nguồn lực vô tận, Tuổi Trẻ 22-5-2005.
12. Lê Đăng Doanh, Vấn đề cơ chế quản trị xã hội và nhà nước, Tài liệu 9-3-2005.
13. Nt.
14. Trần Đình, Phương thức đảng lãnh đạo nhà nước, Xây Dựng Đảng 6-2005.
15. BBC, Viê"t Nam gâ`n đô"i sô" vê` hê" thô´ng luâ"t pha´p, 6-6-2005.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.