Hôm nay,  

GS Nguyễn Ngọc Lan Từ Trần Sau Một Đời Vì Dân Chủ Tự Do

28/02/200700:00:00(Xem: 15090)

GS Nguyễn Ngọc Lan Từ Trần Sau Một Đời Vì Dân Chủ Tự Do

 Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, một khuôn mặt đấu tranh cho dân chủ Việt Nam trước và sau 1975, đã từ trần vào sáng qua 26/2/07 tại nhà riêng, sau khi được đưa từ bệnh viện về. Tin từ đài RFI loan tải cho biết, Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan sinh năm 1930 tại làng An Vân, tỉnh Thừa Thiên, Huế. Ông từng là giáo sư văn khoa Đại Học Huế, giáo sư tại Học Viện Dân Chúa Cứu Thế và là chủ bút các tạp chí Đối Diện, Đứng Dậy... Giáo sư Lan hưởng thọ 78 tuổi. Linh cữu được quàn tại nhà riêng và thánh lễ an táng sẽ được cử hành vào ngày Thứ Sáu 2/3/2007.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan được biết là một người cương trực thẳng thắn, xuất thân là một linh mục trước khi cởi áo Dòng, ông đã công khai xin phép Tòa Thánh Vatican. Giáo sư Lan mất đi để lại vợ và con gái đang học tại Pháp, từ Sài Gòn Linh mục Chân Tín cho biết thêm là: "Sự ra đi của anh Lan đã đem lại đau khổ cho nhiều người, chị Thanh Vân người vợ thân yêu của anh và cháu Lan Chi đang học bên Pháp. Sáng hôm nay khoảng 5:00 - 5:30 sáng thì chị Thanh Vân điện thoại cho tôi cho biết là sẽ đem về nhà. Khi tôi đến đó thì Ông đã hôn mê rồi nhưng mà tim còn đập, chúng tôi dâng lời cầu nguyện giúp được anh sám hối và chuẩn bị... Khoảng 15 phút sau khi đưa anh về nhà thì anh tắt thở. Đây là nỗi đau buồn cho gia đình anh Nguyễn Ngọc Lan, bạn bè và tôi vì tôi là người gắn bó với anh Lan rất là lâu.

Qua Linh mục Chân Tín được biết, giáo sư Lan sinh ngày 14/7/1930. Tiểu học và trung học thì học ở Dòng Chúa Cứu Thế, sau đó giáo sư Lan đã đi lại nhà Tập ở Hà Nội và khấn Dòng được 3 năm. Sau đó thì từ 1954-1958, giáo sư Lan đã học Thần Học với Linh mục Chân Tín và được linh mục đề nghị gởi giáo sư Lan sang Pháp, và học tại Sorbonne về triết học. Khi giáo sư Lan về Việt Nam thì dạy Triết ở Dòng Chúa Cứu Thế. Từ năm 1969 cho đến nay tất cả là 38 năm giáo sư Lan đã cộng tác với linh mục Chân Tín rất là gắn bó. Giáo sư Lan là chủ bút các báo Đối Diện, Đứng Dậy, Đồng Dao, v.v... Năm 1990 sau khi linh mục Chân Tín giảng 3 bài sám hối (cá nhân sám hối, giáo hội sám hối và đảng phải sám hối) thì CSVN đã quản chế linh mục Tín và giáo sư Lan trong 3 năm 90-93. Giáo sư Lan bị quản chế tại gia, còn linh mục Chân Tín thì CSVN đày và quản chế tại một xã cách Sài Gòn 80km mà đường xá xa sôi, hiểm trở nhưng hai người vẫn liên lạc với nhau và cùng rất tha thiết với vận mạng đất nước.

Sau 3 năm quản chế cả hai người đã tham dự một cuộc đấu tranh rất là khốc liệt, do đó mà nhà nước đã để ý rất là nhiều. Phần linh mục Chân Tín thì vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay với tờ báo Tự Do Ngôn Luận. Tờ báo này cách đây mấy hôm phản đối chuyện nhà nước bắt cha Lý và đã đày ra khỏi Tòa Giám Mục Huế và đưa ra quản chế tại một họ đạo nho nhỏ cách Huế chừng 20km. Linh mục Chân Tín đã bùi ngùi nói rằng: "Cha Lý bị bắt và anh Lan lại mất thì tôi cũng mất 2 người rất thân trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở tại Việt Nam"...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo vào chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019 vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đã tổ chức cuộc triển lãm pho tượng Thương Tiếc, nhân dịp nầy ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội VAF cũng có mặt để tường trình một số tin tức chi tiết về việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng. Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Cộng, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Đã trở lại do sự yêu cầu của nhiều người, lễ hội 2019 sẽ lớn hơn và nhiều ánh sáng hơn
Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp.
Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm Thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Trasure House.
Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton .... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.