Hôm nay,  

Dân Đài Loan Chống Hoà Giải Hoà Hợp

12/07/201000:00:00(Xem: 4523)

Dân Đài Loan Chống Hoà Giải Hoà Hợp

Vi Anh
Một tổng thống Mã anh Cửu đang nắm chánh quyền một đảo quốc Đài Loan mà nhà cầm quyền Trung Cộng ở lục địa coi như một tỉnh của TC. Một chánh đảng, Quốc Dân Đảng, từng đấu tranh chết sống với Đảng CS, từng liên hiệp vói Đảng CS dể thất quốc sa bang. Một chánh quyền Quốc Dân Đảng từng không đội trời chung với nhà cầm quyền CS Bắc Kinh  khi còn trong nước và khi mất nước di tản qua Đài Loan suốt hơn nửa thế kỷ. Nay đảng cầm quyền Quốc Dân Đảng và chánh phủ Mã anh Cửu đã đón gió trở cờ, hoà hợp kinh tế  với CS Bắc Kinh khá lâu, cơm lành canh ngọt. Bây giờ nhà cầm quyền CS Bắc Kinh ở lục địa và Quốc Dân Đảng ở Đài Bắc của Đài Loan chuẩn bị hoà hợp chánh trị. Dân chúng đảo quốc biểu tình, đối lập chống đối hoà giải, hòá họp chánh trị, thử xem quyển làm chủ đất nước của người dân có giữ được nền độc lập của đảo quốc và tự do của nhân dân Đài Loan không.
Cuộc chống đối của nhân dân Đài Loan để bảo vệ quyền độc lập cho đảo quốc và quyền tư do, dân chủ cho nhân dân rất thâm hậu. Cú đánh tuy êm theo đường võ dân chủ nhưng rất thấm cho nhà cầm quyền dân cử hành xử quyền khác và trái ý dân. Giới quan sát tin rằng chánh phủ do Tổng Thống Mã Anh Cửu ở Đài Loan không dám có sáng kiến hoà giải hoà họp nào thêm nữa, đặc biệt là về chánh trị với CS Bắc Kinh, từ đây cho tới sau kỳ bầu cử tổng thống ở Đài Loan vào năm 2012.
Cuộc chống đối của người dân Đài Loan kỳ này là một cuộc thử thách một mất một còn đối với chánh phủ Mã anh Cữïu. Nếu bầu cử tổng thống xảy ra trong thời điểm này, thăm dò cho biết TT Mã anh Cửu sẽ mất ghế, Đảng cầm quyền Quốc Dân Đảng hết cầm quyền. Báo Christian Science Monitor, số ra ngày 30 tháng 6,  cho biết tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Mã Anh Cửu đã sút giảm đáng sợ từ lúc ông tận dụng vốn liếng chính trị của mình để thúc đẩy cho hiệp định ECFA, Mức được lòng dân của Ông  trên dưới 40% vào giữa năm 2009 vào trung tuần tháng 6 năm nay  2010 xuống  chỉ còn 28% .
Việc chánh quyền của TT Mã anh Cửu ký kết hiệp định ECFA với TC, là sự cải thiện cao điểm mối tương quan của hai chánh quyền Đài Loan  và TC. Nhưng đối với nhân dân Đài Loan việc làm của TT Mạ anh Cửu là một thách thức, một thách đố của tổng thống và đảng cầm quyền đối vói nhân dân muốn bảo vệ quyền độc lập, chủ quyền của đất nước và tự do, dân chủ của nhân dân. Giới quan sát thấy Quốc Dân Đảng và chánh phủ của Ô Mã không dám phiêu lưu chánh trị hơn nữa trước sự chống đối của người dân. Và việc đối thoại về chính trị và quân sự  giữa chánh quyền Mã anh Cửu và CS Bắc kinh khó mà xảy ra từ nay cho dến ngày bầu cử tổng thống vào năm 2012. Không có Mỹ, Nga, Nhựt nào dám xem vào chuyện chủ quyền dộc lập của Đài Loan dù những siêu cường của Liên hiệp Quốc “cả nể” TC, lấy ghế hội viên LHQ của Đài Loan trao cho TC.
Dù chánh quyền Đài Loan đã từ lâu tạo điều kiện cải thiện tương quan giữa hai bờ của eo biển Đài Loan nhưng việc ký hiệp ước ECFA là một giọt nước tràn của cái ly bất mãn của người dân Đài Loan. Dù Đài Loan bán cho Trung Quốc khoảng 100 tỉ đô la mỗi năm và Trung Quốc bán cho Đài Loan khoảng 30 tỉ. Doanh gia nghiệp Đài Loan đã đầu tư hơn 100 tỉ đô la vào Trung Quốc, và số người Đài Loan cư trú và làm ăn ở phần đất mà họ gọi là Đại Lục đã lên tới mức trên dưới 1 triệu người, chiếm gần 5% dân số Đài Loan.


Nhưng khi chánh quyền hai bên tiến vào một giai đoạn mới --  với hiệp ước ECFA -- theo tên tắt tiếng Anh của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế mà đôi bên ký kết hôm thứ Ba vừa qua ở thành phố Trùng Khánh, thì dân  Đài Loan phản ứng lớn, chống chánh quyền Quốc Dân Dảng mạnh. Người dân có lý của người dân. Người dân không tin CS, coi hiệp ước ECFA là một cái bẫy TC gài Đài Loan. 61 năm tách biệt dôi bớ, hai thể chế chánh trị khác như nước và lửa không dễ gì hoà giải hoà hợp. Tờ báo Taiwan Times nói lên tâm lý ấy của 23 triệu người dân Đài Loan, phẫn nộ Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã qua mặt nhân dân: «Chúng ta biết rằng Tổng thống vẫn muốn thống nhất với Trung Quốc. Hiệp định này sẽ ràng buộc về kinh tế, rồi sau đó sẽ đến chính trị ». Từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm tổng thống, chánh quyền Đài Loan và TC đã thỏa thuận về nguyên tắc chỉ có một nước Trung Hoa. Cựu tổng thống Lý Đăng Huy, người phản đối gay gắt nhất cho rằng, may mắn là Đài Loan vẫn có hệ thống dân chủ để bảo vệ.
Tổng thống Mã Anh Cửu đổ mồ hôi trán để thanh minh, thanh nga, khẳng định không có vấn đề chính trị ở đây, và hiệp định này sẽ giúp Đài Loan thoát khỏi tình trạng trì trệ về kinh tế. Bắc Kinh cam kết giảm thuế hải quan trên 539 sản phẩm. Đổi lại, Đài Loan giảm thuế nhập khẩu cho 250 mặt hàng có giá trị kém gấp 5 lần. Các ngân hàng Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc sẽ được hưởng các ưu đãi như các ngân hàng Hongkong. Nhưng nhiều người Đài Loan lại thấy đây là chiến thuật của phe cộng sản, đặt đối thủ vào tình trạng bị lệ thuộc Như nếu Đài Loan muốn ký hiệp định tự do mậu dịch với các nước khác là phải có sự đồng ý của Trung Quốc. Tất nhiên là Trung Quốc sẽ từ chối việc cho Đài Loan sử dụng tên nước chính thức «Cộng hòa Trung Hoa» khi ký các hiệp định song phương này.
Người dân Đài Loan biết TC từ lâu sử dụng quyền lực cứng đề khắc chế Đài Loan  nhưng không thành công nên bây giờ TC dùng quyền lực mềm.  700 hỏa tiễn của TC từng đặt hướng về Đài Loan, bắn hỏa tiễn vào  Đài Loan để gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử năm 1996 -  không kết quả. Trái lại, giúp đảng Dân Tiến chủ trương độc lập vượt lên nắm quyền. Nay TC dùng quyền lực mềm,  giúp ông Mã Anh Cửu tái đắc cử vào năm 2012. TC tổ chức ký hiệp ước vớùi Đài Loan tại Trùng Khánh thuộc tỉnh Tứ Xuyên, là một địa danh mang tính biểu tượng,  thờøi Quốc Cộng liên hiệp, nơi này là thủ đô chung của Cộng Sản và Quốc Dân Đảng lúc ấy là  đồng minh với nhau, do Mỹ dàn dựng ép uổng.
Người dân Đài Loan chống chánh quyền và đảng dồi lập Dân Tiến quyềt dùng quân chúng bao vây lãnh tụ hành động vượt quyền, bằng biểu tình đòi hỏi đưa hiệp ước ra trưng cầu dân ý để quyết định về việc có nên ký kết ECFA hay không và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Đài Loan và dân chủ của người dân. Tổng thống Mã Anh Cửu bác bỏ. Dân chúng càng lồng lên, chống ECFA là cái bẫy TC giương ra, làm cho Đài Loan lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc và là bước đầu dẫn tới chỗ thống nhất với Hoa Lục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.