Hôm nay,  

Arizona, Biên Cương Khổ

05/06/201000:00:00(Xem: 6010)

Arizona, Biên Cương Khổ

Vi Anh
Giả sử bạn là một cư dân của một quận hạt nào đó, như Quận Cam chẳng hạn, một năm có 500,000 người nước khác nhập cư vào mà không giấy tờ, thì bạn nghĩ sao. Nhứt định có nhiều xáo trộn, nhiều khó khổ  trong cuộc sống lắm. Khổ cho nhân viên công lực lo bảo vệ an ninh trật tự; khổ  cho chánh quyền với bao nhiêu vấn đề phát sinh thành phố, khổ cho cá nhân, gia đình chòm xóm, xã hội của bạn về công ăn việc làm, và về cả chục thứ khác trong cuộc sống, Cứ hình dung như vậy để thấy cái khốn khổ của một quận ven biên của Tiểu bang Arizona, như Quận Tucson, mỗi năm biên phòng Mỹ bắt 500,000 người vượt biên bất hợp lệ vào quận này. Nửa triệu người bị bắt, còn số nguời thoát được  là bao nhiêu khó biết được nhưng ắt phải nhiều hơn số người bị bắt. Một hành động trái luật quán hành liên tục, một nỗi khốn khổ  triền miên ngày đêm vì lúc nào cũng có người vượt biên của chánh quyền và người dân các thành phố ven biên. Nhưng ví lý do chánh trị, truyền thông Mỹ và chánh quyền Mỹ sợ mang tiếng kỳ thị nên chế ra chữ  không phạm húy kỳ thị chủng tộc - nên gọi là “nhập cư không giấy tờ” .
Trong bài phân tích nỗi khốn khổ của Arizona, xin lấy một phóng sự điều tra của một nhà báo Pháp Laure Mandeville viết cho tờ  báo cũng của Pháp là le Figaro làm dẩn dụ là đỡ nhậy cảm, đỡ dị ứng trong vấn đề nhập cư ở Mỹ. Nhập cư là một vấn đề mỗi lần tới mùa bầu cử ở Mỹ là mâu thuẫn, tranh luận tái sinh, một vấn đề chưa vị tổng thống Mỹ nào dám cải tổ dứt khoát. Phóng sự bắt đầu với một người chủ điền ven biên, John Ladd đội nón cao bồi, hàm râu bạc xám, cỡi ngựa, mắt nhìn về hướng Nam là  Mễ tây cơ, bực bội nói, “mỗi ngày hai ba trăm người leo tường rào, vượt cánh đồng của tôi. Cứ như thế kéo dài muời lăm năm rồi. Mười lăm năm nay làm tôi điên lên”. Điền sản này tổ tiên gia đình Ông tạo dựng từ 1896, lúc bấy giờ chưa có biên giới giữa Mỹ và Mể. Biên giới mới có hồi năm 1912, nhưng chỉ chiếu lệ thôi, người Mỹ và Mể lúc bấy giờ qua lại bỉnh thường. Thời kinh tế khủng khoảng như những năm 1929, thì Mỹ bắt trục xuất người Mễ về; thời cần nhơn công rẻ thì cho nguời Mể qua làm những công việc ìt tiền, nặng nhọc. Trong thập niên 1960, người Mỹ và Mể ven biên sống như thân bằng quyến thuộc, có người giúp cho công nhân nhập quốc tịch Mỹ nữa.
Nhưng tình lân lý thành thân bằng quyến thuộc đó bị những đại gia buôn lậu ma túy và một số chánh trị gia biến thành xung đột quyền lợi. Một cuộc “đổi đời” thê thảm xảy ra khi Hiệp ước NAFTA ra đời vào năm 1994. Mậu dịch tự do giữa Mỹ và Mề tàn phá ruộng vườn của nước Mể. Hàng chục ngàn nhà nông Mễ tán gia bại sản di tản về biên giới Mỹ trước sư cạnh tranh của những nhà nông Mỹ giàu có hơn, nhiều phương tiện sản xuất và phân phối hơn. Làn sóng di cư, tỵ nạn kinh tế đó bây giờ cũng còn, họ đem sức lao động ra bán rẻ cho những chủ điền Mỹ để nuôi thân và nuôi gia đình còn kẹt ở Mể.
Nửa triệu người vượt biên bị bắt ở quận Tucson một năm. Theo thống kê của cảnh sát và biên phòng Mỹ, cứ 5 người vượt biên thì 2 bị bắt. Vậy mỗi năm chỉ quận Tucson đã có cả triệu người vượt biên và trên cánh đồng của điển chủ John Ladd, mỗi năm phải có mấy trăm ngàn người trốn chạy.  Hư hại, thiệt hại cho các điền trang dọc biên giới thật là lớn: đập nước bị lở, vườn tược, đổng cỏ,, rẩy hoa màu bị dẫm nát, kinh dẩn nước, ống dẫn nước sụp lở và gảy đổ. Mỗi lân Ô.  John Ladd kêu gọi biên phòng, thiệt hại và hư hại tài sản của Ông càng lớn với sức càn quét bằng xe pháo, bằng chó đánh hơi của biên phòng. Đó là chưa nói việc người báo tin, người nhờ biên phòng can thiệp cho biên phòng bị trả thù. Hai tháng trước, Robert Krenz, một diền chủ thân quen với Ông bị ám sát chết sau khi gọi biên phòng.
Người ám sát trả thù không phải là dân vượt biên, mà là bọn tội phạm có tổ chức, chuyên buôn lậu và tổ chức và chứa chấp người vượt biên. Đó là những cường hào ác bá chuyên mua bán ma túy lậu và tổ chức vượt biên lậu. Theo cảnh sát trưởng Clarence Dupnik cho biết đường dây buôn lậu ma túy đã kết hợp vớøi vượt biên. Người vượt biên phải trả 2000 Đô để được đưa đi. Đường dây kinh tài lậu đó đáng giá hàng chục tỷ Mỹ kim, lưu hành ở thủ đô, là Phoenix.


Đường dây những người tổ chức vượt biên và buôn lậu ma túy này không có Tổ Quốc, Tổ Quốc họ là Đô la. Mỗi năm biên phòng bắt được không ít những nghi can dính líu với al Qaeda xâm nhập vào Mỹ qua con đường vượt biên giới này. Và đường dây đó có quá nhiều tiền và bộ hạ nên cũng cần một số người trong chánh quyền để bao che họ. Ho móc nối và dính líu với một số người trong chánh quyền và các cộng đồng gốc Latinh. Họ chống đối luật của TB Arizona cho phép cảnh sát hỏi giấy tờ người bị nghi là vượt biên bất hợp pháp. Họ  cáo giác luật đó là kỳ thị chủng tộc. Họ cho luật đó là vi phạm nhân quyền.
Những người Arizona cố cựu, gốc gác ở vùng ven biên không thể hiểu tại sao một nhân viên công lực, một cảnh sát hỏi giấy tờ một người nài đó thì việc làm đó và người cảnh sát đó bị coi là kỳ thị chủng tộc, vi phạm nhân quyền. Giới nông dân và cảnh sát nhận thấy hai thế lực kinh tế và chánh trị đã làm đạo luật rất cần thiềt của TB Arizona thành rối lên. Những chánh khách của đảng Dân Chủ muốn o bề người gốc Latinos để kiếm phiếu. Và những chính khách của đảng Cộng Hoà cũng chẳng hiền gì, họ muốn có nhân công giá rẻ từ người Latinos lợi cho việc kinh doanh của họ.
Và người dân cũng thấy như vậy nên thăm dò cho biết có từ 60 đến 70%  người Mỹ ủng hộ những đạo luật của Arizona. Như lời bà Eileen Klein thuộc một gia đình nhập cư từ Pháp hiện là Chánh văn phòng của Thống Đốc Arizona Brewer, nói, “đúng, chúng ta là một đất nước của những người nhập cư. Nhưng luật pháp phải được tôn trọng để đất nước này có thể được trung thành”. Dù hai thành phố lớn của Cali và San Fran phản ứng mạnh, chống Arizona quyết liệt, nhưng hai thành phố này vẫn là hai thành phố  có vẻ cô đơn trên bình diện tiểu bang Cali và trên bình diện liên bang.  Thống kê  vào cuối tháng tư cho biết, 60% người Mỹ nói chung đồng ý luật siết chặt  nhập cư của Arizona.  Còn các hàng thử biểu chánh trị trong mùa bầu cử ,những ứng cử viên thống đốc đơn vị bầu cử là cả tiểu bang, nhứt là quí vị ứng cử viên thuộc đảng Cộng Hoà  cũng ủng hộ những biện pháp  của TB Arizona. Như Bill McCollum ở Florida. Và  Steve Poizner ở Cali .
Trong một đất nước rộng lớn, hiệp chủng, dân số Latinh chiếm 30%, nỗi lo ngại và dè dặt với người gốc Latinh tăng nhanh như vậy sẽ dễ lan truyền, làm người dân lo ngại. Tin tổng hợp cho thấy có  10 tiểu bang khác đang chuẩn bị siết chặt nhập cư như Arizona. Ứng cử viên thống đốc  Colorado Scott McInnis  nói mạnh “chúng ta không rút lui, nếu không vận động được toàn nước Mỹ chống nhập cư lậu, thì Ông sẽ làm ở Colorado. TB Oklahoma đang dự trù những hình phạt gắt gao hơn đối với những người nhập cư lậu khi nhân viên công lực phải nổ súng khi bắt họ. TB  South Carolina  coi là trái luật muớn người nhập cư lậu làm việc. Và các TB Idaho, Utah, Missouri, Texas, North Carolina, Maryland, Minnesota, và Colorado, cơ quan lập pháp cũng dự trù đưa ra những biện pháp siết việc nhập cư lậu. Arizona là TB tiên phuông đưa ra những biện pháp siết nhập cư. Như  chấp nhận dự luật không cho người nhập cư lậu nhận những phúc lợi của TB và các TB khác cũng noi theo.
TT Mexico có đến Toà Bạch Ốc Mỹ, gặp TT Barack Obama về luật của TB Arizona. Nhưng những thái độ của các tiểu bang làm cho liên bang phải chú ý cần có một bộ luật nhập cư. Nhiều webs và youtube loan tải, nhắc lại việc TT Obama cười ngạo TB Arizona trong một bữa ăn tại Toà Bạch Ốc và nói  móc TT Obama, “TT Obama, xâm phạm biên giới không phải là chuyện đùa. Nhiệm vụ của Ông là bảo vệ an ninh biên giới”. TT Obama tuyên bố không thể có luật cải tổ nhập cư khả thi trong thời gian ngắn. Điều này khiến phản ứng của các TB muốn noi gương Arizona mạnh thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.