Hôm nay,  

Bộ Trưởng Csvn: Mất 1 Đảo Mỗi Năm Vì Sơ Hở Tài Nguyên

03/06/201000:00:00(Xem: 8333)

Bộ Trưởng CSVN: Mất 1 Đảo Mỗi Năm Vì Sơ Hở Tài Nguyên

Mỗi năm, VN mất 1 hòn đảo vì xuất bừa tài nguyên... Đó là nhan đề một bản tin trên thông tấn VietnamNet, và là lời tuyên bố của một vị Bộ Trưởng.
Bản tin này cũng đăng lại trên nhiều thông tấn khác của nhà nước, ghi lại về tình hình khai thác taì nguyên khoáng sản trong một hình thư1ức có hại nhiều hơn có lợi.
Bản tin VietnamNet viết lời đầu đã nêu ngay nan đề:
“Họp tổ chiều nay (2/6) góp ý cho Luật Khoáng sản sửa đổi, Tổng Bí thư nêu chuyện Nghệ An xuất khẩu đá trắng, còn Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường cảnh báo nếu tiếp tục xuất cát ồ ạt, Việt Nam mỗi năm mất một hòn đảo!”
Bản tin ghi lời giải thích của Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên (ĐBQH Hà Nội) về nạn hoang phí tài sản quốc gia, rằng "Chết" vì một câu hở trong luật...
Ông Phạm Khôi Nguyên nói:
“Vừa rồi tại sao địa phương cấp nhiều giấy phép" Trong 3 năm, địa phương cấp 3.800 giấy phép, trong khi suốt 10 năm, Bộ Tài nguyên - Môi trường chỉ cấp khoảng 100 giấy.
Tại sao cách đây 10 năm, mỏ cho không ai lấy, trái ngược với bây giờ" Vì tài nguyên của thế giớí đã biến mất, cạn kiệt dần. Chúng tôi đi khảo sát ở Trung Quốc, họ mua một số khoáng sản quan trọng của Việt Nam về làm mỏ tự nhiên, để đấy, lấp lại, vài chục năm sau mới khai thác....
Trong phân cấp, tôi cũng báo cáo thật, cái hở là của luật sửa 2005. Chỉ có một câu hở thôi. Trước đây cho quyền chủ tịch địa phương cấp phép các mỏ vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, một số mỏ nhỏ lẻ, phân tán và các mỏ không nằm trong quy hoạch. Những vi phạm vừa rồi ở các tỉnh chết ở câu "không nằm trong quy hoạch".


Vì khoáng sản "không nằm trong quy hoạch" rất lớn. Các địa phương không biết vô tình hay hữu ý, nhưng tôi cho là vô tình thôi, đã chia mỏ lớn ra thành các mỏ nhỏ để cấp. May mà biết, ngăn chặn được. Nhiều nơi thu hồi giấy phép.
Việc phân cấp vừa qua cũng không rõ ràng. Như về hạt cát. Nhà nước giao Bộ Xây dựng quản lý song cũng là vật liệu xây dựng thông thường nên giao cho địa phương quản. Địa phương nghĩ hạt cát đơn giản, nhưng chúng tôi phải "chiến đấu" gần 2 năm trời để giải quyết.
Khai thác xuất khẩu cát là dễ "ăn" nhất, bao nhiêu Singapore mua hết. Năm ngoái rộ phong trào xuất khẩu cát. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì mỗi năm chúng ta mất một hòn đảo rộng 15 cây số vuông.
Theo dự thảo Luật sửa đổi, Chính phủ sẽ giao Bộ Tài nguyên - Môi trường công bố khu vực phân cấp cho địa phương. Sau khi luật đi vào cuộc sống, từ 6 tháng đến 1 năm, Bộ phải công bố hết cho địa phương.
Về tài chính, từng có chuyện một số tổ chức nước ngoài vào liên kết với VN xin khai thác mỏ, ta cho phép, họ bèn đưa mỏ của ra thị trường chứng khoán thế giới bán. Họ đầu tư khoảng vài ba chục triệu USD nhưng bán tới 350 triệu USD. Nhưng chúng ta đã thu lại được.
Nhiều mỏ của ta có giá trị hàng tỉ USD, nếu không có cơ chế đấu giá, đấu thầu, sẽ lãng phí tài sản quốc gia.”
Điều để suy nghĩ rằng, ông Phạm Khôi Nguyên nói rằng đã ngăn chận nạn bán cát “mỗi năm mất một đảo,” nhưng không đưa ra thống kê xem VN đã mất bao nhiêu hòn đảo từ khi xuất khẩu cát.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.