Hôm nay,  

Ẩn Hả, Nhớ Chứ

01/06/200500:00:00(Xem: 5372)
Gấu: Nhớ xừ luỷ không"
Nguyễn Ngọc An [CBS's Cameraman]: Ẩn hả" Nhớ chứ. Bữa nào mà chẳng gặp ở Press Center.

Cái Trung Tâm Báo Chí kế bên rạp Rex, đường Lê Lợi, chỉ có, sau khi Gấu - đúng ra là Gấu và tay trưởng đài VTĐ thoại - ăn hai trái mìn Claymore của VC.
Trước đó, đám phóng viên nước ngoài phải bò lên Đài để đọc tin về hãng chính. Gấu đã kể sơ qua về cảnh mấy tướng này leo thang lầu trong Một Chuyến Đi, và cái vụ hụt làm quen Trúc Chi, tác giả "đó đây", cũng đồng nghiệp thời chiến, làm cho BBC.
Ẩn, là Phạm Xuân Ẩn, phóng viên tờ Time, còn là VC nằm vùng. Mới đây, nhân 30 năm VC chiếm Miền Nam, trong nuớc có phỏng vấn ông này. Xin trích đoạn.

- Được biết, một trong những Huân chương Chiến công hạng Nhất mà Đảng và Nhà nước tặng thưởng cho ông là vì, năm 1974 ông đã gửi cho cấp trên của mình câu trả lời "Mỹ dứt khoát không đưa quân trở lại miền Nam". Đó là một trường hợp hy hữu của ngành tình báo Việt Nam"
- Cấp trên phân tích, xử lý thông tin giỏi, nhận định giỏi!
[Phỏng vấn PXA]

Cái message như trên, quả thật là hy hữu, trong ngành tình báo VC. Và phải nói, PXA, do phân tích, xử lý thông tin, nhận định giỏi, nên đã "tiên tri" ra cái điều trên, rằng Mẽo sẽ thí cô hồn miền nam Việt Nam cho VC. Nhưng, vì Ẩn cho rằng Bắc Bộ Phủ đã phân tích... giỏi, điều này làm nhớ đến trường hợp điệp viên Liên Xô Richard Sorge, cũng đã từng gửi một bức điện sinh tử như trên, cho Stalin, báo động Nazi sẽ tấn công Liên Xô, bất chấp hoà ước bất tương xâm giữa nước, nhưng ông Trùm Đỏ đã không tin.

Trong một lần lèm bèm về ông bạn Cao Bồi, người đã đánh bức mật điện cho Bắc Bộ Phủ, hối, "Vô lẹ lên mà chiếm Miền Nam", Gấu tui có đưa ra giả dụ, nếu như Cao Bồi biết, sẽ xẩy ra những vụ Lò Cải Tạo, Lò Kinh Tế Mới, liệu anh có vứt bức điện vào thùng rác của lịch sử"
Kỳ cục thay, đây chính là vấn đề mấy ông quân sư quạt mo của Ngũ Giác Đài, thí dụ như Douglas J. Feith, gặp phải, qua bài viết trên tờ Người Nữu Ước [The New Yorker] số đề ngày 9 Tháng Năm 2005 liên quan tới ông ta, và cuộc chiến Iraq.
Và câu trả lời, của Feith, thay cho Cao Bồi, là: Biết đúng sẽ xẩy ra y chang như vậy, vẫn đánh bức điện.

Không hiểu tờ The New Yorker có đọc đoạn trên đây không, mà liền số sau, đi một đường đặc biệt về PXA, với cái tít bài viết thật là đầy ngụ ý: The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươnh [g] Chúng Ta. "Us" ở đây, còn có nghĩa là Mẽo [US].

Tít bài viết mô phỏng một tác phẩm về James Bond, The Spy Who Loved Me, câu chuyện một em mật vụ Nga mê 007, James Bond, nhân viên phản gián Anh.

Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài viết về cuộc đời hai mặt của Cao Bồi, tức PXA, người đã từng hoá thân thành nhân vật Quân, trongThời Gian Của Người, của Nguyễn Khải.

Liệu Ẩn biết, sẽ xẩy ra Lò Cải Tạo, cho những "bè bạn" của ông, sau 30 Tháng Tư"
Tôi nghĩ, Cao Bồi biết.
Một người bạn của Gấu (1), từ thời còn đi học, cũng quen biết Cao Bồi, đã kể cho Gấu nghe, những giờ phút cuối cùng Sài Gòn còn là Sài Gòn, anh ta gặp "Ông Tướng Givral" [biệt hiệu của PXA], tại Givral. Ông Tướng sửng sốt hỏi:
-Này, sao chưa chuồn"
(1) Ông bạn này, "nhà văn" trước Gấu, và tất nhiên, "nhớn hơn, nổi tiếng hơn" Gấu nhiều. Cũng muốn xì tên ra ở đây, nhưng chưa được phép!
*

"Pham Xuan An đây", phóng viên cuối cùng của Time ở Việt Nam điện cho Đại Bản Doanh New York của tờ báo vào ngày 29 Tháng Tư, 1975. "Vì tình trạng khẩn cấp, tất cả các phóng viên Mỹ đều đã được di tản. Văn phòng Sài Gòn chỉ còn một mình Pham Xuân An."
[The Spy Who Loved Us]
Đây là tình trạng chung, của hầu hết các văn phòng báo chí thông tấn Mẽo. Với UPI, là Trần Đại Minh, tức Minh Trắng, như Nguyễn Ngọc An [CBS] cho biết, để phân biệt với Minh Đen, sau thành Minh Chột, vì được nếm lựu đạn VC.

Gấu biết Minh Trắng, vì cùng làm UPI. Anh thực sự làm phim, cho một bộ phận cũng của UPI, nhưng có tên là TN, trụ sở ở Anh.Thành thử ở UPI, anh một mình một chợ.
Sau 30 Tháng Tư, anh đại diện UPI, bán cơ ngơi còn kẹt lại cho nhà nước mới, trong có cái máy gửi Radiophoto mà Gấu vẫn thường sử dụng. Sau này, khi Gấu làm đơn xin đi diện ODP, và được Bangkok gửi giấy báo OK, nhà nước VC mới biết Gấu làm cho Mẽo, và kêu lên, hỏi, có chôm gì của UPI không, cái máy mày vẫn gửi photo đâu" Gấu nói, cái đó phải hỏi ông Trần Đại Minh!
Gấu biết chuyện Minh đại diện UPI bán đồ cho nhà nước, khi làm nghề viết mướn ở Bưu Điện Sài Gòn, gặp anh ra gửi điện tín cho UPI, trước khi rời Việt Nam. Anh được UPI bảo lãnh. Mới đây có liên lạc, bạn cũ mừng lắm! [Anh là bạn học với tay dược sĩ làm tờ Hương Văn, và có cho đăng một mẩu hồi ký những ngày vác máy hình đi săn VC tại vùng đồng bằng sông Cửu Long]
Tiếp theo "Ẩn đây," là ba bản tin từ Sài Gòn, khi Quân Đội Bắc Việt đang xiết vòng vây. Rồi nguội điện [đường dây liên lạc bị ngỏm, the line went dead]. Trong năm tiếp theo, với Ân, kép độc [phóng viên độc diễn] của thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam tại Sài gòn, tờ Time đi vài đường “Gân Gà Giã Biệt, The Last Grim Goodbye”, “Những Kẻ Thắng: Những Người Làm Nên Chiến Thắng”, và “Sài Gòn: Một Tuần Êm Ả Dưới Tay Cộng Sản”. Ân là một trong 39 phóng viên ngoại quốc làm việc với Time khi văn phòng Sài Gòn đóng cửa, và tên của anh biến mất, không còn ở đầu trang đầu của tờ Time, [disappeared from the masthead], vào ngày 10 Tháng Năm, 1976.
Được coi là một nhà phân tích chính trị sáng giá, bắt đầu với hãng tin Reuters vào thập niên 1960, và sau đó với tờ New York Herald Tribune và The Christian Science Monitor, và, sau cùng, phóng viên của Time trong 11 năm, Phạm Xuân Ẩn có vẻ rất rành việc, và làm việc bảnh nhất, là những khi ông la cà trò chuyện giữa đồng nghiệp tại quán Givral trên con phố Catinat ngày nào. Chiều nào cũng vậy, ông đóng đô tại đây, như là một nguồn tin bảnh nhất tại Sài Gòn. Ông được gọi, bằng những cái tên như là "Thủ Lãnh Báo Chí Đoàn Việt Nam" [Dean of the Vietnamese Press Corps], và "Tiếng Nói Đài Phát Thanh Catinat" - tiếng lành đồn xa, tiếng dữ lại càng đồn xa. Với riêng mình, với một tí tự trào, ông ưa chọn cho ông một vài cái tên, thí dụ như, "bác sĩ chuyên về tính dục", "giáo sư chuyên về đảo chánh", "Chỉ Huy Trưởng Ngành Huấn Luyện Quân Khuyển", [ra ý nhắc tới chú chó chăn cừu gốc Đức vẫn thường kế bên ông], "Tiến sĩ chuyên về cách mạng", hay, thực giản dị, "Ông Tướng Givral".

Bi giờ thì chúng ta mí ngã ngửa ra rằng là, đây chỉ là một nửa những gì mà Ẩn đã làm, như là một phóng viên. Tuy cũng đã bảnh, nhưng không bảnh bằng cái nửa kia. Nước mắt chảy ngược, hay nói như "Tông Tông", hàng ngày, ăn cơm Quốc Gia, làm việc cho Mẽo, Ẩn chuyển, vô tư, đều đặn, một luồng tài liệu quân sự mật và những điện văn, được viết bằng một thứ mực vô hình. Đây là đại tác phẩm của chàng, được niêm phong, lưu trữ tại kho tình báo của Việt Nam, và chúng ta chỉ có được loại thứ phẩm, tức là thứ đã qua tay trung gian. Sử dụng một cái máy đánh chữ Hermes, Sở Tình Báo Bắc Việt đặc biệt ban, hàng đêm, chàng ngồi viết báo cáo, có khi dài cả trăm trang. Được chụp thành phim, những báo cáo của Ẩn được chuyển tới mật khu Củ Chi, đại bản doanh dưới hầm của Cộng Sản. Từ năm 1952, cứ mỗi vài tuần, Ẩn, đích thị là chàng, sẽ rời văn phòng ở Xề Gòn, lái xe chừng hai chục dậm về hướng Tây Bắc tới mật khu Hố Bò, và chui xuống hầm để lên kế hoạch, chiến lược Cộng Sản. Từ Củ Chi, những báo cáo của Ẩn được bảo vệ đến tận răng, và được khẩn trương đưa tới khu Núi Bà Đen, biên giới Cam pu chia, Phnom Penh, bay tới Guangzhou [Canton], phía nam Trung Quốc, và sau đó khẩn trương chuyển tới Bộ Chính Trị Bắc Việt. Cách viết thật sống động, và thật chi tiết, đến nỗi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh, mỗi lần nhận tài liệu của Chú Trần Văn Trung - mật danh của Ẩn - là đều vỗ tay mừng rỡ, la lên, "Chúng ta đang ở trong Căn Phòng Chiến Tranh của Đế Quốc Mẽo", theo như những thành viên của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Khi Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản, Ẩn, như những phóng viên đồng nghiệp, hy vọng được di tản đi Huê Kỳ. Sở Quân Báo Việt Nam dự tính cho anh tiếp tục công việc của mình tại Mẽo. Bộ Chính Trị biết sẽ còn có một cuộc chiến tiếp theo một cuộc chiến, Đế Quốc Mẽo đau quá, sẽ tung ra những chiến dịch quân sự không công khai và chủ trương cấm vận nhắm vào Việt Nam. Còn ai trồng khoai xứ này, nếu không là Phạm Xuân Ẩn, người quá rành rẽ những toan tính của Mẽo"
Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, vợ Ẩn, và bốn người con của hai vợ chồng đều được máy bay bốc ra khỏi Việt Nam tái định cư ở Washington, D.C.
Ẩn nôn nóng chờ đợi chỉ thị tiếp theo, rồi có tin từ Bộ Chính Trị đưa tới, không cho phép anh rời xứ sở.

Lần Gấu trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách, qua một lần nói chuyện với ông cậu, cậu Toàn, đệ tử NKV, ông cho biết, hồi đó, "ta" có tóm được một tên Xịa cao cấp, và tên này quả quyết Mẽo sẽ không quay trở lại Việt Nam, nhờ vậy, mới dám dốc toàn lực "chiếm" [ông dùng chữ "cho"] Miền Nam. Cháu cứ giả sử như Mẽo đột nhiên quay lại, đánh thẳng từ biển vào Bắc Việt chiếm luôn Hà Nội, thì sự tình sẽ ra sao"

Ông cậu Gấu vốn ưa đọc Tam Quốc, Thuyết Đường, và rất rành những kế Điệu Hổ Ly Sơn, Không Thành...
*
"Bà xã biểu tôi, đã tới lúc nhường chỗ cho thế hệ trẻ hơn, nhưng tôi chưa thể chết". PXA ["My wife tells me it's time to make room for the younger generation, but I can't die yet"].
"Anh ta phải đau đầu với vấn đề, là một người Việt Nam, vào thời bi thương nhất trong lịch sử của họ, khi chẳng có gì, nếu có chăng, thì trần một điều: sự phản bội".
David Halberstam, phóng viên Mẽo, làm New York Times , bạn của PXA, nói về PXA, qua bài viết nêu trên, của Thomas A. Bass, trên tờ Người Nữu Ước, số đề ngày 23 Tháng Năm 2005. Bass là giáo sư Anh ngữ tại University at Albany, tác giả của bốn cuốn sách, trong có một viết về Việt Nam: "Vietnamerica: The War Comes Home".
Chúng ta tự hỏi, tại sao Ẩn nói, "nhưng tôi chưa thể chết"" Liệu việc trả lời phỏng vấn, là nằm trong "chiến lược" có tên là "tôi chưa thể chết""

Như trên đã viết, Gấu tui đã từng nhắc tới Ẩn, trước khi The New Yorker đăng bài viết về ông, khi mượn một câu nói của Feith, quân sư quạt mo Ngũ Giác Đài, trả lời thay cho Ẩn, nhân bức mật điện hối VC Miền Bắc vô lẹ lẹ chiếm Sài Gòn.
Tay Feith này, hiện cũng đang bực mình vì bài viết về ông ta, như trong mục thư tín của tờ báo cho thấy. Nhất là về cái tít: Biết tí ti ["A little learning"]. Feith khoe, tớ biết thừa cái tít đó là từ thơ của Alexander Pope ["A little learning is a dangerous thing": Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột, biết một tí lại càng nên dựa cột]. Nhưng ông tự hỏi, liệu một cái tít như thế sẽ trở thành một đòn gậy ông đập lưng ông, [Did they shoot at me and catch the arrow in their own backside"]
Liệu Ẩn cũng sẽ bực bội, vì cái tít bài: Tên điệp viên thươn[g] chúng ta [Mẽo]"

Sự thực những người Việt đầu tiên lăm le làm bồi Mẽo, ở những cơ quan báo chí của họ, là đám chuyên viên Bưu Điện, trong có Gấu tui, chứ không phải ba anh VC nằm vùng, như Phạm Xuân Ẩn. Đám báo chí cần họ, để điều hành và bảo trì những mạch viễn ấn, vô tuyến viễn ảnh.... Gần như suốt cuộc chiến Việt Nam, Gấu tui cầy hai jobs, một của Bưu Điện, một cho UPI, như một nhân viên part time, đêm đêm, còn chút thì giờ nào, thay vì lo "phục vụ" Gấu cái, thì lại lo "dziết dzăn" [viết văn!]. Gia đình đổ vỡ một phần là vì vậy. May tới hồi nguy kịch, Gấu đực hối lại, cố gượng dậy, may cũng còn kịp, cũng vớt vát được chút đỉnh, không đến nỗi tan hoang mỗi người mỗi ngả.

Còn nhớ khi còn ông Diệm, đám báo chí Mẽo không hề được ưu đãi, không hề được ưu tiên về thông tin, và hơn nữa, nhà nước Việt Nam không hề sợ họ. Chỉ sau khi ông Diệm chết, đám này mới làm trời. Có thể vì vậy, khi xẩy ra chiến tranh Iraq, rút kinh nghiệm Việt Nam, giới nhà binh Mẽo cấm tiệt đám báo chí tới gần họ. Nhờ vậy mà tin tức không lộ ra ngoài. Một phần nào, Mẽo thua ở VN là do giới truyền thông Mẽo.

Ông [PXA] được phong Anh Hùng của Quân Đội Nhân Dân, được tưởng thưởng bốn cái mề đay nhà binh, lên đến chức tướng. Ông cũng được đi cải tạo, và được cấm không được gặp khách Tây Phương. Gia đình ông được đưa trở về Việt Nam, một năm sau khi được Mẽo bốc đi. Vấn đề với PXA, theo Đảng Cộng Sản, là, anh ta yêu nước Mẽo, và người Mẽo, những giá trị dân chủ, và tính khách quan trong ngành báo chí. Anh ta coi Mẽo chỉ là một kẻ thù tình cờ, như một tai nạn lịch sử mang tới, và sẽ trở thành bạn, một khi nhân dân Việt Nam giành được độc lập. Ẩn là một Người Việt Nam Trầm Lặng, một khuôn mặt đại diện cả đời dâng hiến cho cách mạng đồng thời là một fan của Hoa Kỳ. Ông nói, ông chưa hề nói dối với bất kỳ một ai, và ông đưa, cùng những bản phân tích chính trị, cho cả hai, Time và HCM. Ông là một người hai mặt của một sự toàn vẹn đến tột cùng: một kẻ sống một dối trá và luôn luôn nói ra sự thực.
Bass: Tên Gián Điệp Thươn[g] (1) Chúng Ta [Mẽo].
(1): Người Miền Nam nói thương thay vì yêu. Anh" thươn" em lắm. Ẩn, như báo trong nước cho biết, sinh năm 1927, tại Biên Hòa. Nhưng bài của Bass cho biết, ông người Hà Đông.

Khoan nói chuyện Ẩn là Một Người Việt Nam Trầm Lặng, theo cái nghĩa được Greene sử dụng. Trong bài viết của Bass, Greene và cuốn sách của ông, Người Mỹ Trầm Lặng, được nhắc tới nhiều lần, và đều hàm ý, "Ẩn làm nhớ tới Greene". Ngay bản thân Ẩn, khi được hỏi, trong những cuốn sách viết về ông, cuốn nào ông cảm thấy hài lòng hơn cả, đã trả lời, "Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời" của Nguyễn Thị Ngọc Hải, là tương đối đúng [Phỏng Vấn PXA]. Nếu tên người như cuộc đời, và nếu PXA ưng ý một cuốn sách viết về mình như thế, thì cái bóng ma thoắt ẩn thoắt hiện đó khó mà "luôn luôn nói sự thực".
Gấu đã từng ngồi Quán Chùa với Cao Bồi một đôi lần, vào buổi sáng, cùng uống cà phê, chỉ có hai đứa, nói chuyện tào lao, như bây giờ còn nhớ lại, ông là một người ít nói, kín đáo, với một bề ngoài rất dễ chịu. Chính Ẩn cho Gấu biết, Time tính làm số đặc biệt về Việt Nam, sẽ có hai bài phỏng vấn dành cho hai nhà văn của hai miền. Cũng chính ông cho biết, ngoài Bắc, là Nguyễn Tuân. Còn trong nam, Ẩn nói tên một người, và Gấu cũng được chính người này xác nhận, nhưng cuối cùng, dự tính trên đã không được thực hiện.
Vả chăng, cái tên là... định mệnh. Tuy Greene, trong lá thư mở ra cuốn sách của ông, cho biết, ông chọn Phượng, là tình cờ, nhưng, cũng chính ông, khi phải giải thích ý nghĩa của Phượng, cho chúng ta thấy, không phải vậy.
Theo Gấu tui, khi gặp một cái tên như thế, là kể như, ông đã viết xong cuốn sách, đúng như viễn tượng của nó ở trong đầu ông, qua cái tên "phượng", một loài chim bất tử, nhưng, mỗi lần tái sinh, là phải lao vào lửa.
Nên nhớ, Phượng còn làm người đọc nhớ tới một chiến dịch truy tìm và tàn sát VC sau đó, chiến dịch Phượng Hoàng.
Ẩn, tên người như cuộc đời. Thú thiệt.

"René và Phượng thân mến, Tôi xin phép được tặng cuốn sách này cho các bạn, không chỉ để tưởng nhớ những buổi chiều hạnh phúc mà chúng ta đã cùng trải qua tại Sài Gòn, trong hơn năm năm qua, nhưng còn bởi vì tôi cảm thật hổ thẹn đã mượn căn hộ của các bạn, làm chỗ trú ngụ cho một nhân vật của tôi, và tên của bạn, Phượng, để độc giả dễ dàng theo dõi, bởi vì đây là một cái tên giản dị, đẹp, và dễ phát âm, so với những tên đàn bà khác, của đồng bào bạn."
"Phượng có nghĩa là Phượng hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là huyền hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó".
[còn tiếp]
NQT
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.