Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

23/05/201000:00:00(Xem: 5482)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

(Tiếp theo...)

Bóng cụ già cao gầy từ sàn trên đi xuống, nhiều người đều hướng mắt về ông cụ. Có lẽ ông thấy sự băn khoăn của mọi người, ông nói nhè nhẹ:
- Đàn cá voi con! Thuyền đã ra cửa biển!
Đột nhiên có hai phát súng từ phía xa réo lên, làm xanh mắt mọi người. Ông cao gầy chạy vội lên sàn, đóng cửa, tôi liếc nhanh phía bên ngoài, một chiếc ca- nô từ góc xa bên kia, đang chĩa mũi tiến về phía con thuyền. Nhiều tiếng quát tháo ở sàn trên:
- Bỏ lưới ra!
- Kéo càng cản ra!
- Hạ lưới xuống!
Chiếc ca nô đã đến gần, chỉ còn khoảng gần 200 mét, mặt ai cũng trắng bạch ra, tôi chuẩn bị tư thế làm lại như chuyến trước! Ở đây chỉ cách bờ hơn trăm mét! Chiếc ca- nô chỉ còn chừng hai, ba chục mét, tôi đã trông rõ 7- 8 tên CA biên phòng, đeo súng ống lố nhố:
Giữa cái phút giây ranh giới tù đày và tự do này, thì phía xa bên kia bờ sông, có một chiếc thuyền đang lao vút ra phía cửa biển. Mấy tên trên chiếc ca- nô chỉ trỏ về phía chiếc thuyền lạ, rồi chúng quay mũi ca nô về chiếc thuyền lạ phía xa, khi chiếc ca-nô quay mũi, chỉ cách thuyền buồm hơn chục mét, tôi đã nhìn rõ hai ngôi sao trên một vạch vàng, của một tên mặt bèn bẹt như lưỡi xẻng, xúc phân heo.
Hẳn chúng đã nhìn rõ chiếc thuyền buồm đánh cá, nếu có thời gian thì chúng cũng lên hoạnh họe hỏi giấy tờ. Vòi, moi, tí chút cà phê, thuốc lá, nhưng lại có con thuyền đang vùn vụt chạy máy ra khơi, chúng phải bỏ cái "bóng" đâể bắt cái "mồi". Hiểu chuyện, thì cả chiếc thuyền buồm phải cúi đầu tạ ơn chiếc thuyền lạ "cứu tinh".
Tôi vẫn tin đời là kỳ diệu!
Khi chiếc ca-nô chạy xa chừng hơn 100 mét, thì những giọng quát tháo, hò hét lẫn lộn luồn vào trong gió lộng.
- Căng buồm theo gió!
- Kéo cản và lưới lên!
Ông cao gầy lại mò xuống sàn dưới, lần này ông đến gần khu giữa, cúi xuống nhấc một cánh cửa mở ra, ông thò đầu xuống hô to:
- Mở máy lên!
Con thuyền như rùng mình, rồi vùn vụt tiến ra khơi! Thật là nhịp nhàng kết hợp giữa nghệ thuật, nỗ lực của con người với sự giúp đỡ thần bí của đất trời. Tôi chợt thấy, nếu vì lý do gì bị chết máy, như lần trước, thì cánh buồm vẫn chậm chạp đưa thuyền đến bến. Một ý nghĩ phảng phất: Con thuyền này thân với thằng Lợi, biết đâu chả có ý kiến của nó, cho chuyện cánh buồm này"
Gió biển khơi càng lộng, buồm càng căng phồng ôm gió mặn, tiếng máy rù rì lẫn vào sóng nước, như một bản cộng hưởng giữa khoa học và thiên nhiên, giữa cánh buồm và công suất của máy, con thuyền rẽ sóng đi vùn vụt. Mấy người ở sàn trên chuyện trò, bàn tán đã rắc lọt qua những kẽ hở, xuống dưới hầm:
- Chẳng một tầu CA nào, đuổi kịp chiếc thuyền này!
Phần vì đã tạm yên lòng, phần vì các bà thần sóng đã bắt đầu hành tôi. Người tôi nôn nao, chẳng cần biết nước, trời ra sao nữa, tôi nằm vật vào một góc thuyền mê man. Đã chuẩn bị sẵn, nên tôi không dám ăn uống hàng giờ, trước khi lên thuyền. Hai chiếc túi giấy, luôn để sẵn trong tay nải, thế mà tôi vẫn nôn thốc, nôn tháo, mật xanh, mật vàng vào túi giấy hết, tôi chẳng còn ý niệm giờ giấc, ngày và đêm. Tôi nằm lịm đi chẳng biết là bao lâu, mở mắt ra, người nằm mà cứ lắc lư như đua võng. Tiếng gió, tiếng sóng và tiếng máy thuyền rì rì, chả hiểu con thuyền đã đi được bao lâu"
Đã có những bài học từ những lần say sóng trước, tôi lục tay nải lấy hộp sữa đặc, tôi mút một ít sữa lấy lại sức. Sàn thuyền nằm la liệt đầy người. Tôi mút thêm tí sữa nữa, quấn gọn chiếc tay nải, rồi tôi mò lên sàn trên, bầu trời đêm tím ngắt như hoa sim đầu mùa Thu. Đồng hồ chỉ hơn hai giờ, gió biển lạnh thốc vào mặt, làm tôi tỉnh ra hơn. Buộc chặt chiếc tay nải vào người, tôi trèo hẳn lên sàn thuyền, sóng bạc đầu trắng xóa, đột nhiên một đàn cá đen xì, to như những con trâu mộng cứ nhào lộn đuổi theo con thuyền, một cảm giác huyền bí lạnh xương sống xâm chiếm hồn tôi. Tôi tưởng như những con qủy biển đang đuổi theo để bắt, để nuốt những sinh mạng trong con thuyền nhỏ bé giữa đại dương bao la, bí hiểm.
Hàng chục con, vật lộn với những lớp sóng bạc đầu, gần đuổi kịp con thuyền. Có một con đen trũi, to như con voi "ma- mút" nhào tới sát đuôi con thuyền kêu en ét... hồng hộc, kéo dài như còi tầu hỏa, như tiếng rú gào của qủy biển, đòi "nộp mạng". Một luồng gió lạnh rót vào xương sống, làm người tôi nổi gai ốc! Thật lạ lùng, cảm giác của tôi giống như đã có lần, trong chuyến đi thuyền thằng Lợi, gần hai năm trước. Tôi đinh ninh tất cả những sinh mạng trong con thuyền, đã đến giờ phút chôn vùi, trong lòng đại dương huyền bí này.
Cảm giác tâm lý của con ngườiù, cũng kỳ diệu! Cũng những con cá này, nhìn chúng ở Aquarium, ở những hồ bơi trong thành phố, chúng như một món hàng ngộ nghĩnh, hiền lành, để ta đùa vui chiêm ngưỡng. Nhưng trong lúc này, thấy chúng huyền bí, có nhiều quyền lực linh thiêng làm chúng ta chết và sống! Tôi vẫn coi thường sự hiểm nguy coi cái chết là "hòa", vì có còn biết gì đâu mà sợ" Thế mà lại lạnh xương sống, nổi da gà trong lúc này"
Trong ánh sáng mập mờ của biển khơi, của trời rộng, rõ ràng, tôi nhìn thấy một con chim đứng co ro trên cái chạng ngang, đầu cột buồm. Có phải con chim không" Tôi không tin ở mắt mình! Chung quanh chỉ có nước với trời, làm gì có con chim nào, lại đậu ở trên thuyền"
Như một luồng điện nhoáng lên trong óc tôi! Đúng rồi! Nó là một trong hai con Hải Âu ở vùng Chu Hải Vũng Tầu, đã đến chào tiễn biệt con thuyền viễn xứ này mà" Vậy còn một con nữa ở đâu" Không biết cho đến giờ đã mấy ngày đêm rồi" Rõ ràng nó chẳng có cái gì ăn, uống, chẳng được nằm, cứ đứng chịu lạnh trong gió lộng suốt đêm ngày. Lòng thương cảm giàn ra, tôi muốn gọi nó xuống, tôi sẽ vào hỏi bà con trong thuyền kiếm cho nó chút lương thực, nhưng tôi loay hoay không biết cách nào để nói chuyện với nó. Sao nó lại không biết đây là một con thuyền vượt đại dương" Có phải nó đến chào con thuyền" Một người bạn nữa đã đi đâu" Hàng chục điều, tôi muốn hỏi nó mà đành câm nín.
Người tôi vẫn lao đao, cồn cào với con thuyền lắc lư, nhưng vì tình thương con chim, nó còn đang phải chịu đựng những cái khó khăn, mà chính tôi không thể gánh chịu được. Chính vì niềm lắt lay với con chim, bệnh say sóng của tôi đã giảm đi rõ rệt.


Tôi nhìn, ở mãi góc gần buồng hoa tiêu, có một cái thang nhỏ chừng hai mét. Lảo đảo tôi mò đến, tháo cái thang. Khi dựng vào cạnh cột buồm, con thuyền cứ nghiêng ngả, ngay cái thang không, cũng còn không đứng vững, nếu trèo lên thì sẽ đổ ngã.
Đổ ngã ở đây là xuống biển chơi với mấy con cá đang đợi chờ. Hơn nữa với con mắt ước lượng, dù có trèo lên thang thì cũng không tới con chim, vì lòng cảm xúc với con chim đang gặp cái khó khăn nghiệt ngã, nên tôi cứ định trèo lên để cứu nó.
Tôi đã lướt qua, không lượng định hết những điều, tôi không thể làm được:
- Không thể trèo được, trong khi con thuyền nghiêng ngả.
- Có trèo được, cũng không với tay tới.
- Nó có đồng ý để tay tôi, cầm vào người nó hay không"
Từ nãy, tâm trí của tôi để hết vào chuyện con chim. Một người từ sớm, trong phòng hoa tiêu đã theo dõi mọi hành động của tôi. Anh ta đã lách ra từ phòng hoa tiêu, cầm theo một thanh gỗ dài gần hai mét, lom khom đến gần tôi, chỗ cột buồm. Chính là cái anh chàng cao gầy đã lườm tôi một lần, khi tôi hỏi "thuyền có máy không" "Gió bắt đầu lộng thêm, rồi có mấy tia chớp lằng nhằng, vạch ngang dọc ở một góc trời (tôi chả còn biết là hướng nào). Những tiếng nổ gầm ghì, rung rinh cả biển, lẫn trời.
Lộp độp những hạt mưa to tướng gõ vào sàn thuyền, như đàn gà mổ thóc trên cái nia. Trời như bị rách, rạn ra, do sấm chớp, nước đổ xuống ào ào, mưa như trút nước, tôi chưa thấy mưa nhiều và to hạt như vậy trên đất liền. Con thuyền càng chồm lên, ngả nghiêng, nhưng anh chàng cao gầy vẫn đặt cái thang vào cột buồm, rồi ghì đè chặt, tiếng anh quẩn vào hạt mưa:
 - Tôi giữ, anh trèo lên đi!
Lại có người nữa không ngại mưa gió như mình, tôi đã cầm lấy thanh gỗ và nhìn xuyên mưa, vào mắt anh. Tôi không nói ra lời, nhưng tôi tin anh đã hiểu, tôi muốn nói qua ánh mắt: "mưa gió không cản trở chúng ta được ". Bản thân tôi cũng không ngờ, mưa và gió đã làm cái bệnh say sóng của tôi, từ từ giã biệt tôi.
Con chim càng giúi đầu vào cái khe cánh buồm, ướt như chiếc giẻ dúng vào thau nước, nó đờ đẫn mê dại không còn cái rụt rè sợ sệt, của một con chim. Lúc đầu tôi đưa thanh gỗ đến, nó không hiểu, nên như muốn tránh, có thể sau nó đã hiểu ra, hoặc "cu cậu "chả còn cách nào khác nên đã ngoan ngoãn bấu chặt vào đầu thanh gỗ tôi đưa đến. Tôi đã ôm nó vào người, như muốn sưởi ấm cho nó, nhưng tôi quên mất là người tôi cũng ướt chẳng khác gì nó.
Tôi và con chim, đã theo anh cao gầy vào phòng hoa tiêu. Trong phòng, có một bác gần sáu mươi tuổi, qua ánh mắt và đôi cánh tay đang điều khiển con thuyền, đã nói lên phong độ con người của bác, và một thanh niên trẻ gần hai mươi, là con trai của bác. Tôi lạnh và con chim cũng lạnh ướt, anh cao gầy cũng ướt át dẫn tôi xuống hầm máy, để sưởi và thay quần áo. Ngoài trời biển vẫn sấm chớp mưa rơi tầm tã, nửa giờ sau con chim đã tỉnh dần, cu cậu thoáng nhìn cái cóng gạo tôi đưa đến, đã mổ lấy mổ để, chẳng cần đợi tôi mời. Tôi muốn hỏi nó:
- Mày là con trai hay con gái"
- Ở vùng Chu Hải chúng mày muốn đến chào tiễn chúng tao đi, hay chính chúng mày cũng muốn vượt biên"
- Người bạn của mày, vì sao bỏ lại mày một mình"
Còn nhiều câu hỏi nữa, nhưng tôi đành chịu chết, tự suy đoán mà hiểu.
Bây giờ thì tôi đã biết, con thuyền đã đi được hai đêm với một ngày rưỡi, với sức máy và cánh buồm kết hợp, qua anh cao gầy, con thuyền có thể đi hàng chục hải lý một giờ. Khi sưởi ấm ở cạnh máy thuyền, tôi được biết anh cao gầy là Trần Ngọc Nghĩa, anh là Đại úy, binh chủng mũ đỏ, với mầu mũ này anh đã vùng vẫy ngang dọc trên khắp bốn vùng chiến thuật.
Đơn vị của anh là mũi dùi cởi vòng vây An Lộc, anh đã bị thương nhẹ một lần, và anh cũng nằm ấp hơn sáu năm. Điều lý thú là anh cũng đã từng ở trại T 52 Hà Sơn Bình, anh mới được ra tù đầu 1982. Lúc đầu gặp anh, ở khu vực nằm ếm Chu Hải, tôi và anh lạnh lùng, tưởng không ưa nhau. Nhưng chính do con chim Hải Âu vượt biên, là một giây nối, để rồi có điều kiện cùng sưởi quần áo, trong hầm máy với nhau. Anh đã thân quen với vợ chồng Phạm Lộc & Liên, nên hẳn anh đã biết một chút về tôi như Phạm Lộc, vậy với những điều Phạm Lộc biết về tôi, để nói chuyện với Nghĩa. Một điều lý thú nữa, Nghĩa ở trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức ra, tôi vội hỏi, ra trường năm nào và học khóa nào" Nghĩa nói với vẻ mặt tự hào, hơi một thoáng đăm chiêu:
- Tôi ra trường cuối 1963, học khóa 12.
Tôi không thể ngờ Nghĩa lại ở khóa sát tôi, ít ra cũng cùng một mái trường, dù tôi chỉ hơn một tuần lễ, nhưng tôi đã không hề đề cập vấn đề này với Nghĩa.
Chỉ ngày hôm sau, con chim đã quen với người. Có người cho nó ăn, cái này, cái khác. Thậm chí mấy đứa nhỏ cho nó ăn cả kẹo, con chim mến người, có lúc nó lên cả sàn thuyền, nhưng nó vẫn không bay đi! Tôi chợt nghĩ: Nếu nó có muốn bay, thì bay đi đâu" Chỉ có trời với nước, hơn nữa ở lại, có đủ thức ăn cho nó sống. Còn một điều nữa, tôi nghĩ thầm "Đã cùng là người tỵ nạn trên một con thuyền, phải gắn bó sống chết với thuyền, như mọi người".
Một buổi trưa, tôi chìm vào một giấc ngủ bù mê mệt, chẳng biết bao lâu, có người lay tay tôi dậy, à con chim! Chiếc mỏ mầu lá mai già cứ ngậm vào ngón tay cái của tôi, cắn nhẹ rồi lại cắn liên tục, nó như có ý muốn ngả nằm cạnh tôi. Tôi dịch lại, và nó đã nằm sát ngay bụng của tôi, một hơi ấm lăn tăn chuyền qua giữa chim và người.
Mắt nó vẫn mở trừng trừng như đeo kính, con ngươi của nó mầu hồng hơi hung đỏ, giữa một vòng mầu vàng bắp chín không động đậy. Tôi cũng chưa biết Hải âu ngủ có nhắm mắt không" Mắt tôi dìu xuống, lơ mơ, giòng tư tưởng của tôi vẩn vơ về con chim, cứ cho là nó cũng có ý vượt biên đi ra ngoại quốc như chúng tôi.
Chúng tôi rõ ràng là vì chính kiến ngược chiều với lũ cầm quyền, vậy nó thì vì sao" Tôi không thể tìm ra một lý do nào khác, ngoài vấn đề kinh tế, một xã hội qúa đói khổ, con người còn vật lộn tìm cái ăn, còn đâu có thừa thãi cho chim" Một ý tưởng chợt lóe lên, nó cũng vì chính trị nên đã vượt chạy ra nước ngoài.
Khi người dân thiếu đói, nếu thấy chim, hay bất cứ con vật gì đều tìm cách bắt hay bẫy, ráo riết hơn, cuộc sống của chúng nó cũng không yên lành. Tôi mở mắt ra nhìn con chim, mắt nó vẫn thao láo không động đậy, nhưng cái nhìn của tôi bây giờ là nhìn một sinh vật đồng cảnh tị nạn, khác với những ngày trước. Tôi chợt nhìn xuống lưng phía cánh phải của nó, bị cháy xém đen một đám. Tôi bò giựt dậy, làm con chim cũng thức dậy đứng lên.
Tôi nhìn quanh, không hiểu ai đã làm con chim bị cháy thế này" Nhiều người nhìn tôi, có hai cậu thanh niên, lách người tiến đến, một cậu nhìn chỗ cháy xém của con chim, rồi quay lại tôi:
- Chúng em xin lỗi, khi nãy vô tình vất một cái tàn thuốc lên lưng nó, nằm góc kia. Khi có khói, chúng em dập ngay, chỉ xém mấy cái lông, người nó không sao!
Tôi vạch chỗ đó, thì qủa như vậy, hơi buồn, nhưng tôi đã ca ngợi các cậu là những người có lòng tự trọng, có bản lĩnh, dám nhận cái lỗi, dù nhỏ của mình.
Tôi ôm con chim mò lên sàn thuyền, mặt trời đã ố vàng ngả dần xuống mặt nước về hướng Tây. Trên sàn lúc này cũng có nhiều người, có thể con thuyền đã đi được 4 - 5 ngày, đã nằm ngoài hải phận Quốc Tế, không sợ tầu Hải quân cộng sản nữa. Niềm hy vọng đã thập thò, le lói ra từng khóe mắt của mỗi người. Đã có những gia đình, mang cả bạt, cả chiếu trải ra để nằm, ngắm trời, mây, gió, nước, nhất là từ chiều, gió giảm nhẹ dần.
Cánh buồm hơi đói gió, chỉ còn một mình sức máy vừa đủ, đẩy con thuyền đi từ từ. Mặt trời còn cách mặt nước chừng hai con sào, thì gió lộng dần, sóng bắt đầu nhổm dậy cuồn cuộn, trắng cả đầu. Cột buồm hình như gù xuống, bụng phình to ra, một vài tiếng gầm ghì của sấm rền mãi chân trời, phía dưới nước. Con thuyền tôi có cảm tưởng, như một người khách bộ hành, khi sớm đang thả bước nhàn du, ngắm trời, nước, ngắm thiên nhiên; nhưng trời đã chiều, nhà còn xa, nên rảo bước nhanh hơn. Một thoáng lòng tôi chạnh nhớ đến Bà Huyện Thanh Quan, trong đoản thơ Hoàng Hôn nhớ nhà 2, vần "ôn"....
Bây giờ thì người khách bộ hành, đã ba chân bốn cẳng chạy như điên, người ta sợ gió lộng, và có thể mưa nên đã kéo nhau dần hết xuống dưới sàn. Cái người ta sợ, người ta không thích thì tôi lại ưa, tôi quàng cái áo của thằng Lợi phế thải, từ mấy tháng trước để đi làm ở Biên Hòa. Tôi ủ con chim vào bên trong, mò ra một góc khuất phía sau buồng hoa tiêu phía cuối thuyền. Một chỗ ngồi lý tưởng để nghe gió lộng, để nhìn những núi sóng cuồn cuộn gào rú và để cảm nhận cái thú "một thưở ngàn năm" ngắm mảnh mặt trời chiều, chui xuống biển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.