Hôm nay,  

Cải Lương Vọng Cổ

31/05/200500:00:00(Xem: 6370)
LTS. Tác giả bài viết sau đây là của Cựu Dân biểu Bùi văn Nhân (đơn vị Vĩnh Long), trình bày về một khía cạnh văn hóa dân tộc rất là hiếm hoi tại hải ngọai: nghệ thuật cải lương. Bài viết như sau.
Trong một phòng hội của một nhựt báo ở Little Saigon trên đất Mỹ. Vào giờ giữa bữa ăn sáng và ăn trưa ngày Chủ Nhựt 29-5-05. Không đông người lắm, non một trăm thôi. Nam, Trung, Bắc, quân dân cán chính VN Cộng Hòa đủ thành phần nhưng có một điểm chung. Tất cả đem hết tâm trí sống lại với Cải Lương Vọng Cổ qua việc ra mắt cuốn sách biên khảo nhưng có hồn tựa đề "Cải Lương và Tâm Tình Người Lục Tỉnh" của Anh Trần văn Chi, một nhà giáo mê Cải Lương.
Người Lục Tỉnh là một thành tố của dân tộc Việt trong đợt Nam Tiến chót của lịch sử nước nhà. Tong hoàn cảnh hiện tại nơi hải ngoại, tâm tình của những người lưu dân làm nên Lục Tỉnh đó sao giống tâm tình của một triệu đồng bào lưu dân từ Miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 và hơn ba triệu người Việt di tản ra khỏi nước trong cuộc tỵ nạn CS, một cuộc di tản lớn vô tiền khoảng hậu lịch sử nước nhà.
Từ rất lâu không ít người, nhứt là dân Miền Nam, có máu mê Cải Lương Vọng Cổ. Mê vì mê cũng như yêu vì yêu bởi " nào ai cắt nghĩa được tình yêu". Cuốn sách tựa đề nói trên và một số người bày tỏ cảm tưởng hôm đó làm người yêu mê Cải Lương Vọng Cổ thêm yêu mê như tâm tình của người chồng sống với vợ mấy chục năm thấy ý nghĩa đạo vợ chồng quí hơn tiền tài và danh vọng.
Thực vậy Cải Lương Vọng cổ là hiện thân của Con Người Lục Tỉnh. Đất rộng, sông dài, nước ngọt, hai mùa mưa nắng đều hòa; không chấp nhận nguyên trạng; đầu óc phiêu lưu đi tìm cái mới; cảm nghĩ bơ vơ trước vùng đất trời mới rộng; cảm nghĩ họp quần, và cảm nghĩ thuộc về cộng đồng dân tộc, quốc gia, địa phương Miền Bắc, Miền Trung; ngần ấy là những động lực làm ra Cải Lương Vọng Cổ của con người Lục Tỉnh.
Tác giả và những người nói lên tâm tư hôm ấy tái tạo lại ý hướng và đường đi của Vọng Cổ Cải Lương. Bộ môn này phát sanh ở Nam Việt đi ra Hà Nội rồi mới trở về Miền Trung. Đoàn Cải Lương do Ông Bầu Miền Bác ở Saigon lại nở nồi mạnh hơn các Ông Bầu Miền Nam, cụ thể là Đoàn Cải Lương Kim Chung có tới đoàn số 6, mà các Ông bầu Miền Nam chỉ đến số 2 là cùng. Vọng cổ là văn nghệ quần chúng; 80% khán thính giả là giới bình dân và chỉ mười mấy phần trăm trí thức; nên lời ca, lối nói, giọng đờn phải vì quần chúng, do quần chúng, của quần chúng cho sát với quần chúng, theo soạn giả Yên Lang. Theo tác giả, kép đưa Vọng Cổ Cải Lương lên tuyệt đỉnh ở Saigon đa số lại là người gốc Miền Trung như Việt Hùng, Minh Chí. Còn theo những nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục hôm ấy, Cải Lương Vọng Cổ đã trở thành một biểu tượng, một tín hiệu quán tính, tập tục của niềm vui, lòng nôn nóng xem Cải Lương với tiếng trống rao quảng cáo, phát chương trình Cải Lương mỗi buổi xế; như mỏ hồi một báo nguy ở làng mạc vậy. Lời ca tiếng hát một số tuồng bài Vọng Cổ Cải Lương, cách dùng chữ, làm câu, xếp chữ cách nay hơn nửa thế kỷ mà vẫn như Việt văn hiện thời, theo Ô. Thứ Trưởng Giáo Dục và Ô. Cựu Hiệu Trưởng Trung học lâu đời ở Cantho cảm hứng lên diễn đàn dẫn chứng, ca một khúc tuồng Hoa Rơi Cửa Phật. Cũng thế văn chương bình dân, ca dao tục ngữ Việt phổ thông, nhiều người biết hơn văn chương bác học hán nôm trong văn hoc.

Mấy câu ca của hai nhà giáo dục gốc Mỹ Tho và Cantho không học mà nhớ, không chuẩn bị mà trôi chảy đó đã nói lên Vọng Cổ Cải Lương đã đi vào tiềm thức, đi vào máu của dân Lục Tỉnh. Cảm nghĩ đó làm người viết bài này trên đường về và cả đêm sau bần thần, dã dượi. Văng vẳng bên tai câu nói lối và câu vô Vọng Cổ của một bài trong vở tuống tuồng Ô. Cò Quận 9. " Mình ơi anh đứng trước mặt mình đây mà tưởng đứng bên bờ sông Mỹ Thuận, khi mình quay xuồng trở lại với hai con. Bờ cây xa còn phủ nhạt bóng hoàng hôn; Con nước lớn lục bình trôi rời rạc. Chiều đã xuống trên trường giang bát ngát , Mà bóng người xhân còn lẩn khuất giữa sông đầy..." Đó là tâm sự riêng của người viết bài này mỗi làn đi trên Sông Cổ Chiên, đi qua Bắc Mỹ Thuận hành quân, tải, đi vận động chánh trị kiếm phiếu bầu, giành dân chiếm đất với Việt Cộng, họp hành chuyện nước việc dân ở Saigon, kể cả những chuyến đi lén lén về thăm thời CS " quản chế" gặp người quen không dám hỏi -- không biết bao nhiêu lần. Đó cũng là cảm nghĩ của hàng triệu người Bắc di cư, hàng chục triệu người Miền Nam gia đình anh em " kẹt nặng" phải chia đôi ngã vì cuộc chiến tranh Quốc Cộng, mỗi lần đi qua hay nhớ lại sông Hồng, sông Hương, Tiền Giang và Hâu Giang, sông Bến Hải v.v.. Trong lời ca đó, trong bài ca Vọng Cổ, tuồng Cải Lương đủ đề tài và thời sự có mình, có anh, có tôi , và có chúng ta. Tâm lý đó là động lực trong tiềm thức thúc đẩy của một Trần văn Hương quyết định nước mất chết theo nước, một Nguyễn Khoa Nam, một Lê văn Hưng quyết chí thành mất chết với thành. Tâm lý đó cũng là tâm lý của ba triệu người Việt sống ở Hải Ngoại thường " hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa" hướng về cố quốc đang lâm quốc nạn. Nên bao nhiêu người dù bây giờ tuổi già sức yếu vẫn đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, chống chế độ CS độc tài đảng trị làm mất đất, mất dân. Và bao nhiêu người ghét không muốn thấy mặt CS mà cũng ráng về thăm quê cha đất tổ. Một phần vọng cổ ( động từ viết không hoa ) tức hướng về nguồn cội xa xưa vi tin rằng quan nhứt thời, chế độ CS là giai đoạn, dân Việt, nước Việt mới vạn đại cộng tồn..
Theo các nhà nghiên cứu xã hội và chánh trị học, ởÛ Mỹ cách đây một thế hệ, nhiều người tiên đoán nông nghiệp gia đình sẽ chết vì nông nghiệp kỹ nghệ. Báo giấy sẽ chết vì truyền thanh, truyền hình, và Internet chuyển tãi tin nhiều và nhanh. Nhưng thực tế không, như đã thấy. Tại sao" Nhờ biết thích nghi sinh tồn, đi sâu sát vào tư tưởng của quần chúng qua tin phân tích, ù phẩm chất cao để người dân có dữ kiện nhận định thay vì bị nhồi nhét bằng những tin truyền thanh truyền hình, online vì quá nhiều nên làm theo kiểu mì ăn liền. Và nhờ nông nghiệp và gia đình là nguồn gốc của xã hội. Vọng cổ cũng thế. Không có điệu nhạc nào phổ lời nhiều và lâu như điệu nhạc Vọng Cổ.
Tương tự, 30 năm trước đây, trong cũng như ngoài nước VN, nhiều người tưởng Cải Lương Vọng Cổ sẽ chết. Trong nước chết vì chính sách của CS Hà Nội xem Vọng Cổ Cải Lương là " nhạc vàng" " nhạc mất nước" " văn hóa đồi trụy." muốn quét sạch. Nhưng thực tế cũng không. Tuồng Cải Lương Thái Hậu Dương văn Nga được hát rất sớm tại Nhà Hát Lớn Saigon. Nhiều, rất nhiều cán bộ, đảng viên CS tập kết trở về mê Cải Lương, mê Vọng Cổ tìm cách lách cho bộ môn này sống, và dân chúng Miền Nam đã nuôi sống nó.
Còn ở ngoại quốc dù di tản ra khỏi nước bất thần, như chiếc lá bị rứt khỏi cành rơi vào lòng văn minh Tây Phương, ít có người nghĩ còn hưởng được cái thú mê Cải lương, cái mùi của Vọng Cổ. Nhưng không phải vậy luôn. Chỉ sau 30 năm trên quê hương mới, Cải Lương Vọng Cổ văng vẳng , trong nhà, tiệm chợ VN với dụng cụ tin học tân tiến. Người Việt Hải Ngoại không phân biệt Bắc Trung Nam cùng ngồi bên nhau nghe Vọng Cổ, xem Cải Lương. Vì đó là một trong những cách sống lại tại chỗ, khỏi đi về VN, với tâm tình người lưu xứ trong đợt Nam Tiến chót của lịch sử nước nhà.. Sao nó giống tâm tình của mình khi gạt nước mắt rời quê cha đất tổ VN đi tìm tự do cho cuộc sống mới, nơi quê hương mới. Và nó cũng giống tâm tình của người Mỹ mà quốc ca ghi lại có câu nước Mỹ là đất của di dân quả cảm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.