Hôm nay,  

Cuộc Chiến Vì Tương Lai

27/04/201000:00:00(Xem: 6640)

Cuộc Chiến Vì Tương Lai

Trần Khải
Ai nói rằng cuộc chiến đòi hỏỉ tự do dân chủ tại quê nhà hiện nay là của những người “mang nặng quá khứ” thời nội chiến Nam-Bắc" Ai nóí rằng cần phải bước qua lời nguyền để hòa giải giữa người hai bên lằn ranh cuộc chiến ý thức hệ"
Không liên hệ tới cuộc chiến quá khứ, không bị ràng buộc bởi lằn ranh ý thức hệ nào, đã và đang hiện có những thanh niên, những người trẻ tham dự vào cuộc chiến rất mới của dân tộc, và cũng là một cuộc chiến cảm động trên cả nước: đòi hỏi tự do dân chủ cho đồng bào mình, trên toàn quốc.
Anh Vũ Hoàng Hải là một trong những người trẻ như thế. Chỉ mới sang Mỹ vài tháng, với giấy hộ chiếu đặc biệt do Đạị Sứ Mỹ Michael Michalak  trao cho, anh Vũ Hoàng Hải ngồi trước mặt tôi, kể về những ngày bị công an trù dập gian nan khi anh và các bạn Bạch Đằng Giang Foundation làm những việc mà bất kỳ người có lòng nhân từ nào cũng muốn làm: Tương trợ người bị cưỡng bức hồi hương từ Đông Nam Á và Hồng kông về VN, tìm kiếm việc làm cho người hồi hương, mở trung tâm tin học và dạy nghề, làm công ty dịch vụ môi giới, cấp học bổng cho sinh viên muốn du học... Nghĩa là những việc làm tốt đẹp cho xã hội. Nhưng ở nước mình thì có vấn đề.
Anh Vũ Hoàng Hải sinh năm 1965 tại Sài Gòn. Nghĩa là, khi Miền Nam thất trận, anh chỉ mới 10 tuổi. Hay nói  gắn gọn, anh là người hấp thụ gần như toàn bộ nền học vấn xã hội chủ nghĩa.
Ngày 4-2-2006, anh Vũ Hoàng Hải, và các bạn là Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang (và một số bạn khác, không nêu tên vì chưa bị lộ) đã thành một tổ chức có tên là Bạch Đằng Giang Foundation, với mục tiêu tương trợ như trên.
Bây giờ, anh Vũ Hoàng Hải sau khi rời nhà tù, bị đánh rạn xương cổ, được đưa đi Mỹ diện tị nạn đặc biệt. Anh Phạm Bá Hại hiện còn bị giam ở trại tù Z30A Xuân Lộc. Còn Nguyễn Ngọc Quang đã ra tù được 5 tháng, vào ngày 2-9-2009, và hiện còn đang bị quản chế.
Anh Vũ Hoàng Hải được tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đưa tới thăm tòa soạn Việt Báo.
Anh kể rằng khi thành lập tổ chức, thì bạn bè du học giữ nhiệm vụ quyên tiền gửi về cho các bạn  Bạch Đằng Giang Foundation hoạt động.
Ngày 5-8-2006, Vũ Hoàng Hải bị công an kêu lên làm việc.
Đầu tháng 9, công an bắt cả 3 người -- Vũ Hoàng Hải, Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang.
Đưa ra tòa, xử ngày 25-4-2008, Vũ Hoàng Hải kể, các bản án là:
- Phạm Bá Hải: 5 năm tù, và 2 năm quản chế;
- Nguyễn Ngọc Quang: 3 năm, và 2 năm quản chế;
- Vũ Hoàng Hải: 2 năm, và 2 năm quản chế.
Tất cả lúc bị bắt là theo Điều 79, truy tố về tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền.
Vũ Hoàng Hải kể, một lý do CS đàn áp dã man là vì các bạn đều ký tên trong Khối 8406. Khi bị công an bắt, nhóm Bạch Đằng Giang đã được linh mục Nguyễn Văn Lý, Phương Nam Đỗ Nam Hải, Giaó Sư Nguyễn Chính Kết và nhiều cơ quan truyền thông quốc tế mở chiến dịch can thiệp, vận động  nhiều cơ quan dân cử Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc.


Khi anh ra tù, mới biết là hồ sơ bị bố ráp và ở tù của các bạn Bạch Đằng Giang đã được Khối 8406 gửi lên 21 vị nguyên thủ trên khắp thế giới. Nếu không có áp lực quốc tế, các vụ án này chắc chắn đã bị quên lãng, và không có ai can thiệp.
Anh Vũ Hoàng Hảỉ kể, hiện nay Nguyễn Ngọc Quang và các bạn 8406 liên tục bị công an theo dõi gắt gao, bao vây kinh tế, nghe lén điện thoaị, và thường xuyên gọi cha mẹ, anh chị, vợ con của họ ra hù dọa.
Hoạt động với các hồ sơ Bạch Đằng Giang, anh Vũ Hoàng Hải nói khoảng 100,000 thuyền nhân bị ép hồi hương vẫn liên tục bị công an mời làm việc, một hình thức quản chế không chính thức. Anh nói, sau 15 năm bị cưỡng ép hồi hương, các thuyền nhân kém may mắn này vẫn bị VC xếp vào hàng công dân hạng 2. Họ cầu cứu hải ngoaị hãy vẫn động để công an không khủng bố nữa.
Anh Vũ Hoàng Hải đã trình bày với bà Phó Đạị Sứ Angela Dickey (chức vụ: Deputy Principal Officer của tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn) về hoàn cảnh người bị ép hồi hương. Bà nói là bà sẽ trình bàỳ với quốc hội Mỹ về trường hợp này.
Khi anh ở tù, vợ anh cũng được Đạị Sứ Mỹ mời lên trong những buổi tiếp tân có mặt nhiều nhà hoạt động dân chủ, đặc biệt là có lần vợ anh Hải gặp Luật Sư Lê Công Định, Phạm Bá Hải, Trần Quốc Hiền... nhân dịp một dân biểu Mỹ viếng thăm VN.
Anh Vũ Hoàng Hải đã được tòa đaị sứ Mỹ đưa đi với diện tị nạn đặc biệt, gọi là P1 (ưu tiên 1). Khi cầm hộ chiếu ra phi trường, bị công an Tân Sơn Nhứt chận bắt, hỏi tại sao đi mà không trình báo. Lúc đó là ngày 31-3-2009.
Ngày 2-4-2009, Đaị sứ Michael Michalak gửi công hàm lên Bộ Công An CSVN để can thiệp. Vô ích.
Ngày 9-6-2009, Michalak gửi công hàm cho Bộ Tư Pháp CSVN và Tòa Án Tối Cao CSVN để can thiệp.
Ngày 13-12010, cùng vợ con (anh có 1 con trai 6 tuổi) sang Mỹ theo diện P1.
Anh Vũ Hoàng Hải ngồi trước mặt tôi, đôi mắt tinh anh, khuôn mặt vui nhưng đâỳ các nét ưu tư. Anh còn bị chấn thương cột sống  vì công an tra tấn. Một lần trong năm 2006, khi công an mới bắt, không cho anh ăn suốt 4 ngày, trong khi tra tấn bằng nhiều hình thức.
Chuyện của anh Vũ Hoàng Hải chắc chắn nhiều người đã nghe, đã đọc. Anh từng được phỏng vấn trên Đài RFA sau khi rời nhà tù, từng nằm trong danh sách can thiệp từ các dân cử Hoa Kỳ.
Bây giờ đang mùa tưởng niệm Tháng Tư Đen ở Quận Cam, và anh ngồi trước mặt tôi, giọng trầm trầm kể lại theo những câu hỏi.
Chuyện nước mình là như thế, bầm dập, ai cũng bị bầm dập. Không chỉ nơi thân xác, mà cả ở trong lòng người.
Không chỉ những người của thế hệ từng tham dự Cuộc Nội Chiến Nam Bắc như tôi, mà ở cả những người trẻ như anh -- những người đi học từ mái trường xã hội chủ nghĩa.
Đối với anh, đây là cuộc chiến vì tương lai của dân tộc, vì tự do dân chủ cho những người bạn còn ở quê nhà, cho 100,000 người bị ép hồi hương mà anh muốn giúp đỡ, và cho tương lai của khối 90 triệu dân nơi anh đã ra đời.
Ai bảo đây là chuyện của quá khứ" Không,đây mới là chuyện của tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.