Hôm nay,  

Hồi Ký: Thép Đen

25/04/201000:00:00(Xem: 3530)

Hồi ký: Thép Đen - Đặng Chí Bình

LGT: Lịch sử nửa thế kỷ ngăn chặn làn sóng cộng sản bành trướng ở Miền Bắc, xâm lăng ở Miền Nam, đã tạo nên nhiều anh hùng, trong đó có không biết bao nhiêu anh hùng âm thầm, cô đơn, một mình một bóng, phải vật lộn giữa vòng vây đầy thù hận của kẻ thù, mà vẫn một lòng một dạ giữ tròn khí tiết cùng tấm lòng thuỷ chung đối với tổ quốc, dân tộc, đồng đội... Đặng Chí Bình, bút hiệu của một điệp viên VNCH được lệnh thâm nhập Miền Bắc, móc nối các tổ chức kháng chiến chống cộng, chẳng may lọt vào tay kẻ thù, và phải trải qua gần 20 năm trong lao tù cộng sản, là một trong những người anh hùng âm thầm, cô đơn trên con đường đấu tranh chống cộng sản đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng cao thượng và chan hoà lòng nhân ái, của dân tộc Việt Nam. Giống như tất cả những ai có lòng yêu nước, đã sống trong lao tù của cộng sản, đều âm thầm tự trao cho mình sứ mạng, tiếp tục chiến đấu chống lại cái tàn nhẫn bất nhân của chủ nghĩa cộng sản đến hơi thở cuối cùng, điệp viên Đặng Chí Bình, sau khi ra hải ngoại, đã tiếp tục miệt mài suốt 20 năm để hoàn thành thiên hồi ký Thép Đen dầy ngót 2000 trang, gói ghém tất cả những bi kịch phi nhân đầy rùng rợn trong chế độ lao tù cộng sản mà tác giả đã trải qua; đồng thời thắp sáng chân lý: Ngay cả trong những nơi tận cùng của tăm tối, phi nhân, đói khát, đầy thù hận nhất do chế độ cộng sản tạo dựng, tình yêu thương người, lòng hướng thiện, khát khao cái đẹp, tôn thờ chân lý vẫn luôn luôn hiện hữu và được ấp ủ, trong lòng người dân Việt. Nhận xét về thiên hồi ký Thép Đen, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã xúc động nhận xét: "Chúng ta đã được đọc khá nhiều hồi ký của những người cựu tù trong chế độ lao tù Cộng Sản. Mỗi cuốn hồi ký là một mặt của vấn đề, nhưng theo tôi, "Thép Đen" là cuốn hồi ký trung thực nhất về những điều mà người tù mấy chục năm Đặng Chí Bình đã phải trải qua. Những sự việc được tả chân, những tâm tư được diễn tả chân thực mà mỗi người cựu tù khi đọc đều thấy có mình trong đó." Nhân dịp tác giả Đặng Chí Bình đến Úc, Sàigòn Times hân hạnh được ông chấp thuận cho phép đăng tải thiên hồi ký Thép Đen vô cùng hào hùng, sống động và đầy lôi cuốn của ông. SGT xin chân thành cảm ơn tấm lòng ưu ái đặc biệt của tác giả, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp theo của thiên hồi ký Thép Đen.

*

Cái chính là, trong những lần trao đổi tâm tình với cậu, tôi luôn luôn tỏ ra là người rất say đắm thiên nhiên, và cậu cũng đồng quan điểm thưởng ngoạn như tôi. Theo cậu, nơi cậu ở hiện nay, phong cảnh rất có nghĩa tình với cậu, nên cậu muốn tôi cùng thẩm nhận với cậu, như cùng khao khát một món ăn của tinh thần.
Tôi biếât ngoài những công việc chuyên môn bận rộn, lại ôm một trọng trách là bí thư, của chi đoàn thanh niên CS của cả bệnh viện. Phải là một người đỏ cả chân tay, mặt mũi, nếu không (ít ra con Hồng Tuộc đã tin) cơ thể, tim, óc của cậu đã được ướp, ngâm, dầm trong rãi, rớt đầy nọc độc, mê, lú của nó, như đã được cấy " sinh tử phù ".
Bác Nhiên đang có mặt ở trong nhà kho, tôi vào tỏ ý xin nghỉ buổi sáng mai, bác sắp sếp người thay tôi. Bác Nhiên đã nhìn thấy bác sĩ Hiệp, đứng nói chuyện với tôi, Hiệp lại là thành phần lãnh đạo của bệnh viện, nên bác vừa gật đầu vừa chớp con mắt, đang nhiều lòng trắng của bác, như một dấu "hỏi" to tướng và đen ngòm. Tôi lại trở ra với Hiệp, ngay sau buổi làm chiều hôm ấy, tôi gửi "ông" xe già của tôi ở một buồng quen.
Tôi và Hiệp rong ruổi trên chiếc Honda, trở về xã Bình Trước Biên Hòa. Không ngờ chỗ Hiệp ở, gần rẻo một nhánh của sông nước Đồng Nai, những cây trái và những ngọn dừa, cành lá rung rinh xào xạc như reo vui, mừng đón chúng tôi về. Mới nhìn thấy cảnh mà lòng tôi đã lâng lâng dạt dào cảm xúc, chả trách Hiệp đã ngẩn ngơ ca tụng, với tôi mấy lần. Nhà Hiệp mướn là một căn nhà nhỏ, xinh xinh ở cách gần 100 mét, một xóm quần tụ gần hai chục căn, lẫn lộn nhà gỗ và nhà gạch.
Ở giữa khu xóm là một căn nhà cao, có lá cờ đã ngâm trong máu, đã ướp nhiều độc dược và thuốc mê. Nhìn lá cờ đang ngoe nguẩy giẫy dọn trên mấy ngọn dừa, tôi có cảm tưởng nó đang rắc những phấn độc, phấn lú để mọi người không thể nhìn rõ được thân hình, tim gan của nó.
Trong nhà của Hiệp chỉ có sách vở và treo những hình ảnh của Marx, Engel và Lénine to tướng ở trên cao, phía dưới lúc nhúc 7- 8 tấm hình nhỏ hơn, của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam trong đó có ông già không có gia đình, nhưng lại có nhiều vợ, nhiều bồ và con rơi. Một chiếc tủ con hầu hết là sách vở chuyên môn y khoa của Liên sô, Tiệp, Đức v.v… Một chiếc tủ to, nhiều tầng đầy sách đã phì hơi của chúng ra đầy phòng, mùi tanh của máu và súng đạn, thoáng có cả cuốn Tư Bản Luận, và cuốn Lénine Toàn Tập.
Hiệp xuống bếp vào buồng, lo chuyện của chủ nhà, khi ra nhìn thấy tôi đang tần ngần ngắm nhìn những tấm hình, Hiệp tiến lại gần hạ giọng:
- Chiếc áo choàng của em đấy mà!
Tôi quay lại, lắc đầu, dịu dàng nhìn cậu:
- Hiệp không cần thanh minh! Bây giờ, anh em mình định ăn món gì"
- Vì không định trước, chỉ có cá lóc kho và có ít sò huyết hôm qua.
- Tôi hỏi vậy thôi! Món ăn "tinh thần" ngoài kia, còn nhiều qúa! Vậy "vật chất" chỉ cần qua loa, ăn ít cái này thì mới ăn nhiều cái kia được!
Tôi xắn tay, chạy xuống bếp cùng với Hiệp loay hoay làm một bữa cơm "nhẹ chất, nặng tình". Nhìn một rổ sò huyết, tôi không tin Hiệp lại tìm mua những thứ này. Nó không biện chứng, hợp lý với một người chỉ cặm cụi vào học hành, sách vở lại còn yêu thiên nhiên" Nghĩ thế tôi hỏi thử sự suy đoán của mình:
- Hiệp cũng chịu khó, tìm được món sò huyết rất qúy!
Hiệp đang thái hành, ngẩng lên nhìn tôi đăm đăm, như xét đoán cách nói và thái độ, của tôi là thực hay đùa" Rồi Hiệp chậm rãi:
- Có bao giờ em lại đi mua những thứ này! Họ biếu, họ tặng nhiều thứ lắm! Em đã đẩy ra từ chối nhiều lần, nhưng không phải lần nào cũng theo ý mình. Anh quên, em là bí thư chi bộ"
Trời tháng Bẩy, cứ đòi "nhẩy" lên giường, vừa mới cơm nước xong, bên ngoài trời đã cập quạng, gà đã lên chuồng. Hai anh em dọn dẹp, chén bát xong, đom đóm đã lập lòe ngoài phên dậu.
Một điều thú vị nữa, là Hiệp với tôi lại cùng có một sở thích lạ đời "thích bóng tối" không phải để làm những chuyện mờ ám. Bóng tối thường có sự tĩnh lặng đi cùng, mỗi khi trong cuộc sống gặp những sự việc khó khăn trở ngại. Đêm thâu, tôi thích ngồi một mình, ngâm, dầm trong bóng đêm, để nghe những nỗi niềm da diết đầy vơi của nỗi buồn trong lòng, để suy nghĩ tìm một phương hướng chống đỡ, chuyển đổi những khó khăn vây quanh.
Hôm nay tôi thích đi trong đêm tối, bắt những con đom đóm để tìm lại một chút hơi hướng ngày "thơ" của tôi. Tôi đề nghị với Hiệp, trong ánh sáng của ngọn đèn 40 watts lủng lẳng giữa nhà, mắt của Hiệp long lanh như hai vì sao nhỏ, miệng cười khìn khịt:
- Em đang định rủ anh ra ngoài!
Đi với một anh đít đầu đều đỏ choét, như mặc chiếc "áo giáp" thật dầy, chống cả "lam sơn, chướng khí". Hiệp và tôi đã đuổi bắt được mỗi người 5, 6 con đom đóm trong tiếng gió lướt thướt, dứt day với những cành lá của cây vườn. Đây đó trong bóng đêm, một vài chùm sáng lóe lên từ những ngôi nhà như những miếng bạc, miếng thiếc trong chậu mực Tầu. Một lần Hiệp đuổi vồ được một con đom đóm, xô vào một gốc cây, Hiệp cười ré lên, kéo tôi ra một đường làng, nói văng vào luồng gió:
- Em không nghĩ tâm hồn của anh còn "ngây thơ" thế!
Tôi cũng "quẳng" vào tiếng xạc xào của lá cành:
- Bù trừ kỳ diệu của cuộc đời, mà Hiệp!
Dưới ánh sao mờ, bốn người từ trong một đường giong tiến ra, đèn bấm lóe lên:
- Thủ trưởng đi thực tế tình hình!
Bốn người lại tiến vào một giong khác! Qua dáng dấp và thập thò khẩu súng trên vai, tôi đã đoán ra rồi, nhưng Hiệp vẫn nói:
- Du kích xã này, họ đều là đoàn viên.
Sáng hôm sau, tôi dậy thật sớm, mới 5 giờ, trời còn tối, vừa là thói quen, vừa muốn thăm cảnh lạ, nhìn Hiệp vẫn say sưa với những chạy nhẩy của tối hôm qua, tôi lẹ làng lách ra ngoài, không gây một âm thanh. Tôi muốn gặp cây vườn để hít thở cái khí hậu mát rượi trong lành, của buổi sớm mai. Một tiếng còi tầu nhớn nhác te te... cù... cú... cu từ trong xóm, luồn vào luồng gió sớm vọng về, như gọi vừng Đông trở dậy.
Tiếng con dế mèn ré lên ro ro cao vút, ở dưới gốc cây soan tôi đang ngồi, như ru hồn tôi vào cõi mộng, một bàn tay êm ái đặt nhẹ vào vai tôi. Cậu Hiệp đã ngồi bên tôi từ lúc nào, đã làm tôi tỉnh hẳn, Hiệp nói như trách, như hờn:


- Sao anh không gọi em dậy"
- Nếu gọi Hiệp dậy, thì làm sao tôi nghe được tiếng hờn trách lúc này" Cũng như ông mặt trời hôm nay, biết là có người đợi, nên ông ở lỳ, không chịu " nhò " mặt ra.
Tôi đứng dậy kéo tay Hiệp:
- Trời còn sớm, anh em mình xuống dưới con rạch, nhìn mấy con cáy ra ràng!
Hai anh em lần theo mép nước mé rạch, tôi kéo vội Hiệp nấp vào một bụi si dại, tôi chỉ cho Hiệp một con cò trắng đang lom khom bắt mồi dưới một dòng nước cạn. Chúng tôi nín thở, lách gần đến chỗ con cò, để xem nó bắt mồi. Không phải cò mà là con hạc, hai cái chân cao lêu khêu và cái cổ dài ngoẳng.
Nó không hề biết, có hai anh chàng đang theo dõi, ngắm nhìn dung nhan của nó, rõ ràng hai cái chân của nó run lên bần bật trong nước. Tôi lại trách ngầm nó: "Anh chàng hay cô nàng, ra đây kiếm ăn sớm làm gì cho lạnh"" Nhưng tôi chợt nhận ra, không phải nó run. Mỗi lần cái chân phải run bần bật, cái mỏ vàng nhọn hoắt, dài đến hai ngón tay lại chộp lấy, chộp để trên mặt nước. Thì ra cái chân phải của nó giậm xuống bùn cát, để xục những con mồi chạy tóe lên mặt nước, cho cái mỏ nó chộp.
Tôi chợt nhớ, ngày tôi còn 7- 8 tuổi, có lần đi học về trên con đường làng, dọc theo con sông đào, đầy bèo bồng. Tôi đã mải mê theo ông đánh giậm hàng giờ, chân của ông cũng giậm giậm cái càng tre như con hạc bây giờ.
Hiệp ngửng lên nhìn tôi, đôi mắt lấp lánh trầm trồ:
- Lần đầu tiên em nhìn thấy!
- Ở tù mất nhiều năm, nên tôi cũng là đầu!
Hiệp nói, chỉ hơn 100 mét nữa là ra sông Đồng Nai, vì đây là cửa của con rạch. Trên đường đi, có lẽ hình ảnh con hạc vẫn còn chen chúc trong óc của Hiệp, nên quay sang hỏi tôi:
- Có phải hạc làm chân nến, ở đền thờ phải không anh"
- Đúng! Vì chân dài, cổ cao, hơn nữa dáng của hạc sang và đài các hơn là cò.
Con sông Đồng Nai đã nằm ngửa, phơi mình phía trước mặt, làn gió hè vẫn nhè nhẹ phe phẩy lá cành. Dòng sông rộng, nhìn bờ bên kia hãy còn mờ mờ trong sương sớm, tôi chỉ mặt nước chỗ gần bờ, phía đầu gió hỏi Hiệp:
- Hiệp nhìn mặt nước chỗ này, hình dung và cảm tưởng ra sao"
- Như một tấm gương để ngửa, đến nỗi chỉ nhìn mặt nước, em thấy hai con cuốc đen, đang dài cổ đuổi nhau sang bên kia bờ.
Thấy cảm xúc của Hiệp có dồi dào, tôi chỉ tay ra phía gần giữa sông, đầu làn gió mới tạt đến mặt sông, hỏi tiếp:
- Còn chỗ kia"
Nét mặt đăm đăm rồi sáng hẳn ra, nhìn tôi:
- Em thấy nó hơi nhăn nhăn như da trái bưởi, đến mùa thu hoạch.
Vồ vập, chỉ mặt nước sát phía bờ bên kia cuối gió, tôi hỏi tiếp:
- Chỗ kia Hiệp hình dung giống cái gì"
Không do dự, Hiệp vừa cười vừa nói, nghe như đậu sào giá:
- Theo em, trông nó như chiếc bánh tráng (đa), nướng già than.
Tuyệt vời! Tôi quên béng, nên vỗ tay đôm đốp. Vừa đúng lúc một chiếc thuyền từ đầu nguồn đi sát ngay gần bờ. Trên thuyền, phía đầu mũi có một ông cụ già và một cô gái, tưởng tôi vỗ tay gọi vào, hay trêu cô gái đẹp" Ông cụ giơ tay khoắng lên như hỏi" Làm cho cả tôi và Hiệp, đều giơ tay lắc lia lịa, rồi quay lại nhìn nhau cười, như ngỗng hét gọi sao.
Thấy cảm giác phong phú sinh động khác thường của Hiệp, một nhà khoa học rõ ràng. Tôi đâm ra băn khoăn suy nghĩ, nghề nghiệp có thể khác nhau do cuộc sống, nhưng tâm hồn có thể "cùng ngồi một chỗ, cùng đi một chiều". Tò mò, tôi thử đi sâu hơn tí nữa, tôi quay lại Hiệp thành thật:
- Tôi thừa nhận óc tưởng tượng của Hiệp thật là phong phú, có khi nào Hiệp hình dung ngay chỗ Hiệp và tôi, đang đứng. Trước đây, hàng trăm, hàng nghìn năm xưa đã có nhiều người đặt chân đến, qua lại" Của nhiều thời đại, nhiều thế hệ" Từ đấy suy ra: có khi ở giữa rừng sâu, hẻo lánh hay ở giữa thành phố tráng lệ, do những biến thiên, loài người xã hội, chuyển đổi có khi lại là ngược lại với nhau, tang thương vũng thành đồi"
Thấy tôi lan man đi vào những lãnh vực không cần thiết, nên Hiệp đã kéo tay tôi quay về. Mặt trời đã cao hơn một con sào! Chuyến đến thăm nhà cậu Hiệp, chỉ ngủ có một đêm, nhưng đã làm cho lòng tôi ghi nhớ mãi. Chuyến đi đã làm cho tôi và cậu hiểu thêm nhau, và tin tưởng nhau hơn.
Đã từ hàng tuần lễ trước, sắp sửa đến ngày kỷ niệm 100 ngày của thầy tôi, do chủ trương ấp ủ trong lòng, mỗi khi hai mẹ con ngồi bên nhau trong bóng đêm. Từ ngày thầy tôi chết, mẹ tôi gầy hẳn đi, người ít nói hẳn, sáng tối người ở lại ngoài nhà thờ lâu hơn. Trước đây là hai ông bà chậm chạp lầm lũi, dẫn nhau đi nhà thờ. Buổi lễ sáng sớm cũng như buổi chầu chiều muộn, bây giờ có khi do tôi, do Hoa, có khi bà Chức, cũng có ngày do một vài cô gái trẻ 16-17 trong ca đoàn dẫn mẹ tôi đi, hoặc dẫn về. Để phần nào thể hiện bổn phận làm con của tôi đối với thầy tôi, và an ủi mẹ tôi phần nào, tôi nói sẽ xây mộ cho thầy tôi, trong dịp tròn 100 ngày, mẹ tôi rất vui, một buổi người dúi vào tay tôi cái nhẫn hai chỉ, tôi bán được gần 100 đồng, cô Tuất góp 60 đồng, cô Thu 45 đồng, đặc biệt cháu Thanh Lan cũng góp 10 đồng để xây mộ cho ông.
Tôi và cậu Quang (cháu của Hoàng Ngọc Chính) đã đi mua gạch, cát và ciment. Tôi và Quang chẳng biết gì về thợ nề, nhưng đã có anh Tuấn Nguyệt, anh đã làm thợ nề và làm đội trưởng xây dựng nhiều năm, ở trong tù. Tuấn Nguyệt và Quang đã nồng nhiệt tích cực cùng với tôi, cuối tuần này sẽ xây mộ cho thầy tôi.
Chỉ hai ngày, thứ Bẩy và Chủ Nhật, ba chúng tôi đã xây xong ngôi mộ của thầy tôi, tương đối là hoàn hảo, so với những ngôi mộ khác chung quanh. Mẹ tôi muốn ra tận nơi, để người được sờ tận tay, ngôi mộ mới của thầy tôi, tôi đã làm vừa lòng người.
Một điều cũng thật là kỳ diệu! Cây mai, từ ngày anh Tuấn Nguyệt cho, Tuấn Nguyệt đã nói:
- Từ khi anh đi tù về, đã có cây mai này ở nhà, đã mấy năm rồi, chẳng bao giờ có hoa.
Nhà ông cụ của anh, có nhiều loại cây cảnh. Tôi đã đèo chậu mai từ trên Hạnh Thông Tây về, và nó là cây duy nhất trong ngôi nhà khô cằn nhựa sống, của thầy mẹ tôi. Cũng đã hơn một năm, tôi thay chậu, bón phân chăm sóc, mỗi ngày mỗi tốt tươi, nhưng cũng chẳng có hoa bao giờ. Đã có một lần nó ra một chiếc nụ, rồi rụng đi.
Tháng ngày trôi, cháu Mai Lynh ra đời, thầy tôi giã biệt cuộc đời. Hôm nay sau khi xây mộ cho thầy tôi 100 ngày, một buổi sáng, cây mai nở ra một chiếc hoa to đỏ chót. Tôi mới biết nó là loại Mai Tứ Quý.
Cây mai đã "xấn" vào đời tôi nhiều dấu mốc, tôi đã đứng cạnh cây mai này, để buổi đầu nối duyên đời với em Hoa, vợ tôi, và cũng cây mai này, đã có tên Mai Lynh con gái cưng của tôi. Bây giờ lại nở một bông hoa đỏ chót như chào đón tôi, như tươi cười hân hoan run rẩy trong làn gió nhẹ, mỗi khi tôi đến gần.
Một buổi sáng chủ Nhật, tôi đã bế con gái tôi xuống đến sát bà mai "bốn qúy". Tôi đã cho phép tôi ghé mũi đặt chiếc hôn đầu, lên cánh hoa đang thì mới lớn, có một mùi hương ngầy ngậy, làm rạo rực lòng tôi. Và tôi cũng đưa dần chiếc bàn tay thiên thần nhỏ xíu, của Mai Lynh sờ nhẹ vào cánh "bích mai" đang hơ hớ trong nắng sớm, của một ngày.
Vào một ngày thứ Bẩy, sắp hết giờ "Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa", tôi và mấy bạn thuộc phe chiến bại đang cắm cúi quét rác và móc lỗ cống, trước chợ Nam Hòa, bỗng có tiếng Honda từ ngoài Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa đường Bắc Hải đi vào. Một anh chàng đang ngơ ngác thăm hỏi mấy người đi đường, tôi có nhìn lầm không" Rõ ràng là anh chàng Lê Hiệp, làm sao tôi có thể tin được, vì chẳng bao giờ, tôi nghĩ tới. Tôi đã chạy xô đến, để hỏi Hiệp vào đây để làm gì" Hiệp nhìn thấy tôi, như tìm thấy một món đồ cậu đã đánh rơi, cậu vồ vập, dựng xe vội vàng rồi ôm chầm lấy tôi:
- Em đang… đi tìm anh! Em hỏi thăm đến ba, bốn người rồi!
Tôi cũng bấn loạn dồn dập:
- Có ngờ đâu Hiệp lại mò đến đây! Làm sao biết tôi ở khu vực này"
- Em hỏi bác Nhiên và phải đến Phạm Lộc mới biết, hoàn cảnh sống của anh, vì thế em quyết định một buổi phải đến thăm bà cụ và đứa con gái "rượu"của anh. Hơn nữa em phải gặp anh để lấy một món nợ......
Tôi chưa nghĩ ra, còn thiếu Hiệp món nợ gì, thì Hiệp đã hạ giọng:
- Món nợ ân tình… ở cổng Bệnh Viện Tâm Thần, anh đã khất em một bữa khác... ấy mà"
Mắt trái của Hiệp hơi khép lại hai cái, tôi đã chợt hiểu và lòng thấy một niềm hân hoan nở rộ lên. Điều này đã nói rõ nỗi khắc khoải thực sự, của một anh chàng trí thức, với quê hương dân tộc.
Từ nãy, mấy anh cùng phe "chiến bại" và cả cô nàng Ngọc Anh trong phe "chiến thắng" cũng đang thô lố mắt, nhìn cảnh tôi và Hiệïp gặp nhau. Chỉ còn nửa giờ nữa thì mãn giờ lao động, tôi đã dẫn Hiệp đến cô Ngọc Anh, vừa là giới thiệu, vừa là nhân chứng xin cho nghỉ vì có bạn ở xa tới bất ngờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.