Hôm nay,  

Hòa Giải Hòa Hợp Sau 700 Năm: Vc Cầu Siêu, Giải Oan Lý-trần

08/04/201000:00:00(Xem: 5214)

Hòa Giải Hòa Hợp Sau 700 Năm: VC Cầu Siêu, Giải Oan Lý-Trần

HANOI -- Phải cần tới 700 năm, mới có thể hòa hợp hòa giải... Có phải đây là thông điệp của chính phủ CSVN khi loan tin về hai dòng Lý - Trần hòa giải nơi bên kia thế giới, nhờ các nghi lễ thời nay.
Báo Thanh Niên hôm 7-4-2010 đăng bản tin nhan đề “Hai họ Lý - Trần cầu siêu hòa giải,” và tin này đăng laị ở nhiều mạng khác, kể cả mạng Phật Tử VN.
Bản tin trích:
07/04/2010 10:09 Chu Minh “Con cháu dòng họ Lý đang chuẩn bị làm lễ cầu siêu cho 70 tôn thất nhà Lý bị sát hại hơn 700 năm trước. Điều đặc biệt là sự kiện này sẽ có sự tham gia của dòng họ Trần, như một cử chỉ hòa giải giữa hai dòng họ.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép việc Trần Thủ Độ sau khi bức tử vua Lý Huệ Tông, đã tàn sát những người trong tôn thất nhà Lý, với mong muốn tiêu diệt tận gốc họ Lý để tập hợp nhân tâm hướng vào họ Trần.
Tuy nhiên, vẫn có một số người trong tôn thất nhà Lý may mắn thoát chết. Theo truyền ngôn của dòng họ Nguyễn gốc Lý, sau khi 70 tôn thất nhà Lý bị chôn sống vào năm 1232, một số người đã phải chạy lên biên giới lánh nạn và đổi thành họ Nguyễn, nhờ vậy đã tránh được tai vạ.
Dù ở đâu, người gốc Lý vẫn luôn có ý thức lưu truyền phả hệ, không bao giờ quên chú chữ "gốc Lý" bên cạnh tên họ Nguyễn trong gia phả. Đến thế kỷ 18, ông Nguyễn Đường đã tìm về sinh sống tại quê cha đất tổ ở Du Lâm (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Ở làng Vân Điềm (cùng huyện) còn một dòng họ Nguyễn gốc Lý. Theo truyền ngôn của họ này, bất cứ ai trước khi qua đời cũng phải dặn dò con cháu về gốc gác của gia tộc là họ Lý.
 Phả tộc còn ghi, dòng họ Nguyễn này là hậu duệ của Lý Hùng Tích, em vua Lý Nhân Tông. Sau sự biến nhà Trần kế ngôi nhà Lý, hậu duệ đời thứ 8 của Lý Hùng Tích là Lý Quang Bật đã tụ hợp dân binh chống lại nhà Trần, nhưng thất bại bị nhà Trần đày lên Ba Điểm ở huyện Lũng Hữu, tỉnh Lạng Sơn. Đến đời thứ 15, hậu duệ của dòng họ là cụ Nguyễn Thiện Tính đã trở về làng Vân Điềm ngày nay sinh sống...”
Đặïc biệt, bản tin nói rằng chính phủ CSVN ủng hộ việc hòa hợp hòa giải này, và lễ cầu siêu sẽ do các cấp cao của chính phủ và Phật Giáo chuẩn bị. Bản tin viết:


 “...Một lễ cầu siêu cho tôn thất nhà Lý hiện đang được Ban Chỉ đạo Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành hội Phật giáo Hà Nội và chính quyền huyện Đông Anh chuẩn bị. Ông Nguyễn Trọng Tuấn, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cho biết: "Chúng tôi đã tiếp xúc với các vị đại diện dòng họ Lý, nhân dân và các bậc trí thức, họ đều nói rằng nên làm lễ cầu siêu cho 70 vương thất nhà Lý. Khi trình kế hoạch này, Chính phủ rất ủng hộ".
Thượng tọa Thích Bảo nghiêm, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo VN, kiêm Chủ tịch Thành hội Phật giáo Hà Nội, cho biết: "Chúng tôi đã cầu được ngài Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo VN đứng ra làm chủ lễ cầu siêu, ngài đã nhận lời".
Ông Nguyễn Quốc Hưng cũng bày tỏ: "Chúng tôi đã báo cáo và xin ý kiến của con cháu họ Nguyễn gốc Lý, tất thảy đều đang rất mong chờ sự kiện này, cùng có chung nguyện vọng là tổ chức tại xã Mai Lâm và đưa vong về thờ ở chùa Phúc Lâm, bởi vì tất cả mọi người trong dòng họ khi qua đời đều được đưa vong về đây. Nên tổ chức lễ cầu siêu vào ngày 3.3 âm lịch vì ngày này được truyền ngôn là ngày giỗ các vương thất nhà Lý. Mặt khác sau đó ngày mùng 5 có lễ hội Đền Đô, giải oan trước rồi mới đến lễ hội sau là rất hợp lẽ. Sau khi sự việc bi thảm xảy ra, nhà Trần đã cầu siêu cho các vong hồn nhà Lý rồi. Việc cầu siêu này không chỉ để cầu siêu thoát cho các vong hồn, mà còn phải hòa giải oan khuất, vướng mắc về tâm linh giữa hai dòng họ Lý và Trần"...”
Lịch trình hòa giải bên cõi âm còn được báo Thanh Niên ghi lại:
“Lễ cầu siêu sẽ diễn ra từ 15-17.4.2010 (tức 2-4 tháng 3 năm Canh Dần) tại khu vực bãi Sập và chùa Phúc Lâm ở xã Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Ngày 15.4 vào lúc 9 giờ sáng có lễ cáo yết tôn thất nhà Lý tại đền Đô (Bắc Ninh) và cáo yết tôn thất nhà Trần ở đền Trần (Nam Định), sau đó cung thỉnh linh vị nhà Lý và nhà Trần về khu vực bãi Sập (Hoa Lâm viên). Ngày 16.4, sau khi tổ chức cúng Phật, sẽ làm lễ triệu linh và rước linh vị 70 tôn thất nhà Lý vào chùa Phúc Lâm. Ngày 17.4, tụng kinh cầu quốc thái dân an, sau đó lễ tạ hoàn tất.”
Như thế, linh vị các vua quan nhà Lý, nhà Trần sẽ ngồi chung trên bàn thờ  linh của Chùa Phúc Lâm.
Bao giờ nhà nước CSVN chịu cầu siêu cho nạn nhân Tết Mậu Thân ở Huế" Hay là phảỉ chờ 700 năm nữa...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.