Hôm nay,  

Pháp Luật Phổ Thông – Ls Lê Đình Hồ

04/04/201000:00:00(Xem: 2779)

Pháp Luật Phổ Thông – LS Lê Đình Hồ

[LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang được xuất bản năm 2004. Qúy độc giả muốn mua sách, xin vui lòng liên lạc ledinhho@hotmail.com]

Hỏi (Bà Huỳnh T.N.D): Tôi lập gia đình vào năm 2001, có 2 người con, 4 và 6 tuổi. Vào cuối năm 2008, chúng tôi đã ly dị.
Nay tôi muốn đưa các cháu về Việt Nam thăm gia đình nhưng chồng tôi không đồng ý ký vào đơn xin hộ chiếu cho các cháu. Xin LS cho biết là trong trường hợp đó tôi phải làm gì để con tôi được cấp hộ chiếu đi về Việt Nam.

*

Trả lời: Trong vụ A & B [2004] FMC fam 558, “Người vợ 43 tuổi và người chồng 51 tuổi. Hai vợ chồng có quốc tịch Úc, tuy nhiên, cả hai đều từ Columbia tại Nam Mỹ đã di dân đến Úc” (The wife is 43 years of age. The former husband is 51 years of age. Both have Australian citizenship, however, both migrated to Australia from Columbia in South America).
“Họ đã kết hôn vào năm 1989 và ly thân vào năm 1997, rồi ly dị vào năm 1998. Trong sự quan hệ này họ có với nhau một đứa con, C, 14 tuổi và là chủ thể của thủ tục tranh tụng này ” (The parties were married in 1989. They separated in 1997 and were divorced in 1998. There is one child of their relationship, C, who is aged 14 years and is subject of these proceedings).
“Vào năm 2000, Thẩm Phán tòa án gia đình Brown J đã đưa ra án lệnh như sau: (1) Cả 2 vợ chồng đều có trách nhiệm lâu dài về việc chăm sóc cũng như phúc lợi và sự khôn lớn của đứa bé; (2) Đứa bé sẽ sống với người mẹ; (3) Chỉ người mẹ có nhiệm vụ chăm sóc cũng như phúc lợi và sự khôn lớn hàng ngày của đứa bé” (In 2000, Brown J made orders in the Family Court of Australia as follows: (1) That the father and mother share the joint responsibility for the long-term care, welfare and development of C; (2) That C reside with the mother; and (3) that the mother have sole responsibility for day-to-day care, welfare and development of C). 
Tuy nhiên, kể từ 24.12.2002 người cha đã không viếng thăm đứa bé, và cũng từ ngày đó người cha đã ngưng trả tiền cấp dưỡng cho đứa bé.
Vào ngày 18.1.2003, người vợ kết hôn với một người khác, ông E, họ không có con với nhau, nhưng đứa con của người chồng trước đã sống chung với họ.
“Vào ngày 16.4.2004, người mẹ viết thư cho cha của đứa bé yêu cầu ông ta đồng ý về việc xin cấp sổ thông hành cho đứa bé, để đưa đứa bé đi Colombia thăm gia đình. Bà ta không nhận được sự hồi âm đối với lá thư đó. vì thế bà ta đã đến luật sư để hỏi ý kiến. Vào ngày 9.7.2004 luật sư của bà đã viết thư cho người cha” (On 16.4.2004, the mother wrote to the father seeking his consent to the issue of the passport for C, in order to visit family in Columbia. She got no response to that letter, so she sought legal advice. Her solicitor then wrote to the father on 9.7.2004).
“Vào ngày 19.7.2004 người vợ nhận được lá thư do người chồng gửi đến với nội dung là: Tôi hoàn toàn không đồng ý về việc C đi Colombia vì lo ngại cho sự an toàn và phúc lợi của C theo tình hình chính trị và khí hậu thất thường cũng như sự bất ổn của chế độ, đặc biệt là đối với các du khách ngoại quốc” (On 19.7.2004, the wife received a letter from the husband in which he said: I strongly disagree that C travel to Columbia because of concerns for his safety and welfare in the political and unstable climate and its regime of insecurity, especially overseas’ visitors).
“Tôi nghĩ rằng C có thể dễ bị tổn thương trong giai đoạn này và ở tuổi đời này của nó” (I fell C could be extremely vulnerable at this stage and age in his life).


Vào ngày 27.7.2004, người mẹ, người chồng mới của bà, cùng C và đứa con gái riêng của người mẹ, nay được 21 tuổi, đã đặt vé máy bay đi Colombia, sẽ rời Úc vào ngày 1.12.2004 và trở về Úc vào ngày 25.1.2005
Việc đặt vé đã được xác nhận và phải trả tiền vào cuối tháng 10.2004.
Vào ngày 9.8.2004, người mẹ đã nộp đơn xin tòa để cho viên “Lục Sự” (Registrar) ký vào đơn xin passport dù không có sự đồng ý của người chồng.
Khi luật sư của người vợ tống đạt đơn xin này cho cha của đứa bé, ông ta bèn nộp đơn phản đối sự thỉnh cầu của người vợ, và thỉnh cầu tòa đưa ra án lệnh cấm người mẹ không được đưa C đến bất cứ quốc gia nào thuộc Nam Mỹ cho đến lúc C được 18 tuổi; và người mẹ không được nộp đơn xin song tịch cho đứa bé.
Vì cả vợ lẫn chồng đều có nhiệm vụ lo lắng về phúc lợi của đứa bé, C, nên sự thoả thuận của cha vẫn mẹ là điều cần thiết trong việc xin cấp passport cho đứa bé.
Tuy nhiên, Điều 7A(2) & (8) của “Đạo Luật Hộ Chiếu 1938” (the Passport Act 1938) quy định rằng: “nếu có lệnh của tòa cho phép đứa bé rời Úc, thì hộ chiếu có thể được cấp phát” (if there is an order of the court permitting a minor to leave Australia, a passport may be issued).
Vì thế, trên căn bản, đơn xin của người mẹ [“mặc dầu đã không hành văn theo lối đó” (although not worded in that way)] là yêu cầu tòa đưa ra án lệnh cho C được phép rời Úc để đi Colombia, thay vì yêu cầu tòa ký vào đơn xin passport thay cho người cha.
Về phần người cha thì không phản đối việc cấp phát hộ chiếu cho đứa bé. Ông ta chỉ phản đối việc đưa đứa bé đến bất cứ nơi nào tại Nam Mỹ.
Trong bản khai hữu thệ của ông, ông ta nói rằng lý do tại sao ông muốn cấm đưa đứa bé trên toàn bộ Nam Mỹ là vì tại bất cứ đâu ở Nam Mỹ cũng có thể qua các biên giới để đến Colombia.
Ngừơi cha cho rằng có thể có sự rủi ro nếu để cho đứa bé đi Colombia, vì thế tòa cần phải cân nhắc sự rủi ro để đưa đến quyết định là “liệu sự rủi ro đó là không thể chấp chấp nhận được hay không"” (whether or not the risk is unacceptable).
“Nếu tòa thấy rằng sự rủi ro đó là không thể chấp nhận thì tòa không cho phép cấp hộ chiếu cho C để đi Colombia” (If the court finds that the risk is unacceptable then the court must not permit the issue of a passport to C to enable him to travel to Colombia).
Sau khi cân nhắc toàn bộ vấn đề tòa cho biết rằng Colombia đương nhiên là một quốc gia nguy hiểm hơn Úc Đại Lợi. Tuy nhiên, đó là một quốc gia rộng lớn, và sự tìm hiểu của tòa về quốc gia này cho thấy rằng dân số của quốc gia này chừng 40 triệu người, đồng thời tòa xét thấy rằng đại thể thì dân chúng ở Colombia sống một cách an bình và hài hòa.
Tuy nhiên, có những nguy hiểm nhất định đối với người ngoại quốc, vì người ngoại quốc đến đây tự họ đã thấy khác với dân bản xứ, và trông có vẻ giàu có hơn là dân bản xứ.
Sau khi cân nhắc tất cả các yếu tố, tòa nhận thấy rằng mặc dầu có sự nguy hiểm trong việc du hành đến Colombia, tuy nhiên, những nguy hiểm đó không phải là những nguy hiểm không thể chấp nhận được. Vì thế, việc du hành đến Colombia sẽ mang nhiều lợi ích hơn cho đứa bé.
Cuối cùng, Tòa đưa ra án lệnh là C được phép rời Úc để đi Colombia, và văn phòng Bộ Ngoại Gia phải cấp phát hộ chiếu cho C dù rằng cha của em bé không đồng ý.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn, bà có thể thấy được rằng nếu cha của các cháu không chịu ký vào đơn xin hộ chiếu cho các cháu, thì bà có thể đến văn phòng luật sư để nhờ họ nộp đơn xin tòa đưa ra quyết định để xin hộ chiếu cho các cháu về Việt nam thăm gia đình.
Nếu bà còn thắc mắc xin điện thoại cho văn phòng của chúng tôi để được giải đáp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.