Hôm nay,  

Tranh Cãi Y Tế

23/03/201000:00:00(Xem: 6628)

Tranh Cãi Y Tế

Trần Khải
Bao giờ cũng thế, hễ có cải tổ là có người được thêm, và có người mất bớt. Đối với các công ty, thì là chuyện tính toán xem ai hưởng lợi và ai sẽ giảm bớt lợi tức. Đối với chính trị gia, có thể là mất ghế dân biểu và như thế sẽ có người khác được ghế dân biểu.
Trong tình hình đó, dự luật y tế toàn dân thông qua đêm Chủ Nhật 21-3-2010 còn là một dấu mốc lớn trong lịch sử Mỹ. Đó là mở rộng chăm sóc y tế -- trước giờ  đã có các chương trình Medicare và Medicaid -- sang cho hầu hết dân Mỹ. Giữa chiến trường tranh luận đầy áp lực đó, dân biểu Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ, đã được nhóm phóng viên ABC News mệnh danh là “Người đàn bà quyền lực nhất trong lịch sử Mỹ.”
Bà Pelosi khi vận động được kể là đã dùng áp lực bàn tay sắt, kể cả khi bà đặt khẩu hiệu rằng dự luật cải tổ y tế là cuộc “vận động chống sự chết,” lúc bà dẫn ra bản nghiên cứu cho thấy trung bình 45,000 người Mỹ chết mỗi năm vì thiếu bảo hiểm y tế.
Giữa sóng gió đầy áp lực đó, dân biểu Cao Quang Anh ở Louisiana đã lạnh cẳng, đổi lập trường, từ lần trươc bỏ phiếu thuận, hôm chủ nhật laị bỏ phiếu chống. Ông thuộc Đảng Cộng Hòa, lần trước bỏ phiếu thuận với cớ rằng dự luật giúp chăm sóc cho dân nghèo, mà cử tri trong điạ hạt của ông (ở New Orleans) đa số là dân da đen nghèo, thất nghiệp cao... và do vậy đa số không mua nổi bảo hiểm. Lần nàỳ, với nhiều áp lực tứ phía, DB Cao Quang Anh bỏ phiếu chống, lấy cớ ngôn ngữ cấm sử dụng tiền công quỹ cho phá thai chưa như ý ông.
Dân Biểu Loretta Sanchez tại Quận Cam cũng bị nhiều áp lực, nặng nề tới nỗi hôm Thứ Bảy truyền thông Mỹ báo tin là bà đã MIA (mất tích), cho dù có người noí là bà đi gây quỹ ở Florida. Nhưng sáng chủ nhật, DB Sanchez xuất hiện ở Washington, vẫn giữ im lặng, không nói gì. Truyền thông có phân tích, còn đoán là bà sẽ bỏ phiếu chống, bởi vì sợ bị bứng ghế dân biểu Quận Cam, nơi áp lực nhà thờ mạnh và là một thành trì kiên cố của Cộng Hòa. Phải thấy áp lực mạnh tới nổi ứng cử viên  Nguyễn Trọng Phú, con cưng của Đảng Dân Chủ, cũng tuyên bố là chống dự luật vì ông là tín đồ Công Giáo và chống phá thai.
Cuối cùng, bà Loretta Sanchez bỏ phiếu thuận. Phụ tá của bà Sanchez là cô Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn, khi gửi bản văn của bà đã ghi kèm bên:
“...Đây là một dự luật sẽ mang rất nhiều quyền lợi đến với công dân Hoa Kỳ đang cần sự thay đổi đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là cộng đồng thiểu số và nói riêng là cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam.  Có thể sẽ có rất nhiều chính trị gia tại Quận Cam sẽ dùng cơ hội này để phê bình và đánh phá Dân Biểu Loretta Sanchez, nhưng tối hôm nay, Bà đã quyết định lựa chọn theo phán đoán lương tâm của mình, luôn suy nghĩ về những gia đình đang cần sự thay đổi mà bà đã nhiều lần được tiếp xúc tại địa hạt...” (hết trích).
Bản văn tiếng Mỹ của DB Loretta Sanchez có đoạn viết:
“... Mọi người biết là lý do thuần lý vì sao chúng ta cần cải tổ. Giá y phí tăng đang làm hại các gia đình chúng ta, làm nặng gánh kinh doanh nhỏ, làm chúng ta kém cạnh tranh trên nền kinh tế toàn cầu. Nhưng vì nghe những chuyện từ cư dân trong điạ hạt, tôi mới quyết định ủng hộ dự luật này. Trong 14 năm ở Quốc Hội, tôi chưa bao giờ thấy cư dân tìm tới dày đặc và liên tục như thế để ủng hộ dự luật này.
“Họ điện thoaị và kể tôi nghe về các em bé đã chết trong khi chờ ghép cơ phận, và về các ông bà cụ không có tiền mua thuốc. Họ viết thư kể về các thai phụ không  thể chi trả để chăm sóc tiền sản căn bản, và về các ông bố mất bảo hiểm y tế cho gia đình khi bị mất việc. Những chuyện xúc động  cũng từ các cú điện thoaị từ cư dân, những người có bảo hiểm y tế nhưng quan ngại vì hàng xóm của họ không có may mắn được bảo hiểm. Đó là những người tôi nghĩ tới khi tôi bỏ phiếu thuận dự luật này. Đêm nay, tôi đứng lên vì những chuyện đời của dân tôi và bảo vệ quyết định của tôi...”(hết dịch)
Thực ra, bạn có thể bước ra phố Bolsa ở Quận Cam, hay bước ra Lion Plaza ở San Jose, vào bất kỳ tiệm ăn nào, và hỏi xem có ai có bảo hiểm y tế, và tỉ lệ bao nhiêu phần trăm có. Họ là người thực, với nhữõng đau khổ thực... Cũng y hệt như khi TT Obama tuần trước kể về mẹ của ông, trong 6 tháng trước khi chết vì ung thư, bà đã cầm điện thoaị liên tục để thúc giục, thuyết phục và cãi nhau với hãng bảo hiểm về chuyện hóa đơn...


Triết lý của cải tổ y tế này cũng y hệt như bảo hiểm xe: hễ mua xe là phải mua bảo hiểm xe. Nếu láí xe mà không bảo hiểm, có thể làm hại giao thông và đời sống. Cũng vậy, đã có thân thể, là phaỉ có bảo hiểm y tế. Nếu không bảo hiểm y tế, sẽ tự hại mình, hại gia đình, và sau cùng là trở thành gánh nặng cho xã hội.
Trẻ em sẽ có tuổi nối dài: Tất cả trẻ em lệ thuộc được hưởng theo bảo hiểm y tế của ba mẹ cho tới năm 26 tuổi. Có nghĩa là, tuổi được suy đoán là rời đạị học.
Tất cả mọi ngưoòi đều phaỉ mua bảo hiểm y tế. Ai không mua, sẽ bị phạt tới 2.5% thu nhập vào năm 2016.
Các công ty có hơn 50 nhân viên mà không mua bảo hiểm y tế có thể bị phạt 2,000$ mỗi nhân viên toàn thời gian.
Tài trợ liên bang sẽ cung cấp để giúp người có lương tới 400% của mức nghèo.
Chương trình Medicaid (tại Cali, gọi là Medical) chuyên giúp y tế dân nghèo, sẽ cung cấp cho mọi người có lương cao tới 133% của mức nghèo, tức là ở mức 10,830$ đối với  cá nhân và 22,050$ đối với gia đình 4 người.
Tât1 nhiên là phảỉ tăng thuế mới có tiền: thuế lương cho Medicare (chương trình chính phủ bảo hiểm y tế cho người già và tàn phế) sẽ tới 2.35% từ mức hiện nay là 1.45% đốâi với cá nhân nào có lương 200,000$ hay nhiều hơn, và đối với các cặp vợ chồng có lương 250,000$ hay nhiều hơn.
Thay đổi đề nghị có thể sẽ áp dụng thuế 3.8% đối với một số lợi tức từ đầu tư đối với các nhóm có thu nhập cao.
Hưởng lợi trước tiên là kỹ nghệ dược phẩm, vì sẽ có 80 tỉ đô để cung cấp các khoản tiết kiệm và rebate (tiền hoàn trả). Lệ phí sẽ chia cho các công ty như Pfizer và Merck & Co, sẽ hoãn trả từ 2010 tới 2011, tăng từ mức lúc đầu là 2.3 tỉ đoô/năm lên 2.7 tỉ đô.
Tính chung, bảo hiểm nhiều hơn sẽ bù đắp chi phí bằng cách cung cấp thêm nhiều khách hàng.
Hưởng lợi cũng là các công ty làm thiết bị y khoa, thí dụ như hãng Boston Scientific và Medtronic, sẽ hoãn lệ phí tới năm 2013. Thuế của kỹ nghệ này giảm từ 40 tỉ đô còn 20 tỉ đô.
Hưởng lợi còn là bệnh viện, trong đó có các công ty như Universal Health Services và Tenet Healthcare, nói rằng họ có thương lượng trong 10 năm trị giá 155 tỉ đô để nhận tiền chính phủ chi trả thấp hơn từ Medicare và Medicaid để bù lại được thăm thêm khách hàng bảo hiểm.
Thiệt thòi là các hãng bảo hiểm y tế, vì sẽ bị kiểm tra bằng luật gắt hơn, nhưng họ -- như các công ty Aetna Inc., Cigna Corp., UnitedHealth Group Inc. và WellPoint Inc. -- vẫn được ưu đãi  với tiền thuế 10 năm trị giá 67 tỉ đô cho tới năm 2014.
Các cương trình Medicare tư có tên là Medicare Advantage sẽ thấy các khoản chi trả đông lạnh trong năm 2011, rồi sẽ hạ thấp trong năm 2012.
Luật mới cũng sẽ cấm các hãng từ chối bảo hiểm đối với người có tiền sử bệnh.một số hạn chế sẽ mở rộng cho tất cả các kế hoạch bảo hiểm y tế thêm 6 tháng sau khi dự luật thông qua, trong khi các hạn chế khác sẽ hiệu lực từ năm 2014.
Thiệt thòi cũng sẽ là các hãng dược phẩm thuốc tổng quát (còn gọi là thuốc đồng dạng, generic brand, làm theo công thức các hãng có bản quyền phát minh và chế tạo thuốc). Thời hạn áp dụng là 12 năm để các thương hiệu thuốc giữ bản quyền, trước khi cho làm thuốc đồng dạng. Trước đó, những người chống dự luật đã đề nghị thời hiệu là 5-7 năm.
Nhưng dự luật cho hạ giá 75% đối với thuốâc đồng dạng cho người có Medicare, cùng tỉ lệ với thuốc thương hiệu bản quyền.
Nhưng một điều thấy rõ là cho sinh viên: để áp dụng luật y tế toàn dân, Hoa Kỳ cần sản xuất ào ạt bác sĩ và y tá, như thế cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu giáo dục đạị học và tạo thị trường làm việc.
Chừng mươi năm nữa, dân Mỹ sẽ xem mọi chuyện này là bình thường. Không có gì để tranh cãi. Cũng y hệt như khi soạn luật y tế Medicare và Medicaid. Lúc đó, khi bạn đi dạo phố Bolsa, hay vào thăm Lion Plaza, bạn sẽ không nghe kể về những nỗi lo y tế nữa.
Hy vọng thế. Tuy nhiên, Khoảng 12 Bộ Trưởng Tư Pháp của 12 tiểu bang nói là sẽ kiện liên bang vì dự luật naỳ vi hiến. Cần nói, 12 Bộ Trưởng Tư Pháp này đều là đảng viên Cộng Hòa. Và tất nhiên, họ và gia đình họ đang có những bảo hiểm y tế ưu đẳng.
Cũng cần nóí, tất cả các dân biểu tại Quận Cam đều bỏ phiếu chống dự luật cải tổ y tế. Phần lớn lý do nêu ra là ngân sách, rằng Mỹ sẽ mang nợ nhiều hơn. Đó lại là một cuộc tranh cãi lớn nữa.
Tuyệt vời, không phải sao. Nước Mỹ là nơi của những cuộc tranh cãi bất tận. Đó cũng là một trong những lý do làm chúng ta bỏ chạy khỏi Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.