Hôm nay,  

Tâm Tình Hạnh Phúc – Thảo Hiền Phụ Trách

06/12/200900:00:00(Xem: 2519)

Tâm Tình Hạnh Phúc – Thảo Hiền phụ trách

Bình thường, cuộc sống của mỗi người, mỗi đôi trai gái yêu nhau, cũng như mỗi gia đình, đều có những khó khăn trắc trở về tình cảm, mà người trong cuộc, vì cứ để lý lẽ của con tim làm mờ cả lý trí, nên dễ chìm đắm trong tối tăm, sa lầy trong đau khổ. Do đó, việc tìm đến các cố vấn tâm lý, các chuyên viên hôn nhân, hoặc viết thư cho báo chí, tâm sự với bạn bè... để tâm tình và tìm sự giải đáp, ngày càng phổ biến trong các xã hội văn minh. Đặc biệt hơn, tại hải ngoại, do dị biệt về văn hóa, phong tục, tập quán,... đời sống của người Việt càng dễ gặp phải những chuyện khó khăn trong tình cảm và hạnh phúc gia đình. Vì vậy, nhu cầu tâm sự để tìm sự đồng cảm và cách giải quyết cho những éo le tình cảm, đối với người Việt lại càng lớn lao hơn. Nhận thức được nhu cầu quan trọng này, và để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo độc giả, kể từ số báo tuần này, Thảo Hiền sẽ phụ trách mục "Tâm Tình Hạnh Phúc", để mọi người cùng theo dõi những tâm sự éo le, những chuyện vui buồn của bạn đọc; và cùng với Thảo Hiền, các bạn sẽ tâm tình an ủi, đóng góp ý kiến, để giúp người trong cuộc phần nào sáng suốt hơn, bình tĩnh hơn, trên con đường giải quyết những khổ đau éo le của mình. Thảo Hiền mong các bạn, nếu có niềm vui hay nỗi buồn gì, hãy viết thư cho Thảo Hiền đề cùng chia sẻ và giải quyết, trong tinh thần:

Mỗi người mỗi ngả đường đời
Kinh nghiệm chia sẻ những lời khuyên nhau
Giúp cho những bạn khổ đau
Tơ lòng tháo gỡ phần nào nhẹ vơi
Mong sao các bạn góp lời
Tâm Tình Hạnh Phúc kính mời tham gia.

Mọi thư từ xin gửi email: thaohientthp@gmail.comhoặc qua bưu điện: Thảo Hiền Tâm Tình Hạnh Phúc, PO Box 409 Bankstown NSW 1885.

*

Kính thưa quý độc giả! Thảo Hiền xin chân thành cảm tạ những đóng góp của qúy vị trong tuần này. Rất tiếc, vì số trang có hạn nên tuần này chưa thể đăng tải những đóng góp của quý vị. Riêng đóng góp ý kiến của chị Vũ Thị Hạnh và cô Phạm Thị Hoa đối với ông Hiền Phu Quân Tử, có nhiều đoạn cần được phối kiểm với ông HPQT trước khi đăng tải. Vì vậy, mong quý vị thông cảm. Hôm nay, Thảo Hiền xin được gửi đến quý vị lá thư của một “cô dâu Úc” tạm gọi là Jackie, mà Thảo Hiền mạo muội đặt cho cái tên “Em đã lầm theo anh sang đây"”. Nội dung lá thư như sau.

Em Đã Lầm Theo Anh Sang Đây"

Thưa bà Thảo Hiền! Tôi năm nay chưa đầy 40 tuổi. Sang Úc theo diện hôn thê do chồng tôi bảo lãnh. Chồng tôi là một người Úc làm ăn cũng khá giả nhưng khổ nỗi, trong thư từ qua lại, ông viết là ông mới 50 tuổi. Hình ông gửi cho tôi cũng còn trẻ, chỉ khoảng trên dưới 50 là cùng. Nhưng khi sang Úc gặp ông tôi mới thấy ông già hơn tôi rất nhiều, tới cả 2 con giáp là ít. Nhưng ông có cho tôi coi bằng lái xe thì thấy tuổi của ông đúng là chỉ mới ngoài 50. Tôi chẳng biết bằng lái xe của ông như vậy có đúng không" Nếu mình muốn biết đích xác tuổi của ông thì có cách nào không thưa bà" Mà biết tuổi của ông bây giờ cũng chẳng làm gì vì chúng tôi đã cưới nhau được hơn 1 năm rồi thôi thì tôi cũng cam chịu cảnh sống bên cạnh chồng già để có tiền giúp đỡ gia đình vì dù sao ông cũng yêu thương tôi nhiều lắm và giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều. Đáng lẽ vậy thì tôi cũng chẳng viết thư này cho bà làm gì nếu chẳng xảy ra câu chuyện ngoài ý muốn giữa tôi với anh tài xế lái xe cho hãng may của ông xã tôi. Khi tôi sang Úc thì tôi đã thấy ông ta lái xe cho hãng may rồi. Tuổi ông cũng cỡ tuổi tôi, nhưng góa vợ và không có con. Vợ của ông chết vì bị bệnh ung thư từ 10 năm trước. Thấy ông thuỷ chung với vợ nên tôi cũng quý. Thời gian mấy tháng đầu sang Úc, chồng tôi bận làm ăn nên để cho ông ấy chở tôi đi mua sắm quần áo và thực phẩm Á Châu, nên tình cảm hai đứa chúng tôi nảy nở rồi yêu nhau lúc nào không hay. Cùng với tình yêu, hai đứa chúng tôi muốn lấy nhau nên ông ta rủ tôi trốn đi tiểu bang khác. Tôi thấy cũng siêu lòng. Đọc đến đây bà đừng vội trách tôi là người bội bạc. Chắc bà cũng biết, động cơ tôi lấy chồng ngoại quốc là muốn ra khỏi Việt Nam, chứ không phải vì tình yêu. Đến khi thoát khỏi VN rồi mới thấy lấy chồng ngoại quốc có nhiều nỗi đau khổ vật vã lắm. Nhất là lấy phải người chồng già nua đáng tuổi cha của mình. Chỉ nguyên cái chuyện thèm đi nhà hàng Việt, ăn những món ăn Việt, nhưng mỗi khi bước vô là thấy những cặp mắt tò mò, khó chịu của đồng hương là tôi đã thấy xốn xang cả lòng, thấy thèm khát tình quê hương vô cùng. Nhưng nếu tôi bỏ chồng, trốn theo trai như vậy thì có cạn tình cạn nghĩa quá không nhỉ" Không biết tôi có nên thú thực với chồng về tình yêu của mình để rồi xin ông ấy cho tôi ly dị vì tôi nghe nói người Úc họ rất sòng phẳng về mặt tình cảm, nếu mình không yêu họ thì họ cũng chẳng bắt mình phải sống đời ở kiếp với họ, có phải vậy không bà" Nhưng nếu tôi đi theo tiếng gọi của tình yêu trai gái và tình yêu đồng chủng, liệu tôi có tìm thấy hạnh phúc đích thực không trong khi chúng tôi bây giờ chỉ có hai bàn tay trắng. Tôi nghe nói ông tài xế người Việt trước đây có vợ thì cũng có nhà cửa đàng hoàng. Nhưng sau khi vợ chết thì suốt 10 năm qua, ăn tiêu rất hoang phí, nên nhà cũng không còn mà xe cộ cũng không có. Chẳng biết câu nói “một mái lều tranh, hai trái tim vàng” có đúng trong hoàn cảnh của hai đứa chúng tôi không. Rất mong bà nghĩ tình đồng hương giúp tôi. Rất đội ơn bà.

Thảo Hiền Tâm Tình

Chị Jackie thân mến! Thảo Hiền nhận được thư của chị từ tuần trước, nhưng không kịp trả lời, vì thư tuy ngắn, câu hỏi giản dị, lại mang nội dung chất chứa những vấn đề hiện thực trong cộng đồng Việt Nam tỵ nạn của chúng ta, không thể chỉ phân tích ngắn gọn để trả lời nhanh chóng, mong chị thứ lỗi.
Chị cho biết chị được bảo lãnh sang Úc theo diện hôn thê và đã sống với người chồng Úc được 1 năm. Tuy nhiên chị cảm thấy chồng chị quá già so với chị mặc dù tuổi của ông không hơn chị là bao nhiêu, và chị cảm thấy chị với ông ta như đôi đũa lệch. Sau đó chị lại đem lòng yêu người làm công của ông chồng Úc và chị hỏi ý kiến Thảo Hiền có nên ly dị chồng Úc để “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” hay không.
Rất tình cờ là trước khi nhận thư của chị, Thảo Hiền được mời đi dự đám cưới cô con gái của vợ chồng người bạn. Cứ theo tên họ của chú rể và ông bà sui gia ghi trên thiệp cưới thì bên đàng trai là người gốc Anglo Saxon, hay nói cho đúng hơn là người da trắng gốc Anh hoặc Úc. Đám cưới diễn ra êm ả với đầy đủ thủ tục lễ nghi nhưng thiếu hẳn không khí ồn ào náo nhiệt và thân tình như thường thấy trong các đám cưới Việt Nam khác. Mấy hôm sau gặp lại chị bạn, chị tâm sự với Thảo Hiền là anh chị thất vọng khi con gái chọn một người chồng không phải là người Việt Nam. Không phải vì tinh thần kỳ thị chủng tộc nhưng có nhiều lý do khiến anh chị thất vọng, như ngôn ngữ bất đồng vì hai bên sui gia không tiếp xúc thân mật được với nhau qua những câu chuyện rôm rả trên bàn ăn. Hoặc vấn đề ẩm thực đã có thể dễ dàng hơn nếu cả hai gia đình cùng thưởng thức được những món ăn thuần túy Việt Nam. Dĩ nhiên là con gái của anh chị hay những cô gái trẻ Việt Nam khác không hề gặp khó khăn khi kết hôn với người chồng dị chủng vì họ thuộc thế hệ thứ hai của cộng đồng người Việt tỵ nạn, đã hấp thụ nền văn hoá Tây phương ở trường học, sau đó đi làm và kết bạn với những bạn đồng trang lứa thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Nếu yêu nhau và hợp ý nhau thì tiến đến hôn nhân, không đặt nặng vấn đề chủng tộc. Nhưng đối với cha mẹ thuộc thế hệ thứ nhất thì bất đồng ngôn ngữ và khác biệt văn hoá đương nhiên là những trở ngại khó vượt qua.
Trường hợp của chị được ví như hoàn cảnh và tâm tư của hai vợ chồng người bạn của Thảo Hiền bởi tuổi chị đã gần 40, lại mới qua Úc được một năm tất nhiên mọi chuyện đối với chị vẫn còn lạ lẫm. Ngay như Thảo Hiền  rất dở, đến ngày giờ này cũng chưa biết thưởng thức món thịt trừu nướng BBQ. Tuy nhiên, Thảo Hiền có lời chúc mừng chị may mắn được làm cô dâu Úc, nghĩa là chị có phước phần hơn các cô dâu Đài Loan, Hàn quốc, Trung quốc nhiều lắm. Những cô dâu này, khi rời bỏ làng quê, gạt nước mắt chia tay với mẹ cha chỉ dám mơ ước có được một tấm chồng đối xử tử tế với mình, được yêu thương và được cho tiền gửi về quê giúp gia đình là đã mãn nguyện lắm rồi chứ nào dám đòi hỏi đến những tiêu chuẩn khác. Câu chuyện của chị làm Thảo Hiền chạnh lòng cảm thương cho số phận các cô gái Việt Nam đang sống vất vưởng ở Hàn quốc, Trung quốc, Đài Loan, tương lai mù mịt không biết đến ngày nào mới thoát khỏi thân phận nô tỳ bị hành hạ ngược đãi. Thân các cô như “hạt mưa sa trong nhờ đục chịu”, như “tấm lụa đào phất phơ giữa chợ, không biết vào tay ai” vì các cô dâu không có quyền chọn lựa người chồng xứng đáng, thậm chí có cô không hề biết mặt chồng cho đến khi động phòng hoa chúc. Những cô gái khác có thể đã phải phơi bày tấm thân trong trắng để những người đàn ông ngoại quốc chọn như chọn mua nô lệ thời Trung cổ. Chưa bao giờ trong lịch sử VN lại có những cảnh dã man như thế ngay cả trong thời kỳ đất nước bị ngoại xâm, vì người đàn bà có thể bị cưỡng bách lấy chồng dị chủng nhưng không đến nỗi phải phơi trần thân thể trong tủ kính bày hàng cho người ngoại quốc lựa chọn. Khi so sánh hoàn cảnh của chị với hoàn cảnh của các cô dâu Hàn quốc, Trung quốc, Đài Loan, có lẽ chị cũng nhận thấy là chị may mắn hơn nhiều khi chị được định cư ở một quốc gia đề cao sự bình đẳng, công bình xã hội, và tôn trọng phẩm giá người phụ nữ. Chồng chị lại là người có tiền của, hết lòng giúp đỡ gia đình chị ở Việt Nam. Tuy nhiên như lời chị kể, chị không hề yêu ông chồng Úc ngay từ thuở ban sơ, chỉ lấy ông ta vì muốn thoát ra khỏi VN. Thảo Hiền suy đoán có hai lý do khiến chị muốn ra khỏi nước. Một là được sống trong một quốc gia tự do dân chủ, hai là được ấm thân. Chị đã đạt được cả hai điều này.


Một cuộc hôn nhân ở tuổi của chị lẽ ra phải được đặt trên nền tảng tình yêu nhưng lại trở thành một cuộc đổi chác mà chỉ riêng chị biết vì ông chồng Úc lầm tưởng là chị yêu ông ta thật lòng nên mới làm giấy tờ mang chị qua đây. Như thế trước khi được mai mối để lấy chồng Úc, chị đã suy nghĩ kỹ, đã cân nhắc lợi hại để đo lường đâu là mục tiêu ưu tiên của chị, và tất nhiên chị không thể không biết những trở ngại trong một cuộc hôn nhân dị chủng. Những trở ngại này có thể vượt qua được. Hai vợ chồng chịu khó học ngôn ngữ của nhau để tạo sự hòa hợp trong giao tiếp với bạn hữu của hai bên. Thảo Hiền cũng khuyên chị nên liên lạc với các hội đoàn Việt Nam để đưa chồng đến tham gia các buổi sinh hoạt hay lễ hội truyền thống văn hoá của cộng đồng, hoặc qua sự giới thiệu của Hội Phụ Nữ địa phương, liên lạc với các nhóm chị em bạn gái Việt có chồng Úc để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống hôn nhân dị chủng. Chị thèm món ăn Việt Nam thì cứ nấu ở nhà, tập cho ông chồng Úc thưởng thức các món ăn Việt Nam, tập cho ông ấy cầm đũa, chấm nước mắm. Úc là một quốc gia có nền văn hoá đa nguyên nên hầu như người Úc nào cũng đã từng ăn qua các món ăn thuộc nền văn hoá khác. Thảo Hiến tin là ông chồng của chị sẽ chiều ý chị vì trước khi đem một người vợ từ Việt Nam qua, tất nhiên ông cũng hiểu không thể một sớm một chiều chị thích nghi được với hoàn cảnh mới.
Thảo Hiền công nhận là món ăn quê hương bao giờ cũng ngon hơn các món ăn nấu theo kiểu Âu Mỹ. Ngày mới đặt chân đến xứ người, miếng thịt heo, thịt gà ăn vào đã thấy khác, nói gì đến mùi vị không quen của miếng thịt trừu nướng, hay meat pies. Không nói đâu xa, người Bắc vào trong Nam vẫn nhớ dĩa rau muống luộc chấm tương Cự Đà, quả cà pháo chấm mắm tôm, người Nam ra xứ Huế trong lòng vẫn ấp ủ hương vị tô hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon với những cọng giá trắng nõn, người Huế đi đâu cũng đem theo tô bún bò cay nồng hương vị xứ Huế. Sống ở xứ Úc chị thèm món ăn Việt Nam là điều bình thường, vì chính Thảo Hiền cũng thế, vắng cơm một ngày là nhớ nhung. Tất cả những trở ngại nói trên là ngoại tại có thể vượt qua được, cái khó khăn chính là vấn đề nội tại trong tâm chị. Vì chị không yêu nên cảm thấy ông chồng già không xứng với chị, và chị xấu hổ khi bị “những con mắt tò mò khó chịu của đồng hương” nhìn chị. Có thể là do mặc cảm hoặc do cố tìm một tỳ vết bên ngoài của người chồng mà chị có cảm giác như thế, chứ chưa hẳn là đồng hương tò mò khó chịu với chị. Thời buổi này ở xứ Úc, người ta nhìn một cuộc hôn nhân dị chủng với sự thông cảm, cởi mở và phóng thoáng hơn chứ không tiêu cực và khắt khe như thời xưa khi quân đội đồng minh có mặt ở Việt Nam trong thời chiến. Trên thực tế, ông chồng Úc chỉ lớn hơn chị vài tuổi, và sở dĩ trông ông già hơn khi đi bên cạnh chị là vì phụ nữ Á Đông thường có sắc diện trẻ hơn tuổi thật so với phụ nữ Âu Mỹ. Nếu ông muốn lấy người vợ nhỏ hơn chị mười tuổi, Thảo Hiền tin là ông có thể tìm được một cô gái trẻ đẹp ở Việt Nam một cách dễ dàng. Nhưng rõ ràng là ông lấy chị vì thực tâm muốn xây dựng một mái ấm gia đình vững chắc.
Một vấn đề khác làm cho tình trạng của chị trở nên rắc rối hơn là chị đem lòng yêu người tài xế lái xe làm công cho chồng chị. Người này rủ chị đi trốn qua tiểu bang khác để chung sống với nhau. Chị nghe nói rằng,  người Úc sòng phẳng về mặt tình cảm, nếu không còn yêu nhau nữa thì sẵn sàng chia tay trả tự do cho nhau. Đối với trường hợp của chị thì khó lòng cho ông chồng Úc sòng phẳng với chị, vì trước hết chị đã không sòng phẳng với ông ta ngay từ đầu. Ông ta bỏ tiền, bỏ thời gian làm giấy tờ bảo lãnh đưa chị qua Úc, giúp đỡ gia đình chị ở Việt Nam, rồi sau một năm chung sống, chị đòi ly dị với lý do là chị không yêu ông ta nữa. Nếu chị đặt mình vào vị thế của ông ta, giả sử như chị bảo lãnh một người chồng trẻ tuổi từ Việt Nam sang Úc, rồi anh chàng này đòi ly dị sau khi đã có được tư cách thường trú thì chị sẽ phản ứng như thế nào" Trên thực tế, đã có không biết bao nhiêu trường hợp chia tay nhau cay đắng với sự thù hận chất chứa trong lòng sau khi bị phụ rẫy, bị ly dị và tài sản bị chia đôi. Bất kể là ai, thuộc bất cứ chủng tộc nào, đã là con người biết rung động, biết thương yêu, tất phải khổ đau khi bị phụ rẫy. Đương nhiên khi chị thú thật với chồng về mối tình với người làm công của ông thì ông cũng đành chấp nhận vì ông không làm khác hơn được, nhưng ông không thể không đau khổ, không thể không cảm thấy chua chát cho lòng người đổi trắng thay đen. Người tình Việt Nam của chị rủ chị đi trốn là một hành động không được trong sáng và thẳng thắn, mang ý nghĩa phản bội lại lòng tin tưởng của người chủ. Như Thảo Hiền từng viết trong những lá thư trước, Thảo Hiền không phê phán tình cảm cá nhân trên căn bản luân lý đạo đức vì Thảo Hiền không tự cho mình quyền hạn này, nhưng về phương diện đạo lý làm người với một lương tâm trong sáng, không khuất lấp thì mang vợ người đi trốn là một hành vi có tính cách vô luân. Chị ly dị  chồng và sau đó lập gia đình lần thứ hai với người tình một cách danh chính ngôn thuận thì hợp lẽ phải hơn là mang nhau đi trốn.
Chị nêu thắc mắc không biết liệu chị có tìm thấy hạnh phúc đích thực không khi cả hai người đều tay trắng, sống trong cảnh một túp lều tranh với hai quả tim vàng. Thưa với chị, có và không có. Hạnh phúc không xa vời, không cần phải với cao tay mới bắt được, hạnh phúc rất bình thường nếu chị biết thế nào là đủ. Trong hạnh phúc lứa đôi, ngoài tình yêu chân thành cho nhau, hai vợ chồng còn cho nhau sự nương tựa, đùm bọc hỗ trợ nhau khi hoạn nạn, chia sẻ ngọt bùi đắng cay trong cuộc sống hôn nhân, chịu đựng gian khổ với nhau. Ngược lại nếu chỉ mưu cầu được ấm thân về mặt vật chất thì e rằng chị sẽ chẳng bao giờ tìm thấy hạnh phúc vì tình yêu và tiền tài hiếm khi đi đôi với nhau, nhất là trong hoàn cảnh của chị. Hiện tại, chị có được cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ, với một người chồng đối xử tử tế với chị và bao dung với gia đình chị, nhưng lòng khát khao tình yêu với người đồng hương khiến chị không hài lòng với những gì chị đang có. Nếu chị lấy người tình Việt Nam hiện nay, một người từng ăn tiêu hoang phí, tay trắng hoàn trắng tay sau khi đã phung phá của cải do người vợ quá cố để lại, thì liệu chị có thể nương tựa được vào người này để được ấm thân hay không"
Trường hợp của chị và người chồng Úc khiến Thảo Hiền không khỏi liên tưởng đến trường hợp của các quý ông cao niên về Việt Nam lấy vợ bằng tuổi con gái mình, đem qua Úc, sống với nhau chưa ấm giường, “nàng” đã ôm cầm sang thuyền khác đi theo người tình trẻ, khiến ông chồng già lâm vào cảnh dở khóc dở cười “anh đã lầm đưa em sang đây” như lời than thở của nhạc sĩ Lam Phương. Không thể trách cô dâu Việt Nam lợi dụng tình cảm ông cao niên Việt kiều vì “chàng” phải chịu một phần trách nhiệm trong cuộc hôn nhân nửa đường gãy gánh này khi “chàng” không tự lượng sức, lấy vợ trẻ đẹp, thích bay nhảy, thích đua đòi  trong khi tuổi mình đã xế chiều, và sức khỏe chỉ vừa phải.  Nếu là một hôn nhân đúng nghĩa thì người ta không lấy nhau vì quyền lợi riêng tư, vì cái hào nhoáng của sắc đẹp và tuổi trẻ hay vì tiền tài vật chất. Chị không bị ép gả, hay phải bán mình chuộc cha như Thúy Kiều, và cuộc hôn nhân của chị tuy không có Tình nhưng được đặt trên nền tảng của Ân Nghĩa. Trong trường hợp của chị, chữ Ân xem ra nặng hơn chữ Tình nhiều lắm.
Nói tóm lại, Thảo Hiền chỉ có thể khuyên chị một lời: nếu ly dị ông chồng và sống được với người tình mới với một lương tâm yên ổn và thanh thản thì chị cứ quyết định theo ý mình. Tuy nhiên chị nên tham vấn với luật sư về thủ tục ly dị liên quan đến luật di trú, vì chị được bảo lãnh sang Úc theo diện hôn thê chỉ mới một năm, kẻo không lại hỏng cả chì lẫn chài, lâm vào cảnh thả mồi bắt bóng. Chúc chị nhiều may mắn và tìm được hạnh phúc như mong ước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.