Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

08/05/200500:00:00(Xem: 5198)
Ai thua trận trong cuộc CTVN"

Huỳnh Trọng - Darra QLD

Sau khi đọc bài "Ai thua trận trong CTVN"" tôi thấy tác giả chỉ chú trọng đến việc phân tích những nguyên nhân khách quan là tham vọng xâm lăng của CS Hà Nội để rồi qua đó, cho rằng, trước sau gì Miền Nam cũng sẽ bị quân CS Hà Nội chiếm đóng. Sau 30 năm trời kể từ khi chiến tranh VN kết thúc, nay nhìn lại cuộc chiến, rút tỉa những bài học lịch sử, nhưng ông Hữu Nguyên chỉ chú trọng đến nguyên nhân khách quan như vậy thì quả là hời hợt, nông cạn và nguy hiểm vì đọc nó, người đọc thấy bế tắc, thúc thủ trước 2 điều phải chọn. Nếu chọn cho mình là một vị thức giả, giầu lòng nhân nghĩa thì cả đời chỉ có toàn thua là thua sao" Còn nếu muốn thắng thì mình phải là những tên côn đồ tay dao tay súng sao" Và nếu phải đứng trước 2 sự chọn lựa đó, tôi dám có tinh thần chủ bại, thà thua để được làm một người nghệ sĩ một vị thức giả, một con người nhân nghĩa. Chớ thắng mà du côn độc ác, bất nhân như CS thì thắng mà làm gì. Nhưng ngoài hai điều phải chọn đó, còn điều nào khác không" Ý tôi muốn thưa với qúy vị là, trong cuộc chiến tranh VN, có phải vì chúng ta thua CSVN chỉ vì chúng ta hào hiệp, nhân nghĩa, nghệ sĩ, thương người"... Ngoài những điều đó, còn những điều gì quan trọng khiến chúng ta thua CS" Theo tôi nghĩ thì còn nhiều nguyên nhân quan trọng khác bên cạnh những điều vừa kể. Trong cuộc chiến chống xâm lăng của CS ngày xưa và chống "kiều vận" của CS ngày nay tại hải ngoại, tôi thấy chúng ta không tạo được một sức mạnh đoàn kết và đây chính là điều nguy hiểm nhất. Vì sống trong môi trường tự do dân chủ quen rồi, nên ai cũng nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ, chẳng chịu nghe ai bao giờ. Vì vậy nên ai cũng leo lẻo, "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" nhưng chẳng ai muốn "chụm" với ai bao giờ. Vậy làm sao ta đánh bại cộng sản"...


30 Quốc Hận: Tàu Trường Xuân Vượt Biển Tìm Tự Do (Trích Hồi Ký Một Đời Người của Cụ Phạm Ngọc Lũy, Thuyền Trưởng tàu Trường Xuân)

LTS: Trong số những Việt tỵ nạn đầu tiên đặt chân lên đến Úc cách đây 30 năm, có 200 người đã may mắn rời Việt Nam trên chiếc Tàu Trường Xuân, do Cụ Phạm Ngọc Lũy làm thuyền trưởng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, dưới tài điều khiển đầy kinh nghiệm và lòng can đảm của Cụ, cùng sự đoàn kết, tích cực đóng góp của nhiều người Việt trên tàu, tàu Trường Xuân đã thành công trong việc đưa 3628 người Việt bình an lên tàu Clara Maersk, và sau khi cập bến Hồng Kông, tất cả đã lần lượt được định cư tại 14 quốc gia trong đó có Úc. Nhân dịp tưởng niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30-4, sau đây Sàigòn Times xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả đoạn hồi ký trích trong “Hồi Ký Một Đời Người” của Cụ Phạm Ngọc Lũy.

* * *

Hỏa tiễn không ngớt pháo vào vùng lân cận Sàigòn. Ngoài phố không có bóng một quân nhân hay cảnh sát. Bất kể lệnh giới nghiêm, ngoài đường người ta vẫn kéo nhau chạy. Ai cũng nghĩ trận đánh thủ đô sẽ khốc liệt nên tìm đường lánh nạn.
Cầm trong tay tờ giấy phép chở đồng bào tÿ nạn đi Phú Quốc tôi thấy vững dạ, nhưng không thể nào kìm chế được hồi hộp. Lâm chở tôi ra tới Kho Năm đã 6 giờ chiều. Tàu Trường Sinh từ Singapore về hôm 25.4.1975, đậu ngay cạnh. Tình thế đang lúc khẩn trương, máy cái của tàu Trường Sinh lại tháo ra tu sửa. Trường Sinh nằm im lìm trên bến, và đã bị bỏ lại ở Sàigòn.
Bước chân lên Trường Xuân lần này, không như những lần trước, tim tôi đập dồn dập. Có cái gì khác thường đang xảy ra, sẽ xảy ra" Không một bóng người trên boong. Cửa xuống phòng máy cũng đóng kín. Lâm lặng lẽ đi theo tôi, không nói một lời. Vào những ngày rối ren cuối tháng 4/75, đi đâu hai bố con cũng đi cùng.
Trời chạng vạng tối. Tôi muốn nán lại để gặp Phi. Đang phân vân không biết nên ở lại đợi Phi hay ra về thì Chất từ dưới phòng chạy lên, báo rằng:
- Xếp máy Phi đã xuống tàu từ lúc 4 giờ chiều nay, cho biết tàu có thể khởi hành trưa mai sau khi xem xét lại máy, Phi trở về nhà để đưa gia đình ra tàu.
- Thủy thủ có ai đi không" Sao không ai có mặt phiên trực"
Tôi hỏi cho có lệ. Quân đội đang tan rã. Luật pháp trật tự, kỷ luật cũng đang tan rã theo. Đối xử với nhau bây giờ chỉ còn nể vì, chỉ còn tình nghĩa mà thôi!
Tôi lấy phấn, tự tay viết lên bảng treo ở ngay đầu cầu thang lên xuống: TRƯỜNG XUÂN rời SÀIGÒN 11giờ 30 sáng ngày 30.4.75
Tôi không ghi rõ tàu chạy đi đâu, đến đâu. Dự tính rằng nếu công cuộc chống Cộng sản xâm chiếm miền Nam vẫn tiếp tục, Trường Xuân sẽ chở đồng bào tÿ nạn đi Phú Quốc. Trường hợp miền Nam bại trận, đầu hàng Cộng sản, Trường Xuân chở đồng bào tÿ nạn ra nước ngoài.
Đưa được đồng bào thoát nạn Cộng sản nhiều chừng nào hay chừng nấy, nhưng chuyến ra đi này phải hoàn toàn tự ý, tự nguyện. Đồng bào phải tự xác định thái độ để không bị hối hận. Ra đi khi nào không muốn ở lại.
Tôi rời tàu 8 giờ đêm. Sàigòn giới nghiêm 24/24. Cổng thương cảng đóng im ỉm. Phố xá vắng tanh vắng ngắt. Từ Khánh Hội về khu sân banh Cộng Hòa, Lâm chở tôi trên một chiếc xe hơi nhỏ, chạy qua những con đường quen thuộc: Trịnh Minh Thế, Hàm Nghi, Lê Văn Duyệt, Hồng Thập Tự, Lý Thái Tổ; qua Trần Quốc Toản, rẽ vào Nguyễn Kim rồi đến Tân Phước, những con đường này tôi đã đi lại không biết bao nhiêu lần, gần suốt cuộc đời hàng hải.
Đạn pháo kích vẫn nổ dòn...
Kể từ ngày Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, đã nhiều lần tôi chạy nạn. Rời bỏ quê làng cuối năm 1946. Bỏ Hải Phòng khi quân Pháp đổ bộ. Năm giờ chiều, rời Hà Nội về Hà Đông thì nửa đêm 19.12.46 cuộc tổng tấn công của quân đội Pháp xảy ra, phải tản cư đi Nho Quan, Hòa Bình, Việt Trì, ở men rừng núi vùng Chàng Sào thuộc Phú Thọ, bên bờ sông Lô. Rồi đến 1954, sau khi đất nước chia đôi, gia đình tôi bỏ đất Bắc xuôi Nam, để 21 năm sau lại phải chạy một lần nữa...
Về tình cảm, cái mất mát lớn nhất vẫn là mất quê làng. Đi giữa thủ đô miền Nam trong đêm hoang vắng đến rợn người, trí óc tôi không lúc nào thoát bỏ được ý nghĩ đến chuyến đi ngày mai. Đi Phú Quốc, hay bỏ nước ra đi vĩnh viễn"
Đi! Liệu Phi có khắc phục nổi những phá hoại" Tôi rùng mình tưởng đến con tàu dật dờ trôi ngoài khơi, máy hoàn toàn tê liệt... Đói và khát hành hạ. Rối loạn, chém giết, hãm hiếp...
Về tới nhà, tôi cho ngay nhà tôi và các con biết Trường Xuân khởi hành sáng hôm sau, nhắc kiểm điểm lại hành lý phải mang đi. Nói là hành lý, thực ra mỗi người chỉ có một cái xách tay nhỏ đựng vài bộ quần áo, ít thuốc cảm, đau bụng, giấy tờ tùy thân và những hình ảnh kỷ niệm. Tin tàu chạy cũng được loan báo cho bà con lối xóm để tùy ai muốn đi thì đi.
Trung tá Nguyễn Văn Nghệ ở gần nhà thuộc lực lượng đặc biệt tình nguyện lấy hai GMC chở bà con. Trần Đình Thăng lo lập danh sách để đề phòng cảnh sát thương khẩu làm khó dễ. Lê Đình Vượng tối hôm trước từ phi trường Tân Sơn Nhất ra Tân Phước đón gia đình tôi di tản bằng máy bay... thì bây giờ lại chuẩn bị để đi Trường Xuân. Lê Văn Tÿ giầu nhất xóm được đề cử lo về “ngoại giao”.
Suốt đêm không chợp mắt được một phút. Thần kinh căng thẳng, người mệt rã rời. Mong mỏi một chuyến đi, muốn được chở đồng bào tÿ nạn, bỏ dở chuyến hải trình vòng Đông Nam Á để trở về với hy vọng nhỏ bé là đóng góp được gì lúc đất nước bị đổ vỡ để khỏi mang hận suốt đời, tuy không mất hứng khởi, nhưng phải đối phó với nhiều khó khăn, nguy hiểm, tôi chỉ thấy hơi chùn bước. Khuya rồi, mấy người cháu ở vùng Phú Nhuận còn điện thoại báo tin quân Cộng sản đã lọt vào rất nhiều nơi khiến tôi thêm quyết tâm phải đi, bất cứ giá nào. Trước mặt chỉ còn có con đường một chiều, không còn chọn lựa nào khác.
Ngày 30.4.75, năm giờ sáng, tôi bảo Tuấn Sơn sang khu Triệu Đà gọi hai gia đình các cháu Phạm Quân Hồng, Lê Tấn Đạt sửa soạn gấp để di tản. Tôi cùng Thuyên và Lâm sang thương cảng để xem kỹ lại tình trạng của tàu, tất cả mọi người được dặn dò chờ tôi về hãy khởi hành. Đi ngả Thành Thái ra Trần Hưng Đạo, đường bị cản bởi công sự chiến đấu. Trở lại đường Minh Mạng ra Phan Thanh Giản, xe cũng bị án ngữ không chạy được. Sau đó xe phải trở về Trần Quốc Toản, ra Lê Văn Duyệt, tới Hàm Nghi rồi qua Trịnh Minh Thế. Bảy giờ rưỡi sáng, boong tàu có lác đác dăm ba người. Một thanh niên biết tôi là thuyền trưởng, thuộc binh chủng Nhảy Dù, tên Lộc, gặp lại năm 1977 ở Kansas City, lại gần hỏi:
- Tàu có chạy không ông"
- Chạy chớ.
Tôi vừa nói vừa gật đầu.
Tôi không mời bất cứ người nào đi, trừ những bà con thân thuộc đã có kinh nghiệm với Cộng sản. Tôi cũng không từ chối bất cứ người nào muốn đi, đến với Trường Xuân. Ra đi phải phản ảnh ý định trung thực của mình.
Hai gia đình Phi và Chất đã ra bến tàu đêm hôm trước, than phải trả tiền mới lọt qua được cổng Kho Năm. Phi xác nhận tàu có thể chạy như giờ đã ghi. Không thấy có mặt một thủy thủ nào. Trường hợp đặc biệt này, thủy thủ ai muốn đi thì đi, có bắt ép cũng không được. Lâm ở lại tàu. Dương, em Chất, lấy xe chở tôi và Thuyên về lại nhà.
Hai xe GMC còn đậu ở ngã tư Tân Phước - Nguyễn Kim đông nghẹt người, có gia đình tôi cùng các cháu họ, và bà con lối xóm. Đông ước khoảng gần 200 người. Thuyên hướng dẫn tài xế theo đúng lộ trình ra bến tàu, sợ bị lạc. Tôi trở lại thăm nhà lần chót, căn nhà đã ở được hai mươi năm. Làm nghề hàng hải đã lâu năm, căn nhà vẫn nhỏ bé, rộng 3m30, dài hơn 7mét. Có cái hiên lấn ra hè đường để lấy chỗ ngồi hóng gió vào những buổi tối. Hiên tuy nhỏ hẹp nhưng cũng trồng được một cây khế. Cứ đến mùa, hoa khế nở rất nhiều. Hoa khế tím chen lẫn cánh lấm tấm trắng cho tôi cảm tưởng được sống ở một khu vườn nào.... Bỏ ra đi, bỏ căn nhà thật khiêm tốn, tôi thấy đau xót. Căn nhà nhỏ đã giữ biết bao nhiêu kỷ niệm. Tuy ở “khu nhà lá” này, tôi vẫn được tiếng là giàu nhất họ. Họ Phạm chúng tôi di cư vào Nam khoảng hai chục gia đình, phải nói là một họ có lẽ nghèo nhất. Không một người nào dư dả không phải chạy ăn hàng ngày, nên không ai có khả năng tài chánh giúp đỡ người khác. Tôi là người độc nhất có đồng lương khá cao nhưng phải lo ăn học cho chín người con nên chẳng dư tiền mua nhà lầu, xe hơi sang trọng như các bạn đồng nghiệp. Quanh năm phải đi xe buýt, xe lam, xe lô.
Đang tần ngần bên gốc khế thì anh Kha lại từ giã tôi. Nhìn dáng anh gầy yếu, thiểu não, tôi thương anh vô cùng. Anh gửi hai con trai, Tuấn Sơn và Tuấn Hưng đi theo tàu. Con lớn là thiếu tá phi công hôm trước phải bỏ lại vợ và bốn con để di tản cùng ban tham mưu xuống Cần Thơ. Anh đã ở trại Đầm Đùn hai năm vì “âm mưu lật đổ chính phủ”, nên tôi không dám nghĩ đến số phận anh khi quyết định ở lại. Hai anh em nắm tay nhau khi từ giã, tôi không dám nhìn anh để tránh xúc cảm, bàng hoàng, không còn nhớ rõ hình dáng người anh tôi thương mến rất nhiều lúc vĩnh biệt. Anh tôi không nói một lời, lặng lẽ quay lưng bước vào nhà lúc này chỉ còn có một mình.
Hai hôm trước đến thăm, tôi biếu anh 20 đô la trong số 200 đô la mà tôi có. Số tiền này do đại lý ở Singapore tặng. Nhà tôi dắt lưng được hơn một trăm ngàn bạc số lương vừa lãnh, ngoài mấy cái nhẫn, cái vòng đeo trên người, còn có thêm một lạng vàng duy nhất. Gia đình tôi đi chạy nạn, gia tài chỉ có bấy nhiêu. Đối với tôi, vàng bạc lúc này chả còn giá trị gì nữa. Đổ vỡ, mất mát về tình cảm, về tinh thần mới thật quan trọng.
Trong vòng mười lăm phút về thăm nhà, nói chuyện với người anh lần cuối, tôi bước lên xe. Dương và Thuyên ngồi đợi ngoài cửa. Chúng tôi tới Kho Năm thì hai xe GMC cũng vừa tới. Đằng Giao, cháu gọi tôi bằng chú, chở gia đình Lê Tất Đạt cũng vừa đến nơi. Cổng thương cảng vẫn không chịu mở. Vợ chồng Đạt vẫn còn ngồi bất động trên xe.
Tôi nói lớn:
- Xuống đi chứ! Leo tất cả lên GMC.
Tám đứa con và vợ chồng Lê Tất Đạt vừa loạng choạng bước ra khỏi xe thì Hòa lẹ đưa tay kéo giật đứa nhỏ nhất lôi lên xe GMC.
Vợ Đạt la lớn:
- Giời đất ơi, đồ đạc của tôi làm sao đây chú Hòa"
Hòa cũng hét to: - Giời với đất! Hãy cứu lấy người đã... Lên mau! Đồ đạc nào mang theo được thì mang, không thì bỏ.
Đằng Giao lại gần tôi:
- Chú cho ông Chu Tử và gia đình thằng em nhà cháu đi với chú.
- Ừ! Anh về đưa ông Chu Tử và gia đình ra ngay. Anh không đi à" Tôi đợi.
- Cháu không đi.
Tôi lại gần viên cảnh sát gác cổng, yêu cầu mở cửa để hai xe GMC vào.
- Xe chở ai"
- Xe chở gia đình tôi và đồng bào chạy nạn. Tôi có giấy phép chở đồng bào tÿ nạn đi Phú Quốc.
- Không được! Gia đình ông sao mà đông thế, những hai trăm người!
- Sao lại không được. Tôi có quyền chở bất cứ ai đi Phú Quốc lánh nạn. Tại sao những người kia được đi vào cửa bên"
Hùng, con Nghệ, là một trung úy Lực Lượng Đặc Biệt, dắt trong mình một khẩu súng nhỏ, nóng lòng muốn có phản ứng bằng võ lực. Lê Văn Tÿ vội vàng rút từ cặp ra một bao bì lớn đưa cho nhân viên cảnh sát, tức thì cánh cổng được mở toang, dây kẽm gai được kéo sang bên. Hai xe GMC chuyển bánh vượt qua cổng thì một số đồng bào chực sẵn bám sát theo xe lọt được vào trong. Trong số đồng bào này có Lê Văn Giệp, một kiến trúc sư cùng chạy với em trai.
Vào khoảng 9 giờ sáng, số đồng bào đứng dưới bến vào khoảng ba bốn trăm. Tàu để ngỏ, ai muốn lên thì lên. Nhiều người nhao nhao hỏi tôi:
- Tàu có chạy không" Bao giờ tàu chạy"
Tôi trả lời gọn:
- Chạy!
Đồng bào lục tục leo lên tàu, bằng cầu thang hay qua các cần trục thuê kéo sắt vụn mấy tuần trước vẫn còn nằm ở bến. Tôi lên tàu cũng phải bước qua cái xe cần trục này. Bà Phạm Xuân Mai điện thoại lúc sáng sớm xin giúp chạy nạn, đã có mặt trên tàu nói với tôi:
- Cô Lan ra tàu tìm ông, hình như trở ra cổng rồi.
Tôi vội vàng xuống bến, chạy ra đường tìm em gái nhưng không gặp. Lan gửi theo tàu đứa con trai lớn. Cảnh tượng ngoài Kho Năm khác hẳn lúc một giờ trước. Người ta hốt hoảng xô nhau chạy, người chạy tới, kẻ chạy lui, chắc phải có chuyện gì bất thường.

Sỹ quan vô tuyến điện, Nguyễn Văn Diệt gặp tôi phân trần:
- Gia đình tôi không được phép vào, còn đứng ngoài cổng.
- Tôi sẽ can thiệp với cảnh sát.
Tôi và Diệt vội chạy ra cổng. Làn sóng người tràn vào trong thương cảng bất chấp dây thép gai. Cảnh sát bắn thị uy. Làn sóng người đứng khựng lại. Người nào cũng hớt hải, sợ hãi, mặt tái ngắt.
Tìm không thấy gia đình, Diệt nói:
- Gia đình chạy lạc đâu mất rồi, tôi phải ở lại.
Lời Diệt làm tôi choáng váng, nhưng cố giữ bình tĩnh:
- Không đi được thì thôi..., đành chịu.
Diệt vừa đi khỏi, Nguyễn Ngọc Thanh, sĩ quan vô tuyến trên một tàu khác cùng hãng tình nguyện thay Diệt. Tôi mừng quá. Thanh đi với một con trai. Vợ và mấy đứa con khác còn kẹt lại nhà. Tôi vững dạ có được hai chuyên viên cần thiết nhất: Cơ khí trưởng Phi và sĩ quan vô tuyến điện Thanh vào phút chót.
Mười giờ hai mươi lăm, tiếng nói từ đài phát thanh làm choáng váng mày mặt, mắt hoa lên. Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện, kêu gọi quân đội hạ khí giới! Tin thật kinh hoàng, gieo tuyệt vọng cho mọi người. Tôi nhìn ra sông. Hàng đoàn thuyền, tàu lớn bé của tư nhân, của Hải Quân hối hả rời bến Bạch Đằng, chạy qua thương cảng để đi ra biển khiến sông nổi sóng như có cơn giông.
Ba mươi năm khói lửa... đã chấm dứt trong uất hận và khiếp đảm. Để khỏi mất tinh thần, gây thêm hoang mang, tôi yêu cầu tắt tất cả máy thu thanh. Không còn chọn lựa nào khác là phải khởi hành, khởi hành sớm chừng nào tốt chừng nấy. Không có một bạn đồng nghiệp nào để phụ giúp. Không thể trao trách nhiệm cho bất cứ ai, mà cũng chẳng tìm được người nào đáng tin cậy để giao phó. Tôi cứ tự nhủ luôn: Phải bình tĩnh, phải quyết tâm, đừng run sợ..., để tinh thần thêm vững vàng. Tự an ủi để thêm tin tưởng rằng mình đã có cái may đặc biệt, được làm thuyền trưởng một chuyến tàu thật hi hữu. Thượng Đế đã ban cho ân huệ này chăng" Ân huệ được sống với đồng bào trong giờ phút đau này, nghĩ lại, không hiểu sao tôi lại có thể bình tĩnh đến thế.
Từ cổng Kho Năm, như nước vỡ bờ, đồng bào ùa vào thương cảng, hướng đến chiếc phao cứu rỗi Trường Xuân mỗi lúc một đông. Phía ngoài sông, phía trong bờ, sau lái, quanh mũi, đồng bào leo thang, leo dây, cõng nhau, công kênh nhau lên vai, trèo lên lưng nhau để leo lên tàu bằng đủ mọi cách, bằng đủ mọi phương tiện có thể có. Thi sĩ Bảo Vân, một nhà giáo lão thành được đồng bào kéo từ dưới ghe lên, đến năm lần bảy lượt.
Đồng bào càng hoảng hốt, tôi càng cần phải giữ bình tĩnh, trách nhiệm trước mặt quá nặng nề. Tôi giục Phi:
- Đốt cho lửa lò cháy mạnh để sớm có hơi kéo neo chứ.
Khói lò càng bốc lên cao, càng tỏa rộng, đồng bào ở xa có thể nhìn thấy và chạy lại. Tiếng gọi vô thanh kêu gọi hợp đoàn này thực hữu hiệu, thật nhiệm màu!
Bóng dáng nhiều binh chủng lẫn trong đám đông đồng bào dân sự. Các anh đã chiến đấu oanh liệt. Đầu hàng đưa các anh đến ngõ cụt! Nét mặt các anh, tôi quan sát và nhớ thật rõ. Buồn thảm, hốt hoảng đến cùng cực. Cả một đời chiến đấu oanh liệt để giờ này phải bó tay, cúi đầu chạy. Tôi đứng khuất sau cánh cửa phòng chỉ huy, không dám nhìn thẳng các anh, những người mà tôi yêu mến và kính phục, vì nếu bắt gặp ánh mắt các anh tôi có thể òa lên khóc.
Bị dằn vặt và ám ảnh nặng nề về lời báo cáo của Chất có âm mưu phá hoại. Tôi biết tôi phải làm gì, hành động thế nào để đưa thoát đồng bào rời khỏi đất nước thương yêu mà trước kia chúng ta bám vào để sống. Không sợ hiểm nguy nhưng tôi lại có nhược điểm dễ bị xúc động. Ngăn chặn được giọt nước mắt lúc này sao quá khó khăn. Không bình tĩnh, không nén được xúc động, sẽ mất hết đồng bào, mất hết những người thân yêu. Hoang mang, mất tinh thần dễ dẫn đến rối loạn. Cần phải bình tĩnh, không hoảng hốt, không sợ hãi, tôi cứ phải tự nhủ thế.
Nhờ nhiều năm đi biển, quen với sóng gió, con người dễ điềm đạm, không điềm đạm cũng không được vì thuyền trưởng mà nhút nhát, lo cuống cuồng trong lúc biến thì chỉ huy được ai! Cuộc đời hàng hải cũng cho tôi thêm nhiều tình cảm. Tình cảm trở nên thắm thiết với quê hương, với gia đình vì phải xa nước luôn. Tính ra suốt đời thủy thủ, thời gian tôi xa nhà cộng lại đến mười bốn, mười lăm năm. Anh em thủy thủ thường nói với nhau không biết thật hay đùa: “Tình vợ chồng thủy thủ thường thắm thiết và lâu bền (") vì chưa kịp chán ghét, cãi cọ nhau thì tàu đã tách bến chạy đi xa rồi”.
Một trung đội cảnh sát dã chiến còn nguyên quân phục và khí giới leo lên tàu. Trung tá chỉ huy trưởng Lưu Bính Hảo, nói nhỏ với tôi:
- Chúng tôi đang kéo ra vùng ngoại ô, sẵn sàng để ngăn giặc thì được tin đầu hàng nên đành phải rút lui.
Dứt lời, Hảo gục đầu vào thành tàu, im lặng không nói gì thêm nữa.
Thiếu tá Dù Đỗ Duy Nghĩa cùng mấy anh em dù khác, sau khi bắn hạ xe tăng địch ở ngã tư Bẩy Hiền cũng bỏ chạy vì mất liên lạc với cấp chỉ huy. Phan Thanh Bình cũng là một chiến sĩ Dù, bắn hạ T54 ở Bà Quẹo, chạy về Phú Lâm, định rút về Lục tỉnh thì đường lộ đã bị Cộng quân chiếm đóng phải chạy sang Khánh Hội. Theo làn sóng dân chạy nạn, Bình tới được Trường Xuân thật tình cờ. Trung tá phi công Đinh Quốc Hùng cùng vợ và bốn con, lách qua đám đông, lọt được vào phòng chỉ huy gặp tôi:
- Tàu chạy không bác"
- Chạy!
Hùng người to lớn, giọng nói sang sảng, đôi mắt thật sáng. Hùng biết tôi vì Tuyết, em gái Hùng cùng bạn học với Đan Hà trường nữ Trưng Vương. Mắt anh nhìn tôi hơi khác thường, có vẻ như năn nỉ. Hùng nói, không có tiền, chỉ có một trăm đô la do bà mẹ chia cho gia đình anh sau khi bán căn nhà, nhưng đã phải “chi” ở dọc đường để có thể lọt xuống tàu. Tôi hiểu ý anh muốn nói gì, nên trấn an:
- Còn người là quý rồi, có ai phải trả tiền đâu.
- Bác cần gì cháu giúp bác.
- Anh chẳng bay được trên trời thì giúp tôi đi biển vậy.
Đang lúc rối ren, không thủy thủ, Hùng đến với tôi thật đúng lúc.
Đồng bào tràn lên tàu mang theo tin xe tăng T54 đã vào dinh Độc Lập. Cộng quân đang tiến vào thành phố trấn đóng các nơi trọng yếu. Ngân hàng Quốc Gia cũng đã bị chiếm.


Nghe tin Công quân đang chiếm thủ đô, như đứng trên đống lửa. Luôn luôn phải tự nhủ: “Phải bình tĩnh, hoảng hốt sẽ mất hết”. Tránh không dám gặp, không dám nhìn mặt vợ con. Tôi cố xua đuổi hình ảnh Cộng quân đang kéo vào Kho Năm tìm bắt tôi đưa ra bắn trước mặt những người thân... Đồng bào trên tàu bỗng trở nên im lặng, không một tiếng lao xao.
Thù hận không giúp thêm can đảm. Tình thương yêu mới cho thêm quyết tâm. Chuyến đi phải được an toàn và thành công, tôi vẫn còn đủ sáng suốt để nghĩ như vậy. Mấy ngàn đồng bào, gia đình thoát được nạn Cộng sản đã là nguồn cảm hứng giục tôi phải nhiều cố gắng...
Cơ khí trưởng Phi báo tin tàu có thể khởi hành 12.30. Chỉ trong vòng mười lăm phút, ban tham mưu hải hành đã được thành lập gồm có:
- Trần Khắc Thuyên, thiếu tá thuộc căn cứ Vạn Kiếp.
- Trần Văn Dương, giáo sư trường trung học Hồ Ngọc Cẩn.
- Lê Đình Hòa, nha sĩ.
- Phạm Trúc Lâm, sinh viên đại học Minh Đức.
- Đinh Quốc Hùng, trung tá Phi Công.
- Nguyễn Hữu Thống, luật sư.
- Ngô Đình Thiện, thượng sĩ Hải Quân giải ngũ.
Ban an ninh được trao cho anh em quân đội:
- Trung tá Cảnh sát Dã Chiến Lưu Bính Hảo, trưởng ban.
Phụ giúp có Đỗ Duy Nghĩa (thiếu tá Dù), Nguyễn Quang Hải (dân sự) và một số anh em quân đội trẻ như Vĩnh Ta, Bùi Ngọc Hòa....
Về y tế chưa biết có ai thì Bác sĩ Trần Văn Kim lên phòng chỉ huy, mang theo một túi thuốc, tình nguyện giữ ban cứu thương.
Tất cả mọi người đều tự nguyện gia nhập vào các ban, không phải mời gọi.
Trong cơn khốn cùng, chúng tôi đã đến với nhau, quân cũng như dân.
Thật không ngờ ban tham mưu hải hành, ban an ninh, ban cứu thương lại có thể thành hình mau lẹ như thế, trong một thời gian kỷ lục. Sau này nghĩ lại, tôi đã có một khuyết điểm lớn là thiếu ban tiếp tế.
Năm 1979, khi đến Ulm thuộc Tây Đức thăm thân hữu, thiếu tá dù Đỗ Duy Nghĩa, tâm sự với nhóm thân hữu hiện diện: “ở binh chủng Dù, tôi là thằng ba gai, bướng có hạng, nhưng không hiểu sao ở trên tàu Trường Xuân, tôi đã răm rắp tuân theo kỷ luật”. Mọi người nghe Nghĩa nói phá lên cười.
12giờ 30 lệnh khởi hành được truyền ra.
Tầu Trường Xuân bữa ở Singapore về cặp nước ròng, mũi hướng về Nhà Rồng. Thuyên và Dương vừa mở hết dây mũi và lái thì máy tàu nổ, chạy chầm chậm. Tàu chạy lên quãng sông rộng để trở mũi. Tàu vẫn cứ chạy chậm dù lái sang phải. Lái bẻ hết bên phải mà mũi vẫn không nhúc nhích. Tay lái không ăn, tầu phải cho ngừng chạy, cột dây cặp bến trở lại.
Phi tháo télémoteur tay lái, nhận thấy ống dầu có đầy nước. Biết có phá hoại, Phi đổi sắc mặt. Tôi thoáng nghĩ chuyến đi có lẽ phải bỏ. Máy tầu có tốt mà hỏng tay lái thì cũng chẳng làm gì được.
Tôi lo lắng hỏi Phi:
- Có thể thay dầu ngay được bây giờ không"
Ngập ngừng một lát, Phi nói:
- Phải sử dụng hệ thống lái “sơ cua”. Để tôi xem đã, rồi báo cáo thuyền trưởng sau.
15 phút.... rồi 15 phút nữa... Thời gian như ngừng đọng. Ruột như lửa đốt. Chờ đợi lúc này quả là một hình phạt. Phi cho biết tay lái “sơ cua” còn có thể sử dụng được. Ngay lúc đó một anh lính Hải quân tình nguyện điều khiển tay lái phòng hờ nằm trong một phòng kín mãi phía sau lái, cách xa nơi chỉ huy đến hai mươi thước.
Nước bắt đầu lớn. Không bỏ lỡ cơ hội, tôi cho mở hết dây lái chỉ giữ lại dây dọc và dây mũi. Nước lớn từ từ đẩy lái xa dần bờ... Người đông như kiến. Những cuộn khói đen đốt lò bốc lên cao. Tin quân Cộng sản kéo vào thủ đô dồn dập đưa đến. Tôi nín thở khi trông thấy cả chiều dài con tàu nằm vắt ngang sông. Những ghe lớn nhỏ, cả mấy giang đỉnh Hải quân đầy nhóc người bám vào tàu, đổ người lên. Cứ mỗi lúc tàu mỗi đông thêm. Bàng Thành Đức cũng lên được tàu vào dịp này.
Nước lớn đẩy lái tàu quay dần, quay dần cho đến lúc con tàu trở mình 180 độ. Tàu vẫn nằm trên bến, mũi hướng ra khơi.
....Phi nhận chức Cơ Khí trưởng tuy quá chậm, khi hỏa tiễn đã tấn công Sàigòn; Diệt vừa rời tàu thì chỉ mấy phút sau Thanh đến thay thế; lái hư nhưng còn có tay lái phòng hờ, dù rằng bình thường không thuyền trưởng nào dám cho tàu chạy trong sông với tình trạng tay lái như vậy; con nước lớn bất ngờ giúp tàu quay mình 180độ trở mũi ngay trên bến... Tôi tự an ủi: “Còn may” để có thêm can đảm.
13g25 ngày 30.4.75, ba giờ sau tin đầu hàng, tiếng chuông reo vang báo tin tàu có thể khởi hành.
Dây mũi vừa được mở thì gió nhẹ từ bờ thổi ra, đẩy mũi tầu tách xa dần bến. Cơn gió thổi bất ngờ này sao mà quý hóa. Tôi theo dõi từng di động nhỏ của con tầu, mũi tầu cách bờ khoảng 30 thước, dây lái được mở hết, tàu tiến chậm. Máy chuyển động đều đều. Bút nào có thể tả cho hết nỗi vui mừng này"
Truyền lệnh qua ống loa:
- Tay lái 10
Tàu không lách sang trái mà lại lách sang phải.
- Zero, tay phải 10.
Mũi tầu lại lách sang trái. Tôi biết ngay người lái đã không rành cách sử dụng tay lái phòng hờ, anh không nhìn thấy phía đằng trước nên khó mà nhận thức được mình đang lái sai. Tôi không còn thì giờ để giải thích. Khi nào muốn cho mũi tầu lách sang bên trái hay bên mặt thì truyền lệnh ngược lại. Cứ thế mà đi trong sông.
Ngang kho 18, tàu chạy mau hơn. Tôi nhìn lại lần cuối toàn khu thương khẩu Sàigòn. Quay sang mạn trái tôi cũng ráng nhìn lại vùng Thủ Thiêm thân yêu đang rời bỏ. Gió sông man mát. Máy tăng dần tốc lực, tầu lao đi vun vút.
Đứng lùi sau tấm kính để quan sát chung quanh dễ dàng và kín đáo hơn. Rất ít người biết tôi là thuyền trưởng. Suốt từ mũi đến lái, không nơi nào trống mà không có người. Im phăng phắc. Chỉ có một vài người di chuyển. Ban an ninh chưa có gì để bắt tay vào việc. Ban tham mưu hải hành có mặt đầy đủ. Mấy thanh niên khuỷu tay chống trên thành tầu, mặt gục nhìn xuống sông, lâu lắm không thấy ngửng lên, không biết họ nghĩ gì" Bên lan can, phía dưới phòng lái, bên mé trái, một thiếu nữ, chắc là đi một mình, đang khóc nức nở...
Tới Nhà Bè, ngang kho xăng, bốn năm ghe máy đuổi theo, tầu chạy chậm lại để rước thêm đồng bào. Suốt buổi sáng Thanh loay hoay tìm cách sử dụng máy phát và nhận điện tín, báo tin:
- Tàu Việt Nam Thương Tín bị phục kích ở khu Rừng Sát. Có người chết đã được thủy táng. Có điện SOS cầu cứu. Tân Nam Việt cũng bị phục kích.
Cả hai tầu trên đều khởi hành trước tầu Trường Xuân. Người bị trúng đạn tử thương trên tầu VNTT là nhà văn Chu Tử. Nếu Đằng Giao đưa ông bố vợ xuống tàu Trường Xuân thì không biết Chu Tử có thoát được tử nạn. Nghe tin Chu Tử chết, có người tán rộng người ta chết có số cả. Chu Tử chết được báo trước. Chu là thuyền, tử là chết. Chết trên tầu đúng là tiền định.
Tôi hỏi Thanh:
- Đã sử dụng được máy phát tín chưa"
- Chưa, thuyền trưởng, tôi đang mò!
Qua Đá Hàn đến một khúc sông quẹo thật gắt. Chưa biết cách nào để đối phó nếu bị tấn công, thì có tiếng nói xôn xao. Một số người đề nghị:
- Thuyền trưởng cho kéo cờ trắng lên.
- Không được, cờ trắng trông rõ quá, lộ mục tiêu...
- Treo cờ Pháp đi...
Thật buồn, nước mất rồi mà mình vẫn còn trông đợi vào sự che chở của người. Tin tầu VNTT và TNV bị phục kích không được phổ biến, sợ gây thêm hoang mang.
Tới khúc sông rộng, gần ngã tư Đồng Tranh, chuông máy báo tin cấp kỳ, máy đèn ngừng chạy. Tôi giật bắn mình. Không có điện để điều khiển tay lái, tôi chỉ kịp phản ứng cho tầu chạy thật chậm, hướng tầu ra khúc sông rộng để kịp tính toán đối phó.
Neo ư" Ai thả neo! Mà làm sao thả neo kịp. Sự việc xảy ra quá nhanh, quá bất ngờ, tầu lại thiếu thủy thủ. Thả tầu trôi... cũng không được, tàu sẽ dạt vào bờ, nếu bị cạn theo chiều dài của tàu thì làm sao ra khỏi cạn. Cũng có thể tầu bị lật nếu bãi cạn quá dốc...
Mũi tàu tiến vào phía bờ... máy chạy lùi để hãm bớt đà... Mũi tầu đâm nhẹ lên bãi cạn. Gần hết chiều dài tàu nổi trên sông... Kinh nghiệm đã giúp tôi để tàu mắc cạn một cái “lý tưởng” như trên.
Tôi gục mặt hai bàn tay, kêu rất nhỏ, đủ mình nghe:
- Trời ơi!
Cố gắng gượng giữ vẻ điềm tĩnh. Định mệnh tàn khốc có lẽ đang chờ đợi. Phải làm sao giữ vững được tinh thần, không phải cho mình mà cho tất cả mọi người. Không thể thoái lui được nữa...
Tôi chạy xuống phòng máy gặp Phi:
- Xếp máy chuẩn bị hơi ép đầy đủ, máy chạy lùi, rút tầu ra khỏi bãi cạn. Cố gắng ra tới biển. Muộn rồi. Đã năm giờ chiều.
- Hết hơi ép để chạy máy cái.
- Cho chạy máy đèn để “sạc” bình hơi. Muộn quá rồi!
- Không còn đủ hơi ép để nổ máy đèn. Phải cần 16 kilo áp suất. Đồng hồ chỉ còn ghi 12kilo thôi.... Em muốn đập nó chết quá. Thằng Hoa nó khóa ống van hệ thống nước làm nguội máy nên máy đèn ngừng chạy...
- Xếp máy cho nó lên phòng đi. Không cho nó xuống phòng máy nữa. Đừng cho ai biết chuyện này.
Tôi sợ Phi làm to chuyện chắc chắn Hoa sẽ bị đồng bào đánh chết. Bạo động rất khó mà chế ngự một khi đã nổ bùng. Thiếu tá Phan Huy Hoàng vẫn gác cửa xuống hầm máy với khẩu M16.
Tôn Hoa là người Trung Hoa, thợ máy, còn độc thân. Hắn khóa van hệ thống làm lạnh máy đèn không biết vì cố ý hay vô tình. Từ lúc mắc cạn, Hoa không xuống phòng máy nữa.
Tôi nhìn Phi lo lắng:
- Bây giờ tính sao"
- Thuyền trưởng cho huy động thanh niên bơm hơi ép bằng tay.
Ban an ninh bắt đầu làm việc. Lời kêu gọi thanh niên “xuống máy bơm hơi, tát nước” đã được truyền ra khắp tàu...

Trở lại phòng chỉ huy, lòng tôi cực kỳ giao động. Làm sao thắng được định mệnh quá khắt khe. Tàu mắc cạn ở vào một trường hợp quá nhiều gay cấn.
Tàu nghiêng sang bên trái. Lời kêu gọi đồng bào chuyển sang bên phải, không được đáp ứng, khối người vẫn bất động. Những tiếng cầu kinh nổ lên. Có người rút ví móc giấy tờ xé nát vứt xuống sông. Có người bỏ cả đô la vào miệng nhai nát. Trường Xuân phơi mình trên cạn, mục tiêu thật lộ liễu. Ai cũng nơm nớp sợ bị Cộng sản chận bắt. Những tàu nhỏ Hải quân kéo cờ trắng từ Vũng Tàu chạy về tưởng Trường Xuân đậu lại chờ đêm để chạy cho an toàn, nên bỏ tàu nhỏ leo cả lên con tàu đương mắc cạn.
Phi tìm gặp tôi:
- Để tranh thủ thời gian, nếu có tàu kéo nào đi qua, thuyền trưởng nhờ họ kéo ra khơi. Tôi tiếp tục lo dưới này.
Chỉ độ mươi phút sau, tàu Song An, loại tầu ròng nhỏ kéo xà lan trong sông từ Vũng Tàu chạy về. Nhiều người lên tiếng gọi Song An tiếp cứu nhưng Song An cứ chạy. Hàng tràng súng liên thanh bắn thị uy, áp lực tàu Song An quay lại. Một số binh sĩ Dù nhảy sang Song An. Tôi yêu cầu không nên bạo động.
Song An bắt dây lái, ra sức kéo Trường Xuân ra khỏi cạn. Dây đứt sáu bảy lần mà tầu vẫn không chuyển động. Hai ba tầu Hải quân phụ kéo giúp mà vẫn vô hiệu. Một đồng bào lên tiếng có vẻ thành thạo:
- Sao lại kéo lái. Tôi chưa bao giờ thấy kéo tàu ra khỏi cạn phía lái cả. Phải kéo mũi mới được!
Dây cáp kéo tàu bị đứt đập trúng vào mặt Nguyễn Văn Hậu khiến một mắt bị dập. Mang vết thương trầm trọng, bị cơn đau hành hạ, không có thuốc, không được băng bó, lại bị đói khát, Hậu đi một mình không thân nhân, bạn bè, tưởng mình chắc phải chết. Đang lúc tuyệt vọng, một thiếu phụ tiếp tế cho anh mấy thìa sữa của đứa con cũng đang bị đói. Định cư bên Anh, Hậu viết thư cho tôi năm 1976, xin địa chỉ bà luật sư Nguyễn Hữu Thống, ân nhân cứu tử để viết thư cảm ơn, cho rằng anh sống được nhờ mấy thìa sữa này...
Những nỗ lực từ nhiều phía để kéo tàu Trường Xuân ra khỏi cạn, cho thêm tin tưởng mặc dù hỏa pháo Việt Cộng bắn lên trời sáng rực khu Rừng Sát để ăn mừng thắng trận.
Một thanh niên dáng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, len lại gần tôi, tôi hỏi:
- Anh lên đây làm gì"
- Lên đây để giữ an ninh cho bác. Bác nói một câu đi, bất cứ câu nào để cháu bấm độn...
Tôi hỏi:
- Tàu ra khỏi cạn không" Bao giờ tới biển" Có an toàn không"
Sau một hồi nhẩm tính, thanh niên trả lời:
- Thế nào tầu cũng thoát ra khơi bình yên, nhưng quẻ cho biết có đổ máu, ít thôi. Bác yên chí đừng lo.
“Bác cứ yên chí đừng lo...” Câu nói này giúp tôi thêm an tâm phần nào. Người ta thường hay sống bám vào hy vọng"
Tôi hỏi thanh niên:
- Làm sao anh biết tầu thoát nạn"
- Bấm độn, xem thiên văn...
Tôi nhìn lên trời. Nhìn những ngôi sao quen thuộc thường được đo chiều cao để làm toán thiên văn hàng hải định vị trí của tầu trong những chuyến vượt đại dương, hiện rõ trên nền trời lấp lánh, sáng một cách khác thường. Đêm càng đen, sao càng tỏ.
Đang định uống ly sữa được bác sĩ Nguyễn Đình Bảng tiếp tế thì có tin Phi bị ngất xỉu dưới máy. Mặc dù đói, tôi vội thân hành mang ly sữa xuống tận tay Phi. Bác sĩ Trần Văn Kim cũng tiêm cho Phi một phát thuốc hồi sinh.
Uống xong ly sữa, Phi hồi tỉnh dần, vẻ thất vọng:
- Áp suất của bình hơi lên được 16kilo. Anh em ra sức bơm mong được 19 kí để có thể cho nổ máy đèn ít nhất được hai lần. Ai ngờ đồng hồ vừa chỉ 18kilo áp suất thì đầu van bơm bị gẫy, hơi ép xì ra. Áp suất xuống còn có 11 kilo. Đầu van gẫy, mang ra phía sau hàn thì thấy ống hơi hàn đã bị cắt, vết cắt còn mới!
Tin này được giấu kín, không cho ai biết tàu đang ở trong tình trạng hết sức nguy ngập. Năm 1979, khi đến Tây Đức thăm thân hữu, tôi gặp Thuận là thợ máy của hãng, theo tầu chạy nạn kể cho nghe:
- Tìm khắp nơi, lục hết mọi tủ đựng phụ tùng, không sao tìm ra được đầu van mới khác... Bỗng đâu, thật bất ngờ, một đầu van cũ nằm lăn lóc ngay dưới chân máy đèn. Nhờ đầu van cũ này mới có thể tiếp tục bơm hơi bằng tay.
Trường Xuân đã được kéo ra khỏi cạn; chuồi ra giữa sông được Song An bắt dây mũi kéo đi. Trong đêm đen ngòm, một tàu nhỏ Hải quân hướng dẫn. Được một lúc, đèn lái của tàu Hải quân mờ dần rồi mất dạng. Trường Xuân thì lớn, chở nặng. Song An thì quá nhỏ, kéo rất chật vật, chậm chạp, đảo đi đảo lại. Một thanh niên tình nguyện sang lái Song An. Anh vừa đi khuất trong đám đông, chợt nhận ra anh đeo kính cận. Kính Hải quân sao lại đeo kính cận! Sau này tới trại tÿ nạn, mới nhận ra anh là bác sĩ Bùi Ngọc Điệp.
Trường Xuân đã ra khỏi cạn. Người nói lời tiên tri này là Hoàng Quân mà tờ Khoa Học Huyền Bí độ nào đã nêu tên trong số những tay cự phách về tử vi, tướng số. Tôi không tin dị đoan, chỉ ghi lại sự kiện có thực để suy gẫm.
Nhân đây xin kể thêm câu chuyện “Khoa Học Huyền Bí” để thêm vui. Đầu năm 1974, tàu Trường Xuân tới Bangkok, một nhà tướng số Ấn Độ cho xem một cuốn sổ tay nhỏ trong ghi rất nhiều lời khen của những thuyền trưởng ngoại quốc. “Nhà tướng số đại tài... đoán như thần”. Trang cuối có ghi lời một thuyền trưởng Việt Nam: “Nói hay như người trong nhà....”
Anh Ấn Độ đòi 400bath. Tôi nói chỉ có 100bath, có ý gián tiếp từ chối không xem. Không ngờ nhà tướng số nhận lời, nhận xem cho một quẻ. Đã lâu có ý định nghỉ đi tàu, chúng tôi khoảng hai mươi gia đình anh em, bạn bè khai thác một khu rừng ở La Ngà rộng 400 mẫu, mục đích để trở về sống cuộc đời bình dị với vườn đất đồng thời chúng tôi muốn lập một làng kiểu mẫu.
Sau khi cho ngày sinh tháng đẻ, tôi hỏi nhà tướng số Ấn Độ:
- Bao giờ tôi có thể nghỉ đi tàu"
Sau khi nhẩm tính, Singh quả quyết:
- Sang năm 1975.
- Tháng nào"
- Tháng 5.
- Vậy ngày nào"
- Ngày 22
Tôi càng không tin:
- Không có tiền dành dụm sao mà nghỉ được.
- Ông sẽ có 100,000
- 100,000 tiền Việt Nam chỉ đáng giá 100 đô la Mỹ thôi.
- Không, 100,000 đô la Mỹ chứ.
Ngừng một lát, Singh lại tiếp:
- 95,000 đô la chứ không phải 100,000, nhưng không được tiết lộ cho ai biết, dù là vợ con.
Tôi đã viết thư kể chuyện bói toán này cho gia đình biết cho vui.
Tin hay không tin, sự thực tôi đã rời bỏ chuyến đi cuối cùng của tầu Trường Xuân ngày 2 tháng 5, 1975 để sang tầu Clara Maersk với 3628 đồng bào tÿ nạn. Kể từ đấy chấm dứt nghề hàng hải, cho rằng tiếp tục đi tầu để kiếm tiền không còn ý nghĩa gì nữa. Còn số tiền 95,000 đô chẳng bao giờ có. Đến trại tÿ nạn Hongkong vào tháng 6/1975, một phần gia đình đi định cư ở Canada, chúng tôi chia gia tài cho các con, mỗi người được 50 đô. Gia đình ở lại Hongkong đến tháng 8 thì hết tiền. Lâm đến Toronto đi làm, là người con đầu tiên gửi về trại tÿ nạn giúp bố mẹ 200 đô la. Đan Hà tới Mỹ đi làm ngay gửi thêm 400 đô la. Chúng tôi có 5 con ở Mỹ không giúp được gì cho bố mẹ vì đều là sinh viên du học không được phép đi làm. Cát lớn nhất, sau mười hai năm du học ở Mỹ, rời Hoa Kỳ hồi tháng 2/75, còn kẹt ở Paris. Cao Trung, một bạn học cũ từ hồi để chỏm, một nhà lý số kiêm địa lý, giải thích rằng: “Nhà tướng số Ấn Độ nói đúng. Anh ra đi với nhiều đồng bào được an toàn nên vui lắm. Niềm vui đó được diễn tả bằng tiền. Lời đoán đúng đấy...”.

* * *

Ra khỏi Mũi Nước Vận, nước thủy triều ròng. Trường Xuân được kéo đi khá nhanh. Ánh hải đăng Vũng Tàu lóe sáng. Qua ống nhòm, một mảng đen khá lớn chặn ngang trước mũi Song An.
Tôi truyền lệnh:
- Lái hết sang mặt.
Song An chưa kịp phản ứng thì tiếng cọc gẫy kêu răng rắc làm tan cái im lặng nặng nề đang bao trùm con tầu Trường Xuân. Nhiều người la hoảng. Chúng tôi lọt vào khu có nhiều đăng bắt cá. Lưới trùm lên Song An quấn vào lái, vào chân vịt. Song An mắc kẹt cứng. Trường Xuân lơ lửng giữa sông như đang được cột vào một cái phao, cái phao lúc này là Song An nằm bất động vướng cọc đáy.
11giờ.... 12giờ khuya. Anh em quân đội và thanh niên kéo sang Song An thay nhau gỡ lưới. Bỗng một bó đuốc cháy bùng xé tan bóng đêm. Một chiếc ghe nhỏ lố nhố hai ba người vừa quơ đuốc vừa la lớn. Họ thấy súng trên tầu chĩa xuống, nên bỏ chạy, lửa tắt ngúm.
- Chết cha, chúng nó về báo Việt cộng rồi!
- Làm sao đây thuyền trưởng"
Tôi trấn an:
- Không sao đâu. Ghe chủ đăng cá đấy. Họ la vì xót ruột mất lưới.
Từ Song An truyền tin sang:
- Lưới gỡ xong rồi, chỉ còn cưa nốt đoạn cáp cuốn vào chân vịt.
Tới Hongkong, Đào Văn Đầm cho biết quãng dây cáp cuốn vào chân vịt vừa đứt rời ra thì lưỡi cưa duy nhất của Song An cũng vừa gẫy.
Trường Xuân được tiếp tục kéo đi. Tới đèn Cần Giờ Hạ thì nước lớn rất mạnh. Dây kéo bị đứt có đến chục lần. Song An ra sức kéo thì tàu lại càng bị đảo mạnh. Mỗi lần đứt dây, Trường Xuân bị trôi ngược trở lại. Để tránh xác tàu chìm, Song An kéo Trường Xuân vào sát phía chân núi.
- Sao lại chạy vào Rạch Dừa"
- Thôi chết cả lũ rồi, tàu vào Bến Đá!
Nhiều tiếng nhao nhao cho rằng đoàn người tÿ nạn sẽ bị đưa nộp cho Cộng sản ở Vũng Tàu.
5 giờ sáng. Trời phơn phớt mây hồng phương Đông. Tàu vẫn chưa ra khỏi mũi Gành Rái. Ban an ninh chuẩn bị tác chiến nếu có ghe Việt Cộng đuổi theo. Mọi người được yêu cầu nằm rạp xuống để tránh sự quan sát của địch từ phía chân núi, nhưng khối người chật cứng bất động. Hàng chục ghe máy chạy gần sát Trường Xuân rồi bỏ đi... Song An tiến từ từ, chậm chạp. Bảy giờ sáng rõ rồi mà Trường Xuân vẫn còn lững lờ ngang Bãi Trước. Không khí như có gì nghẹt thở. Thời gian như đọng. Qua ống nhòm, bãi biển Vũng Tàu vắng ngắt, phố xá không một bóng người. Trên bãi cát không có lấy một chiếc ghe. Để quên nỗi lo sợ, tôi tự nhủ: “Việt Cộng sáng nay đang bận ăn mừng ngày lễ Lao Động”. Chỉ cần mươi phút mỏng manh nữa chúng tôi có thể thoát ra ngoài khơi.
08giờ 05 phút, ngày 1.5.75, tàu đi ngang qua phao London Maru. Một cái thở phào nhẹ nhõm trút hết bao nhiêu ưu tư đè nặng mấy tuần nay. Đoàn người chạy nạn vượt được 45 hải lý đường sông nhiều gian nan hãi hùng.
Phía trước, chân trời mở rộng bao la, chúng tôi thoát chết nhưng bây giờ sẽ đi về đâu, đến đâu" Chưa biết. Chúng tôi chỉ kịp nhận thấy mình đã chạy thoát khỏi sa vào tay một bày thú dữ.
Sáng 30.4.75, Ngô Quang Phương cũng là một thuyền trưởng hẹn tôi về nhà chở vợ con cùng ra đi với Trường Xuân, nhưng anh ta không ra kịp. Năm 1980 gặp lại, Phương cho biết: “Trường Xuân vừa chạy tới kho 18, khoảng 5 phút sau khi tách bến thì xe tăng CS ủi sập cổng thương cảng vào chiếm đóng toàn khu bến tàu Khánh Hội”.... w

Đón coi số báo tới: Phỏng vấn Cụ Phạm Ngọc Lũy, Thuyền trưởng tàu Trường Xuân, nhân dịp Cụ sang Úc tham dự ngày họp mặt mang tên "30 Năm Trường Xuân Hội Ngộ" được các thân hữu Trường Xuân tổ chức vào tối Thứ Bảy, 14/5/2005, tại Crystal Palace, 219 Canley Vale Rd. Canley Heights, NSW.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.