Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận – 30 Năm Ngu Ngơ

08/05/200500:00:00(Xem: 5128)
Sự Im Lặng Của Những Kẻ Phản Chiến CTVN

Quỳnh Dao

LGT: Sau bài phân tích của ký giả Gerard Henderson ngày 26/5/05 đã được đăng tải trong số báo trước, nhật báo The Australian số thứ Sáu 29/4/05 vừa qua đã cho đăng tải một bài nhận định của bà Quỳnh Dao, thành viên ủy Ban Úc Việt Tranh Đấu Cho Nhân Quyền Tại Việt Nam (Australian-Vietnamese Human Rights Committee), và cũng là người từng đóng góp bài vở giá trị cho tuần san News Weekly của tổ chức National Civic Council cũng như cho tạp chí xuất bản mỗi tam cá nguyệt của Sydney Institute, từng được tổ chức "Perspectives on World History and Current Events" - một tổ chức vô vụ lợi, không thiên về một đảng phái chính trị nào - mời làm diễn giả thuyết trình về đề tài chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bản lược dịch bài nhận định nhan đề “Vietnam Protesters Fall Silent” của bà Quỳnh Dao.

* * *

Trong những cuộc tranh luận gần đây về cuộc chiến ở Iraq, nhiều huyền thoại cũng như sự thực nửa vời (myths & half truths) vốn được bộ máy tuyên truyền của cộng sản thêu dệt về chiến tranh Việt Nam đã được lập lại một cách vô tội vạ và không hề được kiểm chứng. Hôm nay, vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày CSVN cưỡng chiếm Saigon, có lẽ người ta có thể rút tỉa một vài bài học từ cái chương sách đau buồn này của lịch sử.
Một quan điểm sai lầm của phong trào phản chiến trong những năm 1960 mà cho đến bây giờ nhiều người vẫn tưởng thật là ý tưởng cho rằng chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến của miền Nam Việt Nam chứ không phải là một cuộc chiến mang tính xâm lược do cộng sản Bắc Việt chỉ đạo và xách động theo lệnh của quan thầy Trung Cộng.
Với sự tin tưởng ấu trĩ ấy, phong trào phản chiến lên án việc tham chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam như một hành động mang tính can thiệp (vào nội bộ nước khác). Thế nhưng tiểu sử chính thức của Hồ Chí Minh do đảng Cộng Sản Việt Nam soạn thảo đã thừa nhận rằng cộng sản Bắc Việt nhận lệnh từ Trung cộng và đã được khối cộng sản viện trợ để gây hấn, tạo chiến tranh hầu “phát huy chủ nghĩa Mác Lê”. Trung Cộng cũng thừa nhận đấy là sự thực.
Do đó, chiến tranh Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đúng đắn là một cuộc chiến của nhân dân miền Nam Việt Nam để bảo vệ tự do và dân chủ, chống cộng sản xâm lăng.
Phong trảo phản chiến đã từng yểm trợ cho cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vốn được những kẻ thân cộng Tây Phương miêu tả như là một tổ chức độc lập, không bị sự kiểm soát giật giây của Hà Nội. Hiện nay, hồ sơ của đảng cộng Sản Việt Nam cho thấy cái Mặt Trận này vốn chỉ là một sản phẩm của cộng sản Bắc Việt mà thôi.
Và như thế, phong trào phản chiến đã cho phép bọn cộng sản lừa dối họ. Một vài người có uy tín ở Tây Phương, vô tình hay cố ý, đã tiếp sức cho sự lừa dối của bọn cộng sản.
Trong quyển tiểu thuyết “Người Mỹ Trầm Lặng” - The Quiet American - xuất bản năm 1955 văn sĩ Graham Greene đã lên tiếng tố cáo Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã có những hành vi khủng bố nhắm vào dân chúng miền Nam Việt Nam. Ông đã không đưa ra được một chi tiết cụ thể nào, vốn có thể được kiểm chứng, về bất kỳ một diễn biến nào mà ông ta hô hào rằng đã thực sự xảy ra.
Ngay chính vào thời điểm mà ông Green viết quyển sách ấy thì hàng ngàn người dân vô tội ở miền Bắc bị tàn sát trong cái gọi là Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất do Hồ Chí Minh khởi xướng theo lệnh của các quan cố vấn Trung Cộng. Ông Green đã ngó lơ chiến dịch này.
Ông Noam Chomsky, nhà trí thức tiên phong của phong trào phản chiến, đã thề nguyện “nói lên sự thật và vạch trần những sự dối trá” như một lý lẽ biện minh cho quan điểm thân cộng sản Việt Nam của ông ta. Ngay vào lúc ông tuyên thệ một cách nhiệt tình như thế thì ông Nguyễn Chí Thiện, một nhà thơ ở miền Bắc Việt Nam bị tống giam chỉ vì ông đã thực hiện điều ấy: viết lên sự thật về bọn cộng sản. Ông bị giam cầm suốt 27 năm trường.


Giới truyền thông phương Tây đã biến một chiến thắng quân sự lừng lẫy của lực lượng Đồng Minh chống cộng ở miền Nam thành một chiến thắng chính trị cho cộng sản Bắc Việt. Vụ Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân là một tai họa rõ rệt (unmitigated disaster) cho Hà Nội. Thế mà chỉ có những hình ảnh về sự chết chóc của quân đội Hoa Kỳ được phổ biến rộng rãi cho công chúng (Mỹ) vốn đã mệt mỏi với chiến tranh.
Hơn thế nữa, giới truyền thông [tây phương] liên tục cho đăng tải bức hình của một qquan nhân VNCH bắt một tên cộng sản đang mặc thường phục. Thông điệp được những người phản chiến truyền đi một cách ác ý rõ rệt: đấy là một điển hình cho những hành vi tàn nhẫn độc ác mà quân đội VNCH dùng để đối xử với dân chúng miền Nam, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Giới truyền thông Tây Phương không hề tường thuật về việc hơn 4,000 công chức cùng dân chúng vô tội bị cộng sản tàn sát ở Huế.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, vị sĩ quan VNCH trong bức hình ấy, đã qua đời năm 1998. Cố ký giả người Úc Neil Davis, tử nạn khi đang thi hành công vụ ở Thái Lan, đã trình bày thật rõ rệt những hoàn cảnh chung quanh vụ việc này khi ông được phỏng vấn trong cuốn phim thời sự Frontline của ông David Bradbury. Tên cán binh cộng sản bị tướng Loan hành quyết, trước đó không bao lâu đã dẫn một toán đặc công cộng sản tàn sát cả gia đình một sĩ quan VNCH, kể cả bà mẹ già 80 tuổi cùng vợ con của ông ta. Chuyện này được giải thích bao nhiêu lần khi tấm ảnh được phổ biến"
Tiếp theo chiến thắng của chúng, bọn cộng sản, vốn được những kẻ thân cộng ngợi ca là “những người giải phóng”, đã tống hơn 1 triệu người vào trại cải tạo, tịch biên tài sản dân chúng, quốc hữu hóa mọi phương tiện sản xuất, đuổi dân chúng ra khỏi nhà của họ và cướp đoạt hết tiền của mồ hôi nước mắt dành dụm của họ. Trong thời chiến miền Nam Việt Nam vẫn sánh ngang hàng với những quốc gia đang phát triển trong vùng. Hiện nay, sau 30 năm “giải phóng” Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo khổ nhất và có tệ nạn tham nhũng cao nhất thế giới.
Sau 30 năm hòa bình, vô số các nhà trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà sư, các linh mục, dân chúng thiểu số, và ngay cả những anh hùng chiến tranh của cộng sản, đã bị bắt bớ, tra tấn, đàn áp, giam cầm chỉ vì đã lên tiếng đòi dân chủ, tự do một cách ôn hòa.

Những chuyện đang xảy ra ở Việt Nam đã khiến cho các tổ chức nhân quyền trên toàn thế giới lên tiếng phản đối. Giữa những tiếng kêu gọi phản đối như thế thì sự im lặng của những kẻ phản chiến là một bằng chứng hùng hồn cho thấy: những người thân cộng vẫn bịt mắt che tai, chối bỏ những chứng cớ thật rõ rệt.
Chính những áp lực từ những kẻ phản chiến đã khiến chính phủ Hoa Kỳ quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam. Việc thu quân một cách gấp gáp như thế của Hoa Kỳ đã khiến Nam Việt Nam trở thành con mồi cho kẻ thù tàn nhẫn vốn vẫn còn hùng mạnh vì được quan thầy Nga Sô tiếp viện thật hậu hĩ. Và từ đó, đưa đến một chuỗi những sự đau khổ tột cùng để rồi tạo nên thảm nạn thuyền nhân sau đó.
Chúng ta có thể nào để cho chuyện này xảy đến cho Iraq không" Sau bài học chiến tranh VN, chắc chắn, việc rút quân tại Iraq phải là một quá trình tuần tự, lớp lang để thể chế dân chủ quý báu mới mẻ ở Iraq có thời gian tạo dựng một nền an ninh quốc gia cũng như củng cố những cơ sở quản trị hành chánh của họ hầu có thể đứng vững trước những sự tấn công dã man của những kẻ quá khích.
Xây dựng được một nền dân chủ là một quá trình đòi hỏi thời gian. Trong khi 80 triệu người dân Việt Nam đã bị đày ải vào ngục tù nô lệ, thì cơ hội để nhân dân Iraq có thể được sống trong một xã hội pháp trị, tôn trọng tự do là một chuyện trong tầm tay với.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.